Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 60
Tổng truy cập: 1370959
THÁNH THỂ NGUỒN CỨU ĐỘ
THÁNH THỂ NGUỒN CỨU ĐỘ
Máu: biểu hiện của sự sống! Con người sẽ chết nếu không còn máu trong người. Vào các cơ sở y tế để khám chữa bệnh. Điều đầu tiên các y bác sĩ cho bệnh nhân làm đó là xét nghiệm máu. Qua các chỉ số về máu, các y bác sĩ sẽ tìm biểu đồ, tìm cách điều trị một cách tốt nhất cho bệnh nhân. Như vậy, chúng ta thấy máu đóng một vai trò mang tính "sống còn" trong đời sống con người. Nhờ có máu mà con người được sống, nếu không có máu, con người sẽ phải chết.
Là người bình thường, rất cần máu. Riêng những ai mang danh mình là Kitô hữu, không chỉ cần máu bình thường như mọi người nhưng cần và cần lắm máu cứu độ mà chính Chúa Kitô đã đổ ra để cứu những con người tội lỗi.
Dừng lại một chút để đọc lại, suy gẫm lại những trang Thánh Kinh, chúng ta thấy máu là chủ đề xuyên suốt từ đầu đến cuối. Chính nhờ máu đã mang lại sự sống, đã cứu độ con người. Cách riêng trong Bí Tích Thánh Thể, Chúa Giêsu đã nói rõ cho các môn đệ rằng máu Chúa sẽ đổ ra để nuôi sống con người. Ở Cựu Ước, Thánh Thể như là hình bóng đã được tiên báo cho Máu của Chúa Giêsu ở Tân Ước phải đổ ra để cứu chuộc con người.
Những hình bóng chính yếu về Máu của Chúa Kitô trong Cựu ước là Chiên vượt qua (Xh 24,8), và máu xá tội mà thầy thượng tế đưa vào gian cực thánh trong ngày lễ xá tội (x Lv 16, 14), Tất cả những hình bóng này không bị mất đi tầm quan trọng khi Chúa Giêsu đổ máu thật sự trên thập giá vì khi thiết lập bí tích Thánh Thể, Chúa Giêsu cùng gợi lại ba hình bóng trên, qua những từ ngữ được Ngài sử dụng như "tưởng nhớ" (Xh 12,14); "Máu giao ước mới" và "được tha tội". Điều này được các hình bóng giúp mô tả, giải thích và làm nổi bật tính ưu việt tuyệt đối của bí tích Thánh Thể so với những hình bóng tiên trưng.
Trong Cưu ước, "Máu" đóng một vai trò quan trọng vì nó được coi là nguyên lý sự sống; "Sinh khí thân xác tụ trong huyết (Lv 17,11)" "Huyết, tức là sự sống" (Đnl 12, 23). Do đó ngày xưa Môsê đã lấy mà đóng ấn giao ước Đức Giavê muốn ký với dân (Xh 24, 3-8). Người ta đã sát tế những con bò mộng tơ, lấy máu rưới lên bàn thờ một phần, một phần rảy trên dân, chứng tỏ rằng Giao ước đã được thiết lập cách long trọng. Đây là hình bóng của Giao ước mơi mà sau này chính Đức Kitô đã lâp Giao ước giữa Thiên Chúa và nhân loại bằng chính máu mình. Không phải như Môisen khi làm trung gian giữa Thiên Chúa và loài người, đã phải nhờ đến việc sát tế các con vật. Chính Máu cua Đức Kitô đổ ra trên núi Sọ, Ngài sẽ không ngừng dâng lại trong hy tế thánh lễ để không ngừng tái diễn Giao ước của Ngài.
Trong nghi lễ Do thái, bữa ăn chiên vượt qua không phải chỉ có một tầm quan trọng hàng đầu, mà nó còn có một ý nghĩa nổi bật là tưởng nhớ một biến cố lịch sử, biến cố Thiên Chúa Giavê cứu độ dân Do thái. Ngài đã ra tay giải thoát dân Ngài khỏi ách Ai cập. Vì thế bữa ăn vượt qua có một giá trị rõ ràng do sự kiện lịch sử, mà nó có nhiệm vụ gợi lại cho người ta nhớ những điều vĩ đại mà Thiên Chúa đã làm cho họ, con chiên vượt qua nhắc lại con vật mà máu nó đã gìn giữ các nhà dân Israel xưa, khi mà máu của nó được bôi trên thành cửa làm dấu để sứ Thần Chúa "Vượt Qua" mà tha cho dân. Trong khi ăn bữa này, người ta cảm tạ Chúa vì những ơn lộc vô biên của cuộc giải thoát ấy. Nên bữa ăn này là hình bóng của bữa tiệc Thánh Thể mà Chúa Giêsu đã thiết lập trong bữa tiệc ly.
Để lập phép Thánh Thể và chuẩn bị cho giao ước mà Chúa Giêsu thiết lập giữa Thiên Chúa và loài người bằng chính giá máu của Ngài khi Ngài bị người ta đóng đinh trên thập giá. Chúa Giêsu đã chọn bữa ăn vượt qua, và lễ vượt qua "cuối cùng" này đã được chuẩn bị một cách chu đáo. Điều này các tin mừng đã thuật lại cho ta biết các môn đệ "đã chuẩn bị lễ vượt qua" như thế nào, theo các chỉ dẫn của Chúa Giesu đã dạy (Mt 26, 17-19; Mc 14, 12-16; Lc 22, 7-13). Đặc biệt Thánh Luca còn nhắc lại Lời của Chúa Giêsu "Thầy ước ao ăn lễ vượt qua này với anh em trước khi Thầy chịu khổ nạn..." (Lc 22, 15). Qua đó Đức Kitô muốn cho ta hiểu Ngài chính là con chiên vượt qua thật, con chiên lấy máu mình để cứu độ nhân loại. Mặc dù, trong trình thuật về bữa tiệc ly, ta không thấy ám chỉ gì về con chiên, nhưng đối với các môn đệ thì biểu tượng ấy khá rõ vì việc truyền phép rượu đi liền sau khi ăn thịt chiên. Với việc truyền phép làm hai nhịp như thế, phép Thánh Thể đã bao gồm con chiên vượt qua vào trong đó, và nếu con chiên này không được nhắc đến cũng chỉ vì nó thuần túy là một hình bóng mà từ đây sẽ phải tự xóa mình đi trước thực tại: chỉ có một thực tại phải kể đến, đó là Mình và Máu Đức Kitô, "Máu sẽ đổ ra cho muôn người" cũng như xưa máu con chiên đã đổ ra để cứu các nhà dân Israel. Do đó Thánh Thể là thực tại thay thế cho hình bóng con chiên vượt qua, như lời Thánh Phaolô: "Đức Kitô, chiên vượt qua của chúng ta, đã chịu sát tế" (1 Cr 5, 7).
Sách xuất hành đã ghi lại những qui định của luật lệ về việc ăn lễ Vượt qua nhắc nhở giao ước Giavê đã ký kết với dân Do thái, cũng như việc chuẩn bị lễ như nghi thức, chọn chiên tế lễ phải vẹn toàn, không được đánh đập nó bể xương...(Xh 12, 5-47). Đây là hình bóng giao ước mới mà Chúa Giêsu sẽ thiết lập bằng chính Máu Người. Truyền thống Kitô giáo vẫn thấy hình bóng "con chiên tinh tuyền không bị gãy xương" (Xh 12.47) là chính Chúa Giêsu, chiên tinh tuyền của Đức Chúa Cha. Vì loài người tội lỗi không thể dâng lên Thiên Chúa của lễ vô tỳ tích, nên Chúa Cha đã lập ra hy tế bằng chính Con một của Người nhập thể. Do đó, chỉ có Đức Kitô có thể dâng lên Chúa Cha một hy tế Thánh thiện, vẹn toàn, là con chiên tinh tuyền. Con chiên ấy đã gánh tội trần gian và tự hiến để hủy diệt tội lỗi cho nhân loại, và con chiên này cũng không bị người ta đập gãy xương (Ga 19, 46).
Trong các lời tiên tri của Isaia nói về người tôi tớ Đức Chúa (Is 42,1-9; 49, 1-6; 50, 4-11; 50, 113-53) là người công chính, bị đè bẹp, bị nghiền nát dưới sự đau khổ vì tội lỗi của anh em mình, và được Thiên Chúa tôn vinh, là hình bóng báo hiệu Chúa Giêsu "người tôi tớ thánh thiện" (Cv 4, 27-30; 3, 26) đã chịu nhiều đau khổ, bị bắt bớ, chịu nhục hình, cuối cùng chịu sát tế trên thập giá để thiết lập giao ước cho nhân loại khỏi tội, và Người đã được tôn vinh làm Chúa với quyền năng bởi sự phục sinh từ cõi chết (Rm 1,4)
Chính Thịt và Máu của Đức Giêsu đã làm nên Bí Tích Thánh Thể. Bí Tích Thánh Thể chính là Bí Tích mang Ơn Cứu độ cho toàn thể nhân loại chúng ta. Ơn cứu độ đó đã được Thiên Chúa Cha hứa ban ngay sau khi nguyên tổ phạm tội. Bí tích Thánh Thể là bí tích của ơn cứu độ, ơn cứu độ phổ quát. Mỗi bí tích Thánh Thể (Thánh Lễ) được cử hành, dù ở bất cứ nơi đâu, dù long trọng với sự hiện diện đông đảo của nhiều người hay chỉ âm thầm lặng lẽ cua cá nhân vị linh mục, bí tích Thánh Thể vẫn được cử hành, theo một nghĩa nào đó, trên bàn thờ của thế giới. Bí tích Thánh Thể là một mối dây nối kết trời và đất. Nó bao gồm và thấm nhập toàn thể thụ tạo. Con Thiên Chúa đã làm người để hoàn lại toàn thể thụ tạo cho Đấng đã kéo nó ra từ hư vô, trong một hành động chúc tụng tuyệt vời. Chính vì thế mà Ngài, Linh mục thượng phẩm đời đời, khi bước vào cung thánh vĩnh cửu nhờ máu đổ ra trên thập giá, Ngài đã hoàn lại cho Đấng Tạo Thành và là Cha toàn thể thụ tạo được cứu chuộc. Ngài thực hiện điều đó nhờ tác vụ linh mục của Giáo Hội, để tôn vinh Chúa Ba Ngôi chí thánh. Chính thực đó mới là mầu nhiệm đức tin được thực hiện trong bí tích Thánh Thể: thế gian thoát thai từ tay Thiên Chúa Tạo Thành, trở về với Ngài sau khi đã được Chúa Kitô chuộc lại.
Trong Thánh Lễ, mỗi khi chúng ta rước lễ, Hy Tế Thánh Thể tự nó hướng các tín hữu tới việc hiệp nhất thâm sâu với chúa Kitô. Qua việc rước lễ, chúng ta nhận lấy chính Ngài, Đấng đã tự hiến cho chúng ta, chúng ta nhận lấy thân mình Ngài, thân mình mà Ngài đã nộp vì chúng ta trên Thập Gia, máu mà Ngài đã đổ ra là để trở thành máu của Giao Ước mới, có mục đích rất rõ ràng là để cho nhiều người được tha tội (Mt 26, 28). Việc hiệp nhất thâm sâu với Đức Kitô qua việc rước lễ ban cho chúng ta sự sống, sự sống đời đời (Ga 6,57). Thánh Thể đích thực còn là một bữa tiệc, tiệc hiệp thông, hiệp thông giữa người rước lễ với chính Đức Kitô và qua Đức Kitô, với Thiên Chúa Ba Ngôi và với anh chị em mình. Trong bữa tiệc hiệp thông đó, Chúa Kitô tự hiến làm của ăn. Đây không phải là của ăn tượng trưng nhưng "Thịt tôi là của ăn thật, và máu tôi là của uống thật" (Ga 6,55).
Nhớ đến lời dẫn nhập vào Thánh Lễ của một Cha giáo: "Anh chị em thân mến! Mỗi một lần chúng ta tham dự Thánh Lễ là mỗi một lần chúng ta biến đổi cuộc đời chúng ta nên một như Đức Kitô. Nếu sau khi tham dự Thánh Lễ, chúng ta không thay đổi cuộc đời chúng ta thì Thánh Lễ chúng ta tham dự thành ra vô ích. Nguyện xin Chúa Giêsu Thánh Thể, Đấng đang có mặt ở đây với Ta...". Lời ấy, nếu nghe qua qua thì thấy chẳng có gì và nghe nhiều đôi khi người nghe sẽ nói: "biết rồi! khổ lắm nói mãi".
Vâng! "Biết rồi, khổ lắm nói mãi" nhưng hình như nghe cho qua lần qua lượt chứ không để những lời ấy thấm vào cuộc đời ta. Nếu như ta ý thức thật, Chúa đã đổ máu mình ra để cứu độ ta mà ta không cảm, không nhận và không biến đổi đời ta qua máu cứu độ của Ngài thì quả thật cuộc đời ta chán thật!
Nguyện xin Chúa Giêsu Thánh Thể mở lòng chúng ta để chúng ta mau mắn đến và gặp Ngài nơi Bí Tích Thánh Thể.
Nguyện xin Chúa Giêsu Thánh Thể là của ăn đích thực, là nguon sống đích thực đến và ở lại trên cuộc đời mỗi người chúng ta để chúng ta có sức để tiếp tục đi theo Ngài trên con đường lữ thứ trần gian đầy gian nan và thử thách này.
32. Thánh Thể.
Chúa Giêsu thiết lập Bí tích Thánh Thể trong bối cảnh của lễ Vượt Qua của người Do Thái, một đại lễ lớn nhất của dân tộc. Đại lễ này tưởng niệm lại hành động can thiệp đầy quyền năng của Thiên Chúa, trong việc dẫn dắt dân Người thoát khỏi ách nô lệ ở Ai Cập. Bữa ăn Vượt Qua là một nghi lễ long trọng. Bữa ăn tưởng niệm lại một việc trong quá khứ, và đang khi cử hành việc tưởng niệm đó thì quyền năng của Thiên Chúa lại được tái hiện.
Chúa Giêsu nói: “Các con hãy làm việc này mà tưởng nhớ đến Thầy”. Mỗi khi chúng ta cử hành Bí tích Thánh Thể thì quyền năng và tình yêu của Chúa Giêsu lại được tái hiện. Nhưng không chỉ như thế, chính Chúa Giêsu lại hiện diện thật sự ở giữa chúng ta.
Trong khi đó, nhiều người Công giáo lại không ý thức đủ. Họ đi tham dự thánh lễ mà lại đến trễ, về sớm. Vài người lại nói chuyện với nhau hay chỉ nhìn ngắm kẻ khác. Nhiều người vào trong nhà thờ mà không tỏ sự tôn kính Chúa Giêsu Thánh Thể đang hiện diện trong Nhà Tạm. Nhiều người không rước lễ và hầu như không còn để ý đến việc đó nữa. Nhiều người ăn vận trang phục bất xứng, thứ trang phục mà họ không dám mặc khi đen thăm một người bạn. Trong khi xếp hàng lên rước Mình Thánh Chúa Giêsu, một số người thay vì tập trung vào việc chuẩn bị đón Chúa ngự vào tâm hồn mình thì lại đưa mắt nhìn quanh khắp cả nhà thờ.
Tại sao lại xảy ra tình trạng đáng buồn như vậy? Thật là tốt đẹp khi Giáo hội khuyến khích các tín hữu thường xuyên rước lễ và tạo điều kiện dễ dàng cho việc này. Nhưng cũng vì thế mà xảy ra tình trạng người giáo dân ơ hờ, trễ nải đối với Chúa Giêsu Thánh Thể. Cũng có một số tín hữu chịu ảnh hưởng của Tin lành cho rằng Bánh Thánh chỉ là biểu tượng của Chúa Giêsu mà thôi. Nhưng Chúa Giêsu không nói: “Đây là biểu tượng của Mình Thầy”. Chúa nói cách rõ ràng: “Đây là Mình Thầy”.
Ước gì đại lễ kính Mình Thánh Chúa Giêsu Kitô hôm nay giúp mọi tín hữu Công giáo ý thức hơn về sự hiện diện thật sự của Chúa Giêsu Kitô trong Bí tích Thánh Thể. Ước gì ngày lễ hôm nay canh tân tâm tình biết ơn của chúng ta đối với quà tặng vô giá, mà Chúa Giêsu ban cho chúng ta là chính Thịt Máu Chúa. Càng ý thức hơn về sự hiện diện thật sự của Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể, chúng ta càng có thêm sức mạnh để tien bước trên hành trình đức tin của mình.
Lạy Chúa, con cảm tạ Chúa vì quà tặng vĩ đại Chúa đã ban cho con là Bí tích Thánh Thể. Xin Chúa giúp con luôn xác tín vào sự hiện diện của Chúa Giêsu trong bí tích này và hết lòng tôn sùng mến yêu.
33. Bàn Tiệc Thánh và bữa ăn gia đình
(Suy niệm của Lm. Giuse Đỗ Văn Thụy)
Tin Mừng Mc 14: 12 -16.22.26: Hôm nay chúng ta mừng lễ Mình Máu Thánh Chúa Giêsu, trung tâm của Giáo Hội, trung tâm của đời sống đức tin, trung tâm của giáo xứ và đời sống của mỗi người như Công đồng Vatican II đã nói: “Bí tích Thánh Thể là nguồn mạch và chóp đỉnh của đời sống Kitô giáo”...
Hôm nay chúng ta mừng lễ Mình Máu Thánh Chúa Giêsu, trung tâm của Giáo Hội, trung tâm của đời sống đức tin, trung tâm của giáo xứ và đời sống của mỗi người như Công đồng Vatican II đã nói: “Bí tích Thánh Thể là nguồn mạch và chóp đỉnh của đời sống Kitô giáo”, “Bí tích Thánh Thể tích chứa tất cả của cải thiêng liêng của Giáo Hội: Đó chính là Đức Kitô”.
1. Bí Tích Thánh Thể: Mầu Nhiệm Tình Yêu
Vào năm 1263, một linh mục từ Prague, thủ đô Tiệp Khắc, đi hành hương tới Rôma cầu xin Thiên Chúa gia tăng đức tin cho ngài vì đang có những nghi ngờ về ơn kêu gọi. Trên đường tới Rôma, ngài ngừng lại ở một thị xã cách Rôma 70 dặm về phía bắc. Tại đây, trong thánh lễ, khi truyền phép ngài nâng cao bánh lễ lên, tấm bánh đã trở nên thịt và bắt đầu chảy máu. Những giọt máu đã chảy xuống trên tấm khăn thánh nhỏ màu trắng trên bàn thờ. Năm sau, 1264 Đức Giáo Hoàng Urban IV đã thành lập lễ Mình Máu Thánh Chúa Giêsu, và ngài đã yêu cầu thánh Thomas Aquinas sáng tác một bài ca cho ngày lễ. Thánh Thomas đã viết ra hai bài nổi tiếng là “Tantum Ergo” và “O Salutaris” mà chúng ta vẫn thường hát khi chầu Thánh Thể. Tấm khăn thánh mang những vết máu vẫn còn được lưu giữ tại vương cung thánh đường Orvieto, phía bắc thành phố Roma.
Và đây, một bài báo đã đăng tin ngay trên trang nhất về vụ cháy rừng khủng khiếp vừa xảy ra, một câu chuyện đã gây rất nhiều xúc động cho người đọc.
Sau khi ngọn lửa đã được dập tắt, những người kiểm lâm rất vất vả khi đi vào rừng để ước lượng mức độ thiệt hại của vụ cháy rừng. Một người kiểm lâm trẻ tuổi nhất bất chợt phát hiện thấy một con chim đã chết đứng bất động như một bức tượng gỗ trên một cành cây cao đang cháy dở trước mặt anh. Một chút sợ hãi xen lẫn chút nghịch ngợm tò mò, người kiểm lâm ấy bèn tìm lấy một cành cây nhỏ, thử chọc vào xác con chim đã chết. Lúc anh đang thử thọc nhẹ vào con chim đã chết cháy như vậy, bất thình lình, anh hoảng hốt khi thấy có một chú chim con từ dưới cánh con chim đã chết cháy bay vụt ra…
Những người đi trong đoàn kiểm lâm ai nấy đều sửng sốt. Người kiểm lâm cao tuổi nhất trong nhóm có mái tóc bạc phơ nói rằng, suốt mấy chục năm làm nghề gác rừng, ông chưa từng thấy có chuyện lạ như vậy. Hóa ra, trong lúc ngọn lửa quái ác thiêu đốt cánh rừng, và vì yêu con, chim mẹ đã dang rộng đôi cánh để che chở cho con mình. Lúc đám cháy chưa lan tới, chim mẹ đã có thể bay đi thật nhanh để tìm một nơi an toàn cho riêng mình, nhưng chim mẹ đã không bay đi, vì biết con mình còn rất yếu ớt, bé nhỏ và không thể bay theo kịp mình. Chim mẹ không muốn bỏ mặc con mình ở lại với mối nguy hiểm đang chờ đợi nó. Khi ngọn lửa hung hãn đã bùng lên dữ dội và khi sức nóng của ngọn lửa sắp thiêu cháy mình, chim mẹ vẫn không hề nao núng, dao động. Chim mẹ sẵn sàng đón nhận cái chết để lấy đôi cánh chở che cho con mình được sống. Có lẽ chim mẹ biết chắc một điều rằng, với tình yêu và đôi cánh chở che của mình, con mình sẽ sống.
Ôi! Tình yêu có sức mạnh thật lớn lao và kỳ diệu, nên một vĩ nhân nào đó đã nói: “Tình yêu mạnh hơn sự chết”. Nói cách khác, cái chết cũng không thể nào tiêu diệt nổi tình yêu và sự hy sinh chính là thước đo của tình yêu. Một hình ảnh thật sống động gợi lên tình yêu của Chúa Giêsu đối với chúng ta.
2. Bí Tích Thánh Thể: Mầu Nhiệm Hiệp Thông
Thánh Thể là bàn tiệc của Chúa, bữa tối của Chúa, tấm bánh bẻ ra, lễ bẻ bánh. Thánh Thể được cử hành dưới hình thức một bữa ăn (Mt 26,26). Thánh Thể là bí tích lễ Vượt Qua của Đức Giêsu, là một mầu nhiệm hiệp thông.
Theo não trạng thời đó, mọi bữa ăn chung là một cử chỉ xây dựng tình huynh đệ, tạo sự hiệp thông với Thiên Chúa và với nhau. Thánh Phaolô lấy cảm hứng từ biểu tượng đó (1Cr 10,16-17) khi bàn về lễ hy tế. Nước Thiên Chúa là một bữa tiệc tập họp chung quanh Đức Giêsu. Triều đại ngự đến nơi bản thân Đức Giêsu khi Thiên Chúa tôn vinh Người trong cái chết. Khi dùng hình ảnh bữa tiệc để nói về Nước Thiên Chúa, có thế nói con người ngồi vào bàn tiệc khi họ hiệp thông với lễ Vượt Qua của Đức Giêsu. Sự hiện diện của Đức Giêsu tạo sự hiệp thông, là bữa tiệc của Giáo Hội, trong đó Đức Giêsu vừa là phòng tiệc vừa là lương thực.
Thánh Thể là biểu tượng hiện thực của Đức Kitô vượt qua, là nơi tập họp và là bữa tiệc của cuộc lễ. Vì thế, Thánh Thể là sự hiệp thông.
Các hy tế xưa kia thường kết thúc bằng một bữa ăn. Nhờ hy tế, Trời và Đất nối kết với nhau. Nhờ bữa ăn hiệp thông, phạm vi linh thánh được nới rộng đến những người thông hiệp trong cùng một sự thánh hiến.
Nơi Đức Kitô, sự hiệp thông giữa Thiên Chúa và thế giới trở thành hiện thực. Người là Chiên Thiên Chúa, được thánh hiến từ đời đời (Ga 10,36) và thánh hiến cách viên mãn trong cái chết và vinh quang (17,19) và trong Thần Khí của sự phục sinh. Khi ăn chiên Vượt Qua, con người đi vào giao ước Vượt Qua, cùng với Người trở nên cùng một của lễ được Thánh Thần thánh hóa (Rm 15,16), gặp gỡ Đức Kitô trong cái chết và sự phục sinh của Người.
Trong Đức Kitô, hy tế và bữa ăn làm thành một phụng vụ bất khả phân. Người vừa chịu hiến tế vừa là lương thực, là Chiên Vượt Qua của chúng ta (l Cr 5,7), là hy tế và bữa ăn của chúng ta. Thánh Thể là bí tích của cuộc Vượt Qua của Đức Kitô và của sự hiệp thông của chúng ta vào cuộc Vượt qua này. Giáo Hội hiệp thông với hy tế khi cùng cử hành hy tế với Đức Kitô vì Thánh Thể là sự hiện diện của hy tế Vượt Qua trong tính hiện thực của hy tế này. Người Kitô hữu cử hành hy tế bằng việc hiệp thông với hy tế và chỉ có thể hưởng nhờ ơn ích của hy tế bằng cách tham dự vào.[1]
3. Bí Tích Thánh Thể: Bàn Tiệc Thánh và bữa ăn gia đình
3.1.Bàn Tiệc Thánh và bữa ăn gia đình
Chúa Giêsu đã lập bí tích Thánh Thể trong bữa Tiệc Ly. Thật là ý nghĩa khi Chúa Giêsu lập bí tích Thánh Thể trong một bữa ăn, bởi vì trong bữa ăn người ta không chỉ ăn cơm, ăn bánh, ăn rau ăn thịt, nhưng người ta còn chia sẻ tâm tình với nhau. Trong bữa ăn chúng ta có một thời gian chung, một thời gian để gặp gỡ nhau. Đây là một thời khắc thiêng liêng người ta dành cho nhau, ở bên nhau, sống với nhau, gạt bỏ mọi lo toan, gạt bỏ mọi tính toán. Từ xa xưa trong bữa ăn gia đình Việt Nam, chúng ta thấy cả ông bà, cha mẹ, con cháu đều quây quần bên một cái mâm tròn, đặt giữa một chiếc chiếu vuông hay trên một chiếc phản vuông, không phân biệt già trẻ lớn bé, các con các cháu đều ngồi quây quần bên cha mẹ, ông bà. Cả nhà đều có chung một nồi cơm, một chén nước mắm, một tô canh, một dĩa xào. Mọi người nhường nhịn nhau, có nhiều ăn nhiều, có ít ăn ít. Ăn chung một nồi cơm, chấm chung một chén nước mắm, múc chung một tô canh, gắp chung một dĩa xào. Ăn chung với nhau, cùng nhau chia sẻ đắng cay ngọt bùi, cùng nhau để thương yêu nhau, gạt bỏ mọi ích kỷ, xa cách, tự cao tự đại.
Mỗi khi bất ngờ có một hai người khách tới, cũng được mời ngồi vào; rồi thêm đũa, thêm bát, mỗi người ăn bớt đi một chút là đâu vào đấy cả. Không có kiểu chia khẩu phần riêng rẽ (ration) như người Tây Phương. Dụng cụ để và cơm, gắp rau là đôi đũa cũng rất có ý nghĩa triết lý. Trẻ con phải học tập để “điều hoà” hai chiếc đũa mới trưởng thành được, cách thức ăn chung như thế mới nói lên được chữ Hoà trong việc ăn uống. Ăn uống hoà với nhau, chia sẻ ngọt bùi, cay đắng cùng nhau để mà thương yêu nhau, gạt bỏ mọi hận thù ghen ghét.[2]
Người Việt Nam ăn cơm là chủ yếu: Khát vọng vốn có tự ngàn xưa vẫn là no cơm ấm áo. Bởi giá trị đặc biệt của nó nên hạt gạo được ví là hạt ngọc Trời ban cho: nhờ Trời mới có cơm ăn áo mặc. Vì thế khi ăn cơm mà để hạt cơm văng vãi xuống đất thì “tội chết” nhất là không được giẫm lên hạt cơm mà đi.
Cơm là phúc lộc Trời ban: “Trời đánh còn tránh bữa ăn”. Vì thế trong bữa ăn, dù có bực mình, cha mẹ vẫn nhịn nhục không đánh mắng con cái. Cả nhà ăn uống sum họp vui vẻ xong đã, sau đó muốn mắng thế nào thì mắng.
Của ăn trời ban là ban chung cho mọi người nên không dành riêng cho ai, mọi người đều được hưởng lộc Trời ban. Vì thế mà có tục lệ mời ăn cơm: trước khi ăn con cháu phải mời cha mẹ, gặp người khách đi qua cũng phải mời: “tiếng chào cao hơn mâm cỗ”. Khách có thể không báo trước, gia chủ có thể không chuẩn bị; nhưng vẫn có thể vào ngồi ăn uống vui vẻ. Giữa hàng xóm láng giềng, thiếu chút mắm muối, chút gia vị, người ta sang xin bên hàng xóm. Có bát canh ngon, có hoa quả đầu mùa, có cơm gạo mới liền đem biếu ông bà cha mẹ để tỏ lòng thảo hiếu:
Có con mà gả chồng gần
Có bát canh cẩn nó cũng đem cho. [3]
3.2.Bánh và rượu trong Bàn Tiệc Thánh đi vào cuộc sống đời thường
Bánh và rượu mang nhiều ý nghĩa hỗn hợp, cả trong cuộc sống lẫn trong bí tích Thánh Thể.
Một mặt, bánh có lẽ là biểu tượng đầu tiên của chúng ta về lương thực, sức khoẻ, dinh dưỡng và đời sống cộng đoàn. Xin cho chúng con lương thực hằng ngày! Chúng ta hãy cùng nhau bẻ bánh! Bánh là hình tượng cho cuộc sống và sống chung với nhau.
Ít có cái gì có thể nói về cuộc sống một cách tuyệt vời cho bằng hương vị chiếc bánh mới. Mùi thơm từ chiếc bánh mới chính là hương vị cuộc sống. Tuy nhiên, chúng ta cũng có một câu chuyện khác về chiếc bánh. Bánh được làm từ đâu? Từ lúa mì, từ những hạt riêng lẻ, phải bị nghiền nát để trở nên bột mì, một thứ mang đặc tính chung, sau đó phải chịu đựng sức nóng của lửa để nướng thành thứ cho chúng ta hương vị cuộc sống. Giống như thánh Augustinô đã đề cập đến trong một bài giảng:
“Đúng là chiếc bánh này không phải làm từ chỉ một hạt lúa mì, có phải không các bạn? Trước khi hợp lại để làm chiếc bánh, các hạt lúa mì đứng riêng lẻ. Trước khi hoà trộn vào nhau bằng nước, chúng được nghiền nát. Bởi vì nếu trước đó, chúng không được nghiền nát, sau đó chúng không được làm ẩm thì chúng không hình thành cái mà chúng ta gọi là bánh... Và sau đó, nếu không có lửa thì chúng cũng không thành bánh được”. Bánh phải được nướng trong lò với một sức nóng dữ dội. Lúc đó bánh nói lên được cả niềm vui và cả đau đớn.
Rượu cũng mang trong mình hai ý nghĩa như vậy: một mặt, nó là thức uống dành cho các bữa tiệc, có lẽ nó là biểu tượng đặc trưng nhất cho những gì liên quan đến lễ tiệc. Rượu không thể đóng vai trò như một thức uống thiết yếu, một thực phẩm căn bản. Nó không phải là chất đạm cần thiết cho sức khoẻ, nhưng là món ăn phụ, nói lên những gì ở bên ngoài các công việc vất vả kiếm sống và duy trì cuộc sống. Rượu nói lên tình bằng hữu, cộng đoàn, lễ tiệc, niềm vui, tiêu khiển, chiến thắng. Chúng ta tổ chức mọi lễ tiệc không chỉ với trọn tình yêu mà còn với rượu.
Tuy nhiên, tương tự như bánh, rượu cũng còn một ý nghĩa nữa: rượu được làm từ đâu? Từ những quả nho riêng lẻ bị vắt ép và nước ép đỏ như máu sẽ lên men để trở nên thức uống nồng ấm và có tính lễ tiệc. Không ngạc nhiên khi Đức Giêsu đã chọn rượu làm biểu tượng cho máu của Người.
Thật là hữu ích khi chúng ta sống trong tâm trạng có nhiều ý nghĩa này khi tham dự bàn tiệc Thánh Thể. Bánh và rượu được dâng lên để cầu xin Thiên Chúa thánh hoá trở nên máu và thịt của Ngôi Hai Thiên Chúa, và một cách chính xác bánh và rượu được dâng lên trong nhiều ý nghĩa của nó.
Một mặt, bánh và rượu đại diện cho mọi thứ trong đời sống và thế gian, đó là: khoẻ mạnh, trẻ trung, xinh đẹp, đầy sức sống, đầy màu sắc. Chúng đại diện cho sự tốt đẹp của thế gian này; niềm vui của thành công, lễ tiệc, hội hè, và tất cả những gì mang trong nó nguồn ơn của Thiên Chúa khi Người tạo dựng nên địa cầu và tuyên bố mọi sự tốt đẹp. Thánh Thể còn cho ta mùi vị của chiếc bánh mới.
Tuy nhiên đó chỉ mới một nửa ý nghĩa. Thánh Thể cũng được dâng lên trong sự hiến dâng tất cả những gì bị nghiền ép, tan vỡ, đốt cháy vì bạo lực. Rượu, một cách thích đáng, cũng chính là máu. Tại bàn tiệc Thánh Thể chúng ta dâng lên cả sức khoẻ, thành công, thất bại và lỗi lầm của thế gian và cầu xin Thiên Chúa hiện diện với chúng ta trong hiệp nhất đó. Cha Pierre Teilhard de Chardin cũng nhắc đến điều này một lần: Trong một cách có ý nghĩa, vật chất được thánh hoá mỗi ngày nói lên sự phát triển của thế gian trong ngày đó - bánh một cách thích hợp tượng trưng cho những gì được tạo nên bởi thành tựu trong sản xuất, máu rượu là những gì được tạo nên bởi mất mát trong một quá trình đầy nỗ lực, vắt kiệt sức lực.
Những gì chúng ta thấy nơi bàn tiệc Thánh Thể: tốt đẹp, niềm vui cuộc sống cũng như thất bại trong cuộc sống, những nỗi đau là cùng ở trong một tình trạng căng thẳng như nhau, cái mà chúng ta cần thiết phải dâng lên hằng ngày trong cuộc sống thường nhật của chúng ta. Chúng ta làm điều đó cách nào đây?
Bằng cách thưởng thức cuộc sống và tất cả những thú vui chính đáng, không tội lỗi, không chê bai chúng nhân danh Thiên Chúa, chân lý và người nghèo, ngay cả khi chúng ta đến đứng bên Thập Giá muôn đời của Đức Kitô, là nơi những người bị gạt ra ngoài, người nghèo, người ốm đau, người khó ưa, người cô đơn, người đói, người bị chèn ép, người mù tìm thấy nới chốn của họ.
Bánh và rượu có thể mang đến cho chúng ta rất nhiều ý nghĩa. Điều đó có nghĩa chúng ta phải tôn kính trước vẻ đẹp thiên nhiên, nét duyên dáng của một vận động viên, năng lượng huyền bí trong âm nhạc, sức mạnh trong bản năng tính dục, hài hước trong vở hài kịch hay, cảm giác sôi nổi của khoẻ mạnh, hương sắc và điều thú vị khắp nơi trong cuộc sống, ngay cả khi chúng ta nhận biết và tương trợ với tất cả những cái bị loại ra, bị gạt bỏ bởi các năng lượng kì diệu này, những cái mà cuối cùng rồi cũng quay về với khởi nguồn trong Thiên Chúa.
Trong tin mừng Thánh Gioan, nước biến thành rượu, rượu trở thành máu, máu và nước đều chảy ra từ cạnh sườn Chúa Giêsu. Đó cũng là điều đã diễn ra nơi bàn tiệc Thánh Thể và trong cuộc sống chúng ta. Nhiệm vụ chúng ta là giữ bánh và rượu trong tay, nơi bàn tiệc Thánh Thể để chúng ta cùng dâng lên Thiên Chúa.[4]
3.3.Những nét văn hóa của bữa ăn gia đình truyền thống Việt Nam, nếu biết trân trọng, sẽ chuẩn bị chúng ta tham dự Bàn Tiệc Thánh một cách rất có ý nghĩa
Muốn sống, muốn khỏe mạnh thì phải ăn uống cho đầy đủ, thiếu ăn là suy dinh dưỡng. Mà đặc tính của ăn là phải thường xuyên, đều đặn. Vì thế của ăn Thánh Thể là của ăn nuôi dưỡng người Kitô hữu, là của ăn đi đường trên con đường dương thế. Bữa ăn nào cũng có nét văn hóa của nó - văn hóa ẩm thực Việt Nam coi hạt cơm là phúc lộc trời ban, ăn cơm là sum họp gia đình, là kính trên nhường dưới, là biểu lộ tấm lòng thành dâng kính của lễ tinh hoa. Đó là những nét đẹp đẽ của văn hóa trong bữa ăn sẽ giúp chung ta chuẩn bị bữa tiệc Thánh Thể một cách ý thức, trân trọng và đậm đà bản sắc dân tộc[5].
---------------
[1] F.x. Durwell, THÁNH THỂ, Bí TÍCH VƯỢT QUA trg.151-152 trong sách Thần học về Bí Tích Thánh Thể của ĐGM Phaolô Bùi văn Đọc và các linh mục khác,
[2] Lý minh Tuấn, Triết Lý Chữ Hòa trg.58-59
[3] Lm. Luy Phạm Văn Nhượng, BỮA TIỆC THÁNH THỂ trg. 395 trong sách Thần học về Bí Tích Thánh Thể
của ĐGM Phaolô Bùi văn Đọc và các linh mục khác.
[4] Ronald Rolheiser, OMI, Cô đơn khi dời nhà trg.13-16
[5] Lm. Luy Phạm Văn Nhượng, BỮA TIỆC THÁNH THỂ trg.404 trong sách Thần học về Bí Tích Thánh Thể của ĐGM Phaolô Bùi văn Đọc và các linh mục khác.
34. Bữa tiệc.
Để cổ động cho việc cầu nguyện chung trong gia đình, linh mục Pê-tanh đã nói: “Gia đình nào cầu nguyện chung với nhau thì sẽ sống hiệp nhất với nhau”. Việc cầu nguyện chung trong gia đình sẽ củng cố mối dây hiệp nhất mọi thành phần với nhau mỗi ngày một thêm bền chặt. Dù không muốn nói ngược lại linh mục Pê-tanh và không muốn làm giảm giá trị của việc cầu nguyện chung trong gia đình, nhưng cha Gioan To-mát, dòng Tên đã nhấn mạnh một khía cạnh khác, cũng quan trọng không kém, đó là việc dùng cơm chung với nhau thì sẽ sống hiệp nhất với nhau.
Bữa ăn chung trong gia đình có một tầm quan trọng và ý nghĩa đặc biệt của nó ma ngày nay nhiều người đã bỏ quên hoặc không quan tâm cho đủ. Không phải bất cứ người xa lạ nào cũng có thể ngồi vào bàn ăn dùng bữa chung trong gia đình. Một người nào được mời dùng bữa với gia đình là dấu chỉ được chap nhận vào tình thân với gia đình đó, người được mời đến dùng bữa với gia đình là người được gia đình đó quý mến. Bữa ăn tạo dựng sự hiệp thông và yêu thương thân thiết ngày càng bền chặt hơn.
Bữa ăn chung trong gia đình làm cho mọi thành phần vợ chồng, cha mẹ, con cái, anh chị em được hiệp nhất với nhau, được dịp chia sẻ những niềm vui, những quan tâm lo lắng của nhau. Nếu quan sát thêm chúng ta sẽ thấy vai trò của mỗi người được biểu lộ cách rõ ràng trong bữa ăn chung. “Một gia đình dùng bữa chung với nhau sẽ sống hiệp nhất với nhau”, lý tưởng là như thế, nhưng không phải tất cả mọi người, mọi gia đình ngày nay đều có thể thực hiện được lý tưởng cao đẹp này. Nhiều gia đình đã bỏ mất dịp tốt này, mọi người vội vàng lo cho mình có chút gì vào bụng rồi mau chóng đi lo công việc riêng, mọi người không còn xếp đặt công việc để có thể tham dự bữa cơm chung trong gia đình nữa, nhưng mỗi người xếp đặt đời sống theo một sở thích riêng hay một nhu cầu riêng. Cha mẹ lo làm việc xếp đặt đời sống chạy theo công việc nên không còn quan tâm đến việc ăn cơm chung với con cái; phần con cái bận việc với bạn bè hay công việc riêng của mình nên cũng chẳng màng chi đến bữa cơm chung. Mỗi người trong gia đình đều có lý do riêng để không ăn cơm chung với nhau, nhiều gia đình ngày nay tan vỡ có lẽ vì hai lý do: không cầu nguyện chung với nhau và không ăn cơm chung với nhau. Chúng ta hãy nhìn lại gia đình mình và kiểm điểm theo hai nguyên tắc căn bản trên: cầu nguyện chung và dùng cơm chung.
Chúa Giêsu cũng dùng một bữa ăn, bữa ăn tối cuối cùng với cac môn đệ để thiết lập Bí tích Thánh Thể. Chúa đã làm cho bữa ăn cuối cùng này không phải là bữa ăn chứng tỏ tình bạn như trước đây, cũng không phải là bữa ăn để Ngài tự tỏ mình ra như một Môsê mới bằng cách ban phat Manna mới cho họ qua việc hóa bánh ra nhiều, nhưng là bữa ăn liên kết tình bạn và tình yêu.
Chính vì thế thánh Gioan đã viết: “Ngài đã yêu thương các môn đệ của Ngài và đã yêu thương họ đến cùng”. Yêu thương đến cùng có nghĩa là yêu thương đến tột bực. Tột bực tình yêu của Ngài ở đây là việc lập Thánh Thể. Thực vậy, Chúa Giêsu đã ghi dấu đặc biệt của Ngài nơi bữa tiệc này, để từ nay Ngài trở thành nơi gặp gỡ tình yêu giữa chúng ta với Ngài và giữa chúng ta với nhau.
Vì thế, Thánh Thể được gọi là bí tích của sự hiện diện. Chúa Giêsu vừa báo trước cho các môn đệ là Ngài sẽ giã từ thế gian để về cùng Cha. Ngài sẽ phải xa cách họ luôn sao? Không, trong tình yêu thương, Ngài đã tìm ra một phương thế để ở lại với các môn đệ và qua mọi thời gian, ở lại với tất cả những ai tin vào Ngài. Phương thế tuyệt diệu đó là Bí tích Thánh Thể, nhờ đó Ngài hiện diện thực sự và trải dài sự hiện diện đó đến tận cùng thời gian qua mọi người để ban cho họ những điều tốt lành.
Đây là một mầu nhiệm đức tin, bởi vì lý trí chúng ta không hiểu được, giác quan chúng ta không cảm nhận được, chỉ có đưc tin dạy cho chúng ta biết: Chúa hiện diện thật sự trong Bí tích Thánh Thể, nên khi rước lễ là chúng ta ăn Mình Chúa và uống Máu Chúa, là lương thực vừa giúp chúng ta sống khỏe, sống mạnh, sống tốt đẹp ở đời này vừa bảo đảm cho sự sống lại và cuộc sống vĩnh cửu, như Chúa đã quả quyết: “Ai ăn thịt Tôi và uống máu Tôi thì Tôi sống trong người ấy, và Tôi sẽ cho người ấy sống lại trong ngày sau hết và được sống đời đời”. Như vậy, người ăn Mình Chúa và uống Máu Chúa sẽ thuộc về Chúa ngay từ đời này và mai ngày thuộc về Ngài mãi mãi. Thánh Thể là dấu chỉ cho đời sống vĩnh cửu đã khởi sự, và là bảo chứng cho sự sống lại ngày sau hết. Vì vậy, chúng ta hãy siêng năng rước lễ để chúng ta được kết hiệp với Chúa Kitô, và sự kết hiệp đó đưa chúng ta đến sự hiệp thông với nhau, tức là yêu thương nhau. Đúng ra phải như vậy, nhưng thực tế có được như vậy không? Có lẽ nhiều người Kitô hữu quên mất điều này: hiệp thông với Chúa Kitô phải đưa đến sự hiệp thông với nhau.
Tóm lại, khi dâng thánh lễ là chúng ta cùng tham dự bàn tiệc Thánh Thể, chia sẻ Mình Máu Chúa Kitô, Đấng đã hiến cả cuộc đời mình nên của lễ tình yêu. Xin Chúa cho chúng ta một khi đã được hiệp thông với Chúa, thì cũng biết hiệp thông với nhau bằng cuộc sống yêu thương phục vụ để cùng nhau xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn.
35. Lễ Mình Máu Chúa Kitô
Một hình ảnh dễ thấy nhất đó là cho đến ngày hôm nay, phần lớn càc nhà thờ ở Việt Nam vẫn còn nhiều người đến tham dự thánh lễ. Đó là dấu hiệu đáng mừng. Còn ở phương Tây và nhất là các nước văn minh tiến bộ thì không còn được như thế. Đó là dấu hiệu đáng buồn. Nhưng dù là dấu hiệu mừng hay dấu hiệu buồn thì bên cạnh đó vẫn có một mối bận tâm nào đó đặt ra: Không biết phần đông người ta tới nhà thà thờ dự le vì mục đích gì? Lý do gì? Nói cách khác, người ta quan niệm về thánh lễ ra sao. Những người không đi lễ, ít lui tới nhà thờ, họ quan niệm về thánh lễ ra sao. Còn anh chị em, chúng ta quan niệm về thánh lễ thế nào? Vì sợ toi? Vì đó luật nên phải giữ?
Vì thế Chúa Nhật lễ Mình và Máu Thánh Chúa hôm nay, thiết tưởng đây phải là dịp để mọi người trả lời cho câu hỏi đó. Để đi tìm câu trả lời này, ta hãy bắt đầu bàn đến chính kinh nghiệm đời thường của chúng ta:
Từ một kinh nghiệm về sự hiện diện:
Trong những quan hệ thường ngày, quan hệ vợ chồng, quan hệ gia đình, quan hệ anh em, quan hệ bạn bè. Sự hiện hiện là cần thiết.
Kinh nghiệm cuộc đời nói với ta: trong một lúc náo đó, mình rơi vào nỗi cô đơn, tất cả những lời nói chung quanh đều vô nghĩa. Thế nhưng sự hiện diện của một người thân, một người bạn là cần thiết và quý giá nhất. Người đó có mặt ở đấy với ta, bên cạnh ta để trao đổi, chia sẻ, nâng đỡ, tâm sự,... với ta.Rất cần. Kinh nhgiệm trong tình yêu cũng thế. Hai người yêu nhau. Sự hiện diện bên nhau không cần nói gì với nhau. Chỉ cần anh có mặt, bên cạnh em là đủ rồi.
Đến kinh nghiệm của đức tin:
Đức Giêsu hứa với các môn đệ: "Thầy sẽ ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế" ( Mt 28,20). Lời hứa đó, không phải là lời hứa suông cũng không phải là m ơ hồ. Lời hứa đó được cụ thể bằng chính sự hien hiện của Ngài trong mầu nhiệm Thánh Thể.
Ta hãy nghe lại lời Đức Giêsu đã nói: "... này là Mình Thầy...này là Máu Thầy...".(Mc 14,22-24).Này là mình Thầy. Nghĩa là gì? Nghĩa là Thầy không phải hiện diện với các con nh ư một Đấng vô hình nữa. Mà đây này: Mình của Thầy, Thân Xác của Thầy đây này. Thầy đang có mặt giữa anh em, với anh em.
Các môn đệ trong buổi ban đầu của Giáo hội đã có kinh nghiệm đó. Thánh Luca thuật lại kinh nghiệm của hai môn đệ trên dường về Emmaus: "Họ đã nhận ra Người thế nào khi người bẻ bánh" ( Lc 24,35). Như thế các môn đệ đã nhận ra Chúa qua cử chỉ bẻ bánh. Cử chỉ bẻ bánh là gì nếu không phải là một cử hành mầu nhiệm Thánh Thể? Nếu không phải là Thánh lễ?
Và kinh nghhệm của chúng ta:
Kinh nghiệm của chúng ta là kinh nhiệm của cầu nguyện và gặp gỡ. Nếu ai có kinh nghiệm chầu Thánh Thể, cầu nguyện trước Thánh Thể thì họ sẽ có kinh nghiệm về sự hiện diện của Chúa Giêsu. Dấu hiệu của sự hiện diện đó là tâm hồn họ được bình an. Họ cảm nhận được sự nâng đỡ, được chia sẻ và được cảm thông. Đó cũng là kinh nghiệm của các nhà thần bí, của các tu sĩ sống đơi chiêm niệm.
Vì thế, nếu anh chị em và các bạn đồng ý với tôi về những suy nghĩ này, thì xin anh chị em và các bạn đừng bao giờ nói rằng: sao tôi chẳng thấy Chúa trong phép Thánh Thể, cũng chẳng gặp được Chúa trong đời thường? Mà phải hỏi ngược lại: Sao Chúa Giêsu trong mầu nhiệm Thánh Thể chẳng thấy tôi? Vì tôi có đến với Ngài đâu mà Ngài thấy tôi!
Tất cả những chia sẻ này, chỉ muốn nói một điều này thôi: để có kinh nghiệm về sự hiện diện của Chúa ta cần có những phút giây có mặt bên Thánh Thể Chúa, nhất là trong Thánh lễ. Chính giây phút đó ta sẽ khám phá ra Chúa Giêsu đang có mặt ở đấy.
36. Dấu chỉ của tình yêu.
Hôm nay, mừng kính Mình và Máu thánh Đức Kitô, chúng ta cùng nhau dừng lại để chia sẻ một vài ý nghĩ đơn sơ về bí tích Thánh thể.
Trước hết, bí tích Thánh thể là dấu chỉ của tình Chúa.
Thực vậy, khi yêu thương ai, chúng ta muốn được ở gần người đó để hàn huyên tâm sự, như ca dao đã bảo:
- Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo,
Thất bát sông cũng lội,
Tứ cửu tam thập lục đèo cũng qua.
- Yêu nhau chẳng quản xa gần,
Mấy sông cũng lội, mấy ngàn cũng qua.
Hiểu theo chiều hướng này, thì Chúa Giêsu đã yêu thương chúng ta bằng một tình yêu không bờ không bến, vì Ngài không phải chỉ đi qua vài ba ngọn đồi, lội qua dăm bảy con suối để đến với chúng ta. Trái lại, Ngài đã đi con đường dài nhất, con đường từ vô biên đến hữu hạn, con đường từ trời xuống đất, con đường từ một Thiên Chúa toàn năng đến một kẻ nghèo hèn, để trở thành một Emmnuel, nghĩa là một Thiên Chúa ở cùng chúng ta.
Ở cùng chúng ta hơn ba chục năm mà thôi chưa đủ, Ngài lại còn muốn ở cùng chúng ta mãi mại, cho đến tận cùng thời gian qua bí tích Thánh thể.
Tuy nhiên, Ngài không phải chỉ ở bên cạnh chúng ta, đi bên lề cuộc sống chúng ta như một kẻ xa lạ. Trái lại, Ngài còn muốn thấm nhập và trở nên một với chúng ta.
Bởi đó, mỗi khi lên rước lễ, chúng ta sẽ được kết hiệp và gắn bó mật thiết với Chúa. Sự kết hiệp và gắn bó này còn mật thiết hơn cả tình bè bạn, tình cha mẹ, tình vơ chồng, bởi vì chúng ta sẽ trở nên một với Ngài.
Giọt nước hòa tan trong rượu thế nào, chúng ta cũng sẽ được hòa tan trong Chúa như vậy. Thanh sắt nung trong lửa, sẽ nóng và đỏ như lửa thế nào, chúng ta cũng sẽ được trở nên giống Chúa như vậy.
Ngoài ra, khi yêu thương ai, ngoài việc muốn được ở gần người đó, chúng ta còn cố gắng làm cho người đó được hạnh phúc: nào là thư từ, nào là quà cáp, nào là thăm hỏi…
Nếu hiểu theo chiều hướng này, thì Chúa Giêsu cũng đã yêu thương chúng ta bằng một tình yêu không bờ không bến bởi vì Ngài đã xuống thế để làm gì nếu không phải là để giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi và án phạt đời đời.
Rồi suốt cả cuộc đơi, Ngài đã thực hiện biết bao nhiêu hành động yêu thương. Ngài đã cúi xuống xoa dịu những đớn đau, chữa lành mọi bệnh tật, xua trừ ma quỉ. Hơn thế nữa, Ngài còn chết trên thập già để cứu độ chúng ta như lời Ngài đả phan:
- Không ai yêu hơn người hiến mạng sống mình vì bạn hữu.
Bằng đó mà thôi cũng chưa đủ, Ngài còn theít lập bí tích Thánh thể để trở nên của ăn nuôi sống linh hồn và đảm bảo cho chúng ta cuộc sống vĩnh cửu:
- Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta thì sẽ được sống đời đời.
Một người Cha trước khi chết thường trối lại cho con cháu bản chúc thư. Những người yêu nhau trước khi đi xa, thường trao tặng cho nhau những kỷ vật. Cũng vậy, là một người cha, Đưc Kitô trước khi chịu chết, đã trối lại cho các môn đệ cũng như cho mỗi người chúng ta một bản chúc thư, đó là giới luật yêu thương. Là một người tình, Đức Kitô trước khi ra đi, đã trao tặng cho chúng ta một kỷ vật, đó la thịt máu Ngài.
Và như thế, bí tích Thánh thể chính là dẩu chỉ tình yêu bao la mà Chúa Giêsu đã dành cho chúng ta.
Tiếp đến, bí tích Thánh thể còn là dấu chỉ của tình người.
Thực vậy, nhìn vào một bữa ăn, một bàn tiệc, chung ta tìm thấy ngay được dấu chỉ của sự yêu thương và hiệp nhất.
Tiên vàn, những người ngồi cùng bàn đều có một mẫu số chung nào đó. Có thể là chia sẻ một niềm vui như đi tự tiệc cưới. Có thể là chia sẻ một nỗi buồn như đi ăn đám giỗ. Có thể là chia sẻ một băn khoan lo lắng như bữa tiệc trước khi tính toán và bắt đầu một công việc quan trọng.
Ngoài ra, khi quây quần chung quanh một bàn ăn, chúng ta còn chia sẻ với nhau một nguồn sống, là những thức ăn do lao công vất vả của nhiều người làm nên. Chính những thức ăn này sẽ được tiêu hóa và trở nên thịt máu, trở nên một phần cơ thể chúng ta. Bởi đó, chúng ta thường phải tránh đi những bất hòa, xích mích trong bữa ăn: trời đánh còn tránh bữa ăn.
Chúa Giêsu cũng đã thiết lập bí tích Thánh thể dưới hình thức một bữa ăn, một bàn tiệc. Chính vì thế, ý nghĩa của sự yêu thương và hiệp nhất cần phải được nổi bật, bởi vì chúng ta cùng ăn một của ăn thiêng liêng muôi sống linh hồn, như thánh Phaolô đã viết:
- Mặc dù chúng ta tuy nhiều, nhưng cùng chia sẻ một tấm bánh và làm nên một thân thể Đức Kitô.
Hơn thế nữa, nơi bàn tiệc Thánh thể, mọi người đều bình đẳng vì tất cả đều là con cái Chúa, không còn phân biệt già hay trẻ, sang hay hèn…Các tín hữu sơ khai đã ý thức được chân lý căn bản này, họ đã biến nghi thức bẻ bánh, hay bàn tiệc Thánh thể trở nen nơi qui tụ cho tình thương. Họ mang rượu bánh đến góp chung để dâng lễ, để nuôi sống linh mục và tu sĩ, cũng như để giúp đỡ những người nghèo.
Tình bác ái huynh đệ này không phải chỉ đóng khung trong khi tham dự nghi thức be bánh, mà còn được nối tiếp trong cuộc sống, vì trong cuộc sống, họ đã góp chung tiền bạc, tài sản để cho các tông đồ phân phối theo nhu cầu.
Từ những xác quyết trên, chúng ta đi tới hai kết luận. Kết luận thứ nhất, vì bí tích Thánh thể là dấu chỉ của tình Chúa, nên chúng ta hãy siêng năng tham dự thánh lễ và nhất là rước lễ mỗi khi có thể, để đáp trả những yêu thương Ngài đã dành cho chúng ta.
Kết luận thứ hai, vì bí tích Thánh thể là dấu chỉ của tình người, nên chúng ta hãy cố gắng sống bác ái. Không phải chúng ta chỉ hòa giải và yêu thương trong thánh lễ, trong nhà thờ, mà còn phải hòa giải và yêu thương trong cuộc sống, bởi vì cuộc sống ngập tran tình bác ái chính là một thánh lễ nối dài, và những hy sinh chúng ta vui lòng chịu vì người khác sẽ là những lễ vật xuất phát từ lòng cuộc đời, chúng ta dâng tiến Chúa.
37. Tình Chúa.
Vào tháng 12 năm 1987 một cơn động đất lớn đã xảy ra ở xứ Armênia thuộc Liên Xô cũ giết chết hằng ngàn người. Trong số những người bị chôn dưới đống gạch vụn có 2 mẹ con bà Suzanna. Mẹ con may mắn nằm lọt vào trong một khoảng trống nhỏ. Tất cả lương thực họ có chỉ là một hũ mứt nhỏ. Nhưng chẳng bao lâu hũ mứt cũng hết sạch. Lúc đó đứa con 4 tuổi kêu lên: “Mẹ ơi con khát quá”. Bà Suzanna không biết tìm đâu ra nước cho con. Nhưng tình máu mủ đã gợi cho bà một sáng kiến táo bạo: bà dùng một miếng kính vỡ cắt đầu ngón tay mình cho máu chảy ra và đưa vào miệng đứa con cho nó mút. Một lúc sau nó lại kêu khát, bà lại cắt một đầu ngón tay nữa. Cứ như thế cho đến khi người ta cứu 2 mẹ con ra. Sau khi ra ngoài, bà mẹ cho biết rằng: “Lúc đó tôi biết thế nào tôi cũng chết. Nhưng tôi muốn con tôi sống”
Câu chuyện trên thật cảm động. Nhưng vẫn không cảm động bằng việc Đức Giêsu tự hiến dâng thịt máu mình cho chúng ta. Bà Suzanna đã lấy máu của mình nuôi con khi bà biết rằng chắc chắn bà sẽ chết. Thay vì chết cách vô ích. Bà đã hy sinh dòng máu của mình để cho đứa con được sống. Đó là sự hy sinh trong một tình thế bó buộc. Còn Đức Giêsu thì không có gì bắt buộc cả: Ngài đến trần gian để chết cho loài người. Càng ngày Ngài càng tiến gần đến cái chết. Tuy nhiên bất cứ lúc nào Ngài cũng có thể thoát khỏi cái chết ấy. Dù vậy Ngài vẫn cương quyết đi đến cái chết và cương quyết lấy thịt máu mình làm lương thực nuôi sống loài người chúng ta. Thật đúng là: “Không có tình yêu nào cao trọng cho bằng tình của người dám chết cho người mình yêu thương”. Điểm thứ hai khác biệt giữa bà Suzanna với Đức Giêsu là: việc bà Suzanna hy sinh máu mình cho đứa con chỉ xảy ra một lần; còn việc Đức Giêsu ban thịt máu Ngài cho chúng ta xảy ra hằng ngày, như lời Ngài đã truyền dạy “Chúng con hãy làm việc này để nhớ đến Ta”. Mỗi lần Giáo hội dâng Thánh lễ là mỗi lần việc hy sinh của Đức Giêsu được lập lại, lập lại không chỉ như một tưởng niệm mà lập lại với tất cả hiệu quả có nó. Hiệu quả ấy là như lời Đức Giêsu đã nói: “Ai ăn Thịt Ta và uống máu Ta thì sẽ được sống muôn đời”.
Một điều đáng buồn là lòng chúng ta đã thành chai đá trước tấm lòng của Chúa mà lẽ ra phải khiến chúng ta hết sức cảm động. Ngày nay ở phương Tây, số giáo dân Pháp, chỉ còn có 10% giáo dân dự lễ Chúa Nhật. Còn bên Việt Nam chúng ta, số người bỏ lễ Chúa Nhật cũng càng ngày càng nhiều. Trong số những kẻ còn đi lễ thì nhiều người đứng ngoài Nhà thờ, vừa dự lễ vừa trò chuyện và hút thuốc. Hình như rất nhiều người đi lễ chỉ vì sợ phạm tội trọng.
Khi Nữ Tu Têrêxa Calcutta sang Liên Xô xin mở trụ sở bác ái, Bà đã gặp các vị lãnh đạo chính quyền và đã được đồng ý nhanh chóng. Tuy nhiên khi bà xin cho có Linh mục tại những trụ sở đó thì các vị ấy đã ngần ngại. Lúc Mẹ Têrêxa giải thích: Nguồn sức mạnh của các Nữ Tu chúng tôi là do Mình Thánh Chúa. Nhờ mỗi ngày được rước Mình Thánh Chúa nên các Nữ Tu chúng tôi có sức hy sinh quên mình để phục vụ những người nghèo khổ. Do đó cần phải có Linh mục để mỗi ngày dâng Thánh Lễ và cho chúng tôi rước lễ. Mẹ Têrêxa và các nữ tu của Bà là những người đã cảm nghiệm được Lời Chúa phán khi lập phép Mình Thánh Chúa “Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta thì sẽ được sống muôn đời”.
Hôm nay lễ Mình và Máu Thánh Chúa Giêsu. Chúng ta ôn lại tình yêu bao la của Đức Giêsu khiến Ngài chịu chết vì chúng ta và trước khi chết đã ban Mình và Máu Ngài làm thương thực nuôi linh hồn chúng ta.
Nhưng chúng ta cũng nhận thấy sự giảm sút lòng sốt săng của chúng ta đối với việc dự lễ và rước lễ. Chúng ta thờ ơ với một thứ lương thực quý giá mà Chúa đã ban. Chúng ta bỏ mất biết bao ơn ích do việc rước lễ mà nhiều người đạo đức rất quý chuộng.
Giờ đây chắc chúng ta biết mình phải làm gì:
- Trước hết, là những người làm cha mẹ, làm ông bà, chúng ta hãy nhắc nhở và khuyến khích con cháu mình thường xuyên tham dự Thánh Lễ và Rước lễ sốt sắng.
- Phần chúng ta, mỗi khi dự lễ và Rước Lễ, chúng ta hãy cố gắng sốt sắng. Đừng làm một cách máy móc theo thói quen, nhưng hay đặt hết tâm tình vào đó.
Để kết thúc, xin trích đọc sau đây tâm tình của một người đã biết cách dự lễ và rước lễ sốt sắng: “Mỗi Thánh Lễ, tôi lại cảm thấy có điều gì đó cần thống hối cách đặc biệt. Mỗi Thánh Lễ, tôi lại thấy mình muốn đặt lên đĩa Thánh một chút cố gắng riêng tư, đau khổ, mơ ước, thao thức… Tôi không đi dự Thánh Lễ với hai bàn tay trắng, nhưng với lễ vật là chính cuộc đời tôi. Trong mỗi Thánh Lễ, Lời Chúa lại tác động đến tôi, những lời nói đã nghe nhiều lần tôi nhớ rằng Ngài đã trở nên tấm bánh bẻ ra cho tôi, và tôi cũng phải trở nên tấm bánh bẻ ra cho anh chị em tôi”.
38. Lễ Mình Máu Chúa
(Suy niệm của Lm. Thu Băng, CRM)
1. Ý Nghĩa của lễ vượt qua:
Lễ vượt qua là ngày kỷ niệm một biến cố trọng đại như ngày dân Do Thái thoát khỏi đất Ai Cập, ngày giải phóng dân Do Thái khỏi cảnh nô lệ của người Ai Cập. Cũng giống như ngày di cư của người Việt Nam thoát khỏi cảnh đô hộ của Cộng Sản năm 1954 hay 1975.
Lễ vượt qua của Chúa là gì? Để kỷ niệm ngày Lễ Vượt Qua, Chúa Giêsu ở ngoài thành Giêrusalem, Ngài sai 2 môn đệ là Phêrô và Gioan vào thành để dọn bữa. Nhà được hân hạnh đón mừng lễ là nhà ông thân sinh của Marcô (Act.15:27), một căn phòng rộng rãi chứa được 120 người khách (Act.1:12). Đang khi ăn Ngài làm một việc cả thể: "Ngài Lập Phép Thánh Thể". Nghĩa là đang ăn, Ngài biết đến giờ phải rời bỏ các môn đệ và những người thân tín, Ngài không nỡ rời bỏ họ cô đơn, không biết cách nào ở lại với họ, Ngài đứng dậy khỏi bàn ăn, lấy khăn thắt lưng rồi đổ nước vào chậu, đi rửa chân cho các môn đệ. Rồi trở lại bàn ăn, cầm lấy bánh và rượu mà truyền: "Này là Mình Thầy, này là Máu Thầy sẽ đổ ra vì các con, các con hãy cầm lấy mà ăn, mà uống. Hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy".
2. Thánh Thể mầu nhiệm của tình yêu:
Thánh Tôma gọi Thánh Thể là mầu nhiệm của tình yêu vì: Chúa là tình yêu, vì yêu thương nhân loại còn ở thế gian mà Chúa bị sự thúc đẩy quá mức của tình yêu Chúa, Chúa thiết lập Thánh Thể nhiệm mầu. (Chúng ta tưởng tượng hình ảnh con chim đềnh đềnh, vì yêu thương các con nên đã lấy máu mình cho con uống, Chúa cũng thế, vì muốn hiện diện nơi loài người, đến lúc phải lìa bỏ, Ngài đã muốn ngự trong tấm bánh để ở lại với họ). Thánh Thoma đã nói: "Tình yêu đã hóa ra tình yêu".
3. Có chuyện kể rằng:
Ngày 8 tháng 7 năm 1990, vừa qua là ngày kết thúc cuộc đấu bóng đá tại nước Italia. Người ta kẻ thắng người thua đã chảy bao nước mắt.
Cha Antoine De Melo, một linh mục từ nước Ấn độ đã kể chuyện như sau:
Chúa Đức Giêsu nghe thấy người ta than phiền về cuộc đấu bóng gay go giữa 2 đội tuyển Tin Lành và Công Giáo. Khi đội tuyển Công Giáo làm bàn 1-0, thì Đức Giêsu hoan hô vang dội và tung cả mũ lên trời. Vài phút sau, trong 1 cuộc phản công đẹp mắt, đội Tin Lành đã gỡ hòa 1-1. Đức Giêsu cũng reo hò và tung mũ lên trời. Một khán giả ngồi bên cạnh lấy làm khó chịu về thái độ của Chúa, ông lớn tiếng la lên:
- Này ông bạn, ông ủng hộ phe nào vậy?
Chúa Đức Giêsu trả lời:
- Tôi à? Tôi không ủng hộ bên nào cả. Tôi tới đây chỉ để 'thưởng thức "Trận đấu mà thôi!"
Ông khán giả tỏ vẻ khó chịu về thái độ của Đức Giêsu, liền ghé qua ông bên cạnh nói nhỏ:
- Hắn ta là tên ba phải đấy!
Trên đường trở về nhà, chúng tôi chất vấn Ngài về tình hình tôn giáo trên thế giới. Chúng tôi nói với Ngài:
- Thưa Ngài, người ta thật buồn cười! Họ tưởng rằng Thiên Chúa đứng về phía họ mà đả phe nghịch kia chứ.
Đức Giêsu gật đầu bảo:
- Thiên Chúa thì không ủng hộ tôn giáo nào cả, mà chỉ ủng hộ con người. Con người cao trọng hơn Tôn Giáo. Chúng con lại chẳng biết là chính những người có Tôn Giáo đó, chúng treo Thiên Chúa lên trên cây thập giá là gì!
Câu chuyện cho ta tư tưởng: Một trong những vết thương lớn nhất của nhân loại trải qua các thời đại, là thái độ bất khoan dung với tôn giáo. Con người chỉ biết nhân danh Thượng Đế, nhân danh Thần Linh và nhân danh quyền lực của mình, để hạ bệ người khác. Thực có Tôn Giáo nào dậy như vậy không?
Câu chuyện cho ta thấy, Chúa yêu thương loài người hơn hết mọi chuyện. Ngài chỉ ủng hộ con người và thiết lập Bí Tích Thánh Thể cũng chỉ vì loài người. Xin cho chúng con biết một lòng sùng kính Bí Tích mến yêu này, để luôn nghiệm thấy hiệu quả của ơn cứu chuộc chúng con.
39. Trao ban đến tận cùng – Lm. Ignatiô Trần Ngà
Tình thương là động cơ chính thúc đẩy người ta ban tặng cho nhau.
Vì tình yêu thương có nhiều cấp độ hơn kém khác nhau nên việc trao ban cũng có nhiều mức độ nhiều ít khác nhau.
1. Trao ban những thứ dư thừa
Khi gặp một người ăn xin xa lạ trên đường phố chìa tay tìm sự giúp đỡ, khách bộ hành dừng lại, tần ngần mở ví, tìm đồng tiền nhỏ nhất trao cho người ấy.
Khi gặp người lỡ bước không chỗ tạm trú qua đêm, người chủ của căn nhà sang trọng chỉ nhường cho người đó một xó nhỏ ngoài hành lang nhà mình.
Khi có nạn nhân những vùng bị lũ quét cuốn trôi hết gia tài sản nghiệp, người dư ăn dư mặc chỉ chia sẻ cho họ những bộ áo quần cũ kỹ, mặc không vừa ý...
Vì tình thương đối với những người hoạn nạn ấy rất nhỏ nhoi nên người ta chỉ trao tặng họ những của dư thừa.
2. Trao ban những điều cần thiết
Khi tình yêu dành cho người khac lớn hơn, người ta sẽ ban tặng cho họ những thứ cần thiết hơn. Hai người bạn tù thương mến nhau đang sống trong cảnh tù đày thiếu đói, người nầy sẵn sàng bẻ đôi miếng bánh đang ăn để chia sớt cho người kia cùng chịu cảnh tù tội đói khát với mình.
3. Trao ban cả bản thân
Cao cả hơn hết là trao ban chính bản thân mình.
Đó là khi người có đôi mắt tinh tường sẵn sàng hiến một con mắt của mình cho người bị nạn hỏng cả hai mắt; người có hai quả thận hoạt động tốt, hiến cho người bị hư thận hoàn toàn một quả; người có hai lá phổi lành lặn, hiến cho người bị ung thư hai buồng phổi một lá; người có hai cánh tay khoẻ mạnh tình nguyện hiến nguyên cả một cánh tay của mình cho người bị tai nạn nghề nghiệp đứt lìa hai chi trên.
Chỉ khi nào người ta yêu mến nạn nhân hết lòng hết sức, yêu nạn nhân còn hơn cả bản thân mình, người ta mới hiến tặng những chi thể trong thân mình cho họ. Vì thế, những nghĩa cử cao đẹp đó rất hiếm hoi trên cõi đời ô trọc nầy.
Chỉ có Chúa Giêsu mới trao ban cả thân xác và mạng sống của Người cho chúng ta.
Người đời nghèo thiếu tình yêu nên cũng rất bủn xỉn trong việc trao ban. Chúa Giêsu yêu thương chúng ta hết lòng, hết sức, trên hết mọi sự nên Người trao ban cho chúng ta tất cả không tiếc nuối điều gì, thậm chí còn ban cả bản thân và mạng sống của Người cho chúng ta.
Khi nhân loại ngụp lặn trong đại dương chết chóc mong ước có một "Tấm Phao" thần diệu cứu họ khỏi đắm chìm trong biển chết hãi hùng, Chúa Giêsu từ trời gieo mình xuống và trở nên "Phao Cứu Sinh" cho họ.
Khi nhân loại khao khát thứ bánh thần thiêng mang lại sự sống đời đời, Chúa Giêsu hiến ban Thân Mình Người làm bánh trường sinh mang lại sự sống vĩnh cửu cho thế nhân.
Khi loài người cần máu của Con Thiên Chúa đổ ra tẩy rửa tội lỗi ngút ngàn của họ, Chúa Giêsu sẵn sàng trút máu mình ra không tiếc nuối.
Khi con người cần sinh mạng của Ngôi Hai Thiên Chúa để đổi mạng cho mình, Chúa Giêsu vui lòng dâng hiến mạng sống mình chết thay cho muôn dân...
Chúa Giêsu luôn đáp ứng tất cả những nhu cầu sâu xa nhất, bức thiết nhất của chúng ta cho dù Người phải thiệt mất mạng sống.
Chúa Giêsu trao ban hết tất cả những gì Người có và ban chính bản thân Người vì yêu thương chúng ta.
"Không có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu mình" (Ga 15,13).
Lạy Chúa Giêsu,
Không ai trên cõi đời nầy yêu thương chúng con bằng Chúa.
Dù chúng con có phản bội, có thờ ơ hờ hững với Chúa thì Chúa vẫn trọn đời yêu quý chúng con.
Vậy mà tiếc thay, nhiều người trong chúng con không nhận ra tình yêu cao vời ấy.
Xin đừng để chúng con trở nên người bội bạc vong ân vì không cảm nhận được tình yêu của Chúa và không biết đáp đền tình yêu trời bể Chúa dành cho chúng con.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 4 PHỤC SINH (10/05/2025) .: TẬN HIẾN CHO ĐÀN CHIÊN (10/05/2025) .: CON CHIÊN CỦA CHÚA GIÊSU (10/05/2025) .: NGƯỜI MỤC TỬ (10/05/2025) .: NGƯỜI CHẾT VÌ YÊU (10/05/2025) .: VỊ CHỦ CHĂN NHÂN LÀNH (10/05/2025) .: A LÀ ĐẤNG CHĂN CHIÊN LÀNH (10/05/2025) .: AN TOÀN TRONG TAY THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: HÃY YÊU NHƯ LÒNG DẠ THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: TÔI BIẾT CHIÊN CỦA TÔI VÀ CHIÊN TÔI BIẾT TÔI (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH - MÙA XUÂN HỘI THÁNH (10/05/2025) .: TÔI CÓ THUỘC ĐOÀN CHIÊN CHÚA KHÔNG? (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH NHẬN BIẾT CHIÊN CỦA NGƯỜI (10/05/2025) .: KITÔ HỮU THAM DỰ SỨ VỤ MỤC TỬ CỦA CHÚA GIÊSU NHỜ CHỨC NĂNG VƯƠNG GIẢ (10/05/2025) .: KHÔNG AI CƯỚP ĐƯỢC KHỎI TAY TÔI (10/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam