Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 47
Tổng truy cập: 1371386
Thầy Có Thật Là Đấng Phải Đến Không ?
Cập nhật : 13-12-2013 |
Thầy có thật là Đấng phải đến không? Nhiều gia đình đã phải trả một giá rất đắt để cho con cái đi vượt biên. Thậm chí cho đến nay, nhiều cha mẹ sẵn sàng chấp nhận gả con gái cho Việt kiều, một người mà lai lịch ra sao cũng không biết rõ! Lý do nào thúc đẫy họ làm như vậy? Khi tạo cơ hội cho con cái đi ngoại quốc, chắc chắn ai cũng đặt ít nhiều kỳ vọng nơi con mình, cũng mong chúng nên giống nên má, có một tương lai sáng lạng; bên cạnh đó cũng hy vọng rằng, sinh hoạt trong gia đình mình có phần tốt đẹp hơn. Đó là một chuyện rất thường tình, bởi vì có ai dại gì bỏ vốn để đầu tư vào một việc không đâu, không mong có ngày sinh lợi. Tính toán kỹ càng như thế, nhưng sự thể lại xảy ra nhiều khi không giống như dự tính. Nếu như sau một thời gian bắt vô âm tín, không có tin tức gì, thư từ không thấy, quà cáp cũng không. Thử hỏi có cha mẹ mào không phập phồng lo lắng. Quả thật đôi khi đúng như câu: trèo cao thì té đau! Hy vọng càng nhiều thì thất vọng lại càng sâu! Đọc Tin Mừng ngày hôm nay chúng ta sẽ thấy, hoàn cảnh của thánh Gioan Tẩy Giả cũng tương tự như thế. Khi còn trong bụng mẹ, ai ai cũng thắc mắc, không biết rồi đây tương lai con trẻ sẽ ra sao. Bởi vì ai cũng cảm thấy, số phận của ông có bàn tay của Thiên Chúa can thiệp vào. Khi đến tuổi trưởng thành, ông sống trong hoang địa để cảm nhận sự hiện diện gần kề của Thiên Chúa. Ông đã dốc toàn lực để dọn dường cho Đấng Cứu Thế. Ông không ngừng rao giảng, mời gọi mọi người thống hối ăn năn, lãnh nhận phép Rửa. Ông hoàn toàn thâm tín rằng Đức Giêsu chính là Đấng được sai đến. Giờ đây ông đang phải ngồi tù, chỉ còn cách đợi chờ. Thời gian dần trôi qua mà chẳng thấy có động tĩnh gì cả! Cũng chẳng thấy ai đến cứu mình. Nước Thiên Chúa cũng chưa rõ hình dạng! Trong tù ông có nhiều thì giờ để nghiền ngẫm, đặt vấn đề, rốt cuộc đâm ra hoài nghi về sứ mạng của mình. Ai mà chẳng thông cảm cho sự nghi ngờ của ông: Lời rao giảng của tôi có ý nghĩa gì không? Tại sao Thiên Chúa không đến cứu tôi, một kẻ đã đặt hoàn toàn tin tưởng nơi Người? Tại sao Người không tiêu diệt những kẻ cản trở sự phát triển của Nước Chúa? Và còn muôn vàn câu hỏi khác nữa, chẳng hạn như: Tại sao con người cứ đứng lỳ trên nẻo đường bất hảo, không chịu hoán cải khi nghe giảng Lời Chúa? Tại sao con người luôn phải bắt đầu lại từ đầu với sự hoán cải, với niềm hy vọng và với lòng tin của mình? Gioan đã tin vào một cuộc cách mạng vĩ đại của Thiên Chúa, tin vào sự thay đổi toàn diện bộ mặt của thế giới khi Đấng Cứu Thế xuất hiện. Nhưng sự thật trước mắt thì ông đang ngồi tù. Không những quyền tự do đi lại bị hạn chế, mà bản thân còn giống như bị ai tát vào má! Suốt ngày phải đối diện với chính mình. Trước đây ông tin tưởng bao nhiêu thì giờ đây lòng tin của ông bị lay động bấy nhiêu. Tôi đã suốt đời chiến đấu tận trung, chẳng lẽ tôi đã làm gì sai hay sao? Trong cuộc sống con người, chắc chắn chúng ta đã từng quen biết không ít những hoàn cảnh giống như thánh Gioan Tẩy Giả. Chúng ta đặt quá nhiều tin tưởng vào ai đó. Kết quả thì tình vỡ mộng tan. Chúng ta cảm thấy mình lầm lẫn, bị lật lọng! Chúng ta cảm thấy thất vọng về người bạn đường, về con cái, về bạn bè cũng như xóm giềng... Lẽ dĩ nhiên không ai có thể sống nếu như không mang trong lòng một chút hy vọng. Là con người không ai lại không có hoài bão, mộng đẹp. Gioan không được một câu trả lời thỏa đáng từ nơi Đức Giêsu, bởi vì Người mời gọi ông mở rộng tầm con mắt, biết nhìn xa thấy rộng: Ông không phải là thước đo mọi chuyện. Chỉ có Thiên Chúa mới có khả năng làm nguôi ngoai những khát vọng thầm kín của con người. Thánh Augustinô nói: ”Trái tim con mãi băn khoăn cho đến khi nào được nghỉ yên trong Chúa.” Lm Phêrô Trần Minh Đức *** Niềm tin đi vào cuộc sống Thánh Gioan Tiền hô là sứ giả là chứng nhân. Đức Kitô là Đấng Thiên sai, Đấng đem lại Niềm Vui cho người khác. Ai dám nói là thánh Gioan không bị thử thách. Ngày xưa, các nhà thuyết giảng vẫn bình luận: thánh Gioan dù trong hoàn cảnh nào, ngài vẫn đóng vai trò chứng nhân. Đang trong vòng tù tội, ngài vẫn muốn cho các môn đệ học bài học chứng nghiệm: xem tận mắt, nghe tận tai... về Đấng Cứu Thế. Trước bao thử thách, ngài vẫn vững như bàn thạch. Ngày nay, lại có ý kiến đặt ngược lại: Rất có thd thánh Gioan cũng bị thử thách. Trong tối tăm của ngục tù, tuy chân mang xiềng xích, Gioan cũng bị giao động: lạ thật, nếu là Đấng Thiên sai thì mình phải được giải oan chứ (xc Is 61:1-2 và Lc 4:18-20). Sao không thấy trả tự do cho người tù tội... Còn Đức Kitô lại nhân cơ hội này, Ngài muốn tái khẳng định chương trình Cứu thế được ngôn sứ Isaia loan báo vẫn đang được họa lại từng nét. An tâm đi, Người mù được sáng Người què chạy nhảy như hươu nai Kẻ cùi hủi được lành sạch Người chết sống lại Và nhấg là kẻ nghèo được nghe Tin Mừng. Vậy thì thầy trò các anh cứ yên trí lớn. Các anh vẫn có quyền Vui Mừng và Hy Vọng, vì Thiên Chúa đã viếng thăm dân Người. Đức Giêsu vẫn như vậy đó. Hôm qua, hôm nay, và ngày mai, mãi mãi vẫn như vậy đó: Thương Yêu, Nhân Hậu với tất cả mọi người đặc biệt là với những người khổ đau. Bạn có tin vào Ngài không? Niềm tin phải đi vào cuộc sống. Đức tin không việc làm là đức tin chết (Gc 2:17). Thánh Gioan đã không bỏ lỡ cơ hội nào mà không làm chứng. Dù thuận tiện hay không thuận tiện, Lời Chúa vẫn được rao giảng. Chính đời sống chúng ta là một lời loan báo, một cách rao giảng có sức thuyết phục nhất. Chỉ có loài thú mới làm ngơ trước những nỗi đau của người khác. Trong một đất nước còn nghèo đói, chúng ta không thể không bức xúc trong việc xây dựng quê hương (dĩ nhiên trong khả năng của mình). Còn bao nhiêu trẻ em nghèo không được đến trường. Còn bao nhiêu người bệnh tật già nua, neo đơn...không ai chăm sóc? Còn bao nhiêu... vẫn còn bao nhiêu thứ phải làm trong cõi đời nhân thế này? Lạy Đức Giêsu là Cứu Chúa của con. Là Đấng muôn dân mong đợi. Ngài đã đến và đã ở cùng chúng con. Ngài đã chia sẻ đến tận cùng của kiếp sống. Ngài đã thi ân và đem lại niềm vui cho cõi sống nhân gian. Xin cho con được trở nên giống Chúa, Đấng cư ngụ ở giữa cộng đồng nhân loại chúng con. Xin cho con biết xắn tay áo để hàn gắn thế giới và quê hương còn quá nhiều thương đau. Và xin cho con nên chứng nhân giữa lòng đời và chứng ta cho Tình Thương của Chúa. Lm Đinh Viết Tiên, O.P. |
Nguồn : gxta |
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 4 PHỤC SINH (10/05/2025) .: TẬN HIẾN CHO ĐÀN CHIÊN (10/05/2025) .: CON CHIÊN CỦA CHÚA GIÊSU (10/05/2025) .: NGƯỜI MỤC TỬ (10/05/2025) .: NGƯỜI CHẾT VÌ YÊU (10/05/2025) .: VỊ CHỦ CHĂN NHÂN LÀNH (10/05/2025) .: A LÀ ĐẤNG CHĂN CHIÊN LÀNH (10/05/2025) .: AN TOÀN TRONG TAY THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: HÃY YÊU NHƯ LÒNG DẠ THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: TÔI BIẾT CHIÊN CỦA TÔI VÀ CHIÊN TÔI BIẾT TÔI (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH - MÙA XUÂN HỘI THÁNH (10/05/2025) .: TÔI CÓ THUỘC ĐOÀN CHIÊN CHÚA KHÔNG? (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH NHẬN BIẾT CHIÊN CỦA NGƯỜI (10/05/2025) .: KITÔ HỮU THAM DỰ SỨ VỤ MỤC TỬ CỦA CHÚA GIÊSU NHỜ CHỨC NĂNG VƯƠNG GIẢ (10/05/2025) .: KHÔNG AI CƯỚP ĐƯỢC KHỎI TAY TÔI (10/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam