Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 36
Tổng truy cập: 1374439
THEO CHÚA SẼ TỚI ĐƯỢC NGUỒN NƯỚC HẰNG SỐNG
THEO CHÚA SẼ TỚI ĐƯỢC NGUỒN NƯỚC HẰNG SỐNG Lm. Carôlô Hồ Bạc Xái
*I. DẪN VÀO THÁNH LỄ
Hôm nay chúng ta họp nhau lại như dân do thái ngày xưa trong sa mạc. Họ đã trải qua nhiều gian khổ, nhất là cái khổ thiếu nước. Trong sa mạc của cuộc sống ngày nay, chúng ta cũng chịu nhiều gian khổ và cũng cảm thấy khát, khát vì biết bao ước vọng không được thỏa mãn. Lời Chúa hôm nay cho biết Đức Giêsu là nguồn nước hằng sống. Vậy chúng ta hãy đến với Ngài và mở rộng lòng ra để Ngài giải khát cho chúng ta.
*II. GỢI Ý BỊ SÁM HỐI
– Như dân do thái ngày xưa trong sa mạc, nhiều khi chúng ta cũng hoài nghi nghĩ rằng Thiên Chúa đã vắng mặt.
– Như dân do thái ngày xưa, nhiều lần chúng ta đã trách móc Thiên Chúa, nhất là khi Ngài không thỏa mãn ước muốn của chúng ta.
– Chúng ta thường khao khát những sự trần gian chứ không biết khao khát những điều thuộc về Thiên Chúa.
*III. LỜI CHÚA
*1. Bài đọc Cựu Ước ((Xh 17,3-7)
Thiên Chúa đã giải phóng dân Israel khỏi ách nô lệ Ai cập bằng những hành động diệu kỳ, nhất là biến cố Thiên Thần vượt qua các gia đình do thái và biến cố vượt qua Biển. Ban đầu dân Israel rất phấn khởi và sùng mộ Thiên Chúa. Nhưng những khổ cực và thiếu thốn trong cuộc hành trình qua sa mạc đã dần dần khiến họ nản lòng : họ thường càu nhàu, đòi trở lại Ai cập, nhiều khi còn nổi loạn. Tuy nhiên Thiên Chúa kiên nhẫn đã dùng chính hoàn cảnh thiếu thốn ấy để giáo dục họ hiểu biết đâu là điều thiết yếu trong cuộc sống.
– Điều thiết yếu thứ nhất là đức tin : Ngài muốn họ tin rằng sự cứu rỗi của họ ở đàng trước chứ không phải ở đàng sau : đàng trước là Đất hứa, đàng sau là ách nô lệ Ai cập. Do đó họ có dám tin cậy vào Ngài để tiến tới phía trước không mặc dù hiện tại họ chỉ thấy toàn khổ cực thiếu thốn. Hay họ thà quay lại đàng sau để sống kiếp nô lệ với cơm thừa canh cặn ở Ai cập.
– Điều thiết yếu thứ hai là đức cậy : từ trước tới nay Thiên Chúa chăm lo cho họ đủ mọi điều : muốn bánh thì có manna, muốn thịt thì có chim cút. Nay Ngài để họ thiếu nước, thế là niềm trông cậy của họ lung lay, họ hỏi một cách thách thức “Có thực có Thiên Chúa hay không ?” Sở dĩ họ hỏi vậy là vì họ nghĩ rằng Thiên Chúa là một kẻ có nhiệm vụ lo lắng cho họ. Nói cách khác, họ coi Thiên Chúa như một người đối diện với họ (le vis à vis). Thực ra Thiên Chúa không phải là một người đối diện, dù người đó có quyền lực bao nhiêu đi nữa. Thiên Chúa còn hơn thế nhiều. Bài Tin Mừng hôm nay mạc khải Thiên Chúa thực ra là thế nào.
*2. Đáp ca (Tv 94)
Thánh vịnh này nhắc lại cuộc nổi loạn của dân do thái trong sa mạc khi họ thiếu nước. Chỉ vì khó khăn trước mắt, họ đã quên hết biết bao việc kỳ diệu mà Thiên Chúa đã làm cho họ. Thánh vịnh kêu mời con người nhớ lại những ơn lành của Thiên Chúa. Đó chính là những tiếng kêu gọi của Ngài, mỗi người hãy nhận ra và ngoan ngoãn đáp lại.
*3. Bài Tin Mừng (Ga 4,5-42)
– Đức Giêsu ban đầu xin người phụ nữ Samaria cho Ngài uống nước, sau đó tự mặc khải Ngài chính là Nước trường sinh “Ai uống nước này sẽ không bao giờ khát nữa. Và nước tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên đem lại sự sống đời đời”.
– Qua lời trên, Đức Giêsu cho biết Thiên Chúa không phải là một kẻ đối diện mà là Đấng muốn ở tận trong con người chúng ta, để làm thành một nguồn nước vọt ra sự sống muôn đời. Ai tin vào Ngài và trông cậy nơi Ngài thì có Ngài ở trong người ấy. Ngài ấy sẽ có một sức sống phong phú chẳng những cho chính bản thân mà còn cho người khác nữa.
– Câu chuyện người phụ nữ Samaria là một thí dụ điển hình : Khi bà đã tin vào Đức Giêsu thì bà trở thành người loan Tin Mừng cho những người khác trong làng. Những người này ban đầu tin vì nghe theo lời chị. Nhưng sau đó trong lòng họ cũng có một nguồn nước sống. Họ nói “Không còn phải vì lời chị kể mà chúng tôi tin. Quả thật, chính chúng tôi đã nghe và biết rằng Ngài thật là Đấng cứu độ trần gian” : Đức Kitô đã cự ngụ ngay trong lòng họ.
*4. Bài Thánh thư : Rm 5,1-2.5-18
Thánh Phaolô là người đã sống cái cảm nghiệm của người phụ nữ Samaria. Từ khi tin Đức Kitô, ngài đã nói “Không phải tôi sống mà Đức Kitô sống trong tôi”. Với Đức Kitô sống trong mình, thánh Phaolô đã trở thành một nguồn nước phong phú cứ muốn vọt ra. Ngài đi khắp nơi loan báo Tin Mừng về Đức Giêsu Kitô. Mặc dù gặp bao gian khổ, Ngài không thể không loan báo Tin Mừng ấy được.
Phaolô diễn tả nguồn nước sống trong con người là :
– Thánh Thần : “Thiên Chúa đã đổ tình yêu của Ngài vào lòng chúng ta, nhờ Thánh Thần mà Ngài ban cho chúng ta” (câu 5).
– Ơn sủng của Thiên Chúa ban nhờ Đức Giêsu : “Ơn sủng nhờ một người duy nhất là Đức Giêsu Kitô, còn dồi dào hơn (tội lỗi do Adam) biết mấy cho muôn người” (câu 15)
*IV. GỢI Ý GIẢNG
*1. Những nỗi khát khao
Chúng ta khao khát rất nhiều điều :
– Khao khát chân lý vì cuộc sống nhiều gian dối
– Khao khát tự do trong một xã hội nhiều trói buộc
– Khao khát công bình trong một môi trường đầy dẫy bất công
– Khao khát yêu thương trong cuộc đời nhiều thù hận
– Khao khát hạnh phúc trong cảnh sống bất hạnh
– Khao khát niềm tin giữa cảnh đời nhiều nghi kỵ…
– v.v.
Tất cả những khao khát đó đều là biểu hiện của một khát vọng thâm sâu : “Linh hồn con khao khát Chúa Trời hằng sống”.
*2. Chiếc vò nước được bỏ lại
“Bên bờ giếng, có một khách bộ hành mỏi mệt dừng chân. Chân lý đã vọt lên từ những lời ông ta nói. Cũng bên bờ giếng đó, người phụ nữ nọ đã để lại cái vò nước của mình, bởi từ nay nó chẳng giúp gì cho chị đón nhận hồng ân Thiên Chúa ban. Cái vò nước bỏ quên đó sẽ mãi mãi nói với chúng ta về một người phụ nữ mà số phận từng bị giam hãm trong đủ thứ công việc hằng ngày, trong những quan hệ chẳng tới đâu với một loạt đời chồng, nay bỗng tìm thấy ý nghĩa cho đời mình qua cuộc gặp gỡ với Đức Giêsu, qua những trao đổi với Người (…)
Như thế, chính qua những chuyện của đời thường như ăn, uống, cuộc sống chung với một người đàn ông, cố gắng quay về với Thiên Chúa… mà con người nghe được tiếng nói của Thánh Thần. Nhưng ở đây và lúc này, Người lại đến như một ân ban qua những bất trắc khôn lường của lời nói, qua thái độ chân thành của các bên đối thoại, qua những khoảnh khắc thinh lặng để cho chân lý lên tiếng nói” (J.Cl. Giroud, được trích dịch bởi Fiches dominicales, năm A, trang 86).
*3. Thờ phượng trong thần khí và sự thật
Những người Samari thờ phượng Thiên Chúa trên núi Garizim. Những người do thái thờ phượng Thiên Chúa trên núi Sion. Và hai bên tranh cãi với nhau, thù ghét nhau.
Phải chăng đó là những chuyện đời xưa ? Không. Ngày nay vẫn có những người chỉ muốn dự Thánh lễ ở nhà thờ này chứ không phải nhà thờ nọ ; và có rất nhiều người chỉ thờ phượng Thiên Chúa trong nhà thờ mà thôi.
Đức Giêsu nói với người phụ nữ Samari : “Đã đến giờ – và chính là lúc này – những người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng trong thần khí và sự thật”. Thờ phượng “trong thần khí” là thờ phượng theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần ; thờ phượng “trong sự thật” là thờ phượng với tâm tình kết hợp với Đức Giêsu, Đấng đã xưng mình là đường, là sự thật và là sự sống.
*4. Nước
Nước vô cùng thiết yếu cho sự sống. Không có nhà cửa, áo quần, người ta vẫn có thể sống. Không có ăn, người ta vẫn còn sống một thời gian khá dài. Nhưng không có nước, người ta sẽ chết sau một vài ngày.
Bởi thế, khi nói về Thiên Chúa, Thánh Kinh thích dùng hình ảnh nước : Sách Sáng thế mô tả vườn địa đàng có một con sông tỏa ra 4 nhánh mang nước đi nuôi sống các sinh vật ở 4 phương trời. Tổ tông loài người sống trong khu vườn dồi dào nước ấy đã rất hạnh phúc. Nhưng rồi khi nguyên tổ phạm tội và bị đuổi khỏi vườn địa đàng thì cuộc sống vô cùng vất vả trên đất đai khô cằn sỏi đá. Ngụ ý của tác giả đoạn sách Sáng thế ấy là : khi con người sống trong tình thân với Thiên Chúa thì cũng giống như sống bên nguồn nước tươi mát ; còn khi họ tách rời Thiên Chúa thì phải khốn khổ như đang ở trong sa mạc khô cằn. Vì thế sách Khải huyền khi muốn diễn tả hạnh phúc thời cứu độ đã vẽ lên hình ảnh một thành Giêrusalem mới, trong đó cũng có một dòng sông hằng sống, nước sông tưới mát một cây hằng sống làm cho nó trổ sinh hoa quả suốt 12 tháng quanh năm, trái cây cho người ta ăn, và lá cây dùng làm thuốc chữa hết mọi chứng bệnh.
*5. Những thứ nước
Người thiếu phụ xứ Samari mặc dù đang ở bên giếng nước nhưng cõi lòng vẫn khát khao. Nàng thèm khát một tình nghĩa đậm đà. Nàng tưởng rằng tình đời sẽ thỏa mãn được cơn khát ấy nên nàng đã lăn xả vào những cuộc phiêu lưu tình ái. Nhưng đã trải qua 5 đời chồng rồi, nay đã là đời chồng thứ 6 mà nàng vẫn còn khát. Chỉ sau khi gặp được Đức Giêsu, trò chuyện với Ngài và được Ngài ban cho thứ nước siêu nhiên là tình nghĩa với Chúa thì nàng mới hết khát. Nàng còn chạy vào làng rủ thêm nhiều người đến với Đức Giêsu, nguồn nước hằng sống đích thực.
*6. Thánh vịnh 42
“Như nai rừng mong mỏi
Tìm về suối nước trong
Hồn con cũng trông mông
Tìm đến Ngài, lạy Chúa”
*7. Chuyện minh họa
Ngày xửa ngày xưa có một người ăn mày ngồi bên vệ đường để ăn xin, bên cạnh ông là một túi vải đựng vỏn vẹn vài hạt lúa. Bỗng ông thấy chiếc xe chở Nhà Vua đang đi tới. Ông mừng lắm, tự nhủ rằng thế nào Nhà Vua cũng bố thí nhiều tiền cho ông. Ông chạy ra đón đường
– Muôn tâu bệ hạ, xin dủ lòng thương xót bố thí cho kẻ thần dân nghèo khổ này một ít tiền để sống qua ngày.
Nhà vua xuống xe, đến gần người ăn mày, và nói một câu khiến ông hết sức ngạc nhiên và thất vọng :
– Ông có thể dâng cho hoàng thượng của ông một món quà gì không ?
Không cách nào từ chối được, người ăn mày lục lọi trong túi vải một hạt lúa nhỏ nhất đưa cho nhà vua.
Khi nhà vua đi rồi, người ăn mày tiếc rẻ mở túi vải ra đếm lại số hạt lúa của mình. Lạ thay, thay vào chỗ hạt lúa đã cho đi là một hạt vàng sáng lóng lánh, cũng bằng y hạt lúa ấy. Lúc đó người ăn mày vô cùng tiếc rẻ : phải chi mình cho hết những hạt lúa đi thì bây giờ mình đã có một túi đầy những hạt vàng !
Ý nghĩa chuyện này :
– người xin trở thành người cho và người cho trở thành người nhận, như Đức Giêsu và người phụ nữ Samaria vậy.
– chính lúc cho đi là lúc nhận lãnh ; chính khi xẻ chia là khi trở nên giàu có.
*V. LỜI NGUYỆN CHO MỌI NGƯỜI
CT : Anh chị em thân mến
Chúa ban cho chúng ta những phương thế tuyệt hảo để chữa lành vết thương tội lỗi trong tâm hồn : đó là ăn chay hãm mình, siêng năng cầu nguyện và chia sẻ cơm áo cho những anh chị em nghèo khổ bất hạnh. Tin tưởng vào ơn Chúa trợ giúp, chúng ta cùng dâng lời cầu nguyện.
1- Nước hằng sống Đức Giêsu ban chính là Mặc Khải / là lời giáo huấn / là Thánh Thần của Ngài / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho mọi thành phần trong Hội Thánh / để nhờ Chúa Thánh Thần soi sáng / mọi người biết thành tâm trở về cùng Chúa / để đền bù những tháng ngày bội nghĩa vong ân.
2- Hằng năm / ở nhiều nơi trên thế giới / đặc biệt là tại những vùng đang có chiến tranh / đang gặp thiên tai / dù được cứu trợ khẩn cấp / vẫn có một số khá đông người bị chết vì đói khát / vì bệnh tật / do phải uống nước bị ô nhiễm trầm trọng / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho những ai đang gặp hoạn nạn / được giúp đỡ đầy đủ và kịp thời.
3- Chúa đã ban cho người kitô hữu Mùa Chay thánh để đổi mới đời sống / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho hết mọi tín hữu / biết chuyên tâm cầu nguyện và làm nhiều việc lành phúc đức.
4- Giảm bớt chi tiêu ăn uống / để chia cơm xẻ áo cho những anh chị em đói rách nghèo nàn / là ưu tiên số một của người kitô hữu trong Mùa Chay này / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho cộng đoàn giáo xứ chúng ta / biết thực thi bác ái / không những trong việc lớn / mà còn trong những chuyện nhỏ của đời sống hằng ngày.
CT : Lạy Chúa Giêsu, Chúa dạy chúng con phải thờ phượng Chúa Cha trong thần khí và sự thật. Xin cho tất cả chúng con biết thờ phượng Chúa cho phải đạo làm con. Chúng con cầu xin…
CHÚA NHẬT III MÙA CHAY-A
KHÁT KHAO TÌM NƯỚC HẰNG SỐNG- Lm. Giuse Đinh Lập Liễm
Trong sa mạc khô cháy, nước là một nhu cầu khẩn thiết cho cuộc sống. Dân israel thiếu nước trầm trọng trong sa mạc. Thiên chúa đã thỏa mãn nhu cầu của họ bằng cách truyền cho ông maisen lấy gậy đập vào tảng đá, nước tuôn trào lai láng cho dân và đàn gia súc giãn cơn khát (bài đọc 1). Tuy nhiên, nước đó mới là nước vật chất làm thỏa mãn thể xác được chốc lát, đức giêsu tại bờ giếng giacóp còn giới thiệu cho người phụ nữ samaria một thứ nước khác, một thứ nước uống vào sẽ không bao giờ khát nữa, nước đó là nước hằng sống. Chúa sẽ ban thứ nước ấy cho những ai biết tin nhận đức giêsu vì chính ngài là nguồn nước trường sinh.
Ai trong chúng ta mà không khát nước ? Không có nước con người không thể sống được. Vì vậy người ta đang có nỗ lực tạo ra những nguồn nước sạch cung cấp cho cuộc sống hằng ngày, và nhu cầu tiêu thụ nước càng ngày càng tăng, càng cấp bách. Nhưng đó chỉ là nước vật chất nhằm thỏa mãn nhữnng cơn khát của thân xác, uống vào vẫn còn khát.
Ngòai ra, người ta còn những cơn khát khác, đó là khát vọng tinh thần, những khát vọng vô biên, cần phải được thỏa mãn. Như trường hợp người phụ nữ samaria, mặc dù ở bên giếng nước mà cõi lòng vẫn còn khát và cơn khát ấy chỉ có thể được thỏa mãn bằng một thứ nước siêu nhiên là nước hằng sống mà chúa giêsu ban cho. Chúng ta cũng hãy khao khát đi tìm chúa là nguồn nước hằng sống để được thỏa mãn cơn khát vọng vô biên, như đàn nai tìm đến suối nước trong, vì chính chúa mới có thể thỏa mãn được mọi khát vọng của con người :
Chỉ trong thiên chúa mà thôi
Hồn tôi mới được nghỉ ngơi yên hàn. (Tv 61,2)
*B. Tìm hiểu lời Chúa.
+ Bài đọc 1 : Xh 17,3-7.
Thiên Chúa yêu thương dân israel, đã chọn họ làm dân riêng của ngài, nên đã giải phóng họ khỏi ách nô lệ của người ai cập. Trên cuộc hành trình về đất hứa, ngài đã nuôi dân bằng manna và chim cút, nhưng sau đó dân chúng thiếu nước uống. Họ cằn nhằn trách móc ông maisen, họ nổi lọan định ném đá ông và định quay trở về ai cập. Chúa đã can thiệp cho dân có nước uống. Theo lệnh của chúa, ông maisen lấy gậy đập vào tảng đá ở horeb, nước liền chảy ra lai láng, dân chúng và đàn vật được uống thỏa thuê. Cũng chính nơi này, ông maisen gọi là meriba và massa, có nghĩa là nơi dân israel đã nổi lọan và thử thách chúa.
Nhờ sự kiện này mà dân tin tưởng là thiên chúa luôn hiện diện bên họ, nâng đỡ họ, bênh vực họ và đưa họ về đất hứa chảy sữa cùng mật.
+ Bài đọc 2 : 5,1-2.5-18.
Trong thư gửi cho tín hữu rôma thánh phaolô cho biết : tình yêu thiên chúa là nền tảng niềm cậy trông. Dù gặp bao gian nan thử thách trong cuộc sống, ngài luôn tin tưởng vào đức kitô, chấp nhận tất cả để chỉ có một khát vọng là loan báo tin mừng cho lương dân… khi đã được trở lại với chúa, ngài chỉ còn biết sống cho chúa kitô, đồng lao cộng khổ với ngài, cố gắng trở nên đồng hình đồng dạng với ngài nên đã nói :”tôi sống, nhưng không phải là tôi, mà đức kitô sống trong tôi”. Với đức kitô sống trong mình, thánh phaolô đã trở nên một nguồn nước phong phú cứ muốn vọt ra. Niềm khao khát rao giảng đức kitô cho người khác đã thúc bách ngài :”caritas christi urget me”.
+ Bài tin mừng : ga 4,5-42.
Bản văn tin mừng hôm nay là một trong những đọan hay nhất và đẹp nhất của tin mừng theo thánh gioan. Ở đây ghi lại một cách thi vị và đầy tình người cuộc gặp gỡ giữa đức giêsu và người phụ nữ ở giếng giacóp. Không ngờ, ban đầu đức giêsu xin người phụ nữ samaria cho nước uống, rồi qua câu chuyện trao đổi, ngài lại mạc khải cho chị ta một thứ nước uống, uống vào sẽ không bao giờ khát, đó chính là nước trường sinh :”ai uống nước này sẽ không bao giờ khát nữa. Và nước tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên đem lại sự sống đời đời”(ga 4,13).
Qua lời hứa trên, đức giêsu cho biết thiên chúa không phải là một kẻ đối diện, không chỉ ở núi garazim hay trong đền thờ giêrusalem nữa, mà ở ngay trong chính con người chúng ta, làm thành một nguồn nước vọt ra sự sống đời đời. Hãy tin tưởng và trông cậy vào ngài vì chính ngài là nguồn nước trường sinh.
Qua câu chuyện trên, không những chị phụ nữ samaria đã nhận biết đức giêsu là đấng cứu thế, chị còn loan báo cho dân làng nhận biết đức giêsu là đấng mang lại ơn cứu độ, vì họ đã được mắt thấy tai nghe, không cần phải dựa vào lời chị phụ nữ nữa. Chúng ta cũng phải đi loan báo đức giêsu cho những người khác như vậy.
*C. Thực hành lời Chúa.
Niềm khát vọng của chúng ta.
*I. Đức Giêsu hứa ban nước hằng sống.
*1. Tình hình tại vùng Samaria.
Vào thời đức Giêsu, xứ Palestina kéo dài từ bắc xuống nam dài gần 200 cây số, chia thành ba vùng : phía bắc là galilea, phía nam là giuđêa, và giữa hai phần đó là samaria. Con đường ngắn nhất từ giuđea đến galilea là đi ngang qua xứ samaria, mất khỏang ba ngày. Nếu muốn tránh samaria thì phải đi đường vòng qua sông giorđan thì xa gấp đôi. Đức giêsu đã chọn đi con đường ngắn này.
Người Samaria nguyên gốc là người do thái, nhưng do cuộc sống chuyển biến, họ có nhiều liên hệ với ngọai bang nên bị người do thái cho là lai căng, thậm chí là bội giáo, và thường khinh thị, không muốn giao tiếp. Vì thế, luật sĩ do thái quen nói :”nước người samaria ô trọc hơn tiết heo”.
Nghe tin gioan tẩy giả bị bắt giam, đức giêsu quyết định rời giuđea, vì biệt phái tỏ ra ghen tức, nghi kỵ, phản kháng (ga 4,1). Ngài đã dùng con đường ngắn nhất để đi đến miền galilêa là đi ngang qua samaria. Đức giêsu đã làm một cuộc hành trình đi galilêa theo như gioan viết :”đức Giêsu tới thành gọi là kikha thuộc xứ samaria, gần phần đất giacóp đã cho con là giuse, ở đó có giếng giacóp, đức giêsu đi đường mệt, nên ngồi nghỉ trên miệng giếng, lúc đó vào khỏang giờ thứ sáu”(ga 4,5-6).
*2. Đức Giêsu xin nước uống.
Giếng Gacóp này sâu 32 mét, phải có dây và gầu mới múc được nước. Đức Giêsu đang ngồi nghỉ mệt trên miệng giếng thì có một người phụ nữ ra múc nước. Ngài nói với chị ta :”cho tôi chút nước uống”. Câu nói này có vẻ tự nhiên, nhưng theo tục lệ lúc bấy giờ thì thật lạ tai đối với nhiều người và không thể chấp nhận được. Đức giêsu biết thế ngài điềm nhiên phá bỏ tập tục đó. Đây là lần đầu tiên, song không phải là lần cuối. Các ttông đồ cũng ngạc nhiên về chuyện này.
Còn đối với chị phụ nữ này, lời nói của đức Giêsu cũng làm cho chị ta kinh ngạc, quay lại hỏi :”tôi là người samaria và ông là người do thái, sao ông lại xin tôi cho ông uống nước”? Tác giả gioan giải thích cho những độc giả hy lạp của ngài rằng : người do thái và samaria vốn không giao tiếp với nhau. Đức giêsu đã trả lời với chị ta :”nếu chị nhận ra ân huệ thiên chúa ban và ai là người nói với chị : cho tôi chút nước uống với, thì hẳn chị đã xin, và người ấy ban cho chị nước hằng sống”.
*3. Đức Giêsu ban nước hằng sống.
Chị phụ nữ còn đang thắc mắc về câu nói của ngài, đức giêsu trả lời tiếp cho chị :”ai uống nước tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa. Và nước tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sử sống đời đời”(ga 4,4,14). Chị ta nói với đức giêsu :”thưa ngài, xin cho tôi thứ nước ấy, để tôi hết khát và khỏi phải đến đây lấy nước”(ga 4,15).
Qua câu chuyện trao đổi giữa đức giêsu và chị phụ nữ này, ngài đã tiết lộ cho chị : chính ngài là đấng messia, gọi là đức kitô. Chính ngài sẽ ban cho chị và mọi người nước hằng sống. Ngòai ra, ngài còn mạc khải một điều mới mẻ về việc tôn thờ : việc tôn thờ thiên chúa này khác với quan niệm của biệt phái và quan niệm của người thời bấy giờ :”đã đến giờ và chính là lúc này, những kẻ tôn thờ đích thực, sẽ thờ chúa cha trong tinh thần và chân lý. Đó chính là những ngưởi tôn thờ mà chúa cha muốn” (ga 4, 23).
*4. Mục đích của câu truyện.
Phải chăng thánh sử gioan dùng mẩu truyện người phụ nữ này cốt ý cho mỗi người chúng ta đặt lại vấn đề đức tin của cá nhân mình. Mỗi người chúng ta, dù nam hay nữ, dù trong trạng thái nào của cuộc sống, có thể là một người phụ nữ samaria, chúng ta cần gặp và trực diện với đức giêsu.
Có một câu nói trong sách của hồi giáo như sau :”khát thì tìm nước, nhưng nguồn nước cũng đi tìm người khát”. Đức giêsu là nguồn nước sự sống người tìm đến với mọi người chúng ta. Để tiến sâu vào con đường khám phá đức tin, chúng ta phải vượt qua được hiện cảnh của mình, như người phụ nữ, đào sâu vào quá khứ tội lỗi, nhận thực ra mình là ai. Và đó là giây phút được giải thóat, được thứ tha, được yêu thương, được nhận ra nguồn sống mới. Muốn bắt đầu cuộc hành trình đức tin thực sự, chúng ta phải cất bước đi tới.
*II. Niềm khao khát của tâm hồn tôi.
*1. Khao khát nước uống thường ngày.
Kinh nghiệm cho thấy nước vô cùng thiết yếu cho đời sống. Thiếu nhà cửa, quần áo, người ta vẫn sống được, thiếu thức ăn người ta cũng có thể sống được một thời gian dài, nhưng không có nước, người ta sẽ chết sau một vài ngày.
Khi dựng nên vườn địa đàng, sách thánh cho chúng ta biết, thiên chúa đã làm nên một con sông chẻ ra bốn nhánh để tưới tiêu cho sinh vật. Ông bà tổ tiên adong evà đã dùng nước ngọt ấy cho đến khi phạm tội thì mất, đất đai lại trở nên khô cằn.
Theo những số liệu thu thập được, hiện nay nguồn nước lòai người thừa hưởng trên hành tinh này thật phong phú, vào khỏang 1,3 tỉ đến 1,4 tỉ kilômét khối, trong đó nước mặn ở đại dương chiếm 98,77%, hai băng đảo (bắc và nam cực) chiếm 1,19%, nước trên mặt đất liền chiếm 0,017%, nước ngầm chiếm 0,017% và hơi nước trong khí quyển 0,001%.
Theo báo cáo của tổng thư ký liên hiệp quốc, hiện nay có 1,2 tỉ người (1/4 dân số thế giới) không có đủ nước sạch để uống. Hằng năm có khỏang 15 triệu trẻ em dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển vì bệnh mà nguyên nhân trước tiên là dùng nước bẩn.
Nước uống đối với nhiều nước trên thế giới đang có nguy cơ bị thiếu vì việc lãng phí nước uống trở thành nghiêm trọng. Đặc biệt là nhiều bể nước ngọt bị các phế thải công nghiệp làm ô nhiễm. Nước uống tại một số nước châu aâu được cho vào chai lọ để bán, hà lan đã phải nhập nước uống từ thụy điển.
Các nhà khoa học cho rằng tới năm 2000, số dân tăng nhanh, sẽ dùng hết một nửa tổng số nước ngọt có trên quả đất. Và có thể năm 2040, với việc tăng dân số lên gấp đôi, tòan số nước ngọt dự trữ sẽ không còn nữa (báo đại đòan kết, số 8, th 3/97, tr 6).
Hiện nay việt nam chúng ta cũng thiếu nước sạch bởi vì nhiều nguồn nước đã bị các chất thải của các nhà máy công nghiệp làm ô nhiễm, nhiều nơi đã trở nên trầm trọng. Để giải quyết cấp thời, nhiều người đã sản xuất nước tinh khiết đóng chai đem bán trên thị trường, cung cấp nước sạch để tránh bệnh tật. Việc uống nước tinh khiết đóng chai, đóng thùng hiện nay đã trở nên phổ biến, ngay cả vùng nông thôn.
*2. Những khát vọng tinh thần.
Con người muốn vươn lên, muốn đạt tới hạnh phúc nhưng hạnh phúc còn xa tầm tay. Đồng ý rằng đã có những mảnh hạnh phúc, mỗi người có thể hưởng hạnh phúc ấy trong hòan cảnh cụ thể của mình như “được hoa mừng hoa, được nụ mừng nụ”, nhưng con người chưa thỏa mãn được những thứ hạnh phúc ấy, muốn vươn lên tới hạnh phúc tuyệt đối vĩnh cửu. Vì vậy, con người luôn có nhiều khát vọng, muốn cho mọi sự tốt đẹp được xẩy ra như :
– khát khao chân lý vì cuộc sống đầy gian dối.
– khao khát tự do trong một xã hội nhiều trói buộc.
– khao khát công bình trong một môi trường đầy dẫy bất công.
– khao khát yêu thương trong cuộc đời nhiều thù hận.
– khao khát hạnh phúc trong cảnh sống bất hạnh.
– khao khát niềm tin giữa cảnh đời đầy nghi kỵ.
– v.v….
Tất cả những khao khát đó đều là biểu hiện của một khát vọng thâm sâu “linh hồn con khao khát chúa trời hằng sống”.
Chúng ta hãy nhìn vào phụ nữ samaria, mặc dù đang ở bên giếng nước nhưng cõi lòng vẫn khát khao. Nàng thèm khát một tình nghĩa đậm đà. Nàng tưởng rằng tình đời sẽ thỏa mãn được cơn khát ấy nên nàng đã lăn xả vào những cuộc phiêu lưu tình ái. Nhưng đã trải qua 5 đời chồng rồi, nay đã là đời chồng thứ sáu mà nàng vẫn còn khát. Chỉ sau khi được gặp đức giêsu, trò truyện với ngài và được ngài ban cho thứ nước siêu nhiên là tình nghĩa với chúa thì nàng mới hết khát. Nàng còn chạy vào làng rủ thêm nhiều người đến với đức giêsu, nguồn nước hằng sống đích thực (lm carôlô, sợi chỉ đỏ a, tr 114).
Truyện : Erman Coen.
Erman coen được mệnh danh là Augustinô của thời đại chúng ta. Ngài là một người do thái rất giầu có. Thời trai trẻ, ngài chỉ biết ăn chơi và chạy theo thế gian. Ngày kia, ngài từ chối tất cả và xin vào tu viện…
Trong buổi giảng mùa vọng tại nhà thờ đức bà cả ở paris, ngài nói : “tôi đã đi khắp mặt đất, tôi đã yêu thế gian, tôi đã biết thế giới, và tôi đã học được rất nhiều : không có hạnh phúc ở trên thế gian này. Nhưng tôi cũng như nhiều người khác đã vào tìm nó nơi không có. Tôi đã tìm nó ở những nơi tôi tưởng nó có, ở những nụ cười, ở những cuộc giải trí, ở những ngày lễ, ở nơi vàng bạc, ở nơi sắc đẹp…
Ôi lạy chúa, điều con mong ước mọi giờ, mọi ngày con đã tìm ở đâu ? Và con đã tìm được nó trong chúa và tình yêu chúa”.
*3. Khao khát đi tìm Chúa.
Ước vọng của con người không bao giờ được thỏa mãn vì con người vẫn muốn vươn lên đến cái gì tuyệt đối, mà ở trần gian này không có cái gì là tuyệt đối, tất cả chỉ là tương đối, hay nói đúng hơn : tất cả là hư vô ! Tìm trong hư vô thì chẳng tìm được gì cả !
Tác giả thánh vịnh 42 đã mô tả lòng con người luôn muốn hướng về chúa, muốn tìm đến chúa để được thỏa mãn tâm hồn như đàn nai giải khát bên dòng suối :
Như nai rừng mong mỏi
Tìm về suối nước trong.
Hồn con cũng trông mong
Tìm đến ngài, lạy chúa.
Thánh Augustinô đã đi tìm chúa trong mọi nơi mà không thấy, tâm hồn ngài bị chao đảo như con thuyền giữa sóng gió biển khơi. Sau khi đã trở lại với chúa, ngài đã phải nói :”lạy chúa, chúa dựng nên con cho chúa, linh hồn con luôn khắc khỏai cho đến khi được nghỉ yên trong chúa”. Chỉ có chúa mới thỏa mãn được những khát khao của con người. Đúng như tv 61 nói :
Chỉ trong thiên chúa mà thôi,
Hồn tôi mới được nghỉ ngơi yên hàn. (Tv 61,2)
Truyện : Thiên Chúa là gì ?
Nhiều người đến gặp một thiền sư nổi tiếng để trình bầy với ông ta rằng : chúng tôi được sai đến để xin ông nói cho chúng tôi biết rõ : Thiên chúa là gì ?
Nhà hiền triết trả lời :
– Để tôi suy nghĩ rồi 8 ngày sau hãy trở lại.
Tám ngày trôi qua, họ trở lại thì vị thiền sư bảo :
– Hãy trở lại 8 ngày sau nữa.
Đúng 8 ngày sau họ quay trở lại và cũng nhận được câu trả lời như thế.
Cuối cùng quá bực mình vì cứ nghe một câu trả lời như nhau nên họ mới mỉa mai hỏi ông ta rằng :
– Cho đến lúc nào ông biết nói với họ câu : “tám ngày sau hãy trở lại”.
Chính lúc đó vị thiền sư mới nghiêm mặt nói với họ :
– Tôi sẽ trả lời như thế mãi với các ông bao lâu còn hỏi tôi câu hỏi đó. Riêng tôi, tôi biết chắc rằng có thiên chúa. Người hiện hữu, nhưng tôi không thể và không bao giờ có thể nói được ngài là gì (quê ngọc, dấu ấn tình yêu, tr 18).
Thiên Chúa đâu có phải là đối tượng để lý trí con người tìm hiểu như một sự vật. Ngài là đấng siêu việt, vượt trên mọi lý trí phàm nhân, ngài là đấng vô ngôn (ineffabilis) nghĩa là không thể dùng lời nói mà diễn tả được.
Ngay trong phạm vi tình yêu, người ta cũng chưa định nghĩa được tình yêu là gì, mà chỉ có thể cảm nghiệm được tình yêu. Cứ yêu đi thì mới biết tình yêu là gì như thánh augustinô đã nói “ama et fac quod vis : cứ yêu đi rồi làm gì thì làm, nghĩa là sẽ hiểu được tình yêu.
Sở dĩ con người thời nay khó chấp nhận và khó tiếp cận được với thế giới siêu linh, với các chân lý tôn giáo là vì lòng trí họ chỉ muốn dừng lại trên những sự kiện vật chất bên ngòai để tìm hiểu tư duy hoặc chỉ dựa vào khả giác để lý giải mọi sự. Đó cũng là trường hợp của người phụ nữ samaria khi nghe chúa nói đến “nước hằng sống”, “nước siêu nhiên” thì chị ta không thể hiểu và chỉ nghĩ tới nước tự nhiên để uống. Hoặc các môn đệ đi mua thức ăn về mời chúa dùng thì chúa nói đến một thứ lương thực thiêng liêng cần hơn, các ông không hiểu và chỉ nghĩ đến các thức ăn thể xác. Do đó, với lối suy nghĩ quá vật chất, quá giới hạn trong không gian và thời gian thì con người mãi mãi cho các chân lý tôn giáo là phi lý, khó chấp nhận và không bao giờ có thể mở mắt nhận ra được sự hiện diện của thiên chúa.
Với con mắt xác thịt, không bao giờ chúng ta có thể tìm thấy chúa vì chúa là đấng tuyệt đối siêu việt, ngài không ở đó ở đây cho ta trông thấy, nhưng với con mắt đức tin chúng ta có thể tìm thấy chúa trong tha nhân, vì tha nhân là chúa. Ta xử đối thế nào với tha nhân là ta xử đối thế ấy với chúa. Trong ngày chung thẩm chúa sẽ xét xử chúng ta về điều này :
Truyện : Tha nhân là Chúa.
Một đêm trăng nọ, nhìn qua cửa sổ, một tu sĩ già bỗng nhìn thấy một thiên thần đang ngồi viết trên một cuốn sách vàng. Lòng tràn ngập hân hoan, vị tu sĩ rón rén đến gần và lớn tiếng hỏi:
– Ngài đang viết gì trong quyển sách này thế ?
– Ta đang ghi những ai yêu mến thiên chúa.
Vừa lo lắng vừa hồi hộp, vị tu sĩ mới hỏi xem tên mình có trong sách không. Thiên thần giở từng trang, chăm chú đọc từng hàng nhưng không thấy tên ông. Thế nhưng điều đó không làm cho vị tu sĩ thất vọng, ông nói với thiên thần :
– Xin ngài vui lòng ghi tên tôi như một thầy dòng lúc nào cũng yêu mến tha nhân.
Thiên thần chiều ý ông. Thế là tên ông được ghi vào sổ vàng.
Sau khi vị tu sĩ già qua đời, xem lại nhật ký của ông, người ta thấy dòng chữ đầu tiên trong nhật ký chí là câu trích dẫn thư 1ga 4,20:”nếu ai nói mình yêu mến chúa mà lại ghét anh em mình thì đó là kẻ nói dối, vì kẻ không yêu mến người anh em nó thấy đó, tất không thể yêu mến thiên chúa mà nó không thấy”. Tiếp theo lời trích dẫn vị tu sĩ ghi chú :”tôi đi tìm kiếm linh hồn tôi, nhưng tôi không thấy; tôi đi tìm thiên chúa, nhưng thiên chúa vượt thóat khỏi tôi; tôi đi tìm người anh em, tôi đã gặp được thiên chúa và linh hồn tôi”(trích mỗi ngày một tin vui).
CHÚA NHẬT III MÙA CHAY-A
NHỊP CẦU THIÊNG LIÊNG– ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt
Từ khi cầu Mỹ Thuận được đưa vào sử dụng, con đường về miền Tây như ngắn lại, đôi bờ sông Tiền gần gũi nhau hơn. Đời sống thần linh và đời sống phàm trần cũng như hai bờ sông cách xa vời vợi. Cần có những nhịp cầu nối liền dòng sông thiêng liêng giúp con người đi về gặp gỡ Thiên Chúa.
Hôm nay, khi mở đầu câu chuyện với người phụ nữ Samaria, Đức Giêsu đã bắc những nhịp cầu nối liền dòng sông ngăn cách. Thái độ gần gũi của Người là nhịp cầu xoá đi biên giới ngăn cách chủng tộc, tôn giáo. Lời Người chính là nhịp cầu dẫn vào đời sống thần linh.
Đức Giêsu gặp người phụ nữ bên bờ giếng nước. Người phụ nữ nhìn Đức Giêsu bằng ánh mắt khinh miệt. Dưới mắt chị, đó chỉ là một gã Do Thái bẩn thỉu. Còn tệ hơn thế, anh chàng Do Thái này nghèo mạt rệp, đang đói khát, mệt mỏi rã rời, chỉ chờ chực xin ăn, xin uống. Chị hợm mình, vì chị có tất cả. Chị có giếng nước của tổ tiên. Đối với người Sêmít, có nước là có tất cả. Ở giữa vùng sa mạc mênh mông, nơi nào có nước, nơi ấy có sự sống. Vì nhờ có nước, cây cỏ mọc lên xanh tươi, gia súc có lương thực, con người mới sống được. Ai chiếm được nguồn nước, người ấy lập tức trở nên giàu có.
Người phụ nữ có giếng nước, có cả bình múc nước. Chị còn có gia đình. Chị còn có đền thờ vững chắc xây dựng trên núi Garidim, trách nào chị chẳng hợm mình.
Nhưng Đức Giêsu đã phá tan sự an thân giả tạo của chị. Người cho chị thấy giếng nước của chị chỉ là phù du, vì giếng nước ấy không cho nước hằng sống. Người cho chị thấy hạnh phúc gia đình mà chị đang có chỉ là hư ảo, vì hạnh phúc ấy xây dựng trên chỉ một mối duyên hờ. Người cho chị thấy niềm tin của chị vào đền thờ chỉ là ngụy tín, vì đền thờ chỉ là gạch đá vô hồn, không có Chúa ngự bên trong.
Trong phút chốc, chị trở nên thật nghèo nàn. Trước kia chị tưởng mình có tất cả. Nay chị thấy mình trắng tay. Trước kia chị tưởng mình giàu có. Nay chị nhận thức rõ mình thật nghèo nàn. Bóc đi tất cả những lớp vỏ phù du bọt bèo, chị thấy mình trơ trụi, khốn cùng. Nhưng từ đáy vực khốn cùng ấy một niềm tin nhen nhúm, một mạch suối trào dâng.
Chị chợt tỉnh ngộ. Những thứ mà trước kia chị tưởng là thành lũy che chở cuộc đời, hoá ra chỉ là những tảng đá ngăn chặn nguồn suối. Tháo gỡ đá đi rồi, mạch suối dào dạt trào tuôn.
Những thứ mà trước kia chị tưởng là nơi nương tựa êm ấm, hoá ra chỉ là tổ kén giam kín đời sâu. Trút bỏ được lớp vỏ xù xì cũ kỹ, sâu nay hoá bướm đẹp lộng lẫy, tự do bay tung tăng khắp chốn.
Thì ra, của cải, dục vọng, tôn giáo vụ hình thức là những tấm màn che mắt, không cho chị nhận ra Đấng Cứu Thế. Ta hãy trở lại phút đầu tiên, khi Đức Giêsu ngỏ lời xin nước. Lúc đó, bị các tấm màn che mắt, chị chỉ thấy một anh chàng Do Thái xấu xa, đói rách: “Ông là Do Thái mà lại xin nước tôi ư? “. Nhưng Lời Chúa như lưỡi gươm sắc bén, phá tan màn mây mù che mắt chị. Nhát gươm thứ nhất vung lên, một mảnh vảy mắt rơi xuống. Chị nhìn ra người đối diện “cao cả hơn tổ phụ Giacóp”. Nhát gươm thứ hai vung lên, một mảnh vảy nữa rơi xuống. Chị nhận ra Người là “một tiên tri”. Một nhát nữa vung lên, mảnh vảy cuối cùng rơi xuống. Chị nhận biết Đức Giêsu là Đấng Cứu Thế. Và chị tin vào Người.
Niềm tin trào dâng. Hạnh phúc trào dâng. Chị quên cả múc nước, quên cả bình, chạy về làng báo tin vui.
Chị để quên chiếc bình, vì chiếc bình từ nay trở nên vô dụng. Cùng với chiếc bình, chị bỏ lại cả giếng nước, cả người chồng hờ, cả ngôi đền thờ trống rỗng.
Lời Chúa như lưỡi gươm sắc bén chẻ đôi đời chị. Mảnh đời cũ để lại bên giếng, kho tàng của trần gian. Mảnh đời mới ngụp lặn trong dòng suối đức tin, kho tàng thiên quốc.
Lời Chúa là ngọn đèn soi đường. Nên chị bước đi những bước lẹ làng, vững chắc hướng về sự sống mới.
Lời Chúa là chiếc cầu đưa chị vào đời sống thần linh. Chị bỏ lại bên này cầu chiếc bình múc nước, vì bên kia cầu chị đã có mạch nước trường sinh. Chị bỏ lại bên này cầu mối duyên hờ, vì bên kia cầu chị đã găp được tình yêu đích thực. Chị bỏ lại bên này cầu ngôi đền thờ trống rỗng, vì bên kia cầu chị gặp được Đấng chị phải tôn thờ trong tinh thần và chân lý. Chị như cánh đại bàng bay bổng trên trời cao với những đường bay rất đẹp.
Về đại bàng, Cha Anthony de Mello kể một câu chuyện rất sâu sắc. Một người nông dân vào rừng, lượm được một trứng đại bàng. Anh đem về cho ấp chung với trứng gà. Ít lâu sau đại bàng nở ra cùng lũ gà con. Nó cứ tưởng mình là gà. Suốt ngày theo gà mẹ bới đất mổ sâu. Nó cứ sống kiếp gà như thế cho đến lúc già. Một hôm nó thấy trên trời xanh một con chim lớn khủng khiếp, cánh giang rộng như che kín cả bầu trời. Con chim bay thật cao và có những đường lượn thật là đẹp đẽ. Đại bàng ta kinh khiếp hỏi bác gà trống: “con gì mà khủng khiếp quá nhỉ”. “Đó là đại bàng. Đại bàng thuộc về trời cao. Chúng ta thuộc về đất thấp. Chúng ta chỉ là gà”. Đại bàng cứ sống kiếp gà như thế cho đến chết.
Người phụ nữ là cánh đại bàng. Chị đã trút bỏ mọi gánh nặng kéo trì đôi cánh, nên chị bay vút lên cao. Còn ta vẫn chỉ là loài gà. Ta vẫn còn bên này cầu. Những gì người phụ nữ bỏ lại, ta ôm lấy mang về. Ta vẫn còn ôm ấp những giấc mơ trần tục. Của cải, dục vọng vẫn là những tảng đá ngăn chặn dòng nước đức tin. Những ngụy tín, những ảo tưởng, những thứ đạo đức hình thức, giả hiệu vẫn còn che chắn không cho ta nhận biết chính mình. Và vì thế ta không bao giờ gặp được Chúa.
Xin lời Chúa như lưỡi gươm tách bạch trắng đen, để ta dứt lìa tội lỗi, thoát khỏi thói an tâm giả tạo, thói đạo đức hình thức. Xin lời Chúa tháo đi những tảng đá trì trệ, để dòng suối tin yêu khai thông, để nước mắt sám hối tuôn trào rửa sạch hồn ta. Và để tình yêu bừng nở đem cho ta hạnh phúc chân thật.
GỢI Ý CHIA SẺ
1) Đức Giêsu đã thành công trong việc đưa người phụ nữ Samaria về nhận biết chân lý. Ta có thể học hỏi được gì ở nơi Người để thành công trong việc truyền giáo?
2) Đang thoả mãn với vật chất, người phụ nữ Samaria chợt thấy thiếu thốn về mặt tâm linh. Đây là một cuộc hoán cải quan trọng, là một ơn Chúa ban. Bạn đã bao giờ được ơn sám hối để thấy khao khát đời sống tâm linh chưa?
3) Đã bao giờ bạn cảm thấy Đức Giêsu là nguồn suối trong lành, là nguồn mạch hạnh phúc của bạn?
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 4 PHỤC SINH (10/05/2025) .: TẬN HIẾN CHO ĐÀN CHIÊN (10/05/2025) .: CON CHIÊN CỦA CHÚA GIÊSU (10/05/2025) .: NGƯỜI MỤC TỬ (10/05/2025) .: NGƯỜI CHẾT VÌ YÊU (10/05/2025) .: VỊ CHỦ CHĂN NHÂN LÀNH (10/05/2025) .: A LÀ ĐẤNG CHĂN CHIÊN LÀNH (10/05/2025) .: AN TOÀN TRONG TAY THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: HÃY YÊU NHƯ LÒNG DẠ THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: TÔI BIẾT CHIÊN CỦA TÔI VÀ CHIÊN TÔI BIẾT TÔI (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH - MÙA XUÂN HỘI THÁNH (10/05/2025) .: TÔI CÓ THUỘC ĐOÀN CHIÊN CHÚA KHÔNG? (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH NHẬN BIẾT CHIÊN CỦA NGƯỜI (10/05/2025) .: KITÔ HỮU THAM DỰ SỨ VỤ MỤC TỬ CỦA CHÚA GIÊSU NHỜ CHỨC NĂNG VƯƠNG GIẢ (10/05/2025) .: KHÔNG AI CƯỚP ĐƯỢC KHỎI TAY TÔI (10/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam