Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 45
Tổng truy cập: 1376272
THÓI GIỮ ĐẠO THÀNH TÍCH
THÓI GIỮ ĐẠO THÀNH TÍCH
(Suy niệm của Lm. Giuse Đỗ Đức Trí)
Đã từ lâu, nền kinh tế xã hội, văn hóa giáo dục của chúng ta bị mắc vào căn bệnh, gọi là bệnh thành tích, cấp trên chỉ ngồi ở văn phòng và thỏa mãn với những con số báo cáo thành tích của cấp dưới, mà không biết thực tế như thế nào. Các báo cáo toàn là con số ảo, báo cáo láo và chỉ có dân chúng là người thiệt thòi thật, nghèo đói thật. Cũng nhiều lần từ Quốc Hội đến Trung Ương họp bàn và đưa ra kế hoạch chống lại bệnh thành tích này, nhưng dường như vẫn chưa có gì thay đổi, mà ngày càng trầm trọng hơn. Bệnh này không chỉ ở ngoài xã hội, mà có khi nó cũng đang âm thầm ảnh hưởng trong các sinh hoạt của các giáo xứ, giáo phận và giáo hội, khi người ta cũng thỏa mãn với một số công việc bác ái, mục vụ, truyền giáo và nhất là người ta thỏa mãn với các công trình xây dựng bên ngoài mà quên đến chất lượng đời sống đức tin của mình và của người tín hữu, thì đó cũng là bệnh thành tích.
Thời Chúa Giêsu, các Luật sĩ và Biệt phái là nhóm người lãnh đạo tôn giáo cũng đã mắc căn bệnh hình thức và thành tích này, chính vì thế đã nhiều lần Đức Giêsu đã thẳng thắn cảnh cáo lối sống đạo hình thức ở nơi những con người này. Họ giữ đạo không phải vì lòng yêu mến Chúa, họ chu toàn lề luật là để tỏ ra cho mọi người thấy sự thánh thiện hoàn hảo của mình, và họ làm các việc phúc đức là để phô trương với mọi người và để tính công tính điểm với Chúa. Vì thế nhiều lần chúa Giêsu đã không ngần ngại gọi những người này là đồ giả hình, là mồ mả tô vôi xanh đỏ bên ngoài, là kẻ nới rộng thẻ kinh, may dài tua áo đi đứng nghênh ngang để người ta bái chào.
Câu chuyện trong bài Tin Mừng cho thấy thái độ của hai người lên đền thờ cầu nguyện, một người thu thuế và một người biệt phái, người biệt phái khi lên đền thờ cầu nguyện, gọi là cầu nguyện nhưng thực ra anh ta lên đền thờ để đọc một bài báo cáo thành tích dài trước mặt Thiên Chúa và mọi người. Thái độ của anh rất nghênh ngang và tự mãn, anh đứng thẳng và nói: Lạy Chúa, tôi cảm tạ Chúa vì tôi không như bao kẻ khác: tham lam, bất công ngoại tình, hay như tên thu thuế kia, tôi ăn chay một tuần hai lần và dâng một phần mười hoa lợi của tôi. Kể ra như thế, cho thấy, bên ngoài cuộc sống của anh thật hoàn hảo tốt đẹp, nhưng đàng sau lời cầu nguyện ấy lại là một sự khoe khoang về thành tích của mình. Anh nhìn thấy mọi người chung quanh đều thua kém mình về đời sống đạo đức, anh thấy mình hơn hẳn mọi người về đời sống luân lý: Tôi không như bao kẻ khác: tham lam, bất công, ngoại tình. Anh còn so sánh mình và chà đạp lên danh dự và thân phận của người khác khi anh so mình: tôi cũng không như tên thu thuế đang quỳ đàng kia, so với việc đạo đức và đời sống của anh, thì người thu thế chỉ như rơm rác. Chưa dừng lai ở đó, bản báo cáo của anh còn trổi vượt khi anh kể lể: Tôi ăn chay một tuần hai lần, điều này vượt quá cả những đòi hỏi của lề luật, và dâng một phần mười hoa lợi, lại càng chứng tỏ rằng anh ta rất quảng đại để dâng cúng vào đền thờ, nhưng có lẽ anh chưa bao giờ biết chia sẻ và cho đi. Ở điểm này anh lại càng có dịp để hãnh diện với mọi người, và có địp để ném cái nhìn khinh miệt vào người thu thuế là kẻ chỉ biết tham lam vơ vét.
Thế nhưng bản báo cáo thành tích của người biệt phái này lại không phải là điều Chúa muốn nghe và muốn thấy. Điều Chúa muốn thấy và chờ đợi đó là một tâm hồn khiêm nhường, là những lời cầu nguyện chân thành phát xuất từ đáy lòng, từ con tim, và Chúa muốn thấy những tâm hồn dám đặt mình vào tay Thiên Chúa hơn là những người đặt mình vào những công việc mình đã làm. Trái lại người thu thuế đã có tâm tình khiêm nhường trước mặt Chúa, anh nhận thấy mình nhỏ bé và tội lỗi trước sự cao cả và thánh thiện của Thiên Chúa, anh không dám bước lên, không dám dứng thẳng, mà chỉ dám quỳ sấp mình ở đàng xa xa, và đấm ngực thú nhận về những sự bất toàn tội lỗi của mình: Lạy Chúa xin thương xót tôi là kẻ tội lỗi. Anh chẳng có công gì trước mặt Chúa, anh cũng chẳng làm được việc gì nổi bật trước mặt người đời, nhưng anh chỉ có một tâm hồn thống hối sâu xa, để xin sự thương xót tha thứ của Chúa. Chúa Giêsu đã kết luận: Người này ra về thì được nên công chính, còn người kia thì không. Vì ai nâng mình lên sẽ bị hạ xuống, còn ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên.
Thiên Chúa không ưa những kẻ kiêu căng ngạo mạn, Thiên Chúa ngoảnh mặt làm ngơ trước những kẻ cậy dựa vào bản thân, tiền bạc và của cải vất chất, Thiên Chúa không muốn nghe những lời khoe khoang khoác lác của những kẻ giả hình, trái lại Thiên Chúa yêu mến những người bé nhỏ khiêm nhường, và những người biết cậy trông vào tình thương của Chúa. Tác giả của sách Huấn Ca hôm nay đã đúc kết lại những cảm nghiệm của ông về Thiên Chúa, khi nói: Thiên Cúa là Đấng xét xứ, Ngài không thiên vị ai, Ngài không vị nể ai mà làm hại kẻ nghèo hèn, nhưng lắng nghe lời kêu xin của kẻ bị áp bức, người mồ côi góa bụa. Lời cầu nguyện của kẻ nghèo hèn thì vượt ngàn mây thẳm.
Thưa quý OBACE, bệnh thành tích, lối giữ đạo kể công, có thể nó cũng đang ảnh hưởng trong đời sống đạo của mỗi người, từ các linh mục đến người tin hữu, từ cấp Ban Hành Giáo đến cấp giáo xứ và giáo phận. Người ta rất dễ rơi vào tình trạng huênh hoang khoe khoang về thành tích của ban mình, của nhiệm kỳ mình, của giáo xứ mình, mà lại quên việc canh tân đời sống đức tin, thăng tiến đời sống đạo. Các linh mục rất dễ rơi vào tình trạng an phận với một vài công việc mục vụ của mình, tập trung nhiều vào những hình thức bên ngoài, những công trình vật chất nhiều hơn là xây dựng đời sống cộng đoàn, chú tâm đến những phần nổi mà không quan tâm thao thức về đời sống thiêng liêng, khi nghĩ rằng: tôi vẫn dâng lễ, tôi vẫn cử hành các bí tích, và coi như thế là đủ trong đời sống đạo của cá nhân và của cộng đoàn.
Còn đối với tín hữu, chúng ta rất dễ rơi vào lối sống đạo kể lể công đức với Chúa với mọi người khi cho rằng: tôi vẫn đi lễ Chúa Nhật mỗi tuần, tôi chẳng trộm cắp giết người hay làm thiệt hại của ai, tôi vẫn dâng cúng đóng góp cho nhà thờ, tôi còn làm ông này bà nọ trong xứ, tôi bỏ bào nhiêu công sức, gia đình tôi đóng góp cái này, ủng hộ cái kia…, mà chúng ta quên không làm mới lại tương quan của chúng ta đối với Chúa, không làm phong phú đời sống đức tin, như thế, thì có khác gì người biệt phái trong cầu chuyện của tin Mừng hôm nay.
Như đã chia sẻ ở trên, điều mà Chúa muốn và chờ đợi ở chúng ta là một thái độ khiêm nhường, nhận ra sự yếu hèn thấp kém và tội lỗi của mình, và đến với Chúa để cầu xin sự thương xót và tha thứ. Nhận thật mình là kẻ tội lỗi yếu đuối, điều đó không làm giảm giá trị con người, trái lại nó giúp chúng ta biết khiêm tốn hơn, chân thành hơn khi đến với Chúa và với anh em. Nhận mình là kẻ tội lỗi và xin sự thương xót như người thu thuế trong câu chuyện, là nhận mình cần đến sự trợ giúp và tình yêu của Thiên Chúa, để mình cố gắng hơn nữa, sống tốt hơn nữa.
Lối sống đạo hình thức, thành tích nó cũng đang thể hiện nơi nhiều gia đình, nơi các bậc làm cha mẹ, nhiều người đến với Chúa mà còn tính toán thiệt hơn, sống đạo chỉ là để tránh không phạm luật, không bỏ lễ, mà quên đi điều tích cực và cần thiết, đó là tấm lòng của chúng ta khi đến với Chúa. Vì chỉ để tránh phạm luật, mà nhiều người đến với Chúa hết sức tính toán từng phút, đi trễ về sớm, hoặc là chỉ đến nhà thờ cho có hình thức qua lần, gọi là có đi lễ ngày Chúa nhật mà không hề có một chút tâm tình tạ ơn hoặc thành tâm sám hối.
Cũng như người biệt phái trong câu chuyện Tin Mừng hôm nay, khi đến nhà thờ anh ta đã chỉ còn mân mê với những thành tích của mình mà không nhìn thấy Thiên Chúa nữa, nhiều bạn trẻ ngày nay cũng vậy, bên ngoài họ tự hào, tự mãn về sự thành công và đẳng cấp của mình trong xã hội, nhiều người nghĩ mình đã làm được nhiều thứ, và tự mình có thể giải quyết được tất cả công việc, và không nhìn thấy Thiên Chúa hiện diện trong cuộc đời của mình, vì thế, họ đến với Chúa với một thái độ hời hợt, như một chương trình đã được cài đặt sẵn, mà không có một tâm tình khiêm nhường sám hối.
Hãy cùng với người thu thuế hôm nay, quỳ gối, đấm ngực mà thưa lên với Chúa: Lạy Chúa xin thương xót con là kẻ tội lỗi. Chúa sẽ nhìn thấy sự khiêm nhường thành thật của chúng ta và sẽ nhận lời cầu xin và biến đổi chúng ta nên công chính. Amen.
32. Biết mình
Ai nâng mình lên, thì sẽ bị hạ xuống. Còn ai hạ mình xuống thì sẽ được nâng lên.
Đó chính là tiêu chuẩn hướng dẫn cho mọi hành động của chúng ta, bởi vì ai khiêm nhường thì sẽ trở nên to lớn, còn ai kiêu ngạo sẽ trở thành nhỏ bé trước mặt Thiên Chúa.
Hơn thế nữa, Chúa thường chống đối kẻ kiêu ngạo và ban ơn phúc cho người khiêm nhường.
Tuy nhiên, điều kiện đầu tiên để sống khiêm nhường, đó là phải biết mình.
Thực vậy, chúng ta thường biết nhiều sự, nhưng có một điều chúng ta cần phải biết thì lại không biết, đó là biết chính bản thân, biết chính con người mình. Và tâm hồn mình vẫn mãi mãi là một vùng đất xa lạ nhất.
Dân ngoại thời xưa cũng đã biết tới tầm mức quan trọng của việc biết mình. Thực vậy, trên cửa đền thờ kính thần Apollo tại Delphes có khắc ghi câu này:
- Hãy biết mình.
Người Trung Quốc cũng bảo:
- Tri bỉ, tri kỷ, bách chiến bách thắng. Biết mình, biết người trăm trận đều thắng.
Và thánh Augustinô thường cầu nguyện:
- Lạy Chúa, xin cho con biết Chúa và xin cho con biết con.
Sở dĩ như vậy vì nếu không biết mình, thì cũng chẳng thể nào sống khiêm nhường. Mà đã không khiêm nhường, thì chẳng thể nào có nhân đức. Mà đã không nhân đức, thì chẳng thể nào vào được Nước trời.
Ai muốn tập luyện các nhân đức, mà không thực thi khiêm nhường thì cũng chỉ là như bụi bay trước gió. Ai không biết mình, thì làm sao có thể sửa chữa những sai lỗi để trở nên hoàn thiện. Họ không có lấy một cố gắng để thăng tiến, bởi vì họ luôn tự mãn với chính mình. Họ giống như một chiếc đồng hồ đã chết.
Tuy nhiên, biết mình không phải là chuyện dễ. Bởi vì không có một cái thước nào chính xác để đo được thẳm sâu cõi lòng.
Trong kinh Kính mừng, chúng ta thường đọc:
- Cầu cho chúng con là kẻ có tội.
Khi tâm hồn trong sạch, thì chỉ một vết nhơ rất nhỏ bé cũng đủ đập vào mắt chúng ta. Chính vì thế, những người đạo đức thường có nhiều điều để xưng thú trong tòa giải tội. Thậm chí có những vị thánh xưng tội mỗi ngày. Còn chúng ta, một khi tâm hồnđã phủ đầy bùn nhơ, chúng ta không còn cảm thấy những dấu vết của nó nữa và chúng ta thường tự nhủ: - Tôi chẳng có tội gì để mà xưng thú cả.
Hay: - Năng xưng, không bằng năng chừa.
Và chúng ta trở thành những kẻ mù lòa, có mắt mà không nhìn, có nhìn thì cũng chẳng thấy.
Lý do khiến chúng ta khó nhận biết mình, đó là tính kiêu ngạo, đó là tinh thần Pharisêu.
Chúng ta giống như người đeo hai cái giỏ. Cái giỏ trước mặt đặt những sai lỗi của người khác, còn cái giỏ sau lưng đặt những sai lỗi của bản thân. Vì thế, chúng ta thường nhìn thấy rất rõ những sai lỗi của người khác, để rồi lên tiếng phê bình và chỉ trích một cách thậm tệ. Trong khi đó, những sai lỗi của bản thân thì lại chẳng nhìn thấy. Và nếu có nhìn thấy thì cũng sẽ đưa ra một ngàn lẻ một lý do để bào chữa.
Chúng ta thường cư xử hà khắc đối với người khác mà khoan dung với chính bản thân. Đáng lý ra chúng ta phải khoan dung với người khác mà hà khắc đối với chính bản thân mình.
Vậy có phương cách nào giúp chúng ta biết mình hay không?
Trước hết, chúng ta phải tìm hiểu về tính tình và những sai lỗi của mình. Đâu là điều tôi hay vấp phạm nhiều nhất? Đâu là điểm yếu, đâu là “mối tội đầu” của tôi để rồi bắt tay vào việc sửa đổi.
Tiếp đến là hãy tự vấn lương tâm xem những cám dỗ nào là những cám dỗ tôi thường xuyên gặp phải? Cách thức chống trả của tôi như thế nào? Và tại sao những cám dỗ ấy lại làm cho tôi vấp ngã?
Rồi cũng hãy tự kiểm điểm xem tình trạng đạo đức hiện giờ của tôi ra làm sao? Khô khan và nguội lạnh hay chăm chỉ và sốt sắng?
Và sau cùng, đừng bao giờ quên đi một phương pháp chính yếu đó là sự cầu nguyện. Hãy suy nghĩ và hỏi Chúa trong thinh lặng. Hãy nhìn vào Chúa và chúng ta sẽ thấy được con người thực của mình.
Chỉ khi nào biết mình, thi chúng ta mới thực sự bắt đầu trở nên trọn lành. Hay như lời thánh nữ Têrêsa đã nói:
- Nhận biết mình nhỏ bé thì có giá trị và lợi ích hơn là nhận biết những chân lý cao vời.
33. Khiêm nhường
Chúng ta vừa nghe thánh Luca kể lại một dụ ngôn rất hay, dụ ngôn nêu lên hai nhân vật tương phản, có thể nói là hai thái cực của xã hội Do thái thời ấy: biệt phái và thu thuế. Anh biệt phái là hình mẫu của người giữ đạo tốt, anh thuộc nhóm đạo hạnh. Còn người thu thuế là hình mẫu của loại tội nhân công khai, bởi thu thuế là phục vụ nền hành chính xâm lược, anh bị xếp vào loại hàng ngũ bất hảo. Thế nhưng anh thu thuế lại được Đức Giêsu khen vì anh đã khiêm nhường.
Dụ ngôn ngày hôm nay cũng như nhiều dụ ngôn khác mà thánh Luca ghi lại cho thấy rằng: Đức Giêsu luôn đứng về phía những người tội lỗi để bênh vực, giúp đỡ họ và Ngài luôn lên án những người biệt phái. Thế nhưng chúng ta hãy coi chừng có thể mình sẽ kết án người biệt phái ở những khía cạnh không chính đáng. Thực vậy, khi so sánh người biệt phái: đứng, còn người thu thuế: quì gối khi họ cầu nguyện mà có người cho đó là kiêu ngạo và khiêm nhường. Thực ra đứng khi cầu nguyện là một thái độ rất thường làm của người Do thái. Người khác nữa khi nghe lời cầu nguyện của người biệt phái chỉ thấy anh ta cảm tạ, tri ân mà không van xin gì thì cho đó là kiêu ngạo. Chúng ta phải công nhận đó là lời cầu nguyện hết sức tuyệt hảo. Cầu nguyện không chỉ để xin mà còn để tạ ơn nữa. Vậy, Đức Giêsu không căn cứ vào bên ngoài để kết án anh biệt phái.
Thế thì tại sao người biệt phái này bị Đức Giêsu kết án? Để trả lời được chúng ta nên xác định trong dụ ngôn hôm nay ai là nhân vật chính: anh biệt phái hay anh thu thuế? Xin thưa cả hai người này đều không phải là nhân vật chính. Để ý kỹ chúng ta sẽ thấy cả hai người đang ở trong đền thờ. Vậy nhân vật chính của dụ ngôn này là Thiên Chúa, mà Thiên Chúa như chúng ta đã nghe trong bài đọc 1: “Người là Thần chí công, không nể mặt giàu để hại nghèo. Người nghe kẻ oan khổ kêu xin”. Điều đó có nghĩa là Thiên Chúa luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu nỗi lòng của người nào cần đến Ngài. Vậy vấn đề then chốt nằm ở chỗ: Anh thu thuế rất cần Thiên Chúa thương xót, trong khi anh biệt phái không cần. Thực vậy, Phúc âm hôm nay cho chúng ta thấy rất rõ: anh biệt phái chỉ nhìn sau lưng anh, anh tự mãn vì sự quảng đại và hiệu quả của những cố gắng riêng mình, còn anh thu thuế thì nhìn trước mặt mình và xin Chúa giúp; anh biệt phái nhìn chính mình, còn anh thu thuế nhìn vào Thiên Chúa và đó là điều cứu vớt anh. Thay vì đặt mình trước sự hiện diện của Thiên Chúa và phó thác bản thân cho Người, thì anh biệt phái đã đặt Thiên Chúa trước sự hiện diện của anh và “bắt Chúa” phải “chuẩn nhận” những gì anh có. Anh biệt phái đã đi đến chỗ quên mất Chúa, Chúa chỉ đóng vai phụ, còn anh mới là vai chính.
Các việc lành thánh, đạo đức của anh biệt phái thiết nghĩ là Thiên Chúa có ghi nhận. Nhưng có một điều anh quên mất là chỉ mình Thiên Chúa mới xét đoán ai là người công chính mà thôi, trong khi anh đã thay Chúa làm việc này: tự hào về mình, tự cho mình là “đạo đức”.
Người ta kể rằng có một vị quan nọ đi thăm trại giam. Các tù nhân khi thấy ngài thì ai cũng nói họ vô tội, họ bị oan, (trong khi việc họ bị giam là do chính vị quan này trước khi xét xử). Duy chỉ có một tới trước mặt vị quan và nói: tôi bị tù là đáng với tội của tôi. Nghe thấy thế, vị quan đã tuyên bố một câu làm mọi người quá bất ngờ: “Tôi thấy ở đây ai cũng vô tội, chỉ có anh này đây là người có tội vậy thì chúng ta phải tách anh ta ra khỏi đám người kia, bằng cách đem anh ra ngoài vì sợ mọi người bị “nhiễm” bởi tội của anh”.
Trước mặt Thiên Chúa, chúng ta hãy sống tâm tình phó thác, khiêm nhường như anh tội nhân trên đây hay như anh thu thuế trong dụ ngôn. Thiên Chúa sẽ đánh đổ niềm tự tin của những kẻ tự xưng mình “đạo đức”, nhưng cũng chính Ngài sẽ làm cho nên công chính những ai biết khiêm nhường, phó thác. Hiểu như thế thì mọi việc đạo đức chúng ta làm như: dâng lễ, đọc kinh, ăn chay, bố thí… có ích gì đâu nếu chúng ta không lồng nơi đó một tâm tình khiêm nhường, phó thác cho Chúa vì mình “đã làm những việc phải làm”. Ngược lại, tội lỗi chúng ta có đáng gì đâu đối với Chúa một khi mình biết thống hối, tin vào lòng Chúa xót thương và chính Chúa sẽ nâng chúng ta lên để ta được công chính hóa.
Họp nhau đây để cử hành thánh lễ “tạ ơn”, chúng ta hãy có nơi mình sự khiêm nhường trước thánh nhan và như thế ta mới có thể để cho lòng mình trào lên lời cầu nguyện rất tuyệt vời như thánh Augustinô: “Lạy Chúa, con xin cảm tạ Ngài. Vì con có thể nghĩ đến tội lỗi của mình, mà vẫn không bị nó đè bẹp”.
34. Xưng thú
Lời cầu nguyện của người Pharisêu như sau: “Lạy Thiên Chúa, xin tạ ơn Chúa, vì con không như bao kẻ khác: tham lam, bất chính, ngoại tình, hoặc như tên thu thuế kia. Con ăn chay mỗi tuần hai lần, con dâng cho Chúa một phần mười thu nhập của con”.
Lời cầu nguyện của người thu thuế cũng có thể theo cách đó: “Lạy Chúa, Chúa hãy nhìn người Pharisêu đứng ở đàng kia để mọi người có thể nhìn thấy ông ta cầu nguyện. Ông ta nghĩ ông ta tốt hơn những người khác. Ông ta khinh bỉ những người như con. Chúa hãy nhìn cái áo dài ông ta đang mặc như để làm cho ông ta cảm thấy mình thánh thiện và làm người ta chú ý đến ông ta.
“Ông ta đã làm mọi việc không phải để đem lại vinh quang cho Chúa, mà để được những người khác tôn trọng, và do đó đem lại vinh dự cho ông ta. Ông chắc sẽ chiếm được chỗ ngồi danh dự trong những bữa tiệc và trong hội đường. Ông thích được người ta chào ông trên phố và gọi ông bằng “tôn sư”.
“Ông ta rất sốt sắng và lo lắng về những luật chi li ngớ ngẩn theo cách giữ luật của ông ta trong lúc thờ ơ với những điều thật sự là quan trọng, đó là thực hành sự công bằng và lòng thương xót. Ông ta trình bày luật pháp cho người khác rất hay. Ông ta phải thực hành điều ông ta rao giảng. Ông ta sống trên sự đóng góp của các bà góa.
“Ôi lạy Chúa, Chúa đừng tin vào ông ta. Tất cả chỉ là một màn trình diễn. Ông ta không chân thật. Nhìn bên ngoài, ông ta có vẻ trong trắng, giống như mồ mả quét vôi trắng, nhưng bên trong đầy những sự thối rữa. Ông ta là một kẻ giả hình khổng lồ trên đôi chân mình”.
Người thu thuế có thể nói tất cả những điều ấy hoặc hơn thế nữa. Và Chúa phải nói thêm: “Cha đồng ý với mọi lời con nói”. Bởi lẽ chính Chúa cũng sẽ nói những điều ấy về người Pharisêu. Nhưng người thu thuế không nói điều gì theo cách đó. Ông chỉ nói đơn giản: “Lạy Chúa, xin thương xót con là người tội lỗi”.
Điều mà người Pharisêu đã làm là cáo tội người khác, đồng thời phô trương những công việc tốt của ông ta. Người thu thuế đã làm điều ngược lại. Ông này xưng thú tội lỗi của mình và để tội lỗi của những người khác cho Chúa xử lý. Kết quả là người thu thuế về nhà và được nên công chính còn người Pharisêu thì không. Chúng ta nghe Đức Giêsu nói rõ điều đó.
Người ta dễ có thói quen cáo tội người khác. Nhưng điều này nguy hiểm bởi vì nó ngăn cản chúng ta nhìn vào tội lỗi của chính mình. Mặt khác, người ta không thể cân nhắc tội lỗi của người khác mà không để cho tính chủ quan của mình chen vào làm thiên lệch.
Người thành công luôn bị cám dỗ nhìn sự thành công của mình như một sự chúc lành của Thiên Chúa hoặc một phần thưởng vì mình sống công chính. Điều này dẫn người ta đến chỗ phán xét người không thành công và cho rằng người này vừa không bác ái, vừa không chân thật.
Chúng ta đi đến chỗ tin rằng mình phải được sửa sang tề chỉnh cả bên ngoài lẫn bên trong trước rồi mới dám trình diện với Giáo Hội của Người. Nhưng chúng ta phải đến trước mặt Thiên Chúa bằng con người thật của mình. Bởi lẽ như thánh Phanxicô Atxidi nói: “Tôi ở trước mặt Thiên Chúa với con người thật của tôi. Không là cái gì khác. Không hơn. Không kém”.
35. Chấp nhận sự thật về chính mình
Người khiêm nhường là người chấp nhận sự thật về chính mình. Họ không khinh thường ai. Người khiêm nhường chấp nhận và tôn trọng tha nhân, bởi đó tha nhân thoải mái khi sống với họ.
Nét đẹp của người thu thuế
Người biệt phái trong dụ ngôn nhận ra anh ta không tham lam, bất chính, ngoại tình. Tuy nhiên, anh ta lại đánh giá người khác thấp hơn mình. Anh ta khinh người thu thuế đang cầu nguyện dưới cuối hội đường. Thái độ coi khinh người khác, không đẹp lòng Thiên Chúa.
Nét đẹp của người thu thuế, là thái độ khiêm nhường, nhận ra sự thật về chính mình: “Tôi là người tội lỗi”. Anh ta không so sánh mình với người khác, không khinh người khác, nhưng nhận mình nhỏ bé thấp hèn. Thái độ của anh ta, được Thiên Chúa thương: anh ta ra về và được khỏi tội.
Trong cuộc sống, nhiều người bị coi là người xấu, nhưng chắc gì tôi tốt hơn những người đó? Khi tôi xét đoán người khác, coi thường người khác, khinh người khác, là tôi đã không sống giới răn yêu thương. Khi cho người khác dở hơn mình, tôi đã dành quyền xét đoán của Thiên Chúa. Khi khinh thường người khác, tôi không còn đẹp nữa. Lúc đó, tôi không tôn trọng họ, và như vậy tôi không sống hạnh phúc; và tôi cũng không để người đó hạnh phúc với tôi. Một người khiêm nhường, là người có thể sống với người khác, và để người khác sống thoải mái hạnh phúc với mình.
Khiêm nhường: tuyên dương những gì Thiên Chúa làm cho mình
Thánh Phaolô trong thư gởi Timôthê hôm nay, tin rằng Ngài sẽ được hưởng triều thiên công chính. Nhận sự thật về mình, ngay cả khi mình được những điều tốt, không phải là kiêu ngạo. Phaolô tin mình sẽ được thưởng công, và Ngài biết người khác cũng được vậy nếu họ mong chờ ngày Chúa xuất hiện. Hơn nữa, khi nhận rằng những gì mình được, là hồng ân của Thiên Chúa, đó cũng là hành vi khiêm nhường, vì đã trả lại cho Thiên Chúa điều thuộc về Ngài.
Không đặt mình trên người khác, nhận rằng người khác có thể có những điều tốt hơn mình, đó là thái độ của những người khiêm nhường. Những gì mình có hay hơn người khác, không phải do mình, nhưng đó là hồng ân “nhưng không” Thiên Chúa ban cho mình, thế nên mình chẳng có gì để vênh vang hoặc khinh thường người khác khi họ không có điều đó.
Người khiêm nhường không xét đoán
Thiên Chúa là Đấng công bình, Ngài không thiên tư tây vị, Ngài không đứng về phía người giầu hoặc người thế lực; trái lại, Ngài ở bên người nghèo, Ngài nghe tiếng kêu xin của người nghèo. Một trong những cách nói Thiên Chúa nghe tiếng kêu xin của người nghèo, là “lời cầu nguyện của người nghèo không bị bỏ qua cho đến khi đạt được mục đích, nghĩa là, cho đến khi Thiên Chúa nhận lời”, “lời cầu nguyện của người nghèo vượt quá tầng mây”.
Đừng xét đoán để khỏi bị xét đoán. Không kết án người khác. Những điều người khác làm dở, có thể có những lý do mà mình không hiểu được. Thiên Chúa biết lòng người, mình không thể hiểu được những hoàn cảnh cụ thể, để mà phán xét kết tội họ. Người có lòng thương xót không sợ ngày phán xét, vì họ sẽ được thương xót và được phán xét như họ đã thương xót người khác. Không xét đoán người khác, không khinh người khác, là một hành vi vượt thắng chính mình.
Khiêm nhường không là nhu nhược, không là sợ hãi người khác, không là ngu dốt. Người khiêm nhường có thể rất thông minh, có thể đoán được những gì người khác sẽ làm, nhưng họ cũng nhận ra rằng, có thể có những lý do mà họ không hiểu được. Vì tôi không biết hết, nên tôi không phán đoán và kết án ai. Thiên Chúa là Đấng biết tất cả, Ngài sẽ phán xét con người. Có người muốn khẳng định Yuđa xuống hoả ngục! Nhưng, làm sao tôi biết được! Tại sao tôi đòi thay chỗ Thiên Chúa để đưa ra lời phán quyết. Tại sao tôi không nghĩ rằng Yuđa có thể hối hận vào giây phút cuối đời? Nếu muốn phán đoán, hãy có tình yêu của Thiên Chúa, để không phán đoán kết tội ai.
Câu hỏi gợi ý chia sẻ:
1. Khi phán đoán kết tội người khác, tôi được gì?
2. Nhận ra nét đẹp của người khác, có giúp tôi sống hạnh phúc hơn không? Tại sao?
3. Tại sao bạn thích sống với người khiêm nhường, hơn sống với người kiêu ngạo?
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 4 PHỤC SINH (10/05/2025) .: TẬN HIẾN CHO ĐÀN CHIÊN (10/05/2025) .: CON CHIÊN CỦA CHÚA GIÊSU (10/05/2025) .: NGƯỜI MỤC TỬ (10/05/2025) .: NGƯỜI CHẾT VÌ YÊU (10/05/2025) .: VỊ CHỦ CHĂN NHÂN LÀNH (10/05/2025) .: A LÀ ĐẤNG CHĂN CHIÊN LÀNH (10/05/2025) .: AN TOÀN TRONG TAY THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: HÃY YÊU NHƯ LÒNG DẠ THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: TÔI BIẾT CHIÊN CỦA TÔI VÀ CHIÊN TÔI BIẾT TÔI (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH - MÙA XUÂN HỘI THÁNH (10/05/2025) .: TÔI CÓ THUỘC ĐOÀN CHIÊN CHÚA KHÔNG? (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH NHẬN BIẾT CHIÊN CỦA NGƯỜI (10/05/2025) .: KITÔ HỮU THAM DỰ SỨ VỤ MỤC TỬ CỦA CHÚA GIÊSU NHỜ CHỨC NĂNG VƯƠNG GIẢ (10/05/2025) .: KHÔNG AI CƯỚP ĐƯỢC KHỎI TAY TÔI (10/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam