Flag Counter

Tìm hiểu giáo lý

Thống kê truy cập

Đang online: 55

Tổng truy cập: 1372852

TIN MỪNG CHO NGƯỜI NGOẠI BIÊN

Tin Mừng cho người ngoại biên

(Suy niệm của ĐGM. Gioan B. Bùi Tuần)

Thuở còn nhỏ, tôi đã sớm nhận thấy sự khác biệt giữa người giàu và người nghèo. Lớn lên, tôi cảm được sâu sắc cảnh nghèo. Nghèo thì hèn. Nghèo thì khổ. Cái Nghèo, cái Hèn, cái Khổ dính vào nhau khăng khít. Đồng thời, tôi cũng nhìn được cảnh giàu. Giàu thì sang. Giàu thì có. Cái Giàu, cái Sang, cái Co đồng hành ung dung.

Khi đi qua nhiều nơi, ở lại nhiều nước, tôi lại thấy giàu nghèo làm thành những giai cấp. Giàu là giai cấp cao. Nghèo thuộc giai cấp thếp. Cấp cao, cấp thấp đều có nhiều bậc. Đôi khi, người nghèo khổ bậc dưới không thể và cũng không dám nhìn người giàu sang ở bậc trên. Vì khoảng cách quá xa về địa lý, nhất là về tâm lý.

Trung tâm và ngoại biên.

Để đơn giản hoá tình trạng chênh lệch giữa giàu và nghèo, tôi tạm chọn cho mình một hình ảnh gợi ý. Hình ảnh đó là Trung tâm và Ngoại biên.

Trung tâm có thể áp dụng về nhiều mặt. Như trung tâm kinh tế, trung tâm văn hoá, trung tâm chính trị, trung tâm tôn giáo. Những ai được ở trong hoặc gần những trung tâm đó thường được coi là những người hưởng nhiều may mắn về phát triển, về danh dự, về cuộc sống.

Ngoại biên cũng được hiểu về nhiều lãnh vực như trên. Những ai ở ngoại biên kinh tế, văn hoá, xã hội, tôn giáo thường phải chịu nhiều mất mát, thua thiệt, kém cỏi.

Trung tâm và ngoại biên không hẳn chỉ là địa lý, mà còn là tâm lý và pháp lý.

Thời Chúa Giêsu giáng thế, theo truyền thống lâu đời, thì Giêrusalem là trung tâm chính trị, văn hoá và kinh tế, còn đền thờ là trung tâm tôn giáo. Đền thờ này cũng toạ lạc tại Giêrusalem.

Giêrusalem là nơi tập trung những người có địa vị, nắm quyền lực, sống trong phẩm trật và được ưu đãi.

Đền thờ là nơi thờ phượng của người có đạo. Gian trên dành cho các chức sắc. Gian giữa dành cho các đàn ông Do Thái. Gian cuối dành cho phụ nữ và trẻ con. Ngoài hè dành cho các người ngoại giáo, các kẻ tội lỗi và những ai tàn tật.

Chúa Giêsu đi về ngoại biên.

Trong một tình hình như thế, Thiên Chúa có những lựa chọn lạ lùng.

Thực vậy, Chúa Giêsu xuất hiện ở Galilêa. Xứ này là vùng biên, xa trung tâm Giêrusalem.

Người sinh ra trong một gia đình làm nghề mộc, thuộc dạng nghèo.

Như vậy, Người mang thân phận kẻ nghèo để chia sẻ với thế giới những người ngoại biên.

Khi đi rao giảng Tin Mừng, Người ưu tiên để ý đến những người nghèo, người người tội lỗi và những người cùng khổ. Người áp dụng vào chính mình những lời tiên tri Isaia xưa đã nói:

“Thần Khí Chúa ngự trên tôi, Chúa đã xức dầu tấn phong tôi.Sai tôi đi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn” (Lc 4,17-20).

Người cũng đã xác định: “Thầy đến không phải để kêu gọi người công chính, nhưng để kêu gọi người tội lỗi” (Mt 9,13).

Người muốn dạy cho mọi người thấy: Trước mặt Chúa không có vấn đề ưu đãi cho trung tâm và bỏ quên hoặc loại trừ những ngoại biên. Người nói rõ ràng với người phụ nữ ngoại giáo xứ Samaria:

“Này chị, hãy tin tôi: Đã đến giờ, các người sẽ thờ phượng Chúa Cha, không phải trên núi này hay tại Giêrusalem... Nhưng giờ đã đến, và chính là lúc này đây, giờ những người thờ phượng đích thực sẽ thờ Chúa Cha trong tinh thần và trong sự thực. Vì Chúa Cha tìm kiếm những ai thờ phượng Người như thế” (Ga 4,21-24).

Suốt đời, Chúa Giêsu đã sống gần gũi những người ngoại biên, Người đến với họ, Người chia sẻ những nỗi đau của họ, Người được kể như người ngoại biên. Người cho họ thấy Người rất thương họ, và tình thương đó là vô hạn, vô cùng. Thương đến đổ máu mình ra, chết cho họ, chết thay cho họ, và cho mọi người.

Người hiến thân đến tột cùng vì tình yêu. Chính ở điểm hiến thân trên thánh giá, mà Người làm vinh danh Chúa Cha, và chính Người được tôn vinh. Người đã nói trước khi tự nạp mình chịu chết: “Lạy Cha, giờ đã đến. Xin Cha tôn vinh Con Cha, để con Cha tôn vinh Cha” (Ga 17,1).

Người muốn các môn đệ Người cũng hãy theo gương Người, mà đem Tin Mừng đến cho người nghèo khổ như vậy. Muốn được thế, các ngài cần đón nhận sẵn tình thương cứu độ của Người. Để đón nhận, các môn đệ phải rất khiêm nhường trong phục vụ. Gương phục vụ khiêm nhường sau cùng Nguời trối lại là chính Người quỳ xuống rửa chân cho các môn đệ. Sau đó, Người truyền dạy: “Thầy đã nêu gương cho các con, để các con cũng làm như Thầy đã làm cho các con » (Ga 13,15).

Phục vụ rất khiêm nhường là một cách tốt nhất để mở cửa lòng, đón nhận lửa tình yêu của Chúa, một thứ lửa đầy ánh sáng chân lý và yêu thương. Nhờ đó, môn đệ Chúa có thể ra đi ngoại biên, đem Tin Mừng cho mọi người, ưu tiên cho những người nghèo khổ.

Vui bun v thc tế truyn giáo.

Đem mấy tư tưởng Phúc Âm trên đây chiếu dọi vào thực tế truyền giáo tại địa phương, tôi thấy có những điều đáng mừng và có những điểm đáng lo ngại.

Những điểm đáng mừng là từng triệu những người nghèo khổ vẫn đón chờ Tin Mừng, và vẫn sẵn sàng đón nhận Tin Mừng. Nhiều nơi, nhiều người đã gặp được Tin Mừng, nhờ gặp được những người môn đệ Chúa đến với họ, thương cảm đời họ, phục vụ họ một cách khiêm nhường, và dấn thân hy sinh vì họ. Các môn đệ như thế thuộc mọi thành phần, trong đó các nữ tu và giáo dân giữ một vai trò quan trọng.

Những điểm đáng buồn là ở nhiều nơi còn thiếu gương sáng về truyền giáo.

Trên đường đời, không thiếu trường hợp, người có đạo chúng ta thuộc đủ cấp bậc, đã xử sự lạnh lùng với người ngoại biên. Thái độ của ta cũng giống thái độ thầy tư tế và Lêvi xưa trước nạn nhân nằm quằn quại bên vệ đường. Mặc người ngoại Samaria lo cho người ngoại biên (Mt 12,41-44). Ta cứ an tâm đi về đền thờ là trung tâm.

Trong cuộc sống, không thiếu trường hợp, người có đạo chúng ta thuộc đủ cấp bậc, cũng đã xua đuổi người ngoại biên, không cho họ đến gần Chúa. Giống như các môn đệ Chúa xưa đã muốn xua đuổi người đàn bà xứ Canaan. Khi bà cứ lẽo đẽo sát lại bên Chúa Giêsu, để xin Người chữa con bà bị quỉ ám (Mt 15,21-28). Ta bảo vệ Chúa là trung tâm bằng cách loại trừ ngoại biên, tức những ai ta coi là bất xứng.

Trong những công việc chung, không thiếu trường hợp người có đạo chúng ta thuộc đủ cấp bậc, cũng đã đánh giá thấp người ngoại biên. Không giống cách Chúa Giêsu xưa đã đánh giá rất cao người đàn bà goá nghèo, đã dâng cúng vào đền thờ chỉ một đồng xu (Mt 12,41-44). Ta tôn vinh con người theo tiêu chuẩn tiền bạc và địa vị, như thể tiền bạc và địa vị là giá trị của trung tâm đạo.

Hiện nay, Mẹ thánh Têrêsa Calcutta đang được đề cao như một gương mẫu rao giảng Tin Mừng cho người ngoại biên. Mẹ không làm việc gì khác ngoài đi theo đường lối mà Chúa Giêsu đã đi trước. Điều đáng ngợi khen nhất nơi Mẹ là Mẹ làm, chứ không chỉ nói. Với những việc làm yêu thương cụ thể, Mẹ là một người mẹ âm thầm hy sinh, trước khi là thánh vinh quang.

Khi tôn vinh Mẹ Têrêsa, Toà Thánh muốn tôn vinh một tinh thần truyền giáo sáng ngời, một phương cách truyền giáo khôn ngoan, đã rất hữu hiệu, đã gây được nhiều thiện cảm ở các xã hội và tôn giáo đa dạng, tại Ấn Độ nói riêng và Á châu nói chung.

Qua đời sống của mình, Mẹ Têrêsa Calcutta đã giới thiệu dung mạo một Hội Thánh dễ thương, dễ mến. Một Hội Thánh dịu dàng, khiêm tốn phục vụ, đầy tình xót thương, luôn đi tìm những người nghèo khổ, tội lỗi, bị loại trừ, sống trong bế tắc, để đưa họ vào tình Chúa bao la.

Ước gì mọi người truyền giáo chúng ta cũng theo gương Mẹ, để bất cứ ai, nhất là các người ngoại biên, đón nhận được hy vọng là Tin Mừng nơi Chúa là Cha giàu lòng thương xót.

 

51. Kỹ thuật 3 giảm 3 tăng trong truyền giáo

Để hỗ trợ kỹ thuật làm lúa có hiệu quả cho người nông dân, gần đây các nhà khuyến nông đã khuyến khích nông dân áp dụng kỹ thuật 3 giảm, 3 tăng.

(3 giảm: giảm mật độ gieo xạ, giảm phân bón thuốc sâu, giảm chi phí đầu tư; 3 tăng: tăng năng suất, tăng chất lượng hạt giống, tăng giá cả bán ra thi trường). Nhờ áp dụng kỹ thuật này trên cánh đồng lúa, người nông dân giảm được chi phí đầu tư rất lớn nhưng hiệu quả kinh tế lại khá cao.

Hơn 2000 năm trước, Chúa Giêsu cũng đã triển khai mô hình kỹ thuật "3 giảm 3 tăng" trong chương trình mục vụ truyền giáo của Ngài.

1. K THUT 3 TĂNG

Bằng cách áp dụng kỹ thuật 3 tăng, Chúa Giêsu đưa ra mô hình truyền giáo với ba tác động: Tăng đồng, tăng công, tăng lúa.

Để tăng đồng: Chúa truyền: "Hãy đi khắp cả thiên hạ rao giảng tin mừng cho mọi loài thụ tạo.". (Mc 16,15).

Để tăng công: Chúa không những chỉ thị riêng cho các tông đồ đi rao giảng tin mừng mà Chúa Giêsu còn tuyển chọn và sai 72 môn đệ ra đi truyền giáo nữa (x Lc 10,1). Như thế, một cách nào đó, Chúa không chỉ kêu gọi 12 tông đồ và 72 môn đệ truyền giáo mà còn cho tất cả chúng ta. Bởi lẽ, truyền giáo là bản chất của Giáo hội.

Trải qua các thế hệ, Giáo hội đã thực hiện lệnh truyền của Chúa cách triệt để mà người tin và theo Chúa ngày càng đông, điều này đồng nghĩa với việc tăng lúa.

Áp dụng kỹ thuật này vào cánh đồng truyền giáo hôm nay

Để tăng đồng, ta không chỉ lưu tâm việc truyền giáo quanh quẩn khu vực chung quanh Họ đạo mình mà còn phải bận tâm lo mở rộng ra những khu vực xa hơn nữa.

Để tăng công, ta phải nổ lực tập trung đào tạo nhân sự về tinh thần cũng như năng lực, nhằm có thêm nhiều người tích cực cộng tác trong việc truyền giáo.

Khi làm tốt chính sách tăng đồng, tăng công này chắc chắn số người tin theo Chúa sẽ ngày càng đông, ấy là lúa đã gia tăng.

2. K THUT 3 GIM

Song song với chỉ thị cho các môn đệ áp dụng kỉ thuật 3 tăng trong việc truyền giáo, Chúa Giêsu còn nhấn mạnh đến ứng dụng kỉ thuật 3 giảm:

Gim cy vào sc mình cũng như gim tr ch nghĩa cá nhân.

Để giảm bớt đi tính kiêu căng tự mãn ỷ lại vào sức mình nên điều đầu tiên mà Chúa Giêsu căn dặn khi sai các môn đệ đi loan báo tin mừng đó là phải cầu xin: “ Vậy anh em hãy hãy xin chủ mùa gặt…”. (Lc 10,2).

Tiếp đến, để trách óc cục bộ và giảm trừ chủ nghĩa cá nhân, Chúa Giêsu đã chỉ thị các môn đệ: “cứ từng hai người một” (Lc 10,1) khi sai các ông ra đi rao giảng tin mừng.

Ý thức những lời cảnh tỉnh của Chúa Giêsu, mỗi chúng ta phải luôn tự nhủ lòng rằng: Thành công trong việc truyền giáo không hệ tại bởi tài năng của cá nhân một ai, mà hệ tại ở việc nương tựa vào sức mạnh quyền năng của Chúa. Chúa mới là Đấng đánh động lòng người và thuyết phục con người tin theo Chúa, người phàm chỉ là dụng cụ Chúa dùng chứ không phải là chủ ruộng.

Do truyền giáo là nhiệm vụ chung của Giáo hội nên chúng ta cần phải cộng tác và phối hợp với nhau dưới sự điều phối chung của Giáo hội nhờ sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, nhờ thế mời có thể tạo nên một khối thống nhất, làm thành sức mạnh lớn lao cho lời rao giảng.

Gim nương ta và bám víu vào ca ci vt cht

Khi sai các môn đệ ra đi truyền giáo, Chúa Giêsu mong muốn các môn đệ phải sống tinh thần siêu thoát khi truyền dạy các ngài: “đừng mang theo túi tiền, bao bị, giày dép.” (Lc 10,3). Với tinh thần siêu thoát, Chúa khuyến cáo các môn đệ đừng quá bám víu vào của cải vật chất, nhưng phải bám víu vào sức mạnh của Chúa; với hành trang nhẹ nhàng không mang theo gánh nặng vật chất, Chúa ý thức người môn đệ phải đặt mối ưu tư truyền giáo lên hàng đầu. Bằng đời bấp bênh nghèo khó, người môn đệ sẽ dễ dàng đến người nghèo, sống với người nghèo. Sống nghèo chính là lời rao giảng hùng hồn nhất về Tin mừng của Chúa. Chấp nhận sống nghèo cũng là cách minh chứng cụ thể cho mọi người thấy niềm tin, lòng cậy trông phó thác vào tình thương Chúa nơi người môn đệ.

Gim dính bén đến tình cm cá nhân

Một trong những trở ngại dễ làm chùn bước cho việc truyền giáo là nhiều cán bộ của Chúa quá bận tâm và dính bén với tình cảm cá nhân.

Nơi nào sung sướng thì muốn bám trụ để hưởng thụ, còn nơi nào nghèo khó thì ngại không muốn đến và ở lại đó. Bởi đến với người nghèo họ có gì mà thết đãi hay biếu xén; ngược lại đến với người giàu thì được ăn uống no say, lắm khi được quà bíu xén. Nên Chúa Giêsu căn dặn rất kỉ: “ Hãy ở lại nhà ấy, và người ta cho ăn uống thức gì, thì anh em dùng thức đó…, đừng đi hết nhà nọ sang nhà kia.”. (Lc 10,7)

Đáng buồn hơn là không ít những cán bộ truyền giáo của Chúa lại dính bén vào chuyện tình cảm cá nhân, thích tham gia vào những cuộc chuyện trò vô bổ làm mất giờ, mất sức lắm khi quên đi nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết cho việc truyền giáo.

Tóm lại truyền giáo là nhiệm vụ cấp bách và là nhiệm vụ sống còn của Giáo Hội. Vì thế mọi thành phần dân Chúa phải tích cực góp phần cho việc truyền giáo; đồng thời phải tận dụng hết những khả năng Chúa ban và sử dụng triệt để mọi kỉ năng Chúa dạy để thi hành nhiệm vụ truyền giáo. Nhờ ý thức trách nhiệm và áp dụng đúng những kỹ năng Chúa chỉ dạy, hy vọng cánh đồng truyền giáo ngày càng được mở rộng và số lượng người tin theo Chúa mỗi ngày được gia tăng.

home Mục lục Lưu trữ