Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 39
Tổng truy cập: 1371584
TIN TƯỞNG ĐÓN NHẬN THẬP GIÁ HÀNG NGÀY
TIN TƯỞNG ĐÓN NHẬN THẬP GIÁ HÀNG NGÀY– Lm. Phêrô Lê Văn Chính
Dấn thân vào cuộc lữ hành với Chúa Giêsu, Đấng cứu thế, để vượt qua từ sự chết đến sự sống vinh quang, người tín hữu cần phải trang bị cho chính mình điều gì ? Phải chăng người tín hữu cần trang bị lòng tin tưởng vững mạnh vào tình yêu cứu độ của Thiên Chúa. Lòng tin tưởng này sẽ giúp cho họ đón nhận mầu nhiệm thập giá trong cuộc đời của mình để bước theo thầy Giêsu. Đây chính là ý nghĩa của mùa chay, là giúp cho người tín hữu đón nhận mầu nhiệm thập giá của cuộc đời mình, mầu nhiệm của sự tự hủy và tự hạ cho đến chết trên thập giá mà họ sẽ cùng học với thầy của mình là Đức Giêsu, người con một rất yêu dấu của Thiên Chúa. Chỉ có đón nhận mầu nhiệm thập giá, với một lòng tin tưởng vững mạnh vào sức mạnh Phục sinh của Thiên Chúa mà người tín hữu mới có thể cùng với Đức Giêsu vượt qua sự chết để đến sự sống vinh quang muôn đời.
Ngay từ bài đọc thứ nhất từ sách Sáng thế ký, Giáo hội mời gọi chúng ta nghe lại câu chuyện Abraham sát tế Isaác. Abraham được Chúa ban tặng người con ruột là Isaác, người con này sẽ là người con mà ông hy vọng sẽ thấy lời hứa của Thiên Chúa được thành tựu, là sẽ thấy dòng dõi của mình đông đảo như sao trên trời và cát bãi biển. Thế nhưng, một điều rất đau đớn xảy ra mà Abraham không thể hiểu, đó là Thiên Chúa đòi hỏi ông sát tế Isaác để chứng tỏ tình yêu của mình đối với Thiên Chúa. Dầu đau khổ, nhưng Abraham sẵn sàng thi hành theo lệnh Chúa truyền. Chính khi ông giơ tay để sát tế người con một của mình thì thiên thần Chúa xuất hiện và ngăn cản ông. Điều quan trọng mà Thiên Chúa đòi hỏi, không phải là việc sát tế người con của mình, bởi vì Thiên Chúa không vui gì khi thấy con người phải chết hay phải hy sinh người con của mình, nhưng điều Thiên Chúa đòi hỏi, đó là biết vâng phục theo thánh ý Thiên Chúa. Bấy giờ Abraham thấy một con cừu đực đang mắc sừng trong bụi gai, ông bắt nó và tế lễ cho Thiên Chúa. Thiên Chúa chúc lành cho Abraham vì đã biết vâng nghe lời Chúa : mọi dân tộc trên mặt đất sẽ được chúc phúc nơi miêu duệ ngươi, vì ngươi đã biết vâng nghe lời Ta.
Lắng nghe và vâng phục theo thánh ý Thiên Chúa, đó là lời mời gọi giúp người tín hữu trang bị trong hành trình của cuộc vượt qua mùa chay mà người tín hữu được mời gọi ra đi cùng với Chúa Giêsu. Bài Tin mừng tường thuật lại việc Chúa Giêsu biến hình trên núi theo thánh Marcô. Chúa Giêsu đem theo ba môn đệ thân tín của mình là Phêrô, Giacôbê và Gioan lên một ngọn núi cao và ở đó, người biến hình trước mắt các ông. Thuật lại câu chuyện này thánh Marcô tường thuật nhằm cắt đứt bầu khí u ám bao trùm lên các môn đệ từ khi Chúa Giêsu loan báo cái chết khổ nạn thập giá của người. Ba môn đệ này cũng chính là ba môn đệ thân tín của Chúa Giêsu, được tham dự vào những giây phút quan trọng của cuộc đời của người và họ sẽ là những cột trụ quan trọng của Giáo hội của người sau này và sẽ là chứng nhân của mầu nhiệm thập giá và vinh quang phục sinh của thầy. Ngọn núi cao mà Chúa Giêsu đưa các môn đệ đến được hiểu theo ý nghĩa thần học hơn là địa dư. Núi cao gợi lại núi Sinai trong câu chuyện xuất hành, nơi Thiên Chúa hiện ra rất thân mật cho Môisen. Bổng chốc Chúa Giêsu biến hình, áo người trở nên trắng tinh như tuyết mà không thợ giặt nào có thể giặt trắng như thế. Cách tường thuật này của thánh Marcô phải làm độc giả nghĩ tới những gì đã xảy ra cho Môisen khi ông được tiếp xúc với Thiên Chúa. Bấy giờ khuôn mặt của ông cũng được chiếu sáng vì đã nhận được vinh quang của Thiên Chúa. Ngoài ra, đối với những người do thái chiếc áo ám chỉ con người. Chiếc áo của Chúa Giêsu trở nên chói ngời, trắng tinh phản ảnh vinh quang thần linh của người. Sách Thánh cũng thường tường thuật chiếc áo trắng của các thiên thần cũng như những người được tuyển chọn mặc mà chúng ta thấy mô tả trong những tường thuật của sách Khải huyền. Ngoài ra còn có hai nhân vật của Cựu ước cùng hiện ra đàm đạo với Chúa Giêsu là Môisen và Êlia. Môisen là người cha của lề luật do thái. Chính ông là người đã nhận được lề luật từ Thiên Chúa ban trong cảnh tượng uy nghi trên núi Sinai (x. Xh 19 và 20). Và tiên tri Êlia, người cũng sẽ thực hiện một cuộc lữ hành 40 ngày đêm đi đến ngọn núi này để gặp Thiên Chúa (1V, 19). Truyền thống Do thái vẫn nhìn nhận các ngài vẫn luôn sống và được tham dự vào trong vinh quang của Thiên Chúa : Môisen là nhà lập pháp vĩ đại của Israel, còn Êlia như là một vị tiên tri cao cả của Israel. Cả hai vị, tượng trưng cho Lề luật và các tiên tri, cùng hiện ra đàm đạo với Đức Giêsu và làm chứng cho Chúa Giêsu, như thế cũng là làm chứng rằng Đức Giêsu hoàn tất mọi lời hứa của lề luật và các tiên tri.
Bấy giờ thánh Phêrô mạnh dạn đề nghị dựng ba chiếc lều với Chúa Giêsu : « thưa thầy ở đây thì tốt lắm, chúng con xin dựng ba lều, một cho thầy, một cho Êlia và một cho Môisen ». Lời đề nghị dựng ba chiếc lều có thể gợi ý đến lễ Lều của những người do thái. Vào mùa thu là mùa hái nho, người ta dựng trong những vườn nho những chiếc lều tạm bằng nhánh cây để chờ đón Đấng cứu thế. Lời đề nghị này của Phêrô chứng tỏ ông không hiểu ý nghĩa sâu xa của sự kiện xảy ra, và cả các môn đệ khác cũng không hiểu ý nghĩa của những hiện tượng phi thường này. Các ông chỉ muốn dừng lại để tận hưởng hạnh phúc vinh quang của giây phút thần hiển. Khi đó, một đám mây bao phủ và từ đám mây có tiếng phán : «Đây là Con ta rất yêu dấu, các ngươi hãy nghe lời người ». Đám mây nhắc lại hành trình xuất hành trong sa mạc, dân Chúa đã được hướng dẫn bởi một đám mây sáng ngời, diễn tả sự gần gủi của Thiên Chúa và là hình ảnh nói lên sự hiện diện của Thiên Chúa với con người. Tiếng phán từ đám mây dành riêng cho các môn đệ. Chính Chúa Cha giới thiệu cho các môn đệ người con một của ngài, và các môn đệ được mời gọi đón nhận mầu nhiệm sâu xa của con người này. Người chính là Đấng cưú thế, Người Con một rất yêu dấu của Cha mà các môn đệ được mời gọi tin tưởng và bước đi theo con đường thập giá cứu độ của người cho đến khi họ hiểu được chân lý trọn vẹn của người. Đây là ý nghĩa sâu xa của biến cố các môn đệ vừa trải nghiệm. Họ cần phải lắng nghe lời người, lời mời gọi đón nhận mầu nhiệm thập giá mà Phêrô trước đó đã lên tiếng ngăn cản. Đứng trước viễn tượng thê thảm của mầu nhiệm thập giá vừa được thầy mạc khải, chắc hẳn các môn đệ cảm thấy khó có thể chấp nhận. Nhưng như các môn đệ thoáng thấy, Đức Giêsu là người Con một rất yêu dấu của Thiên Chúa tràn đầy vinh quang. Giờ đây người phải dấn thân vào con đường khổ nạn thập giá, và sau cái chết thập giá, người sẽ trở về với vinh quang Thiên Chúa mà người vốn chia sẻ với Chúa Cha.
Tin tưởng và bước đi theo Chúa Giêsu trên con đường thập giá là lời mời gọi của mùa chay. Các môn đệ thời Chúa Giêsu vẫn luôn hình dung một Đấng cứu thế tràn đầy vinh quang và một thời đại Đấng cứu thế đầy sức mạnh và vinh quang Thiên Chúa. Các ngài khó hình dung một Đấng cứu thế phải chịu đau khổ và bị giết chết trên thập giá. Cuộc biến hình trên núi là một bài học về mầu nhiệm thập giá và Phục sinh. Thập giá là điều kiện cần thiết để đạt đến vinh quang Phục sinh. Thập giá là dấu chứng cao cả nhất của tình yêu Thiên Chúa dành cho con người. Không có điều gì mà Thiên Chúa không dành cho con người, ngay chính người con một của Thiên Chúa, người cũng đã ban tặng cho con người. Vì thế họ được mời gọi tin tưởng và bước đi theo sự hướng dẫn của người con một này trong việc đón nhận thập giá của cuộc đời của mình, trong việc chu toàn những bổn phận hằng ngày mà nhiều khi họ cảm thấy nặng nề, ngay cả trong việc chấp nhận những thất bại và những hy sinh trong cuộc đời. Thế nhưng, qua mầu nhiệm tự hủy này, họ đạt đến vinh quang Phục sinh cùng với người con một của Thiên Chúa.
CHÚA NHẬT II MÙA CHAY-B
MUỐN HẠNH PHÚC PHẢI VÂNG LỜI NGƯỜI- Lm. Giuse Vũ Khắc Nghiêm
“Lạy Thầy, chúng con ở đây sướng quá, chúng con xin dựng ba nhà, một cho Thầy, một cho Môisen, và một cho Êlia”. Đây là tâm sự của Phêrô lúc được hưởng hạnh phúc Chúa biến hình rực rỡ vinh quang, một hạnh phúc thiên đàng vừa hé mở. Phêrô đã thuật lại rất sống động tâm sự này cho các tín hữu đang chịu thử thách cam go vì đạo, và được Marcô, con tinh thần của Phêrô viết lại.
Thánh Phêrô đã quả quyết có hạnh phúc đời đời để cho mọi người tin tưởng vững vàng sống theo lời Chúa, sẵn sàng hy sinh vì đức tin, họ sẽ được vinh quang nước trời. Một thứ hạnh phúc làm ngây ngất mãi mãi. Một thứ hạnh phúc sáng láng rực rỡ toát ra từ chính con người của Đức Giêsu, chứ không phải thứ ánh sáng bên ngoài bao phủ Người. Ánh sáng đó là chính ánh sáng Ngôi Lời Thiên Chúa. Gioan đã được cùng với Phêrô hưởng ánh sáng rực rỡ này nên khi mở đầu sách Tin mừng thứ bốn, Gioan đã viết: “Ngôi Lời là sự sáng đích thực, sáng soi cho mọi người” (Ga. 1, 9).
Trong lễ dâng Đức Giêsu vào đền thờ, tiên tri Simêon đã nhìn thấy “Người là ánh sáng muôn dân, là vinh quang của dân Chúa” (Lc. 2, 32). Chính Đức Giêsu đã tuyên bố: “Tôi là ánh sáng thế gian. Ai tin Tôi sẽ không ở trong tăm tối” (Ga. 12, 46). Nhất là khi “Người sống lại sáng chói rực rỡ khiến quân dữ ngã lăn bất tỉnh” (Mt. 28, 3-4). Do đó, trong kinh Tin Kính chúng ta tuyên xưng: “Người là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, Ánh sáng bởi Ánh sáng”. Và trong kinh cầu chúng ta tung hô: “Chúa Giêsu là mặt trời soi đường công chính”.
Ánh sáng đó làm cho những người công chính như Môisen, Êlia được vinh phúc tràn ngập đời đời, còn người phàm đã biết theo Chúa như Phêrô, Giacôbê, Gioan cũng được ngây ngất chút đỉnh rồi lịm đi vì chưa đủ sức chứa đựng ánh sáng huy hoàng của nước trời, còn kẻ dữ phải khiếp sợ chết xỉu đi.
Từ hạnh phúc biến hình núi Tabor, Đức Giêsu dẫn đưa các môn đệ vượt qua đau khổ núi Sọ để đến hạnh phúc vinh quang phục sinh muôn đời.
Hôm nay Giáo hội là mẹ nhân lành theo gương Chúa Giêsu, cũng muốn dẫn đưa con cái mình là chúng ta từ hạnh phúc núi Tabor vượt qua biển khổ trần gian đến hạnh phúc vinh quang phục sinh bất diệt.
Không một thứ hạnh phúc thế gian nào sánh được. Hạnh phúc thế gian luôn luôn chất chứa đắng cay, đau khổ như ma túy, rượu chè, cờ bạc, trai gái. Khi chưa được thì thèm khát, khi mắc vào thì chán ngán, thất vọng, càng sa bẫy, càng bị kìm kẹp trong đau khổ tuyệt vọng.
Thí dụ: Tôi biết có anh chị đậu cao học (Master), quen nhau, yêu nhau nồng nàn suốt hai năm trời. Lễ cưới chi phí đến 20.000 đô. Họ hàng bạn bè, ai cũng mừng cho đôi uyên ương hạnh phúc. Nhưng chỉ được một tuần, giận nhau, bỏ nhau, đoạn tuyệt. Cha mẹ khuyên can cực lòng đến sinh bệnh, con cũng chẳng nghe.
Đấy là những hạnh phúc của thế gian.
Còn hạnh phúc của Thiên Chúa ban thì chưa thấy một đấng thánh nào chán cả. Phêrô được hưởng rồi, đã ra sức cố gắng nghe lời Con Yêu Dấu đến nỗi phải hy sinh chịu đóng đanh chết trên thập giá, vẫn luôn luôn “sướng quá”. Phaolô khi té ngựa được thấy ánh sáng rực rỡ của Đức Giêsu, dù mắt mù đi, ông đã bỏ đạo Biệt phái, đạo tổ tiên mà ông đã hăng say học hỏi từ nhỏ và cuồng nhiệt chống đối, bắt bớ kẻ phản đạo đó, để trở về với ánh sáng Đức Kitô, làm tông đồ của Đức Giêsu, một tông đồ vĩ đại nhất, nhiệt thành truyền đạo Ánh sáng nhất, chịu nhiều cực hình đau khổ nhất. Biết bao nhiêu các thánh tử đạo chỉ được thấy ánh sáng đức tin, đã coi cực hình thân xác nhẹ như lông hồng.
Muốn được hạnh phúc như các ngài, ta phải đến với ánh sáng Đức Kitô, nghe lời Con yêu dấu Chúa Cha: “Đây là Con Ta yêu dấu, các ngươi hãy nghe lời Người”.
Abraham đã triệt để nghe lời Người, đến nỗi sẵn sàng sát tế con mình để tỏ lòng trung thành kính mến Thiên Chúa. Thiên Chúa đã hài lòng về tinh thần nghe lời Người của Abraham hơn là của lễ sát tế con ông. Vì: “Ta muốn lòng nhân từ, chứ đâu cần tế lễ” (Mt. 9, 13). Và nhờ đó “mọi dân trên mặt đất sẽ được chúc phúc, chính bởi vì ngươi đã vâng lời Ta”.
Môisen đã nghe lời Người, dù kinh hoàng run sợ nghĩ đến phải trở về đối diện với vua Pharaon đang lùng bắt ông. Dù phải cực khổ vào sinh ra tử suốt bốn mươi năm trong sa mạc để dẫn đưa dân về đất Hứa.
Êlia đã nghe lời Người dù biết mình phải lao vào lưỡi gươm trả thù của hoàng hậu Giêzabel, để cứu thoát dân khỏi nô lệ tà thần. Và hàng triệu, hàng tỷ người đã nghe lời Con yêu dấu của Chúa Cha, vì biết rằng: “Thiên Chúa bênh đỡ ta, ban tất cả cho chúng ta, chí như chính Con mình, Thiên Chúa cũng chẳng tiếc cho Con mình phải chết vì hết thảy chúng ta”, để “Con Người từ cõi chết sống lại” “sẽ cho chúng ta được sống lại vinh phúc với Người” (Rm. 8, 31-34).
Lạy Chúa, xin cho con lắng nghe lời Con yêu dấu Ngài, dù phải nhục nhã ê chề. Xin cho con trung kiên giữ trọn lời Người, dù phải chịu sát tế với Người, con vẫn một lòng thưa như tổ phụ Abraham: “Dạ con đây”.
CHÚA NHẬT II MÙA CHAY- B
ĐỪNG QUÊN MẶT TỐT NƠI MỖI NGƯỜI- Lm. Inhaxiô Trần Ngà
Khi Chúa Giê-su tỏ cho các môn đệ biết Ngài phải lên Giê-ru-sa-lem để chịu khổ hình và chịu chết, các môn đệ cảm thấy rúng động tâm hồn! (Mc 8,31)
Không lẽ cuộc đời của Thầy Giê-su lại kết thúc bi đát đến thế ư?
Đã bao lần họ mơ tưởng đến một tương lai huy hoàng khi được ngồi bên tả, bên hữu vua Giê-su trong vương quốc vinh hiển của Ngài, lẽ nào giấc mộng vàng đó lại sớm tan thành mây khói sao! Nếu Chúa Giê-su mà còn phải chịu số phận oan nghiệt như thế thì số phận các ông rồi sẽ như thế nào đây?
Không chấp nhận viễn ảnh đen tối ấy, ông Phê-rô kéo riêng Chúa Giê-su ra và lên tiếng trách móc, tìm cách can gián để Ngài đừng đón nhận sứ mạng đau thương ấy (Mc 8, 32).
Củng cố tâm hồn ba môn đệ
Để củng cố tinh thần các môn đệ đang sa sút trước tin chẳng lành vừa loan báo, “sáu ngày sau, Đức Giê-su đem các ông Phê-rô, Gia-cô-bê và Gio-an đi theo mình. Ngài đưa các ông … tới một ngọn núi cao. Rồi Ngài biến đổi hình dạng trước mắt các ông. Y phục Ngài trở nên rực rỡ, trắng tinh, không có thợ nào ở trần gian giặt trắng được như vậy. Và ba môn đệ thấy ông Ê-li-a cùng ông Mô-sê hiện ra đàm đạo với Đức Giê-su.” (Mc 9, 2-4)
Bấy giờ tinh thần ba môn đệ hết sức phấn chấn. “Ông Phê-rô thưa với Chúa Giê-su rằng: “Thưa Thầy, chúng con ở đây, thật là hay! Chúng con xin dựng ba cái lều, một cho Thầy, một cho ông Mô-sê, và một cho ông Ê-li-a.”
“Bỗng có một đám mây bao phủ các ông. Và từ đám mây, có tiếng phán rằng: “Đây là Con Ta yêu dấu, hãy vâng nghe lời Ngài.” (Mc 9,5-7)
Thế là nhờ chứng kiến sự vinh hiển của Chúa Giê-su trong giờ phút vinh quang của Ngài trên núi cao, ít nữa có môn đệ Gio-an vững bước theo Chúa Giê-su đến cùng trên đường khổ nạn.
Hai mảng sáng- tối của đời người
Đời người thường có hai mảng sáng – tối đan xen nhau: có lúc thịnh thì cũng có lúc suy; có khi thành công cũng có khi thất bại, có lúc phấn khởi vui tươi cũng có những lúc ủ dột ưu sầu.
Cuộc đời Chúa Giê-su cũng có mảng sáng, mảng tối. Mảng sáng là cuộc biến hình sáng láng trên núi cao; mảng tối là đêm vườn Dầu đau thương ảm đạm… Nếu các môn đệ chỉ nhìn thấy mảng đen tối, u ám của đêm vườn Dầu, lúc Chúa Giê-su bộc lộ nhân tính yếu đuối của mình, tỏ ra kinh khiếp hãi hùng trước cuộc khổ nạn sắp tới, đến nỗi phải đổ mồ hôi máu và phải van lơn cầu khẩn với Chúa Cha xin cho khỏi uống chén đắng (Lc 22, 41-44)… mà không thấy được mảng sáng của Ngài trên núi cao, không thấy cuộc phục sinh vinh hiển của Ngài, thì các ông sẽ ngã lòng thất vọng và sẽ đào tẩu hết, lấy ai làm nhân chứng cho biến cố phục sinh? Lấy ai loan báo Tin Mừng cứu độ?
Vì thế, Chúa Giê-su cho các ông thấy mảng sáng của Ngài trước, qua việc tỏ cho các ông thấy dung mạo sáng láng vinh hiển của mình, tỏ cho họ thấy Ngài là “Con yêu dấu của Thiên Chúa Cha” để động viên tinh thần các ông khỏi suy sụp khi chứng kiến cuộc khổ nạn đau thương sắp đến của Ngài.
Đừng quên mảng tốt
Ngôi nhà nào cũng có mặt trước mặt sau. Nếu người ta chỉ nhìn mặt sau tồi tàn của ngôi nhà mà không nhìn mặt tiền xinh đẹp của nó, người ta sẽ thất vọng về nó.
Tấm huy chương nào cũng có mặt trái mặt phải. Nếu chỉ biết mặt trái sần sùi của tấm huy chương mà không để mắt đến mặt phải phản ánh vinh dự của nó, thì người ta sẽ xem thường nó.
Hoa hồng rất đẹp và kiêu sa nhưng cũng đầy gai. Nếu người ta chỉ chú trọng đến những gai nhọn của hoa hồng mà không để ý đến sắc hương tuyệt vời của nó thì người ta sẽ xem thường nó.
Đối với người chung quanh cũng thế. Cuộc đời mỗi người đều có mảng sáng và mảng tối. Không ai hoàn toàn tốt, chẳng ai hoàn toàn xấu. Nếu chúng ta chỉ nhìn vào mảng đen tối của một con người, mà quên đi mảng sáng tươi tốt đẹp trong đời họ; nếu chỉ nhìn vào nhược điểm mà quên đi ưu điểm, thì chúng ta sẽ thất vọng về người đó.
Lạy Chúa Giê-su,
Nhờ chứng kiến cuộc hiển dung vinh hiển của Chúa trên núi cao, các môn đệ cảm thấy vững tâm hơn khi đối diện với cuộc khổ nạn đau thương của Chúa;
Nhờ nhìn ngắm vẻ đẹp của những đoá hoa hồng, người ta mới dễ dàng chấp nhận những gai nhọn đáng phàn nàn của nó;
Xin cho chúng con, trong tương quan với tha nhân, cũng biết nhìn vào mảng sáng, vào ưu điểm của người khác để dễ dàng cảm thông với những điều đen tối xấu xa nơi họ.
Nhờ đó, chúng con sẽ thấy những người quanh dễ thương hơn; tương quan của chúng con với mọi người sẽ được cải thiện tốt hơn và đời sống giữa chúng con với nhau sẽ hạnh phúc hơn.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 4 PHỤC SINH (10/05/2025) .: TẬN HIẾN CHO ĐÀN CHIÊN (10/05/2025) .: CON CHIÊN CỦA CHÚA GIÊSU (10/05/2025) .: NGƯỜI MỤC TỬ (10/05/2025) .: NGƯỜI CHẾT VÌ YÊU (10/05/2025) .: VỊ CHỦ CHĂN NHÂN LÀNH (10/05/2025) .: A LÀ ĐẤNG CHĂN CHIÊN LÀNH (10/05/2025) .: AN TOÀN TRONG TAY THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: HÃY YÊU NHƯ LÒNG DẠ THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: TÔI BIẾT CHIÊN CỦA TÔI VÀ CHIÊN TÔI BIẾT TÔI (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH - MÙA XUÂN HỘI THÁNH (10/05/2025) .: TÔI CÓ THUỘC ĐOÀN CHIÊN CHÚA KHÔNG? (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH NHẬN BIẾT CHIÊN CỦA NGƯỜI (10/05/2025) .: KITÔ HỮU THAM DỰ SỨ VỤ MỤC TỬ CỦA CHÚA GIÊSU NHỜ CHỨC NĂNG VƯƠNG GIẢ (10/05/2025) .: KHÔNG AI CƯỚP ĐƯỢC KHỎI TAY TÔI (10/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam