Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 46
Tổng truy cập: 1370983
Tin Và Hy Vọng
Cập nhật : 07-11-2013 |
TIN VÀ HY VỌNG
Lc 20, 27 - 38
Mỗi ngày Chúa Nhật chúng ta kết Thúc Kinh Tin Kính với những lời: “Tôi trông đợi kẻ chết sống lại và sự sống đời sau”. Tin vào đời sau là một trong những niềm tin quan trọng nhất của người Kitô hữu. Không có đời sau, đời sống chúng ta trên trần gian này là một cuộc hành trình không dẫn đến một nơi nào cả. Chỉ khi nào có đời sau, thì cuộc sống hôm nay của chúng ta trên trần gian là một cuộc hành trình đến miền đất hứa của đời sống vĩnh cữu.
Hy vọng là một phần quan trọng của cuộc sống, nó như món ăn tinh thần không thể thiếu, như cơ thể cần có lương thực để sống, thì tinh thần cần có hy vọng để tiến lên. Phần lớn cuộc đời chúng ta là sống trong chờ mong, hy vọng và khát khao một vùng đất “chảy sữa và mật”. Nhưng chúng ta biết rằng thế gian này không bao giờ có thể làm đầy những hy vọng và khát khao sâu thẳm nhất của chúng ta, chỉ có Thiên Chúa mới làm được điều đó. Nhưng muốn thế thì trước tiên chúng ta phải có niềm tin vững chắc, niềm tin mới dẫn chúng ta đến sự sống đời đời. Nhưng trong Bài Tin Mừng hôm nay, chúng ta thấy phái Sa-đốc có một đòi hỏi thật ngựơc ngạo, trong khi họ không tin vào sự sống lại mà lại muốn biết sự sống đời sau như thế nào. Một câu hỏi không phải nhằm tìm hiểu chân lý nhưng mà là để bắt bẻ. Vì đối với quan niệm của họ, sự giáng lâm của Đấng Mêssia chỉ làm cho cuộc sống đầy đủ của họ bị xáo trộn, họ cho đó là thứ câu hỏi làm cho niềm tin vào sự sống đời sau thành ra lố bịch. Chúa Giêsu đã cho họ câu trả lời hàm chứa một chân lý vĩnh cữu, Ngày nói chúng ta không nên hiểu về trời theo cách hiểu dưới đất này, sự sống đó sẽ hoàn toàn khác, bởi chúng ta đã hoàn toàn khác. Chúng ta sẽ tránh được sai lầâm nếu ta đừng tưởng tượng một cõi trời như thế, nhưng cứ trao trọn vẹn cho tình yêu Thiên Chúa bằng niềâm tin và hy vọng cho cuộc sống mai sau. Đó mới chính là điều mà chúng ta cần biết và cần làm ngay trong cuộc sống này.
1 . Tin vào đời sau
Như chúng ta đã biết phái Sa đốc không tin có sự sống lại của thân thể. Họ tuyên bố rằng, họ không thể tin điều đó, bởi không có lời nào, càng không có chứng cứ nào về điều đó được tìm thấy trong các sách luật mà Môisen là tác giả. Và lại cũng không có Rabbi nào có thể giải đáp vấn đề thoả mãn cho họ, nhưng việc này Chúa Giêsu đã làm. Ngài chỉ cho họ biết chính Môisen đã từng nghe Thiên Chúa phán “Ta là Thêin Chúa Apraham. Thiên Chúa của Isaac, và Thiên Chúa của Giacop” và không thể nào Thiên Chúa lại là Thiên Chúa của kẻ chết, cho nên Aùpraham, Isaac và Giacop vẫn đang sống.
Phải chăng có sự sống lại là điều tất yếu? Đó là niềm tin mà chúng ta hằng tuyên xưng trong các Chúa Nhật, cũng như khi lãnh Bí Tích Rửa Tội. Niềm tin đó còn được thể hiện không chỉ bằng lời, mà bằng công nghiệp đôi khi bằng cả cuộc sống như những luận cứ. Tiêu biểu như các vị tử đạo, không ai ngu dại gì lấy mạng sống để đổi lấy cái chết, không ai ngu dại gì hy sinh mạng sống để rồi mất đi mãi mãi. Nhưng ngược lại những người tử đạo là một bằng chứng cho sự sống đời sau và niềm tin kiêu hùng. Với xác tín mãnh liệt các ngài đã khôn ngoan đổi cái tạm bợ để lấy cái vĩnh cữu. Đổi sự sống ngắn ngủi để lấy cái muôn đời. Nói tóm lại, những người tử đạo là nhân chứng cho chúng ta thấy có cuộc sống vĩnh cữu phía sau cuộc sống tạm bợ này.
2. Hy vọng vào cuộc sống mai sau
Trong thông điệp “Spe Salvi, số 11, ĐGH có nhắc lại lời của Thánh Augustinô: “thực ra chúng ta chỉ muốn một điều “cuộc sống hạnh phúc, một cuộc sống đơn thuần là sự sống là “hạnh phúc”. Xét cho cùng chúng ta không xin điều gì khác trong kinh nguyện của mình. Chúng ta không tiến về hướng nào cả, mà chỉ nhằm mục tiêu ấy”. Và tiếp theo số 12 ĐGH đã chỉ rõ cho chúng ta biết mục tiêu ấy là gì, và con người hằng hy vọng “ một cách nào đó chúng ta mong muốn chính sự sống, sự sống thật, một sự sống không bị cái chết chạm tới; nhưng đồng thời chúng ta không biết rõ đìêu mà mình được thúc đẩy hướng đến”. Tuy ngài không xác tín cuộc sống mai sau như thế nào, nhưng ngài cũng có thể dùng ngôn ngữ hạn hẹp của loài người để diễn tả nó “giống như thời điểm mãn nguyện đầy tràn”. Điều đó chứng tỏ có cuộc sống mai sau, đặc biệt chúng ta có quyền hy vọng vì Thiên Chúa hứa với chúng ta trong Đức Kitô, và những lời hứa ấy là chắc chắn, không thể sai sót, cà cái chết cũng không thể huỷ bỏ. Niềm hy vọng sống lại của chúng ta nằm trong quyền năng và tình yêu của Thiên Chúa. Cái chết không là một kẻ thù đặt một dấu chấm hết cho mọi chuyện, nhưng là một người bạn nắm tay và đưa chúng ta vào vương quốc tình yêu vĩnh cữu. amen
CHÚA NHẬT 32 TN C
Sống và còn sống lại, tiếp tục sống là một điều khát khao của nhân loại. Nó là điều vượt trên sự hiểu biết của con người. Triết học Hy Lạp cho rằng tự bản tính linh hồn con người thiêng liêng bất tử. Người Hy Lạp quan niệm theo thuyết Platon, sau khi chết, linh hồn con người được giải thoát khỏi thể xác vật chất, linh hồn bất tử bước vào thế giới thần linh.Thế nhưng những người Kitô hữu thì tin có sự sống lại. Bởi vì tất cả những người đã chết sẽ sống lại để góp phần vào cuộc vinh hiển Chúa quang lâm. Sự Phục Sinh của Chúa Kitô là nguyên nhân và kiểu mẫu sự sống lại của loài người.
Niềm tin vào sự sống lại này của Kitô hữu không phải dựa vào các triết thuyết, hay cũng không phải dựa vào sự suy nghĩ của con người nhưng niềm tin này xuất phát từ nền tảng mạc khải trong Thánh Kinh. Người DoThái tin rằng chỉ có Thiên Chúa Giavê là Thiên Chúa Hằng Sống, làm chủ sự sống (Xh 3, 15) có quyền trên Shéol (Is 2, 6; Kn 16,13; Tv 139,8) có khả năng làm cho kẻ chết sống lại: “Đấng cầm quyền sinh tử, đẩy xuống âm phủ rồi lại kéo lên” (1Sm 2, 6). Bên cạnh đó, các ngôn sứ loan báo về sự sống lại của dân Israel, Hôsê nói Thiên Chúa sẽ cho ta hồi sinh (Hs 6, 18), Isaia hy vọng người chết sống lại (Is 26, 19). Người ta cũng đã chứng kiến các tiên tri Êlia, Êlisê cho một số người chết được hồi sinh (1V 17, 17 – 24; 2V 4, 29 – 37; Hc 48, 5. 14). Ngoài ra, ta còn thấy ước vọng và lời cầu nguyện của Israel cũng hướng về chân lý này (Tv 16, 10, G 19, 25). Khi Isaia và Edekien loan báo về sự sống của Israel thì niềm hy vọng của họ trở thành vững chắc hơn (Is 25, 7 – 8; 26, 19; Ed 37, 7 – 8; 37, 11 – 14). Đến cuối thời Cựu Ước (thế kỷ thứ II trước Chúa Giêsu Giáng Sinh) nhờ biến cố bách hại đạo giúp dân Israel ý thức rõ ràng về sự sống lại (2Mcb 7,11; 14, 16). Như thế, ngay từ đầu cho đến cuối thời Cựu Ước, từ quan niệm dân Israel đã tin vào sự sống lại.
Trong Tân Ước. Chúa Kitô phục sinh là một sự kiện lịch sử mà các Tông Đồ và một số người đã gặp thấy và làm chứng về điều này (Cv 1, 22; 2, 32). Vì thế, Chúa Kitô phục sinh là trung tâm sứ điệp Kitô giáo, là trung tâm điểm của niềm hy vọng Kitô giáo, là nguyên nhân và là kiểu mẫu sự sống lại của loài người. Vào thời Chúa Giêsu, nhóm Biệt phái, Pharisêu và một số người trong dân chúng đã tin vào sự sống lại (Ga 11, 24), người Sađốc không tin sự sống lại (Mc 12, 18 – 27, Mt 22, 23 – 33). Chúa Giêsu đã khẳng định: “ Người là Thiên Chúa của kẻ sống” (Mc 12, 26 – 27). Sự sống lại xảy ra do quyền năng của Thiên Chúa. Đàng khác, Đức Giêsu chỉnh đốn lại quan điểm về sự sống lại của người Pharisêu: cuộc sống mai sau khác với cuộc sống hiện tại. Thánh Gioan cho thấy Đức Giêsu là nguồn sống (Ga 1, 4), là sự sống lại và là sự sống (Ga 12, 25). Người đến trần gian để ban sự sống đời đời cho ai tin nơi Người (Ga 5, 24 – 25; 11, 25 – 26) và ai ăn uống Mình Máu Người (Ga 6, 39 – 55). Thánh Phaolô là người biệt phái nên Ngài tin (Cv 23, 6), làm chứng (Cv 24, 15) và triển khai giáo lý về sự sống lại đặc biệt qua các thư. Còn Sách Khải Huyền vẽ lên một bức tranh huy hoàng về sự sống lại. Các thánh hưởng một đời sống mới trong Giêrusalem thiên quốc (Kh 20, 5). Thánh Gioan khẳng định kẻ chết sẽ chỗi dậy (Ga 5, 28; 6, 40 – 44) trong ngày sau hết để chịu phán xét (Kh 20, 12 – 13) người lành thì được hưởng sự sống đời đời, kẻ sữ thì bị luận phạt (Ga 5, 29).
Như thế, niềm tin về sự sống lại càng làm cho chúng ta xác tín hơn vì Chúa Kitô đã mạc khải qua việc giảng dạy (Mt 10, 28; Mc 12, 18 – 27), Người đã hồi sinh những người chết (Mc 5, 22 – 23; Lc 7, 11 – 17). Người còn hứa ban sự sống cho những ai tin Người ( Ga 5, 24 – 25; 11, 25 – 26; 6, 39 – 55). Cuối cùng, chính Người đã chết và đã sống lại. Nhờ đó Kitô hữu xác tín hơn vào sự sống lại.
Vào ngày Chúa quang lâm (1Tx 4, 16, Ga 6, 39 – 40. 44. 54; 11, 24) mọi kẻ chết sẽ được sống lại để chịu phán xét (Mt 5, 29 – 30; 11, 22; 12, 41; 25, 31 – 44, Ga 5, 28 – 29; 6, 40 – 44; Cv 24, 15 ; Kh 20, 12 – 13). Mọi kẻ chết sẽ sống lại bằng thân xác của mình được Chúa Thánh Thần biến đổi. Sự biến đổi này tựa như hoa so với hạt, bướm so với sâu, nhưng không do tiềm năng nội tại sẵn có của con người mà hoàn toàn do quyền năng thuần tuý của Thiên Chúa. Thân xác phục sinh không còn là thân xác trong tội (corpus peccati) nhưng là một thân xác được cứu chuộc (1Cr 15, 38.57) là tác phẩm của Tạo Hoá (Mt 22, 29; 1Cr 15, 38 . 57). Sự sống lại ấy khó mà dùng ngôn ngữ và hình ảnh của con người mà diễn tả vì nó vượt sức tưởng tượng và hiểu biết của loài người. Chúng ta chỉ hiểu trong đức tin. Thân xác phục sinh là cùng một thân xác đã chết. Trong thân thể phục sinh, giống Chúa Kitô, người kitô hữu sẽ sống lại với thân xác đó vẫn đồng nhất như cũ tương tự Chúa Giêsu (2Mcb 7, 11; 1Cr 15, 51; Pl 3, 21; Rm 8, 29).
Người kitô hữu sẽ sống lại với thân xác không còn bị lệ thuộc định luật vật lý học, không còn lệ thuộc thời gian và không gian nữa. Khi đó, chúng ta sẽ được thống nhất và toàn diện tràn ngập quyền năng Thần Khí ban sự sống của Chúa Kitô. Thiên Chúa chỉ mạc khải về chân lý phục sinh, không mô tả cách thế phục sinh, nhưng ta có thể quả quyết một điều chắc chắn: “ đối với Thiên Chúa, mọi sự đều có thể” (Kn 18, 14: Gr 32, 37; Lc 1, 37).
Con người đầu hàng trước cái chết vì thấy mình bị giới hạn bởi chính cái chết. Tuy nhiên, Chúa Kitô phục sinh chính là nguồn hy vọng sống lại duy nhất của nhân loại. Ngài là trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người (1Tm 2, 5) có liên hệ và hiệp thông với toàn thể nhân loại, là hoa quả đầu mùa mở đường cho những người an giấc đã sống lại (1Cr 15, 20, Rm 8, 29). Từ đây cái chết không còn là tiếng nói cuối cùng mà chỉ là bước ngoặt để con người bước vào sự sống mới trong Chúa Kitô. Nên ai hướng về Chúa Kitô và biết mở lòng ra đón nhận Ngài thì đều được đón nhận ơn cứu độ.
Sống niềm tin phục sinh là đón nhận và đi trong đường lối Ngài. Nhờ Bí tích rửa tội, người kitô hữu được làm con Thiên Chúa, tháp nhập vào thân thể Chúa Kitô, được hiệp nhất với nhau trong sự sống mới (Ep 2, 14) được nuôi dưỡng bằng Mình và Máu Chúa Kitô, đón nhận “liều thuốc trường sinh” và “hạt giống phục sinh” (Ga 6, 27. 33. 40. 54. 58) để thuộc về thân thể Người, trở nên đồng hình đồng dạng với Người, chia sẻ đời sống yêu thương như Người. Hơn nữa, khi tham dự bữa tiệc Thánh Thể ở trần gian là họ tham dự vào bữa tiệc cánh chung (Mt 26, 29) vì Mình và Máu Chúa Kitô còn nuôi dưỡng niềm hy vọng của dân Kitô cho tới khi Chúa lại đến. Như vậy, người Kitô hữu đang thuộc về Chúa Kitô, được sống lại trong Chúa Kitô trong từng giây phút hiện tại nên họ sẽ được sống lại với Người (1Cr 6, 14; Ep 2, 6; Cl 2, 12). Mặt khác, niềm hy vọng này không chỉ giúp người kitô hữu hoàn tất cuộc vượt qua khi đối diện với cái chết nhưng còn đón nhận gian lao trong cuộc sống trong tâm tình lạc quan, vì tin rằng sẽ được phục sinh với Chúa Kitô phục sinh trong ngày sau hết.
Sự sống lại cánh chung nói lên hiệu quả của ơn cứu độ Kitô giáo làm cho nhân loại được hoàn hảo trọn vẹn. Nhiều nền văn hóa, tư tưởng triết học của nhân loại đã tỏ ra khinh bỉ thể xác, nhưng nhờ Chúa Kitô phục sinh, chúng ta mới nhận rõ giá trị quý báu của thân xác. Trong truyền thống Kitô giáo, xác thể được quý trọng không những vì niềm hy vọng sống lại mà nhất là vì nó được liên kết với Đấng phục sinh, như là chi thể của nhiệm thể, là đền thờ Chúa Thánh Thần (1Cr 3, 16. 17; 6, 9). Thể xác thần thiêng của Chúa Kitô (1Cr 15, 44) hiện đang đổi mới thân xác của các chi thể Ngài. Tự nó, xác thể vẫn hướng chiều theo đàng xấu (x Rm 7, 21 – 25) nhưng nhờ ơn của Đấng phục sinh, xác thể không còn gây trở ngại, song đã trở thành khí cụ phục vụ vinh quang Thiên Chúa (Rm 6, 12 – 14; 1Cr 6, 20; Pl 1, 20). Kitô giáo không khinh rẽ thân xác nhưng cũng không sùng nó bái như thần tượng nhưng đánh giá đúng mức vai trò của nó (1Cr 6, 20).
Thế nên, người kitô hữu đặt trọn niềm tin và hy vọng vào Đức Kitô Phục Sinh. Ngài chính là nguồn hạnh phúc đích thật và vững bền của con người. Ngài là lẽ sống và ý nghĩa cho cuộc đời.
Chúa Kitô phục sinh khai mở sự sống đời đời cho nhân loại. Chúa Kitô phục sinh giải đáp cho vấn nạn về sự sống đời sau của nhân loại. Chúa Kitô phục sinh đem đến cho nhân loại ơn cứu độ, sự sống đời đời, tình yêu, niềm vui, nguồn bình an. Ngài chính là niềm hy vọng mãnh liệt của con người.
Lạy Chúa Giêsu, chúng con tin tưởng và phó thác cuộc sống chúng con trong tay Chúa. Chúng con hy vọng sẽ được sống đời đời với Chúa để hưởng hạnh phúc bất diệt trong nước Chúa. Amen. |
Nguồn : gxta |
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 4 PHỤC SINH (10/05/2025) .: TẬN HIẾN CHO ĐÀN CHIÊN (10/05/2025) .: CON CHIÊN CỦA CHÚA GIÊSU (10/05/2025) .: NGƯỜI MỤC TỬ (10/05/2025) .: NGƯỜI CHẾT VÌ YÊU (10/05/2025) .: VỊ CHỦ CHĂN NHÂN LÀNH (10/05/2025) .: A LÀ ĐẤNG CHĂN CHIÊN LÀNH (10/05/2025) .: AN TOÀN TRONG TAY THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: HÃY YÊU NHƯ LÒNG DẠ THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: TÔI BIẾT CHIÊN CỦA TÔI VÀ CHIÊN TÔI BIẾT TÔI (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH - MÙA XUÂN HỘI THÁNH (10/05/2025) .: TÔI CÓ THUỘC ĐOÀN CHIÊN CHÚA KHÔNG? (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH NHẬN BIẾT CHIÊN CỦA NGƯỜI (10/05/2025) .: KITÔ HỮU THAM DỰ SỨ VỤ MỤC TỬ CỦA CHÚA GIÊSU NHỜ CHỨC NĂNG VƯƠNG GIẢ (10/05/2025) .: KHÔNG AI CƯỚP ĐƯỢC KHỎI TAY TÔI (10/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam