Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 73
Tổng truy cập: 1364568
TOÀN BỘ SỰ THẬT
Toàn bộ sự thật.
(Trích trong ‘Manna’)
Suy Niệm
"Thầy còn nhiều điều phải nói với anh em, nhưng bây giờ, anh em không có sức chịu nổi."
Đức Giêsu khi sắp về với Cha, đã chấp nhận giới hạn của các môn đệ. Ngài chưa nói hết được những điều Ngài muốn nói, nhưng Ngài không muốn ép họ phải cố hiểu. Cần có thời gian, và nhất là cần Thánh Thần...
Đức Giêsu chấp nhận ra đi khi việc huấn luyện còn dang dở. Ngài chấp nhận mình không phải là vị thầy duy nhất: Sau này, Thánh Thần sẽ dạy anh em mọi điều (Ga 14,26).
Ngài cũng chẳng phải là Đấng Bảo Trợ duy nhất vì còn một Đấng Bảo Trợ khác đến sau Ngài (x. Ga 14,16).
Ngài đã vén mở cho các môn đệ thấy sự thật, sự thật về Cha, về bản thân mình và về con người. Nhưng Ngài biết rằng cần có Thánh Thần từ từ dẫn dắt các môn đệ mới hiểu thấu và đi vào toàn bộ sự thật.
Vì lợi ích của họ, Đức Giêsu sẵn sàng ra đi (x. Ga 16,7), để nhường chỗ cho Đấng Cha và Ngài sai đến.
Đức Giêsu chẳng tìm mình, và Thánh Thần cũng vậy.
Thánh Thần chỉ có sứ mạng là đưa con người đến với Cha và Con là Đức Giêsu. Ngài chẳng tìm vinh quang cho mình, nhưng chỉ tìm tôn vinh và làm chứng cho Đức Giêsu.
Cha cũng chẳng tìm mình. Cha chẳng giữ gì làm của riêng.
"Mọi sự Cha có đều là của Thầy" (c.15) Cha là nguồn mạch luôn trào dâng qua Con. Con là Con vì đón nhận tất cả từ Cha.
Tình yêu liên kết Cha và Con là Thánh Thần,
Khi chiêm ngắm thế giới của Thiên Chúa Ba Ngôi, chúng ta thấy đó là một cộng đoàn lý tưởng. Mỗi ngôi vị đều sống cho hai ngôi vị kia.
Yêu thương và hiệp thông với nhau đòi từ bỏ. Nhưng từ bỏ lại làm cho mỗi ngôi vị trọn vẹn là mình, và sống trong hạnh phúc viên mãn.
Thiên Chúa của Kitô giáo là một cộng đoàn yêu thương, nhưng thế giới của Thiên Chúa Ba Ngôi lại không khép kín.
Thế giới ấy vươn ra ngoài mình, để cho hạnh phúc tuôn đổ trên toàn bộ công trình sáng tạo.
Cha yêu loài người đến độ sai Con Một làm người. Con yêu loài người đến độ dám sống và chết cho họ. Thánh Thần yêu loài người đến độ luôn ở bên để ủi an nâng đỡ. Cả Ba Ngôi cùng nhau lo cho loài người.
Ước mơ lớn nhất của Ba Ngôi là đưa cả nhân loại đi vào thế giới thần linh của mình, để mỗi người được hưởng hạnh phúc làm con trong Chúa Con.
Thiên Chúa Ba Ngôi là tình yêu mở ra, chia sẻ, mời gọi.
Tình yêu đích thực bao giờ cũng khiêm hạ đợi chờ. Chúng ta tự hỏi mình có sẵn sàng mở ra để Chúa đi vào thế giới của mình và để mình đi vào thế giới của Chúa không?
Gợi Ý Chia Sẻ
Cha là Đấng Sáng Tạo, Con là Đấng Cứu Độ, Thánh Thần là Đấng đem lại sự sống, sự canh tân, sự hiệp nhất. Bạn là hình ảnh Chúa Ba Ngôi, bạn thấy mình giống Ngài ở điểm nào?
Thế giới hôm nay bị đổ vỡ vì lòng ích kỷ của nhiều người, bị xâu xé giữa tôi và chúng ta. Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi giúp gì để giải quyết vấn đề trên?
Cầu Nguyện
Giữa một thế giới đề cao quyền lực và lợi nhuận, xin dạy con biết phục vụ âm thầm.
Giữa một thế giới say mê thống trị và chiếm đoạt, xin dạy con biết yêu thương tự hiến.
Giữa một thế giới đầy phe phái chia rẽ, xin dạy con biết cộng tác và đồng trách nhiệm.
Giữa một thế giới đầy hàng rào kỳ thị, xin dạy con biết coi mọi người như anh em.
Lạy Chúa Ba Ngôi, Ngài là mẫu mực của tình yêu tinh ròng, xin cho các Kitô hữu chúng con trở thành tình yêu cho trái tim khô cằn của thế giới.
Xin dạy chúng con biết yêu như Ngài, biết sống nhờ và sống cho tha nhân, biết quảng đại cho đi và khiêm nhường nhận lãnh.
Lạy Ba Ngôi chí thánh, xin cho chúng co tin vào sự hiện diện của Chúa ở sâu thẳm lòng chúng con, và trong lòng từng con người bé nhỏ.
2.Mọi sự của Cha là của Thầy
(Trích trong ‘Manna’)
Suy Niệm
Mỗi ngày chúng ta làm dấu thánh giá nhiều lần, chúng ta nhắc đến Chúa Ba Ngôi là Cha, Con và Thánh Thần. Chúng ta muốn ghi dấu của Ba Ngôi trên thân thể, và trên mọi hoạt động của ta, hay đúng hơn, chính Ba Ngôi đã không ngừng ghi dấu trên cuộc đời ta và trong suốt dòng lịch sử.
Mầu nhiệm Một Thiên Chúa Duy Nhất trong Ba Ngôi vị là mầu nhiệm được Đức Giêsu mạc khải cho ta.
Cha là Đấng yêu Con và hằng sinh ra Con. Con là người được yêu và được Cha sai vào thế giới. Thánh Thần là tình yêu, nối kết Cha và Con.
Như vậy Thiên Chúa của Kitô giáo không phải là một ngôi vị đơn độc, nhưng là Ba Ngôi hiệp thông chặt chẽ với nhau.
Ba Ngôi chia sẻ cho nhau mọi sự mình có: "Mọi sự Cha có đều là của Thầy" (Ga 16,15).
Ba Ngôi cùng nhau hành động trong sự hoà hợp. Thánh Thần không tự mình mà nói nhưng chỉ nhắc lại và đào sâu lời Đức Giêsu, giống như Đức Giêsu đã chẳng tự mình mà nói nhưng chỉ nói những gì mình nghe được từ Cha.
Thánh Thần sẽ tôn vinh Đức Giêsu như Đức Giêsu đã suốt đời tôn vinh Cha.
Nếu sống là sống với, sống cho, sống nhờ thì ta có thể gặp được mẫu mực sống tuyệt vời nơi Ba Ngôi Thiên Chúa.
Mỗi Ngôi đều không tìm mình, chỉ sống cho Ngôi khác, và từ đó tạo ra khuôn mặt riêng của mình. Thiên Chúa vừa là một, vừa là ba. Hội Thánh cũng vừa duy nhất, vừa đa dạng. Mười hai tông đồ, bốn sách Tin Mừng, hai kinh Lạy Cha... Để sự duy nhất đừng trở thành độc khối nghèo nàn, để sự đa dạng đừng trở thành cớ chia rẽ, cần có sự hiệp thông sâu xa trong Hội Thánh.
Đời sống của Ba Ngôi là mẫu mực cho mọi tổ chức của con người trên trần thế.
Mừng lễ Chúa Ba Ngôi, chúng ta chiêm ngắm sự hiện diện của Ba Ngôi ở nơi ta.
"Cha của Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy" (Ga 14,23), "Thánh Thần ở lại bên cạnh anh em và sẽ ở trong anh em" (Ga 14,17).
Đây là tin mừng quá đỗi lớn lao: Thiên Chúa siêu việt xa thẳm lại ở rất gần ta, chỉ cần quay vào nội tâm, là ta gặp được Ngài.
Kitô hữu là người mang trời cao, mang thiên quốc trong mảnh đời yếu đuối của mình. Hãy cung kính trước sự hiện diện đó, và để cho Tình Yêu Ba Ngôi tự do hoạt động nơi bạn, và qua bạn mà lan đến toàn thế giới.
Gợi Ý Chia Sẻ
"Mình với ta tuy hai mà một, ta với mình tuy một mà hai." Bạn có kinh nghiệm gì về việc sống hết mình cho người khác, mà vẫn không đánh mất chính mình?
Một em bé nói: "Thiên Chúa là một người cha yêu con cái như một người mẹ." Đâu là hình ảnh của bạn về Thiên Chúa? Có khi nào bạn cảm nghiệm được Ngài yêu bạn không?
Cầu Nguyện
Giữa một thế giới đề cao quyền lực và lợi nhuận, xin dạy con biết phục vụ âm thầm.
Giữa một thế giới say mê thống trị và chiếm đoạt, xin dạy con biết yêu thương tự hiến.
Giữa một thế giới đầy phe phái chia rẽ, xin dạy con biết cộng tác và đồng trách nhiệm.
Giữa một thế giới đầy hàng rào kỳ thị, xin dạy con biết coi mọi người như anh em.
Lạy Chúa Ba Ngôi, Ngài là mẫu mực của tình yêu tinh ròng, xin cho các Kitô hữu chúng con trở thành tình yêu cho trái tim khô cằn của thế giới.
Xin dạy chúng con biết yêu như Ngài, biết sống nhờ và sống cho tha nhân, biết quảng đại cho đi và khiêm nhường nhận lãnh.
Lạy Ba Ngôi chí thánh, xin cho chúng co tin vào sự hiện diện của Chúa ở sâu thẳm lòng chúng con, và trong lòng từng con người bé nhỏ.
3.Sống mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi
Henry Kissinger, cựu ngoại trưởng Mỹ dưới thời tổng thống Nixon, có viết một cuốn sách trong đó ghi lại biến cố xảy ra đêm 7.8.1974, đêm cuối cùng trước khi tổng thống Nixon từ chức. Lúc đó vào khoảng 9 giờ tối, chuông điện thoại vang lên, tổng thống gọi ông đến toà Bạch Ốc ngay lập tức. Khi đến ông thấy tổng thống đang ngồi uể oải trong chiếc ghế màu nâu. Ánh sáng yếu ớt từ chiếc đèn nhỏ dùng để đọc sách hắt xuống nền nhà. Hai người trao dổi với nhau về nhiều vấn đề. Tổng thống tiễn ông đến tận chân cầu thang. Thình lình tổng thống dừng lại và yêu cầu ông cùng quỳ gối cầu nguyện. Kissinger cho hay rằng mình không biết là có quỳ xuống hay không, nhưng ông nhớ rất rõ là lúc ấy ông cảm thấy lo sợ và không biết phải cầu xin điều gì.
Hình ảnh Kissinger sợ hãi quỳ xuống trong bóng đêm và không biết phải cầu xin điều gì khiến chúng ta suy gẫm về mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi hôm nay. Thực vậy, giống như Kissinger, chúng ta cũng có cảm giác đầy lo âu, nhưng chúng ta lại không biết phải cầu xin gì với Chúa Ba Ngôi. Chúng ta phải áp dụng mầu nhiệm này vào cuộc sống thường nhật ra làm sao?
Các tu sĩ thường coi ba lời khấn của mình là cách thế thuận tiện giúp họ tận hiến cho Chúa Ba Ngôi. Với đức khó nghèo, họ tận hiến cho Chúa Cha vì qua đó họ biểu lộ lòng phó thác vào sự quan phòng của Ngài: Các con đừng lo mình sẽ ăn gì mặc gì. Cha trên trời biết rõ các con cần đến những thứ ấy. Với đức khiết tịnh, họ tận hiến cho Chúa Con, bởi vì Đức Kitô đã sống độc thân như họ. Người đã tự cho mình thuộc về mọi người chứ không thuộc riêng về một ai. Và sau cùng với đức vâng lời, họ tận hiến cho Chúa Thánh Thần. Họ muốn lắng nghe sự thôi thúc của Chúa Thánh Thần và bước đi dưới sự soi dẫn của Ngài.
Với chúng ta cũng vậy, dưới một góc độ nào đó, chúng ta có thể áp dụng ba nhân đức trên vào cuộc sống chúng ta để tận hiến cho Chúa Ba Ngôi. Thực vậy, trước một tình hình kinh tế đầy biến động, mỗi người chúng ta, nhất là những người già cả và thất nghiệp, chúng ta cần phải tín thác vào Chúa Cha, như chim trời hay như cánh hoa ngoài đồng nội. Tiếp đến, trước một thế giới đầy tham lam ích kỷ, chúng ta cần noi gương Chúa Giêsu Đấng đã đến để phục vụ và Ngài đã truyền cho chúng ta: Các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con. Và sau cùng, trước một xã hội bùng nổ về thông tin, chúng ta cần được Chúa Thánh Thần dẫn lối để luôn đi đúng con đường phải đi.
Và như thế, mặc dù không tuyên hứa, nhưng chúng ta vẫn có thể áp dụng tinh thần ba nhân đức ấy vào cuộc sống thường ngày. Thực vậy, hãy phó thác vào sự quan phòng của Chúa Cha. Hãy thực thi giới luật yêu thương của Chúa Con và hãy bước đi dưới sự soi dẫn của Chúa Thánh Thần.
4.Ba Ngôi với con người - ViKiNi
(Trích trong ‘Xây Nhà Trên Đá’ – Lm. Giuse Vũ Khắc Nghiêm)
Mầu nhiệm một Chúa Ba Ngôi là chân lý nền tảng và cao siêu nhất trong đạo, nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đặc biệt tới con người.
Các tông đồ học với Đức Giêsu chỉ mới được gần ba năm, coi như trình độ lớp ba. Cho nên Người nói: “Thầy còn nhiều điều phải nói với anh em. Nhưng bây giờ anh em không có sức chịu nổi”. Đối với môn học đời, muốn biết được những điều căn bản phổ thông, phải học hết lớp mười hai; muốn biết sâu sắc tường tận một môn học phải học hết cử nhân, kỹ sư, luật sư, phó tiến sĩ. Muốn khám phá được điều mới, phải là tiến sĩ, bác học. Đó là tiến trình học vấn của loài người. Những mầu nhiệm cao siêu trên trời mênh mông vô cùng chỉ có kỳ công của Chúa Thánh Thần soi sáng, dậy dỗ được thôi: “Khi nào Thánh Thần chân lý đến, Người sẽ dậy anh em tới chân lý toàn diện”.
I- Bây giờ các tông đồ mới biết được vài điều về Chúa Ba Ngôi.
Điều thứ nhất: Một Thiên Chúa có Ba Ngôi riêng biệt: Khi Đức Giêsu chịu phép rửa trên sông Gióc-đan: “Trời mở ra, tiếng Đức Chúa Cha phán: Này là Con Ta yêu dấu” và Chúa Thánh Thần lấy hình chim bồ câu đáp trên Người. Nhờ thế, các ông biết được: Một Thiên Chúa duy nhất mà có Ba Ngôi, gọi theo tiếng loài người là: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Ví như trong một gia đình có cha, mẹ và con; hay một mặt trời có ánh sáng, sức nóng và lửa cháy; hay một hình tam giác đều có ba góc riêng biệt và bằng nhau.
Điều thứ hai: Ba ngôi bằng nhau về bản tính, uy tín và phép tắc vô cùng. Khi Đức Giêsu dậy: “Anh em hãy đi làm cho muôn dân trở thành môn đệ và làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần” (Mt. 28, 19).
Chữ và chỉ ngang hàng nhau, không có ngôi nào hơn ngôi nào kém nhau. Ví như ta nói: Anh và tôi và ông ấy, cả ba nhân vị đều là người cùng bản tính như nhau, cùng phẩm giá như nhau, và ba người đều có những cơ năng: Trí khôn, ý chí, tình cảm, tinh thần và vật chất. Mỗi khi ta làm dấu Thánh giá, nhắc nhở ta đã được Rửa tội nhân danh Ba Ngôi và tuyên xưng đức tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi, đồng thời ta được chia sẻ đời sống hạnh phúc vinh quang của Người.
II- Ba Ngôi với con người: Ba Ngôi đặc biệt trực tiếp thương yêu ta
Theo giáo lý “Chúa Cha dựng nên ta, Chúa Con cứu chuộc ta, Chúa Thánh Thần thánh hóa ta”. Tuy nhiên, Ba Ngôi luôn luôn hợp nhất với nhau nên một để cứu độ ta như Đức Giêsu đã nói trong bài Tin Mừng hôm nay: “Mọi sự Chúa Cha có đều là của Thầy. Vì thế, Thầy đã nói: Thánh Thần lấy những gì của Thầy và loan báo cho anh em”. Như vậy, của Cha là của Con và cũng là của Thánh Thần. Thánh Phaolô đã giải thích cho Giám mục Titô về công việc Ba Ngôi thực hiện ơn cứu độ cho ta như thế này: “Thiên Chúa, Đấng cứu độ chúng ta, đã biểu lộ lòng nhân hậu và lòng thương yêu của Người đối với nhân loại. Không phải tự sức chúng ta đã làm nên việc công chính, nhưng vì Người thương xót, nên Người đã cứu chúng ta nhờ phép rửa ban ơn Thánh Thần, để chúng ta được tái sinh và đổi mới. Thiên Chúa đã tuôn đổ đầy tràn ơn Thánh Thần xuống trên chúng ta, nhờ Đức Giêsu Kitô, Đấng cứu độ chúng ta” (Tt. 3, 4-6). Như vậy, chúng ta có thể nói: Của trời đất vô tận Chúa Cha đã dựng nên, Chúa Con hy sinh làm lụng vất vả, cực khổ đến chết để thâu góp lương thực vào kho cho ta, và Chúa Thánh Thần lấy lương thực đó ra ban phát cho ta. Hay Ngôi Cha như một bác học, sáng chế đủ mọi thứ thuốc, Ngôi Con như một bác sĩ toàn năng đến sống lăn lộn với chúng ta, khám bệnh, ra toa cho ta, Ngôi Thánh Thần như một dược sĩ coi toa phát thuốc cứu chữa ta. Thánh Phaolô cảm thấy ơn phúc Chúa Ba Ngôi làm cho ta vô cùng trọng đại, nên Ngài luôn luôn nhập đề các thơ gởi cho các giáo đoàn bằng những lời chào: “Chúc tụng Thiên Chúa là Cha Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Trong Đức Kitô, từ cõi trời, Người đã thi ân giáng phúc cho ta hưởng muôn vàn ơn phúc của Thánh Thần” (Eph 1, 3) và khi kết thúc, Phaolô thường dâng lời cầu chúc cho các giáo đoàn bằng câu: “Nguyện xin ân sủng Đức Giêsu Kitô và tình yêu của Chúa Cha, và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần ở cùng tất cả anh chị em” (2Cr. 13, 13)
Ba bài đọc lời Chúa hôm nay còn giúp ta nhận ra sâu sắc hơn ơn Chúa Ba Ngôi làm cho ta:
Bài I kể ra công trình sáng tạo của Thiên Chúa Cha. Ngài đã dựng nên đức khôn ngoan được áp dụng vào Đức Kitô. Thực vậy, “Thiên Chúa Cha đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một cho thế gian được sống”. Con Một đã sinh ra từ đời đời như tác phẩm đầu tay và Người lấy làm vui thú đến ở giữa phàm nhân. Rồi Chúa Cha dựng nên cõi trời, làm ra mặt đất, vực thẳm, núi non, mạch nước và các nguyên tố vũ trụ. Sau là dựng nên phàm nhân được sống với đức khôn ngoan là nguồn vui của Chúa Cha.
Bài II kể đến công trình cứu độ của Ngôi Con là Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Người làm cho ta nên công chính, mở lối cho ta vào hưởng ân sủng của Thiên Chúa, cho ta được trông đợi hưởng vinh quang Thiên Chúa, nên khi gặp gian truân, ta phải trung kiên chịu đựng, đừng thất vọng “vì Thiên Chúa đã đổ đầy tình yêu của Người vào lòng chúng ta, Nhờ Thánh Thần mà Người ban cho ta”.
Bài Tin Mừng, Đức Giêsu nói đến công trình giáo dục, thánh hóa của Thánh Thần: Người sẽ dẫn ta đến chân lý toàn diện. “Người sẽ lấy những gì của Thầy và loan báo cho anh em”. Như vậy “chỉ một mình Thánh Thần mới có thể hé mở cho ta thấy tình yêu của Chúa Ba Ngôi, dẫn dắt ta vào tình yêu của Ngài, và giúp ta sống sâu thẳm trong tình yêu chân thật của Thiên Chúa” (Charles Brethes; Feuillets liturgiques, Annec).
Lạy Ba Ngôi cực Thánh, qua phép rửa tội, chúng con đã được ghi ấn tín Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Xin cho chúng con trọn đời trung thành với đức tin để Người thương đổ đầy tình yêu của Người vào lòng chúng con. Amen.
5.Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn
Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi là mầu nhiệm chính yếu của Kitô giáo. Chúng ta tuyên xưng đức tin trong kinh Tin Kính. Chúng ta tin một Thiên Chúa duy nhất là Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.
Từ “Thiên Chúa Ba Ngôi” phải đợi nhiều thế kỷ mới hình thành. Đầu tiên, vào cuối thế kỷ thứ hai, Giám Mục Thêôphilô thành Antiôkia sử dụng từ này trong một bức thư gởi cho Antolycus, một người lạc giáo và được các Giáo hội chấp nhận. Tuy nhiên, phải đợi đến thế kỷ VI từ Chúa Ba Ngôi mới được hình thành và được chấp nhận.
Người Do Thái chỉ tin vào Thiên Chúa độc nhất, toàn năng. Trong Kinh Thánh, Thiên Chúa cũng tự mạc khải là Cha của dân Do Thái. Nơi các tiên tri, Ngài thường gọi Israen là “con Ta”. Ngài cũng tỏ cho dân Do Thái thấy tình yêu của Ngài đối với dân. Ngài yêu dân Israen như một người chồng yêu thương vợ và đau đớn khi bị phụ tình. Tiên tri Hôsê đã có những trang tràn đầy tình yêu.
Tiên tri Giêrêmia diễn tả tình yêu Thiên Chúa như một người cha, yêu thương đứa con bé bỏng của mình, chăm sóc, nâng niu.
Nhưng chỉ có Chúa Giêsu mới mạc khải khuôn mặt thật của Chúa Cha, mới cho chúng ta biết Thiên Chúa là Ba Ngôi, là Cha, Con và Thánh Thần. Chính Thiên Chúa cũng tỏ ra cho chúng ta biết Ngài là Cha của Chúa Giêsu: “Này là Con Ta rất yêu dấu, Con đẹp lòng Ta”. Chúa Thánh Thần cũng xuất hiện dưới hình thức chim bồ câu khi Chúa Giêsu chịu phép rửa của Gioan Tẩy Giả ở sông Giođan.
Chúa Giêsu nói đến Chúa Cha, mạc khải Cha trên trời và chứng tỏ Ngài là Con. Ngài thường dùng cách nói: “Cha Ta, Đấng ngự trên trời”. Khi cầu nguyện, Ngài dùng từ “Abba” là tiếng nói của trẻ thơ để gọi Cha Ngài.
Trong đoạn Tin Mừng Giáo hội trích dẫn hôm nay, Chúa Giêsu cho chúng ta thấy sự hiệp thông toàn vẹn giữa Ba Ngôi Thiên Chúa. Chúa Thánh Thần được gọi là “Thần Khí Sự Thật sẽ đến và dẫn anh em đến sự thật vẹn toàn”, sự thật đó chính là Ba Ngôi Thiên Chúa. Thánh Thần sẽ giúp chúng ta hiểu về Ba Ngôi một cách đầy đủ hơn. Thánh Thần đó không tự mình nói điều gì, “Ngài chỉ nói những gì Ngài đã nghe từ Chúa Cha và Chúa Con. “Ngài sẽ lấy những gì của Thầy mà loan báo cho anh em”. Điều này chứng tỏ mối hiệp thông giữa Ba Ngôi thật tuyệt diệu!
Mối liên hệ giữa Chúa Cha với Chúa Con cũng vẹn toàn vì “mọi sự của Chúa Cha đều là của Thầy”, vì “Cha với Thầy là một”. Là một nhưng không lẫn lộn. Thầy không phải là Chúa Cha và Chúa Cha không là Thầy. Thánh Thần là của Thầy, nhưng Ngài không phải là Chúa Cha, cũng không là Chúa Con. Ngài là mối liên hệ yêu thương giữa Cha và Thầy. Ngài là của Thầy, nhưng đồng thời Ngài cũng là của Cha Thầy.
Làm sao giải thích điều không thể giải thích? Giáo hội vẫn cố gắng tìm cách giải thích mầu nhiệm Ba Ngôi bằng nhiều cách, nhưng vẫn còn phải cố gắng đào sâu mãi. Thiên Chúa là vô biên và ngôn ngữ và trí khôn loài người có hạn. Nhưng không phải vì thế mà chúng ta có thể lười biếng tìm kiếm sâu hơn. Phải nhờ Thánh Thần mà thôi vì Ngài mới dẫn chúng ta đến “sự thật toàn vẹn”.
Chúng ta không thể hiểu Thiên Chúa bằng những lý luận mà chỉ hiểu bằng ánh sáng Thánh Thần, bằng đức tin mà thôi. Chúng ta không thể múc cạn đại dương bằng một vỏ sò.
Các thánh hiểu Ba Ngôi như một gia đình. Ngài là hiến ban, là tình yêu, là niềm vui yêu thương và được yêu. Khi chúng ta nói đến tình yêu, chúng ta chỉ hiểu theo tình yêu hạn chế của con người. Thiên Chúa là Tình Yêu tuyệt đối. Chúa Cha yêu Chúa Con bằng một tình yêu tuyệt đối. Tình yêu đó không thể có ở trong thế giới của con người. Chúa Con cũng yêu Chúa Cha bằng một tình yêu tuyệt đối và tình yêu tuyệt đối giữa Chúa Cha và Chúa Con là Thánh Thần.
Chúng ta chỉ tuyên xưng những gì chúng ta có thể hiểu được, và tất cả được gồm tóm trong một câu của thánh Gioan: “Thiên Chúa là Tình Yêu”.
Vì là Tình Yêu, Ngài yêu thương chúng ta. Vì yêu thương chúng ta, Ngài đến liên hệ với chúng ta, Ngài sai Con Một Ngài đến trần gian để chứng tỏ cho chúng ta thấy tình yêu của Ngài sâu đậm đến mức nào. Và Thánh Thần là Tình Yêu khôn tả của Ngài được đổ tràn trên chúng ta, khiến chúng ta trở thành con và trong tình con thảo đó, chúng ta gọi Ngài là “Abba” (cha).
Mầu nhiệm Ba Ngôi là tất cả đối với chúng ta. Chúng ta không thể tìm đâu ra ý nghĩa cuộc sống và hạnh phúc. Tất cả khơi nguồn từ tình yêu Ba Ngôi và kết thúc trong tình yêu đó.
Ngài ban cho chúng ta một hồng ân tuyệt hảo là được yêu mến Ngài. Chúng ta có cảm thấy đó là một hồng ân không? Thánh Inhaxiô thành Antiôkia viết: “Anh em chỉ yêu một mình Thiên Chúa thôi”. Chúa cũng mong chúng ta yêu Ngài thôi, vì chỉ có Ngài là hạnh phúc độc nhất của chúng ta. Giới răn của Ngài là Yêu: “Nghe đây, hỡi Israen. Đức Chúa là Thiên Chúa duy nhất. Hãy yêu mến Thiên Chúa của ngươi hết lòng, hết sức ngươi…” Chúa Giêsu lặp lại: “Điều răn thứ nhất và quan trọng nhất là hãy yêu mến Chúa hết lòng, hết sức, hết trí khôn, hết linh hồn…” Chỉ có Thiên Chúa là đáng yêu trên hết mọi sự. Thế nhưng, dù được khích lệ như thế nào, hình như chúng ta vẫn không yêu. Có cái gì cản trở tình yêu.
Tình yêu Chúa vẫn mời gọi, nhưng chúng ta vẫn ởm ờ, không dứt khoát.
Các thánh đã yêu và đã chuyển lại cho chúng ta những kinh nghiệm quý báu của các ngài, nhưng hình như chúng ta vẫn không có can đảm bước vào tình yêu. Đó là một điều đáng tiếc.
Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu chỉ biết sống cho tình yêu: “Ơn gọi của em là yêu”. Đó cũng là ơn gọi của chúng ta. Chúng ta có đáp lại ơn gọi đó không?
Ai? hay cái gì đã cản trở không cho chúng ta yêu mến Chúa? Ai đã tách chúng ta ra khỏi tình yêu Chúa? Chúng ta phải tìm cho ra nguyên nhân, nếu không, chúng ta không bao giờ có thể yêu mến Chúa, và như thế, chúng ta sẽ không bao giờ đạt tới hạnh phúc. Cầu xin cho chúng ta đủ can đảm dứt khoát với những gì không giúp chúng ta yêu mến Chúa. Xin cho chúng ta đủ can đảm bỏ mình để chỉ sống cho Chúa mà thôi.
Chúa Giêsu không bỏ rơi chúng ta trong sự yếu hèn của chúng ta, Ngài vẫn kề cận, nâng đỡ chúng ta. Ngài đã dùng một phương tiện hết sức tuyệt vời để đến trong chúng ta là một tấm bánh, nhờ đó chính Ngài sẽ ở trong chúng ta và giúp chúng ta yêu mến Chúa, miễn là chúng ta không cản trở hoạt động của Ngài. Ăn lấy Ngài đi, sống với Ngài trong những thực tại nhỏ bé hằng ngày của chúng ta, như thế cũng đủ để đền đáp tình yêu của Ngài.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 4 PHỤC SINH (10/05/2025) .: TẬN HIẾN CHO ĐÀN CHIÊN (10/05/2025) .: CON CHIÊN CỦA CHÚA GIÊSU (10/05/2025) .: NGƯỜI MỤC TỬ (10/05/2025) .: NGƯỜI CHẾT VÌ YÊU (10/05/2025) .: VỊ CHỦ CHĂN NHÂN LÀNH (10/05/2025) .: A LÀ ĐẤNG CHĂN CHIÊN LÀNH (10/05/2025) .: AN TOÀN TRONG TAY THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: HÃY YÊU NHƯ LÒNG DẠ THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: TÔI BIẾT CHIÊN CỦA TÔI VÀ CHIÊN TÔI BIẾT TÔI (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH - MÙA XUÂN HỘI THÁNH (10/05/2025) .: TÔI CÓ THUỘC ĐOÀN CHIÊN CHÚA KHÔNG? (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH NHẬN BIẾT CHIÊN CỦA NGƯỜI (10/05/2025) .: KITÔ HỮU THAM DỰ SỨ VỤ MỤC TỬ CỦA CHÚA GIÊSU NHỜ CHỨC NĂNG VƯƠNG GIẢ (10/05/2025) .: KHÔNG AI CƯỚP ĐƯỢC KHỎI TAY TÔI (10/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam