Flag Counter

Tìm hiểu giáo lý

Thống kê truy cập

Đang online: 51

Tổng truy cập: 1375375

TÔI VUI MỪNG CÙNG HOAN LẠC


Tôi vui mừng cùng hoan lạc – Huỳnh Văn Ngọc

Tôi vui mừng cùng hoan lạc khi người ta đến nói cùng tôi: “Nào ta lên đền thánh Chúa” (Đáp ca, Tv 122)

Trước năm 1975, tôi được thuyên chuyn vào làm vic ti Phan thiết. Cái cm giác đầu tiên ca tôi ti đây là mùi mm. My ngày đầu, mùi mm làm tôi rt khó chu, nga ngáy và bun nôn. Nhưng dn dà sau vài ba tun l, tôi không còn cm thy mùi mm đâu cà. Thì ra mũi tôi đả quen vi mùi mm ri.

Thành ph Pittsburgh, PA là thành ph luyn thép ln nht nước M. Lúc đầu khi các nhà máy mi hot động, nhng động cơ khng l phát ra nhng âm thanh làm rêm tai nhc óc. Dân chúng địa phương ăn không được, ngũ không được, h rt đồi khó chu vì tiếng động. Nhưng vì sinh kế, người ta ùn ùn kéo đến lp nghip, dn dà h quen vi tiếng động và xem đó như là mt loi âm nhc kích động ru ng. H đã quen vi tiếng động. Bng mt hôm, đang đêm b cúp đin, các nhà máy im bt, mi người đều thc gic, hong ht chy tán lon.

Xã hội càng văn minh, người ta càng xa dần Thiên Chúa, càng làm mất đi cái “Tính Bản Thiện” mà Thiên Chúa đã ban cho khi tạo dựng con người. Người ta đã mất đi cái cảm giác sợ tội.

Trước đây, trong xã hôi VN, “không chồng mà chửa thế gian chê cười”. Nhưng ngày nay, ‘single mother’ là chuyện thường. Hai người đàn ông lấy nhau, hai người đàn bà cưới nhau rồi đem nhau ra toà làm hôn thú, chúng ta cho là một việc hết sức quái gở, nhưng xã hội coi đó là chuyện thường. Đồng tính luyến ái, ‘gay marriage’, phá thai, thụ thai nhân tạo, ly dị, tự do luyến ái v. v. đã được luật pháp che chở. Giết người vô tội bằng cách ôm bom tự sát mà họ cho là tử đạo, là thánh chiến...

Nhân loại đang đi trong đêm tối. Nhân loại đang trong cơn ngủ mê. Thì đây, tiên tri Isaiah lớn tiếng kêu lên: “Hãy chổi dậy, hởi nhà Gia cóp”. Thánh Phao lồ càng kêu to hơn nữa: “Hãy thức dậy. Đêm đã sắp tàn, ngày đã gần đến. Hãy mặc lấy Đức Giêsu Kitô”. Tiên tri Isaiah còn chỉ cho chúng ta hướng nhìn về tương lai, một vương quốc hoà bình và yêu thương: Gươm giáo biến thành cuốc thành cày, dao mác biến thành liềm thành hái.

Đó là sứ điệp của Mùa vọng, sứ điệp đầu tiên của năm PV chu kỳ A năm 2005, mà giáo hội muốn kêu gọi mọi người hãy tỉnh thức, chuẩn bị chờ ngày Chúa lại đến.

Người lại đến trong vinh quang để phán xét kẻ sống và kẻ chết. Nước Người sẽ không bao giờ cùng. Tôi tin xác loài người ngày sau sẽ sống lại và sự sống đời sau”. (Kinh Tin kính).

Thời ông Noe, trong khi mọi người đang lo dựng vợ gã chồng, đang lo ăn uống say sưa, bình chân như vại, xem như không có Thiên Chúa cũng chẳng có đời sau, thì ông Noe lo đóng tàu, mặc dù trời còn đang nắng hạn. Rồi lụt đại hồng thuỷ thình lình ập đến, nhân loại bị chết chìm, ông và gia đình ông đã được cứu thoát.

Đức Giêsu còn đưa ra hai ví dụ khác: Hai người đàn ông cùng cày ruộng ngoài đồng, hai người đàn bà cùng xay bột trong nhà. Họ cùng sống trong một hoàn cảnh, cùng làm chung một công việc, tại sao có người được cứu có người lại không? Thưa vì một người có chuẩn bị và một người không chuẫn bị. Một người có đức tin và một người không tin. Một người làm việc qua loa để lảnh tiền công, để ăn xài, chơi bời trác táng, người kia cũng lảm việc cũng lãnh lương nhưng lòng quy hướng về đời sau và về Thiên Chúa. Tiền của không làm hoa mắt họ. Mũi họ không bị ô nhiễm bởi mùi hôi tanh của tội lỗi, tiếng động cơ nhà máy không làm lấn át tiếng nói lưong tâm và sự bằng yên trong tâm hồn họ.

Đức Giêsu kết thúc lời cảnh cáo bằng dụ ngôn kẻ trộm vào nhà. Nếu bạn biết đêm nay có kẻ trộm muốn vào nhà lấy báu vật của bạn mà bạn lại không thức mà canh chừng sao? Báu vật ấy là gì? Là kho tàng giấu trong ruộng, là viên ngọc quý người thương gia tìm được (Mt 13: 44 - 46). Ấy chính là Đức Giêsu Kitô mà Thiên Chúa đã trao ban cho loài người qua mầu nhiệm Ngôi Hai nhập thể.

Phụng vụ dùng những lời trên đây để khai mạc Mùa vọng, không chỉ nhằm việc đón mừng lễ Giáng sinh nhưng muốn khơi lại niềm tin về Ngày Chúa lại đến và cũng để nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta chờ đợi và chuẩn bị.

Chúng ta cần làm sống lại Mầu nhiệm Ngôi Hai nhập thể. Thái độ chờ đợi nầy đòi hỏi chúng ta phài có một tâm hồn trong trắng, cầu nguyện và đón nhận. Đó cũng là thái độ mà chúng ta phải có mỗi khi tham dự thánh lễ. Có Chúa ở trong tâm hồn qua bí tích Thánh thể giúp chúng ta có khả năng đón mừng lễ Giáng sinh và sẳn sàng để được Chúa “đem đi” khi Người lại đến.

Sẵn sàng, như 10 cô trinh nữ khôn ngoan, cầm đèn đi đón chàng rể. Tỉnh thức và sẳn sàng khi Người lại đến để đón ta về nhà Cha và miệng chúng ta sẽ không ngừng hát lên bài thánh vịnh: “Tôi vui mùng cùng hoan lạc khi người ta đến nói cùng tôi: “Nào ta lên đền thánh Chúa. Nào ta lên đền thánh Chúa”.

 

57. Mùa vọng: Người đến để con tim được vui trở lại

(Suy niệm của Lm. Giuse Trương Đình Hiền)

1. B quá kh li sau lưng để tiến v phía trước:

Ý nghĩa đầu tiên của Mùa Vọng gần như được diễn tả ngay trong tên gọi của tiếng la tinh: Adventus, Mùa “Đến, mùa Quang lâm”. Vâng, Mùa Vọng chính là thời điểm thích hợp để chúng ta sống tâm tình và thái độ đức tin đón chào cuộc viếng thăm của Thiên Chúa, hay sống với nỗ lực dấn thân thực hiện cuộc canh tân và hoán cải tâm hồn theo những lời mời gọi của Phúc Âm.

Vâng, Lời Chúa chúng ta vừa nghe công bố gần như hết lòng hổ trợ ý tưởng nầy và lôi kéo chúng ta tập chú suy tư và cầu nguyện theo ý hướng đó:

Bài đọc 1 đã trình bày: giữa một hoàn cảnh éo le và đầy tăm tối thất vọng của kiếp sống nô lệ, mất nước, lưu đày, Sứ Ngôn I-sa-i-a loan báo cho dân Ít-ra-en một viễn tượng huy hoàng ở cuối chân trời lịch sử: “Trong tương lai, núi Nhà Đức Chúa đứng kiên cường vượt đỉnh các non cao, vươn mình trên hết mọi ngọn đồi. Dân dân lũ lượt đưa nhau tới, nước nước dập dìu kéo nhau đi…Họ sẽ đúc gươm đao thành cuốc thành cày, rèn giáo mác nên liềm nên hái”.

Tin Vui đó, viễn tượng một thế giới hòa bình an lạc đó chắc chắn không phải là một thứ “tuyên truyền ngẫu hứng” của một tay “thần kinh bất ổn” mà là của chính Thiên Chúa mặc khải qua miệng của vị sứ ngôn được Ngài ra tay tuyển chọn. Và 600 năm sau lời tiên tri đó, Đấng là Em-ma-nu-en, là Hoàng tử Bình An, là Đấng Cứu thế, là Thiên Chúa Làm Người đã xuất hiện, Ngài đến để giải phóng toàn diện lịch sử con người, là qui tụ toàn nhân loại trong một Vương Quốc bao la vĩnh cửu.

Hôm nay, bước vào Mùa Vọng, khai mạc một Năm Phụng vụ mới, Lời Chúa cũng muốn nhắn gởi chúng ta qua chính lời tiên tri ấy. Cũng như dân Ít-ra-en đang sống trong nổi ê chề thất vọng của kiếp phận lưu đầy được nhà sứ ngôn loan tin giải thoát với niềm hy vọng một ngày mai tươi sáng đang đến gần, cộng đoàn chúng ta hôm nay đang được Lời Chúa mời gọi hãy vứt bỏ đi những nổi chán chường, thất vọng của một lối diễn tả đức tin mang đầy dấu vết của nô lệ, của lưu đầy, của sự lựa chọn biếng lười, ích kỷ và vô trách nhiệm. Hãy vứt bỏ đi lối sống buông trôi, lờ lững, không biết tới ngày mai, không dám đối diện với tương lai. Hãy vứt bỏ đi cuộc sống chỉ có biết bon chen, cặm cụi với cái lãi cái lời vật chất, cặm cụi đầu tư bất kể cho những thứ chóng qua mà chẳng tính gì đến chuyện vĩnh hằng tối hậu. Và cũng vứt bỏ đi cái lối sống đạo và hành xử đức tin vụ hình thức, giả tạo, biệt phái và kiêu căng.

Một cuộc vứt bỏ như thế để làm lại cuộc đời trong thánh thiện yêu thương phải chăng là tiêu đích của Hành trình Mùa Vọng, của đức tin Kitô, mà theo theo cách nói của Thánh Phaolô trong thư gởi giáo đoàn Rôma trong bài đọc 2 đó là một cuộc “bừng mắt dậy sau đêm dài của giấc ngủ tội lỗi đen tối”: “Đêm sắp tàn, ngày gần đến. Vậy chúng ta hãy loại bỏ những hành vi đen tối và cầm lấy vũ khí của sự sáng để chiến đấu…”

2. Mt cuc hnh ng để đổi đời.

Nếu “Thiên Chúa của chúng ta không bao giờ cũ", thì cuộc gặp gỡ Ngài, chọn lựa Ngài, đến với Ngài phải luôn là một cuộc “hạnh ngộ” đầy hoan vui và hy vọng, một cuộc hạnh ngộ để làm lại cuộc đời.

Trong trích đoạn Tin mừng hôm nay, Thánh Mát-thêu đã thuật lại một bài giáo lý của Đức Kitô mà nội dung cốt lỏi cũng chính là thể hiện niềm tin bằng lối sống luôn là “sắp sẳn, tỉnh táo như người đang đón đợi khách quí, như kẻ đang nai nịt hành trang lên đường hay như ngôi nhà đang thắp sáng với đầy đủ những con người đang tỉnh thức canh phòng đến độ không còn chỗ hở nào để kẻ trộm thâm nhập”. Đây không phải là chuyện dễ ợt, mà là một cuộc phấn đấu nhọc mệt, là cả một cuộc hành trình cam go và mạo hiểm, một cuộc sống khôn ngoan biết tiên liệu và tỉnh táo đối diện với những “bất trắc đột xuất”, như hình tượng Noe trong biến cố “Nạn Đại Hồng Thủy”, hay hình ảnh canh chừng kẻ trộm trong đêm khuya mà Đức Kitô đã diễn tả.

Câu chuyện vui sau đây là một minh họa cho ý nghĩa trên của Mùa Vọng:

Mt người dân thuc mt b lc min núi được đưa đi thăm mt đô th. Ngay đêm đầu tiên ông đã git mình thc gic vì tiếng trng vang cùng khp đô th. Người ta cho anh biết đó là tiếng trng báo động v mt cuc ho hon va xy ra ti mt khu ph. Chng bao lâu cuc ho hon được dp tt. Tr v làng, ông đã báo cáo vi các chc sc trong làng như sau: người thành th có mt h thng cha cháy rt k diu: khi có ha hon, người ta ch cn đánh trng là ngn la được dp tt ngay tc khc. Nghe thế, các chc sc lin sai người đi mua đủ loi trng phát cho dân làng. Không bao lâu sau đó, ha hon xy đến trong làng, mi người đều đem trng ra khua inh i vì tin chc tiếng trng s xua đui được thn la. Thế nhưng ngn la vô tình c thiêu ri t căn nhà này đến căn nhà khác trước cái nhìn ng ngàng tht vng ca mi người.

Tình c ghé thăm b lc và được nghe k li, mt người dân thành th gii thích: Các người tưởng tiếng trng có th dp tt ngn la ư? Không phi thế. Người ta đánh trng để đánh thc dân chúng và kêu gi h tích cc tham gia cha cháy ch không phi ngi đó mà ch ngn la tt đâu.

Trong Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu nói đến sự tỉnh thức. Nhưng tỉnh thức không có nghĩa là ngồi đó khoanh tay mà chờ đợi. ("Mỗi ngày một tin vui")

Mùa Vọng khơi gợi lên một cuộc chiến đấu của đức tin, một hành trình sống đạo năng động, ra sức đẩy lùi mọi biểu hiện tiêu cực, tầm thường, máy móc, vụ lợi, vụ hình thức. Chính trong chiều kích tích cực đó mà chúng ý thức rằng:

- Mỗi một lời kinh tôi đọc hôm nay phải là một đối thoại tuyệt vời, thực sự với Thiên Chúa.

- Mỗi một Thánh lễ tôi dâng phải là một cử hành sống động lễ Vượt Qua của chính Chúa Kitô mà tôi được diễm phúc cọng tác và kết hợp với Ngài.

- Mỗi một khi bước tới tòa Giải tội là một lần hoán cải thực sự, một cuộc đổi đời.

- Mỗi một việc bác ái tôi làm, một công tác mục vụ tôi đảm trách, phải là một biểu lộ thực sự của tình yêu, một tình yêu vô vị lợi và quảng đại.

- Mỗi một việc làm cho nhau trong đời thường giữa vợ chồng, con cái, anh em, bạn hữu…không còn là chuyện đải bôi môi mép, lạm dụng và ích kỷ, nhưng tất cả phải là những nghĩa cử của tinh thần trách nhiệm, phục vụ và yêu thương.

Nếu mọi Kitô hữu đều xác tín và hành động như thế, thì Mùa Vọng trở về thật ý nghĩa và cần thiết biết bao! Khi ấy, Giáo Hội không còn là một tổ chức kềm kẹp sự tự do của tôi, Ngày Chúa Nhật không còn là một bận rộn ngán ngẩm, Tòa Giải tội không còn là một tòa án tàn nhẫn và đáng sợ, và ngay cả bệnh tật chết chóc cũng sẽ trở thành cơ hội để tôi tìm thấy giá trị và niềm vui, như lời chứng sống động của Elena Frings:

Elena Frings là mt thiếu n mi 20 tui nhưng đau tim nng. Các bác sĩ cho biết cô ch còn sng được 6 tháng. Cô b vic làm s để đi làm vic xã hi trong mt t chc thin nguyn Nam M. Cô làm vic rt đắc lc và có hiu qu đến ni cô được mi đến New York để thuyết trình. Ti New York cô may mn gp mt bác sĩ gii. Ông này gii phu cho cô và cha cô khi bnh tim. Sau khi khi bnh, cô không quay li s làm nhưng quay li Nam M vi nhng công vic hàng ngày phc v nhng người khn kh, bi vì điu đã ban cho đời cô có ý nghĩa và đã định hướng cho đời cô không phi là cuc gii phu mà là cm nghim v cái chết gn k (Christopher Notes).

Vâng, sống Mùa Vọng là sống như thế đó. Bởi chưng Mùa Vọng của Phụng vụ cũng chính là Mùa Vọng của cuộc đời. Đức tin không cho phép chúng ta đầu hàng hay tìm một lối mòn dễ dãi; cũng không có quyền nhắm mắt đưa chân mặc tới đâu thì tới, hay tìm lãng quên trong hưởng thụ, trong bon chen trong trác táng thả buông…Nhưng đức tin gọi mời chúng ta ngẫng cao đầu tiến về phía trước trong một con tim mới, cõi lòng mới như bài hát của nhạc sĩ Đức Huy: “và con tim đã vui trở lại”:

Và con tim đã vui trở lại, Tình yêu đến cho tôi ngày mai. Tình yêu chiếu ánh sáng vào đời. Tôi hy vọng được ơn cứu rỗi. Và con tim đã vui trở lại. Và niềm tin đã dâng về người. Trọn tâm hồn, Nguyện yêu mãi riêng người mà thôi...

Giờ đây, một cuộc gặp gỡ kỳ diệu đang và sắp xảy ra: Đức Kitô một lần nữa đang đến với chúng ta trong bàn tiệc Tạ ơn nầy: Đức Kitô hôm, qua hôm nay và tận cùng vẫn là Đức Kitô của một Mùa Xuân bất diệt, Đức Kitô mới mãi, trẻ mãi, sinh động và đầy ắp yêu thương. Ngài là Mục Tử nhân lành hôm nay trở về để đưa ta vào đồng xanh suối mát. Chúng ta vui mừng cử hành ngày “Tân Niên Phụng Vụ” trong tâm tình hân hoan, tin tưởng, trong thái độ khiêm tốn tạ ơn. Chúng ta hãy cùng nhau nắm tay mà bước đi trên hành trình Mùa Vọng để tiến vể Đại Lễ Giáng Sinh với tất cả niềm hăng say phấn khởi và nỗ lực đổi mới cuộc đời cho đẹp hơn, thánh hơn, hiệp nhất hơn, yêu thương hơn. Nói cách khác, đây là giờ phút không phải chúng ta hát mà là thực sự sống chính cái ý nghĩa của lời ca Nhập Lễ vừa vang lên lúc khởi đầu: “Con vươn linh hồn lên tới Chúa”. Amen.

 

58. Chờ đón Chúa đến thăm

Có mt câu chuyn ng ngôn nhiu ý nghĩa, tôi mun k cũng anh ch em nhân dp chun b đón Chúa đến. Chuyn k rng: Vào bui chiu hôm y, bác th giy thc gic tht sm. Bác quyết định chun b căn phòng làm vic ca mình cho gn gh, để ch đón mt v khách qúy là chính Chúa Giêsu, vì trong gic mng ban đêm, Ngài đã hin ra báo cho bác biết, Ngài s ghé thăm ngay hôm nay.

Bác th đánh giy ngi ch, tâm hn tràn ngp hân hoan. Nhng tia nng ban mai di qua khung ca làm cho căn phòng m áp thêm. Cht nghe tiếng gõ ca nhè nh, lòng bác thêm hi hp, sung sướng vì được Chúa ghé thăm. Nhưng khi cánh ca m ra, người khách đối din li là ông đưa thư quen thuc, tay chân tím bm, mt mũi xám ngoách, vì tri cui đông lnh but. Không n để ông run ry ra đi, bác mi ông vô nhà pha trà tiếp khách. Sau khi được sưởi m tm thân, người đưa thư đứng dy cám ơn ri ra đi tiếp tc công vic.

Bác th giy tr li ch cũ ch đón Chúa đến. Nhìn qua khung ca hàng, bác thy mt em bé đang khóc xướt mướt trước ca nhà. Bác ra m ca gi nó li, hi nguyên do, nó mếu máo cho biết là nó lc mt m và không biết đường v. Bác th giy ly giy viết vài ch nguch ngoc đặt trên bàn, báo cho người khách qúy biết mình phi đi ra ngoài lo tìm nhà cho em bé. Nhưng tìm đường dn em v nhà không phi là chuyn nh. Mãi đến sm ti bác mi tìm được và khi tr v nhà thì ph đã lên đèn.

Va bước vào đã thy có người ngi đợi, nhưng đó không phi là Chúa Giêsu, mà là mt người đàn bà tiu ty, mt l vì có con m nng cn giúp đỡ. Bác th giy thy thế lin vi vàng đến nhà giúp đỡ em bé, đến na đêm mi v. Bác lăn vô giường ng chng kp thay qun áo.

Thế là mt ngày qua đi mà Chúa cũng chưa đến thăm bác na. Nhưng trong gic ng vùi vì mt mã, bác nghe thy tiếng Chúa nói: "Cám ơn con đã dn trà cho Ta ung, đã dn Ta v nhà, đã săn sóc an i Ta đau yếu. Cám ơn con đã tiếp đón Ta hôm nay".

Ý nghĩa câu chuyện quá rõ ràng. Cuộc chờ đón Chúa không phải là một vinh quang trần thế, không phải trong vui vẻ hài hòa, mà Chúa đến trong mọi hoạt cảnh, từ sáng đến trưa, từ trưa tới khuya. Chúa đến qua hiện thân của mọi người ta gặp hàng ngày.

Điều quan trọng là ta có sẵn sàng, có niềm nở, có vui tươi chấp nhận họ với cả sự hy sinh chính mình không. Nén bạc tác động của tình thương, của tình yêu, của tình bác ái chân thành và đầy ý nghĩa muốn như bác thợ giầy mới là tác động đón Chúa cách tích cực. Việc làm ấy mới đem lại lợi lộc gấp trăm.

Hàng năm chúng ta vẫn thích đón mừng Chúa Giáng Sinh, và hàng năm Ngài vẫn gõ của từng quán trọ, từng cửa lòng mỗi người. Nhưng chúng ta tiếp đón Chúa thế nào? Có đến nỗi Chúa phải sinh ra trong hang lạnh giá lòng chúng ta không? Và nếu còn như thế, Ngài cũng sẽ tiếp tục nói mãi trong giấc mộng của chúng ta. Hãy mở rộng tâm hồn đón Ngài. Hãy sửa soạn tâm hồn, sửa sang con tim cho ngay chính. Ngài cần tách trà ấm tình cho người lạnh nhạt với chúng ta. Ngài cần cánh tay nâng đỡ những người nhờ vả chúng ta. Ngài cần sự cảm thông tha thứ cho người có lỗi với chúng ta. Ngài cần chúng ta cho đi những gì mình muốn giữ lại. Bao nhiêu nghĩa cử ấy là bấy nhiêu lễ Giáng Sinh đẹp trong đời. Xin hãy suy nghĩ và thực hiện trong những ngày chờ đón Chúa đến.

“Hãy leo lên núi Chúa, tới nhà Thiên Chúa Giacóp”

Vâng, Chúa Kitô thật sự là một Con Người Lịch Sử, là Đấng Thiên Sai, Đấng đến để “cứu dân mình khỏi tội”, đúng như ý nghĩa tên Giêsu của Người đã được thiên thần nói đến khi báo mộng cho Thánh Giuse trong Phúc Âm Thánh Mathêu đoạn 1 câu 21, cũng đúng như sứ mệnh của Người đã được tư tế Giacaria thân phụ của Gioan tiên báo trong Phúc Âm Thánh Luca ở đoạn 1 câu 77. Bởi thế Dân Do Thái của Người nói riêng, hơn ai hết, đã trông đợi Người tới, như được tỏ hiện rõ ràng hơn hết qua việc họ tuốn đến với Gioan Tẩy Giả để xin lãnh nhận phép rửa của thánh nhân, như Phúc Âm theo Thánh Mathêu cho Chúa Nhật thứ hai và thứ ba Mùa Vọng thuật lại, vì họ tưởng Gioan này là Đấng Thiên Sai, như Phúc Âm Thánh Gioan cho thấy ở đoạn 1 từ câu 19 đến 22. Tuy nhiên, cho tới nay, dân Do Thái vẫn trông đợi Đấng Thiên Sai của họ, vẫn sống trong một thời điểm như thời điểm Mùa Vọng Kitô hữu chúng ta hôm nay bước vào đây. Dân Do Thái sở dĩ tiếp tục mông đợi Đấng Thiên Sai của mình vì Con Người Lịch Sử Giêsu cách đây hơn 2000 năm không phải là Đấng Thiên Sai họ đợi trông. Đúng thế, theo dự án cứu độ của Thiên Chúa, Con Người Lịch Sử Giêsu là Đấng Thiên Sai này không phải chỉ đến để “cứu dân mình khỏi tội”, mà còn cứu cả loài người khỏi tội lỗi và sự chết nữa, vì Người là Đấng Cứu Thế, chứ không phải chỉ là Đấng Cứu Tinh Dân Tộc Do Thái như một vị anh hùng thời thế vẫn xuất hiện trong giòng lịch sử của họ thôi. Đó là lý do vừa mở màn cho phụng niên để cử hành Mầu Nhiệm Chúa Kitô, hình ảnh nhân loại nói chung đã được Phụng Vụ Lời Chúa nhắc đến rồi, như bài đọc một của Chúa Nhật thứ nhất Mùa Vọng cho thấy: “Tất cả các dân nước sẽ tuốn về núi của nhà Chúa; nhiều người sẽ tới mà nói: ‘Hãy đến, nào chúng ta hãy leo lên núi Chúa, tới nhà Thiên Chúa Giacóp”, và bài đọc một của Chúa Nhật thứ hai Mùa Vọng cũng cho thấy: “Vào ngày ấy, gốc Jesse mọc lên như một dấu hiệu cho các dân nước thấy, Các Dân Ngoại sẽ tìm kiếm, vì nơi Người cư ngụ sẽ được vinh quang”. Chính Con Người Lịch Sử Giêsu này là Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần “Redemptor Hominis” đã làm sáng tỏ ý nghĩa của bốn tuần lễ Mùa Vọng, một thời đoạn tượng trưng cho 4 ngàn năm toàn thể nhân loại trông đợi Đấng Thiên Sai, Đấng ngay từ đầu lịch sử thế giới đã được Thiên Chúa Hóa Công hứa ban, như Sách Khởi Nguyên ghi nhận ở đoạn 3 câu 15 về giòng dõi người nữ đạp đầu rắn quỉ.

Tuy nhiên, nếu thực sự Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần đã đến rồi, cách đây hơn 2000 năm, thì Kitô giáo nói chung và Giáo Hội Công Giáo nói riêng còn cần gì phải cử hành Mùa Vọng để chờ đón Người đến thế gian lần thứ nhất này nữa mà làm gì, còn cần gì phải như Dân Do Thái cho tới bay giờ vẫn đợi trông Đấng Thiên Sai của họ, vì nhân vật Giêsu Nazarét ở giữa họ cách đây hơn 2000 năm, một nhân vật đã hoàn toàn bị họ căm hờn phủ nhận, đến nỗi, họ thà nhận giặc làm vua còn hơn nhìn nhận nhân vật lộng ngôn phạm thượng này (xem Mt 26,65; Jn 19,7), như họ đã tuyên bố thẳng thắn với tổng trấn Philatô: “Chúng tôi không có một vua nào khác ngoài Cêsa” (Jn 19,15)? Thật vậy, theo lịch trình phụng niên, Mầu Nhiệm Chúa Kitô Giáng Sinh và Mầu Nhiệm Chúa Kitô Phán Xét hoàn toàn khác nhau, ở chỗ, một mầu nhiệm mở màn cho phụng niên và một mầu nhiệm kết thúc phụng niên. Thế nhưng, theo bản chất và ý nghĩa của mình, nếu phụng vụ là việc long trọng cử hành Mầu Nhiệm Chúa Kitô, cử hành những gì do Vị Thiên Chúa Làm Người đã thực hiện trong lịch sử loài người, như nhập thể, tử giá và phục sinh, những Biến Cố Thần Linh không thể qua đi như mọi biến cố lịch sử trần gian khác, trái lại, chúng sẽ muôn đời tồn tại như chính vị Tác Giả Thần Linh của chúng, với Tác Hiệu Thần Linh phát sinh từ những Biến Cố Thiên Chúa thực hiện này, thì qua việc cử hành phụng vụ, Chúa Kitô quả thực hiện diện nơi phụng vụ và tác động qua phụng vụ một cách mầu nhiệm.

Bởi thế, bởi “Chúa Kitô quả thực hiện diện nơi phụng vụ và tác động qua phụng vụ một cách mầu nhiệm”, mà khi cử hành Mầu Nhiệm Chúa Kitô trong Mùa Vọng là thời đoạn trông đợi Người đến lần thứ nhất, Giáo Hội chẳng những muốn hướng con cái mình về biến cố Chúa Kitô đến lần thứ hai, mà còn muốn con cái mình, nhờ Phụng Vụ Lời Chúa và Phụng Vụ Thánh Thể, thực sự cảm nghiệm được việc Chúa Kitô đang hiện diện trong Giáo Hội cho tới tận thế, cho tới khi Người đến lần thứ hai. Như vậy, Kitô hữu chúng ta chỉ thực sự Sống Phụng Vụ nói chung và Sống Mùa Vọng nói riêng, khi chúng ta có được Cảm Nghiệm Thần Linh này, một cảm nghiệm về “Ơn cứu độ của chúng ta gần hơn khi chúng ta mới chấp nhận đức tin”, như Thánh Phaolô nhắc nhở một cách sâu xa trong Thư gửi Giáo Đoàn Rôma ở bài đọc thứ hai hôm nay. Đó là lý do, trong cả ba chu kỳ phụng vụ A, B và C, của Chúa Nhật thứ nhất Mùa Vọng, Giáo Hội bao giờ cũng chọn bài Phúc Âm về lời Chúa Giêsu cảnh giác các môn đệ của Người, (chứ không phải cảnh giác chung dân Do Thái hay cảnh giác riêng nhóm Pharisiêu hoặc cảnh giác thành phần thượng tế và kỳ lão lãnh đạo trong dân), về việc “hãy tỉnh thức” chờ Chúa đến. Bài Phúc Âm theo Thánh Mathêu Năm A hôm nay đã chứng thực điều này như sau: “Vậy các con hãy tỉnh thức! Các con không biết được ngày nào Chúa của các con đến”.

Đúng vậy, cho dù Chúa Kitô Cứu Thế đã đến với chung loài người và đang ở cùng Giáo Hội của Người cho tới tận thế, tức cho tới khi Người đến lần thứ hai, thế nhưng, nếu xét về con số, thì 4/5 nhân loại, tức đa số loài người vẫn chưa nhận biết Người, trong khi đó, chính thành phần mang danh Kitô hữu, thành phần 1/5 dân số nhân loại hiện nay đã chính thức chấp nhận Người qua Bí Tích Rửa Tội, cũng đã quay ra chối bỏ Người, một thái độ được bộc lộ tỏ tường nơi thế giới Kitô Giáo Âu Mỹ qua hiện tượng phá sản đức tin bằng văn hóa sự chết hiện nay. Như thế, đối với hầu hết nhân loại, kể cả thành phần ngoài lẫn trong Kitô Giáo, Chúa Kitô Cứu Thế đã trở thành vô nghĩa, không có giá trị gì cả, kể như không có, hay có chăng nữa, cùng lắm cũng chỉ là một nhân vật lịch sử thuần túy vậy thôi, giống hệt như các vị sáng lập những đạo giáo khác vậy. Chính vì để tránh khỏi tình trạng như Tiền Hô Gioan đã cảnh giác dân Do Thái ở Phúc Âm Thánh Gioan đoạn 1 câu 26: “Có một Đấng ở giữa các người mà các người không biết”, một tình trạng chẳng những xẩy ra cho Kitô hữu thời chúng ta, thời 2001 năm sau Chúa Kitô Giáng Sinh, mà còn xẩy ra ngay cho cả Kitô hữu ở vào thời Giáo Hội sơ khai, thời Chúa Kitô vừa mới về trời, Thánh Phaolô đã kêu gọi Giáo Đoàn Rôma rằng: “Anh em biết thời gian chúng ta đang sống đây. Đó là thời giờ anh em phải tỉnh giấc… Đêm qua rồi; ngày gần đến. Chúng ta hãy loại trừ những việc làm tối tăm và hãy mặc lấy khí giới ánh sáng”.

Vâng, đúng thế, chính “những việc làm tối tăm” của Kitô hữu đã khiến cho họ, dù ở bất cứ thời nào, không còn thấy được hay thấy rõ Chúa Kitô “là ánh sáng thế gian” (Jn 8:12) nữa, đúng như Người đã cho Nicôđêmô biết ở Phúc Âm Thánh Gioan đoạn 3 câu 19: “Aùnh sáng đã đến trong thế gian, song con người đã chuộng tối tăm hơn ánh sáng, vì các việc họ làm đều là những việc gian ác”. Mà “những việc làm tối tăm” đây là gì, nếu không phải là những việc liên quan đến đam mê nhục dục, như Chúa Giêsu đã đề cập đến trong Phúc Âm hôm nay khi Người nhắc lại “thời Noe… người ta ăn uống, cưới vợ gả chồng… hoàn toàn không còn để ý gì nữa cho đến khi lụt xẩy đến mà hủy diệt họ”. Trong bài đọc hai hôm nay, Thánh Phaolô cũng khuyên Giáo Đoàn Rôma “anh em hãy loại trừ những việc làm tối tăm” là những việc liên quan đến đam mê nhục dục như sau: “Chúng ta hãy sống một cách đoan chính như giữa ban ngày; đừng chè chén say sưa, đừng dâm ô lăng loàn, đừng cãi lẫy hờn ghen. Trái lại, anh em hãy mặc lấy Chúa Giêsu Kitô và đừng chiều theo những ước muốn xác thịt”.

Vấn đề thực hành sống đạo: Để có được Cảm Nghiệm Thần Linh về thực tại Chúa Kitô là Lời đã nhập thể 2001 năm trước đây, cũng như về thực tại Người còn đang mầu nhiệm ở với Giáo Hội của Người cho đến tận thế, trước hết, chúng ta cần phải “tỉnh thức”, bằng cách “loại trừ những việc làm tối tăm”, như ý hướng của Thánh Phaolô trong bài đọc hai cũng như của chính Chúa Kitô trong bài Phúc Âm hôm nay huấn dụ. Phải chăng chính lúc chúng ta “loại trừ những việc làm tối tăm” là lúc chúng ta đang “leo lên núi Chúa”, đang lên cao hơn, đang từ từ được tự do thanh thoát hơn, “cho tới khiù được mặc lấy quyền lực từ trên cao” (Lk 24:49), một tầm mức và trạng thái đã được tiên tri Isaia bóng bẩy diễn tả như một “đỉnh núi cao nhất” trong bài đọc thứ nhất hôm nay: “Trong những ngày tới đây, ngọn núi của nhà Chúa sẽ được thiết lập như một đỉnh núi cao nhất, vượt trên các ngọn đồi… Chúng ta hãy leo lên núi Chúa, đến nhà Thiên Chúa của Giacóp”? Phải chăng chỉ khi nào chúng ta leo lên tới ngọn của “đỉnh núi cao nhất” này, tức lúc chúng ta được tràn đầy “quyền lực từ trên cao”, chúng ta mới đến được “nhà Thiên Chúa của Giacóp”, tức mới gặp được “Con Người Giêsu Kitô” (1Tim 2:5), Đấng “đã đến trong xác thịt” (1Jn 4:2), Đấng chính là “Vị Thiên Chúa ở cùng chúng ta” (Mt 1:23)?

 

59. Dọn lòng đón Chúa – Lm Minh Vận

Mùa Vọng là mùa khơi dậy cho con cái Chúa một niềm vui đầy hy vọng và trông đợi Chúa đến. Sự trông đợi Chúa đây, không phải như các tổ phụ, các tiên tri và dân Do Thái xưa mong đợi Chúa Cứu Thế đến trần gian, vì Chúa Cứu Thế đã đến, Người sinh ra bởi Đức Trinh Nữ Maria tại Belem đã 2000 năm rồi.

Nhưng trong Mùa Vọng, Giáo Hội muốn nhắc nhớ và khuyên nhủ con cái, dọn tâm hồn trong sạch để xứng đáng đón rước Chúa đến với mỗi tâm hồn chúng ta, bằng ơn thánh, bằng tình yêu thương và an bình của Chúa. Đó là món quà đặc biệt nhất Chúa muốn ban tặng cho các con cái ngoan thảo của Chúa trong dịp mừng kỷ niệm Chúa Giáng Sinh sắp tới.

Vậy chúng ta cần phải chuẩn bị thế nào để tâm hồn chúng ta được xứng đáng đón tiếp Chúa đến với chúng ta?

I. HÃY TỈNH THỨC VÀ CHỜ ĐỢI

Trong bài Tin Mừng hôm nay, khi đề cập đến lụt đại hồng thủy thời ông Noe, đang lúc người ta chỉ mải mê ăn chơi xa xỉ, thì bất ngờ đại hồng thủy đến, cuốn đi tất cả; Chúa đã khéo lợi dụng câu truyện này để khuyên nhủ chúng ta: "Vậy các con hãy tỉnh thức, hãy sẵn sàng, vì lúc các con không ngờ, Chúa các con sẽ đến"(Mt 24:44).

Cô Thanh là một cô gái rất ngoan đạo, được sinh ra và lớn lên trong một gia đình gia giáo, được truyền thụ một nền giáo dục đạo hạnh. Lúc nào cô cũng khát khao được gặp Chúa và siêng năng lợi dụng thánh hóa các công việc hằng ngày, nhất là công việc cô đang đảm trách là đứng bán hàng trong một cửa tiệm tạp hóa do cha mẹ cô trao phó. Một đêm kia, đang nằm ngủ, cô được mộng báo là hôm sau cô được Chúa Kitô tới thăm nơi cửa tiệm. Giấc chiêm bao sống động và vui sướng đến nỗi, cô Thanh tưởng rằng câu truyện đó là một thực tại sẽ xảy ra. Thế là ngay sáng hôm sau, khi vừa tới cửa tiệm, cô lo quét dọn, sắp đặt và trang hoàng lịch sự để đón tiếp Chúa tới thăm. Cô Thanh cuống lên giục người phụ tá phất trần, lau bụi, chưng hoa và cho biết hôm nay sẽ đón tiếp một vị Thượng Khách. Cô phụ tá tên là Huyền Vi rất vui vẻ và hăng say trong việc chuẩn bị, để đón tiếp vị Thượng Khách. Huyền Vi chỉ xin một ơn huệ là nhờ cô Thanh lái xe đưa về nhà lo thuốc thang cho bố, rồi sẽ trở lại cửa tiệm ngay chỉ trong vòng 30 phút thôi.

Cô Thanh chia buồn vì bố Huyền Vi bệnh, rất muốn giúp nhưng không thể làm được hôm nay, vì công chuyện quá khẩn cấp trong việc chuẩn bị. Lại nữa, lỡ ra lúc vắng mặt 30 phút vị Thượng Khách tới thì sao. Thế là cả hai đều chăm chú vào việc dọn dẹp chuẩn bị.

Mỗi lần cánh cửa tiệm mở, nghe thấy chuông báo hiệu có người vào là cô Thanh phóng ngay cặp mắt về hướng đó... Nhưng vô hiệu, vì không thấy bóng vị Thượng Khách, ngoại trừ những khách hàng quen thuộc thường lệ, đến trao đổi lời chào thăm và mua bán.

Vào quãng giữa trưa, một người hành khất từ ngoài đường bước vào, thân mình gầy còm hốc hác nấp dưới tấm áo rách tả tơi bẩn thỉu, đầu tóc rối bù tanh hôi. Người xấu số ngửa tay van lơn: "Nhờ ông đi qua, nhờ bà đi lại cho tôi chút cháo đổ vào bụng, đã mấy ngày không cơm..." Cô Thanh cầm mấy đồng cắc dí vào tay ông rồi vội vàng dẫn ra cửa, dường như không muốn kẻ hôi tanh nán lại, lỡ ra vị Thượng Khách bất ngờ tới thăm.

Chiều hôm đó cũng qua đi như mọi ngày. Cửa tiệm vẫn thế, kẻ ra người vào, kẻ đến người đi... trong số đó có một bà quả phụ tìm đến cửa hàng mong được sự giúp đỡ, vì con bà phạm pháp bị bắt giam. Bà ta bối rối lo sợ, chẳng biết kêu với ai. Nghe truyện thương tâm, cô Thanh rất cảm động hết lòng muốn giúp đỡ, nhưng chẳng dám rời cửa tiệm phút nào, vì sợ Chúa đến mà không được gặp.

Đã đến giờ đóng cửa, cô phụ tá ra về, khách hàng hết vãng lai. Đường phố đã chìm ngập trong cảnh hoàng hôn hiu quạnh, nhưng Chúa Giêsu vẫn chưa thấy đến thăm. Ngã lòng vì chờ đợi mỏi mệt, cô Thanh thất vọng ra về nghĩ bụng: "Thật điên rồ chạy theo giấc chiêm bao!"

II. CHÚA ẨN THÂN NƠI KẺ RỐT HẾT

Về tới nhà, sau khi nghỉ ngơi, ăn uống, thu dọn nhà cửa; tới giờ đọc kinh tối như thường lệ và suy niệm Lời Chúa. Tình cờ, cô Thanh mở sách Tin Mừng theo Thánh Matheu đoạn 25, cô đọc thấy những dòng sau đây: "Bấy giờ Vua phán với những kẻ đứng bên phải: "Hãy đến, hỡi những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy lãnh cơ nghiệp Nước Trời, đã dọn sẵn cho các ngươi từ khi tạo thành vũ trụ. Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho Ta ăn, Ta khát các ngươi đã cho Ta uống, Ta đau yếu các ngươi đã an ủi, Ta ở tù các ngươi đã thăm viếng". Bấy giờ các kẻ lành thưa lại rằng: "Lạy Chúa, có bao giờ chúng con thấy Chúa đói mà nuôi dưỡng, khát mà cho uống, mình trần mà đã cho mặc? Có bao giờ thấy Chúa đau yếu hay ở tù mà chúng con đã đến thăm viếng Chúa đâu?" Vua đáp lại: "Những gì các ngươi đã làm cho anh chị em hèn mọn nhất của Ta là làm cho chính Ta"(Mt 25:34-40). Cô Thanh hồi tưởng lại những gì xảy ra trong ngày và nghĩ rằng giấc chiêm bao đã thành sự thật... Chúa Giêsu đã đến thăm cửa tiệm hôm ấy mà cô đã không ngờ. Chúa đã đến và Chúa lại đến hằng ngày, qua mỗi người anh chị em chúng ta. Nếu chúng ta biết nhận ra Chúa, nồng hậu tiếp đón Chúa, Chúa sẽ tỏ mình ra cho chúng ta qua mỗi người anh chị em, cho dù là những người hèn mọn nhất trên trần gian.

Kết Lun

Là con cái Chúa, chúng ta hãy lợi dụng Mùa Vọng như một thời cơ thuận tiện, để chuẩn bị tâm hồn xứng đáng đón tiếp Chúa ngự đến với mỗi người chúng ta; bằng cách thực thi Đức Bác Ái, biết nhận ra Chúa, đón tiếp Chúa nơi tha nhân, chia sẻ cơm bánh với những người đói khát, biết cảm thương an ủi những người sầu khổ, nâng đỡ những người yếu đuối, khích lệ những người thất vọng ngã lòng. Hơn nữa, Chúa còn muốn chúng ta hướng tâm hồn lên cao hơn, biết yêu thương cả những kẻ thù nghịch, làm ơn lành cho những kẻ ghen ghét mình, lại cầu nguyện cho những kẻ vu oan cáo vạ, bắt bớ, bách hại chúng ta nữa.

Chu toàn được những điều Chúa muốn trên đây, là chúng ta đã biết chuẩn bị tâm hồn sẵn sàng đón tiếp Chúa đến với chúng ta, bất cứ giờ phút nào. Chúa sẽ sung sướng ngự vào tâm hồn chúng ta như Chúa của sự bình an và nguồn hạnh phúc; ban cho chúng ta được tràn ngập niềm vui sướng Thiên Đàng ngay khi còn ở trần gian này.

 

60. Chú giải của Giáo Hoàng Học Viện Đà Lạt

TNH THC ĐỂ KHI B BT CHT

CÂU HỎI GỢI Ý

1. Phần đầu của diễn từ này đã kể ra những dấu hiệu rõ ràng báo trước cuộc Quang lâm. Còn đoạn văn chúng ta đây, khởi đầu phần hai, nhấn mạnh điều gì? Có mâu thuẫn giữa hai phần không?

2. Mt là người duy nhất trong bốn tác giả Tin Mừng dùng chữ "Quang lâm" (Parousia) (24,3.27.37.39). Chữ này có nghĩa nào trong thế giới La-Hy?

3. Phải chăng các câu 40-41 nhằm trình bày cuộc Phán xét tận cùng như một thứ định mệnh mù quáng và ngẫu nhiên? Đâu là điểm chung giữa nhung hình ảnh rút ra từ cuộc sống hằng ngày?

4. Các câu 42- 44 có cho biết sự tỉnh thức hệ tại điều gì không? Các dụ ngôn tiếp theo đó (24, 45- 51; 25, 1- 13; 25, 14- 30) có lấy lại và soi sáng chủ đề tỉnh thức này không?

5. Trong dụ ngôn ở câu 43- 44, việc Con Người được so sánh với một tên trộm có đáng ngạc nhiên không? Phải chăng đấy là trọng tâm của dụ ngôn? Giáo Hội sơ khai đã mặc cho dụ ngôn này ý nghĩa nào?

***

1. Trong phần đầu của diễn từ Cánh chung (cc.1- 36), Chúa Giêsu đã nhấn mạnh: Con Người chắc chắn sẽ đến và đến một cách rõ ràng. Mặc dù có những hạng thiên sai và ngôn sứ giả (cc.24- 26) mà các tín hữu phải đề phòng, người ta vẫn không thể lầm lẫn được. "Vì như sấm chớp lòe bên đông rạng bên tây thế nào, thì cuộc Quang lâm của Con Người cũng sẽ như vậy" (c.27). Dụ ngôn cây vả nằm trong chiều hướng, ý nghĩa đó (cc.32-34): đừng hoang mang trước làm gì vô ích, sẽ có những dấu hiệu chắc chắn báo động cho các ngươi.

Với các câu 37-41, ta đi sang một ý tưởng khác, không phải là hệ luận của ý tưởng trước đó. Nếu Con Người sẽ phải đến cách rõ ràng, ai nấy đều nhận ra được, thì Người cũng đến một cách đột ngột bất ngờ. Việc đối chiếu với câu chuyện lụt đại hồng thủy thời Noe nhấn mạnh tới nguy cơ của tình thế ấy.

Để nói về việc Con Người trở lại, thánh Matthêô, duy nhất trong bốn tác giả, đã dùng từ ngữ "Quang lâm" (Parousia) (24,3.27.37.39). Nguyên khởi, chữ này có nghĩa là "đến, hiện diện". Trong thế giới La-Hy (Hy lạp-la mã), người ta dùng nó để chỉ việc hoàng đế long trọng ngự đến hay chính thức thăm viếng một thành nào. Trong Kitô giáo sơ khai, từ ngữ sớm được sử dụng để nói về cuộc trở lại vinh quang của Chúa Kitô vào ngày cánh chung (x. 1Tx 2, 19; 4, 15; 2 Tx 2, 1. 8. 9; 1 Cr 15, 23). Trong ngày ấy, phải tỏ ra không gì đáng trách (1 Tx 3, 16; 5, 23), vì như bản văn cho thấy, phán xét đi liền với Quang lâm.

Chúa Giêsu, khi kể các dụ ngôn, thường ưa dùng những ám dụ lấy từ Cựu ước, dễ hiểu đối với thính giả cây nho: hình ảnh Israel; người cha, vị quan tòa, ông chủ đất, người chủ hộ: hình ảnh Thiên Chúa, mùa gặt: hình ảnh cuộc Thẩm xét v.v...). ở đây Người tạo ra một ám dụ mới: cuộc Quang lâm của Con Người vào lúc tận cùng giống như một trận đại hồng thủy thứ hai. Hình ảnh được chọn cho thấy khá rõ ý tưởng diễn tả: cánh chung sẽ là một tai ương thình lình đổ xuống đầu mọi người. Thay vì mâu thuẫn với ý tưởng trước nói về biến cố được nhiều dấu hiệu tiên báo, các câu 37-41 trình bày một viễn tượng khác: thái độ của con người. Thiên hạ thời Noe không ngờ được chuyện gì cả và vẫn cứ ăn uống, cưới vợ lấy chồng. Sự vô tri này thật là nguy hiểm: họ đã chết vì đã không nhận ra dấu hiệu nào. Ngày tận cùng cũng vậy. Tai ương treo trên đầu mọi người và sẽ rơi lúc nào không hay. Trong ngày đó, toan tính gì thì đã quá muộn: phải mở mắt ngay từ lúc này đây!

2. Cuộc Phán xét chẳng những bất ngờ mà còn tức khắc. Người ta sẽ không còn giờ, còn cách nào chuẩn bị. Và khi mà thiên hạ tưởng là chẳng có gì khác biệt, thì lúc ấy lại có một cuộc lựa lọc: lúc ấy ta sẽ biết ai là trinh nữ khôn ngoan và dại khờ, ai là tôi tớ tín thành và bất trung (25, 1 -30). Để diễn tả ý tưởng đó, bản văn dùng những hình ảnh lấy trong đời sống thường ngày: hai người làm ngoài đồng, hai bà đang xay bột.

Chắc hẳn đây là một nhóm thí dụ làm thành một ngạn ngữ bình dân mà Chúa Giêsu trích ra cho môn đồ. Thật thế, một bản văn Do thái còn giữ lại bằng tiếng copte, Khải huyền của Xôphônia (1, 8- 16) có kể ra 3 thị kiến mà chẳng giải thích, như thể độc giả đã quá quen thuộc cảnh tượng; ba thị kiến này tương ứng lạ lùng với Mt và Lc: "Lúc bấy giờ tôi thấy hai người đang sóng bước trên cùng một lộ trình: tôi nhìn họ nói chuyện với nhau. Và tôi cũng thấy hai người đàn bà đang xay bột và tôi nhìn họ trong lúc họ cùng nhau trò chuyện. Và tôi cũng thấy hai người trên giường trong lúc họ đang nằm nghỉ " (x. P.Lacan, Joumal Asiatique, 1966, tr. 169- 177). Ba lần lặp đi lặp lại này, thường thấy trong văn chương hy bá, cho ta liên tưởng tới một châm ngôn thông dụng mà các Tin Mừng cũng như cuốn sách Khải huyền Do thái nói đây đều tham chiếu.

Dầu sao, những thí dụ bình dân kia thật rõ ràng. Kẻ này người nọ đều lao động, đều cùng làm một công việc (hoặc cùng nghỉ ngơi, theo Luca), chẳng có gì khác nhau. Về phương diện này, cảnh hai người đàn bà đang xay bột thật đặc biệt sống động. Cối họ dùng là một thứ cối xay bằng tay nhỏ như ta còn thấy ngày nay bên Đông phương. Nó gồm hai khói đá tròn lắp chồng lên nhau; khối dưới nằm yên, và có một trục đứng; khối trên xoay động và có lỗ trũng ở giữa. Để xay, hai bà ngồi hai bên cối, cùng nắm một cái cán thẳng đứng và xoay tròn khối đá bên trên. Họ phải hòa hợp động tác với nhau và làm theo một nhịp điệu. Luca có nhấn mạnh đến tính cách tập thể của công việc này: "Hai bà cùng nhau xay bột". Nhìn họ làm việc ta chẳng thấy có gì khác giữa hai người. Thế nhưng, "một sẽ được đem đi, và một sẽ bị để lại ".

Vì vào giờ ấy sẽ có sự phân biệt rẽ đôi giữa loài người bề ngoài xem ra giống nhau. Chỉ lúc đó mới thật sự xuất hiện sự xung khắc ghê gớm giữa họ: người này được cứu, người kia hư mất. Và dù không ai biết, người này đã ở trong ánh sáng và kẻ kia đã ngập trong tăm tối rồi. Đến lúc ấy mới chuẩn bị, mới ăn năn, mới xin can thiệp thì đã quá muộn.

3. Đứng trước giây phút chung cục cấp bách và thình lình như nước lụt đó, người tín hữu phải luôn tỉnh thức. Các câu 42 và 44 không cho ta biết phải tỉnh thức như thế nào mà chỉ nói: môn đồ Chúa hãy san sàng luôn vì đã được báo động. "Hãy tỉnh thức": mệnh lệnh đó kết thúc đoạn so sánh với lụt đại hồng thủy (c.42) và mở đầu một khai triển mới. Thật vậy, chủ đề tỉnh thức được lấy lại và minh giải qua những dụ ngôn cho thấy các hậu kết thực tiễn của việc chờ mong Chúa Kitô trở lại. Tỉnh thức chẳng phải là một thái độ nội tâm mơ hồ hay một nhân đức tiêu cực, cũng không có vẻ gì là một sự chờ đợi nôn nóng hay rối loạn cả. Đó là lòng trung thành với nhiệm vụ đã được giao phó (dụ ngôn người quản gia), là việc chuẩn bị đón Chúa Kitô trở lại (dụ ngôn mười trinh nữ), là yêu sách chu toàn trách nhiệm của mình (dụ ngôn các nén bạc), là bổn phận giúp đỡ các anh em hèn mọn nhất của Chúa Kitô.

4. Ý nghĩa dụ ngôn tên trộm (c.43) tự nó không khó hiểu. Cái tế nhị và khó khăn là vấn đề áp dụng dụ ngôn đó lúc ban đầu ở Đông phương, nơi trộm cắp hoành hành ban đêm, người ta thường rất sợ những cuộc thăm viếng như vậy lắm. Lề luật đã tiên liệu trường hợp gia chủ giết tên trộm nếu bắt gặp hắn đang đêm (Xh 22,2). Do đó, thay vì truy tầm nguồn gốc chủ đề tên trộm này trong những ám chỉ xa xôi, mơ hồ của Cựu ước (Gr 49, 4; G 24, 14), có lẽ nên nghĩ đến một vụ trộm vừa mới xảy ra tại địa phương - như động từ ở thì quá khứ muốn bảo (tất ông đã tỉnh thức và đã không để nhà bị đào ngạch). Chúa Giêsu dùng sự kiện đó để một lần nữa báo động cho các thính giả biết cơn khủng hoảng gần kề: hãy đề phòng để khỏi bị bắt chợt như gia chủ kia. Ông ấy đã không thể đoán trước; nhưng các ngươi, các ngươi chẳng được quyền nói: "Nếu tôi đã hay mọi chuyện". Vì đù không rõ ngày giờ, các ngươi vẫn biết tai biến sẽ tới bởi Ta đã báo cho hay. Như vậy ý nghĩa nguyên thủy của dụ ngôn này chắc hẳn trùng với ý nghĩa của dụ ngôn Noe.

Sự kiện trên giải thích một điểm có lẽ đã làm ta bỡ ngỡ là lối so sánh cuộc viếng thăm của tên đạo chích với cuộc trở lại của Con Người. Trọng tâm dụ ngôn không nằm trên lối so sánh đó, nhưng trên tính cách bất ngờ của biến cố. Một chuyện xảy ra không ai lường trước được. Vì vậy phải chờ đợi, cho dù chẳng biết thời cơ. Đàng khác, cần lưu ý rằng, đối với Kitô hữu, ngày trở lại của Chủ là một ngày vui chứ chẳng phải là một ngày tai biến.

Hình như ở đây truyền thống sơ khai đã mặc cho dụ ngôn này ý nghĩa ám dụ (và Kitô học). Ta thấy có dấu vết của việc chuyển từ dụ ngôn sang ám dụ khi so sánh Mc 13, 35:,"Các ngươi không biết lúc nào chủ nhà trở về " với Mt 24,42: "Các ngươi không biết ngày nào Chủ các ngươi đến." Ở đây cộng đoàn Kitô hữu đã áp dụng cho mình một dụ ngôn có ý nghĩa tổng quát hơn nhiều. Trong tình thế họ đang sống, trước sự trì hoãn của ngày Quang lâm, cộng đoàn đã hơi xê dịch trọng tâm dụ ngôn khi lấy tên trộm làm hình ảnh Con Người. Chúa Giêsu đã nhấn mạnh sự đột ngột của ngày Chung thẩm. Còn Kitô hữu sơ khai lại nghĩ tới Đấng sẽ đến phán xét vào ngày cánh chung. Chủ sẽ đến, đó là điều họ đoan chắc, nhưng Người sẽ đến thình lình. Thành ra phải không ngừng thức tỉnh.

Ta biết hình ảnh tên trộm ấy được Tân ước nhắc lại nhiều lần. Chắc chắn nó phát xuất từ dụ ngôn này, bởi vì các bản văn Do thái giáo nói về ngày cánh chung không hề dùng đến nó. Thế mà trong 1 Tx 5, 2- 4 cũng như 2 Pr 3, 10, chính Ngày của Chúa theo nghĩa Cựu ước (x.Am 5,18), tức là ngày sau cùng, (được so sánh với một tên trộm Ngày ấy bắt chợt mọi người, tín hữu cũng như lương dân; chỉ có những ai săn sàng mới không bị chộp thình lình. Như vậy, dụ ngôn đã được hiểu theo ý nghĩa Chúa Giêsu muốn. Tuy nhiên, trong Khải huyền (3, 3; 16, 15), Chúa Kitô đến như một kẻ trộm, và Người chỉ báo động cho Kitô hữu thôi. Chúng ta gặp lại ở đó ý nghĩa mà Giáo Hội sơ khai đã tìm thấy trong dụ ngôn.

CHÚ GIẢI CHI TIẾT

"Thiên hạ cứ ăn uống": Lụt đại hồng thủy xảy đến vì nhân loại đã hoàn toàn sa đọa. Nhưng ở đây Mt không chủ ý nhắc đến sự đồi trụy có tính cách truyền kỳ của thời Noe; ông chỉ muốn nói đến đời sống bình thường của con người. Điều bản văn muốn nhấn mạnh là: một đời sống hoàn toàn tự nhiên như thế, không trái gì với luật Thiên Chúa, chẳng đồi trụy chút nào, vẫn không hề làm cho người ta tưởng nhớ đến ngày phán xét. Vậy mà, chính trong những điều kiện như thế, cuộc chung thẩm sẽ bất ngờ xảy ra.

"Một sẽ được đem đi, và một sẽ bị để lại ”: Được đem đi có nghĩa là được đem về Nước Trời, và bị để lại có nghĩa là bị hư mất mãi mãi.

KẾT LUẬN

Lời Chúa Giêsu khẳng quyết ta không thể biết đâu là ngày giờ tận cùng như muốn bảo chúng ta đừng tính toán, giả định thời gian Người đến. Mối hy vọng Người trở lại đừng biến thành một sự chờ mong nôn nóng, song như là niềm xác tín rằng: Đấng đã và đang đến sống giữa các thân thuộc Người, sẽ ban cho cuộc đời con người và vũ trụ một ý nghĩa đích thực, để Thiên Chúa trở nên mọi sự trong mọi người (1 Cr 15, 24- 28).

Nhưng được giải tỏa khỏi thắc mắc "khi nào và làm sao", Kitô hữu lại càng phải sống như thể ngày đó gần kề. Trong ý nghĩa này, bản văn không mời gọi ta luôn ngước mắt về trời cho bằng hãy quan tâm đến những bổn phận thường nhật mà Chủ bảo phải làm. Ngày giờ tận cùng càng bí ẩn bao nhiêu, thì sự tỉnh thức càng khẩn thiết bấy nhiêu. Lời kêu gọi của các Tin Mừng: "Hãy sẵn sàng? Hãy tỉnh thức" phải vang dội trong tâm khảm những ai đang đón chờ ngày hội ngộ lớn lao đó, không như một mối ám ảnh về ơn rỗi riêng tư, nhưng như một đòi hỏi trung thành với nhiệm vụ Chủ đã trao phó.

Ý HƯỚNG BÀI GIẢNG

1. Bên ngoài, không có gì phân biệt hai nông dân đang làm việc ngoài đồng và hai bà đang xay bột. Nhưng trước mặt Thiên Chúa, có một cái phân biệt họ, đó là thái độ nội tâm. Một người thuộc về số những kẻ không ngờ được chuyện gì, người kia thuộc về số biết rõ. Người thì chỉ lưu ý đến cuộc sống, dự định của mình, kẻ kia. quan tâm đến Thiên Chúa và ngày Ngài trở lại. Một chỉ nghĩ đến công việc riêng tư còn người kia làm việc trước mặt Thiên Chúa, Thiên Chúa cũng hiện diện trước mặt họ y như công việc họ đang làm. Người thì ngủ, kẻ lại tỉnh thức. Lời này chiếu dãi ánh sáng trên cuộc sống hằng ngày của ta. Cái quan trọng không phải là việc làm nhưng!à cách làm.

2. Lời khuyên tỉnh thức chờ mong Chúa Giêsu đến không chỉ nhắm vào thời sau cùng, nhưng còn nhắm tới việc Người đến trong đời mỗi người chúng ta: giờ chúng ta chết. Không ai hay được giờ ngày mình chết, chẳng ai biết cách tính toán, dự phòng. Giờ chết có thể đến thình lình, bất ngờ, đang lúc làm việc ngủ nghỉ, hay giải trí. Việc chuẩn bị chết cũng là việc chuẩn bị ngày Quang lâm. Nếu thật sự quan tâm đến tính cách bất ngờ và bí ẩn của giờ đó, nếu sẵn sàng luôn luôn, ta sẽ có một thái độ thực sự Kitô giáo để đón chờ Chúa đến.

3. Chúng ta, người tín hữu, đang sống trong một thế giới mà đối với nó, niềm xác tín việc Chúa Kitô trở lại với bao hậu quả kèm theo chẳng có một ý nghĩa gì. Thế giới quanh ta không chống cũng chẳng bênh việc trở lại đó; họ không hay biết điều ấy; họ cho là ảo tưởng, hão huyền. Niềm xác tín của chúng ta bị xem là dị thường, kỳ lạ; đức tin chúng ta vẫn luôn bị đồng hóa vào một thứ mê tín lỗi thời. Thế gian có lẽ chấp nhận sự hiện hữu của Giáo Hội như một tôn giáo tổ chức chặt chẽ, khả dĩ phục vụ được nhân loại trong vài vấn đề nhất thời hơi quá sức con người; thế gian thừa nhận Giáo Hội xét như Giáo hội giống với nó và đồng hóa với nó, nhưng ý nghĩa sâu xa của Giáo Hội là nhắc nhở và chuẩn bị ta chờ đón Chúa đến thì thế gian không bao giờ hiểu được. Thành ra thật là vô ích khi người tín hữu đi tìm trong thế gian và trong não trạng hiện thời những lý do để tin vào Chúa Giêsu và tin vào ngày Người trở lại; thế gian luôn bất lực, ngay cả trong nhung mộng ước, dự định điên rồ nhất và cuồng loạn nhất của nó. Vì thế, Chúa đã nhấn mạnh: "Hãy tỉnh thức, hãy sẵn sàng". Người biết rõ rằng đời sống thường nhật với bao nhiệm vụ gia đình và xã hội, cũng như não trạng đang sinh động nhân loại quanh ta, không thể giúp gì cho ta trong chuyện ấy; hơn nữa, ta thường xuyên bị lôi kéo vào sự vô ý thức chung, vào sự mê ngủ thiêng liêng toàn diện. Đôi khi ta đau khổ, lắm lần ta bỡ ngỡ vì tình trạng đó; song đừng viện cớ ấy mà thoái thác và làm phai nhạt trong ta niềm xác tín ngày Chúa trở lại.

4. Suốt Mùa Vọng này, Chúa sẽ tỏ mình cho mỗi người chúng ta. Đấy là điều chắc chắn: Chúa sẽ thông ban chính mình cho kẻ tìm Người qua sự bằng an nội tâm sâu xa hơn, một đức ái thực sự hơn, một sức can đảm mạnh mẽ để đương đầu với trách nhiệm hơn. Ta hãy chú ý và tỉnh thức để bắt gặp giờ của Người; giờ ấy sẽ làm cho ta nếm được tình yêu đích thật của Người và củng cố niềm tin của chúng ta vào việc Người đến lần sau hết.

 

home Mục lục Lưu trữ