Flag Counter

Tìm hiểu giáo lý

Thống kê truy cập

Đang online: 58

Tổng truy cập: 1365626

VẪN MỘT LÒNG TRUNG THÀNH

VẪN MỘT LÒNG TRUNG THÀNH (*)- Chú giải của Noel Quession

 

Sau khi chịu phép rửa, Đức Giêsu được đầy Thánh Thần. Từ sông Giođan trở về và được Thánh Thần dẫn đi trong hoang địa.

Đức Giêsu vừa thay đổi cuộc sống. Đối với Người đó là một khúc quanh quyết định. Cách đây chỉ có vài ngày, Người vẫn còn là anh thợ mộc thôn làng, ở Nadarét. Người vừa nhận phép rửa ở sông Giođan “nhận chức” tác vụ làm ngôn sứ. Người được tràn đầy Thánh Thần? Trước khi bắt đầu tác vụ, Người cảm thấy cần phải một mình lui vào hoang địa. Người muốn cầu nguyện, suy nghĩ chọn những phương thế sẽ sử dụng để hoàn thành công trình của mình.

Không có một công trình lớn lao nào của con người, hay cuộc sống thiêng liêng thực sự nào, mà không cần thời gian suy nghĩ, cô tịch và im lặng nội tâm. Trong Mùa Chay đang bắt đầu, tôi có dành mỗi ngày vài phút, hay mỗi tuần vài khắc đồng hồ cho việc này? Để cầu nguyện suy nghĩ, và thấy rõ hơn không?

Tôi dùng tưởng tượng, ngắm nhìn Đức Giêsu đang rời làng mạc đông dân cư, đi sâu vào những vùng đất sỏi đá không người, không cây cỏ, không nước. Người bước đi bước tới. Lạy Chúa, còn con có dám đi theo Chúa không, để có một thời gian trong “hoang địa”?

Tại đây Chúa bị cám dỗ trong 40 ngày.

Theo Luca, cơn “cám dỗ” mà Đức Giêsu đương đầu, kéo dài trong suốt thời gian 40 ngày. Người ở nơi hoang địa. Thời gian cầu nguyện, cũng là thời gian “thử thách”. Chữ này nhấn mạnh đến khía cạnh tích cực của cơn cám dỗ. Tự thử thách chính mình đó là xem mình có thể làm được những gì và “đưa ra bằng chứng về chính mình”. Trắc nghiệm một cỗ máy, đó là thử xem giá trị thực sự của nó. Sự “thử thách”, theo nghĩa này, là một điều rất tốt. Một mối tình được thử thách, đó là mối tình luôn bền vững và hiện giờ ta vẫn có thể chắc chắn về sự bền vững đó. Khi bảo chúng ta xin Thiên Chúa “đừng để chúng con xa trước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ” Đức Giêsu không muốn nói là chúng ta sẽ không bị cám dỗ, nhưng ta phải chiến thắng cám dỗ, không bị nó đè bẹp, bị bại trận, thì sự dữ ngự trị. Nhờ khắc khổ, Đức Giêsu đã có kinh nghiệm về lợi ích của thử thách. Vì thử thách có thể làm tình yêu lớn lên: Những cám dỗ Người chịu, sẽ làm nổi bật giá trị lòng “trung tín” của Người đối với Chúa Cha.

Trong những ngày ấy, Người không ăn gì và khi hết thời gian đó thì Người thấy đói.

Tôi ngưng một lát để chiêm ngắm cảnh này: Đức Giêsu đang đau khổ vì đói! Bao tử co thắt – chóng mặt, nhức đầu.

Đa số các tôn giáo lớn, đều có việc thực hành “chay tịnh” tự nguyện như thế! Nền văn minh hiện đại của chúng ta, có lẽ là nền văn minh duy nhất trong lịch sử, khước từ kinh nghiệm tôn giáo phổ quát này. Ta thường nói, cần phải hưởng thụ. Tại sao phải nín nhịn? Khi một người ít buông thả trong phạm vi tình dục hay ăn uống, họ có nguy cơ mất đi một điều cốt yếu: “Sự tự chủ”. Lúc đó, con người trở thành một sinh vật rất mềm yếu, không ý chí, nô lệ cho những bản năng sơ đẳng nhất. Ở đây, Đức Giêsu đưa ra cho chúng ta hình ảnh một con người mạnh, có thể quên mình, “ăn chay” tự nguyện. Tôi có biết từ bỏ, hy sinh trong Mùa Chay này không?

  1. Cơn cám dỗ thứ nhất.

Bấy giờ quỷ nói với Người: “Nếu ông là con Thiên Chúa thì truyền cho hòn đá này hoá bánh đi”.

Cơn cám dỗ vì cái đói, đã là sự thử thách của Israel trong hoang địa. Nhưng cơn cám dỗ để thoả mãn cái đói của chúng ta, là sự thử thách của mọi người. Chúng ta biết rõ những khao khát thể xác của mình. Thiên Chúa đã đặt chúng trong ta, nhưng chúng ta có thể dễ “lệch lạc”, trở thành độc tài yêu sách. Xã hội tiêu thụ quanh ta lại càng tăng thêm quyền lực cho chúng: “Hãy mua món ragu, mì sợi Ý. Thế giới phương Tây, nói chung, quá dư thừa thực phẩm. Những y sĩ thường cảnh giác điều đó.

Đức Giêsu đáp lại: “Đã có lời chép rằng: Người ta sống không chỉ nhờ cơn bánh”.

“Con người”. Lạy Chúa Giêsu, con thích nghe lời này từ miệng Chúa. Con người, đó là nỗi đam mê của Chúa. Chúa đã đến trong nhân loại để phát huy giá trị của con người trong mọi chiều kích. Chúa lặp lại cho chúng con hôm nay: Hỡi con người, đừng sống chỉ nhờ cơm bánh! Đừng hạ thấp mình xuống mức độ sơ đẳng nhất. Người không có nhu cầu nào khác hơn là ăn, uống hút xách… sao?

Trong Mùa Chay này, chúng ta có biết phát triển những giá trị tâm linh của mình không? Chúng ta có biết cầu nguyện đón thận những thiếu sót khắc khổ, giúp mình thêm sinh khí không?

  1. Cám dỗ thứ hai.

Quỷ đem Đức Giêsu lên cao và trong giây lát chỉ cho Người thấy tất cả các nước thiên hạ. Rồi nó nói với Người: “Tôi sẽ cho ông toàn quyền cai trị cùng với vinh hoa lợi lộc của các nước này, vì quyền hành ấy đã được giao cho tôi, và tôi muốn cho ai tuỳ ý. Vậy nếu ông bái lạy tôi, thì tất cả sẽ thuộc về ông”.

Rõ ràng, trình thuật này không phải là một “phóng sự” của một nhà báo mô tả hay quay phim một biến cố. Đây là một trang thần học tóm kết và tổng hợp cách tượng trưng “tất cả những hình thức cám dỗ” (Lu ca sẽ nói rõ điều đó khi kết thúc trình thuật của ông) mà Đức Giêsu đã gặp “thực sự” suốt cuộc đời của Ngài. Chẳng hạn, rõ ràng là cơn cám dỗ thứ hai này, cám dỗ để được “quyền hành thế gian”, đã không ngớt tấn công Đức Giêsu. Hằng ngày, Ngài đã phải đẩy lui cơn cám dỗ “cứu thế nhất thời” mà người đương thời đã muốn lôi kéo Người bước vào: Một Đấng cứu thế có tính chính trị, một ông “vua của thế gian” này theo kiểu vua Đavít cầm đầu, cùng với Nhóm quá khích để chống lại quyền hành và vinh quang, chống lại quân Rôma xâm lược (Ga 6,15). Ngay từ ngày đầu tiên này, tại hoang địa, cho tới hơi thở cuối cùng, Đức Giêsu đã khước từ vương quyền để làm người “nghèo hèn” “người tôi tớ” (Ga 13,1-20). Đức Giêsu đã có thể trở nên giàu có và quyền thế nhưng Người đã chấp nhận “yếu đuối” (1 Cr 1,27), khi chọn thập giá là “điều ô nhục đối với người Do Thái, là sự điên rồ đối với dân ngoại”. Cơn cám dỗ về “quyền hành” cũng là cơn cám dỗ của chúng ta: Muốn thống trị áp đặt, và lợi dụng.

Đức Giêsu đáp lại: “Đã có lời chép rằng: Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi”. (Đnl 6,13)

Chống lại những cuộc tấn công của xatan, Đức Giêsu trả lời 3 lần bằng Kinh Thánh (Đnl 8,3-6,13-6,16), vì đó cũng chính là những cơn cám dỗ mà dân Chúa đã gặp nơi hoang địa trong “40 năm”, và giờ đây Đức Giêsu cũng đang sống lại trong bản thân Người: Đó là cơn cám dỗ về mana (Xh 16), cám dỗ thờ ngẫu thần và con bò vàng (Xh 32-42), cám dỗ làm những dấu lạ (Xh 17). Cơn cám dỗ của Israel cũng là cơn cám dỗ của Đức Giêsu, của toàn thể nhân loại, của chúng ta. Nghi ngờ Thiên Chúa, vì người không tỏ hiện, để tin những gì khác”.

Câu trả lời của Đức Giêsu là “không có gì hơn Thiên Chúa”. Lạy Chúa Giêsu, theo chân Chúa, con không muốn thờ lạy và tin tưởng ở tiền bạc, lạc thú, quyền hành, “những ý thức hệ chính trị”, những tiến bộ hay thời trang. Con chỉ phục bái “trước mặt Chúa”. Cái tạm thời không phải là xấu. Nhưng biến nó trở nên “tuyệt đối”, là một ảo tưởng bi thảm. Đức Giêsu là Đấng giải thoát chúng ta khỏi những “thần giả hiệu” đang gạt gẫm chúng ta.

  1. Cơn cám dỗ thứ ba.

Quỷ đem Đức Giêsu đến Giêrusalem và đặt Người lên nóc đền thờ rồi nói với Người: “Nếu ông là con Thiên Chúa thì đứng dậy, mà gieo mình xuống đi! Vì có lời phép rằng: Thiên Chúa sẽ tay đỡ, tay nâng cho bạn khỏi vấp chân vào đá”. (Tv 91,11-12)

Đó là cơn cám dỗ lớn và liên tục mà người ta đã đặt ra trước Đức Giêsu suốt đời sống công khai của Người: hãy làm phép lạ đi – Hãy cho chúng tôi một dấu chỉ trên trời. Hãy chứng minh rằng ông là Thiên Chúa. Hãy biểu lộ quyền hành của ông bằng phép lạ, chứng minh rằng ông là Đấng Cứu ‘Thế chúng tôi đang mong đợi. Hãy bước xuống khỏi thập giá đi? (Lc 11,29-11,16-21,7; Ga 91,28-6,30-12,37; Mt 27,42-43). Còn chúng ta, chúng ta cũng luôn đòi hỏi những điều đó với Chúa sao?

Luca đã đặt cơn cám dỗ này, cám dỗ nơi đền thờ Giêrusalem xuống hàng thứ ba (còn đối với Matthêu, đó là cám dỗ thứ hai 4,5). Làm như thế, Luca mới nhấn mạnh đến sự tiệm tiến. Thực vậy, chính tại Giêrusalem, Đức Giêsu đã trải qua cơn thử thách lớn nhất của Người. Đó là cơn cám dỗ bi thiết, muốn cho Người khỏi phải chết: “Nếu có thể được, xin tha cho con khỏi uống chén này” (Lc 22,42). Đức Giêsu đã không được thiên thần “bảo vệ”. Đó là cơn cám dỗ bi thảm nhất: trong đau khổ; mất niềm tin nơi Chúa Cha. Đức Giêsu đã không được bảo vệ, chân của Người đã vấp phải đá đường. Người đã không bao giờ dùng quyền năng thần linh của mình để tránh sức mạnh ghê gớm của “thân phận con người phải chết”. Người đã khước từ những phương tiện “ngoạn mục” để thi hành xứ vụ của mình, mà chỉ chọn những “phương tiện hạn hẹp”. Chính nhờ thái độ Dâng lời tuyệt đối Chúa Cha, đến nỗi có cảm tưởng bị “Chúa Cha bỏ rơi” (Mt 27,48), mà người chứng tỏ mình là Con Một của Cha. Người sẽ được ‘ “‘cứu khỏi chết” nhờ sự phục sinh của mình, nhưng chỉ sau khi đã sống trọn tình thương “cho đến tận cùng”. Do đó, chúng ta chớ ngạc nhiên khi đến lượt mình cũng cảm thấy cơn cám dỗ bi thảm này: Đó là cơn cám dỗ nặng nhất, khi nghĩ rằng “Chúa bỏ rơi ta”, cám dỗ của khuynh hướng vô thần “nếu có một Thiên Chúa tốt lành, thì tôi đâu có gặp thử thách như vậy! “

Chúa Giêsu đáp lại: Đã có lời rằng: ngươi chớ thử thách Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi.

Chúng ta cũng thường “thử thách Thiên Chúa”. Đôi khi chúng ta buộc Chúa phải theo ý muốn của ta: “Nếu Chúa hiện hữu, nếu con thật là con của Chúa, Chúa phải cho con lành bệnh, hay thoát khỏi một cơn thử thách nào đó hay thành công ở một kỳ thi nào đó. Nếu Chúa không làm như thế, thì Chúa đâu có còn quan tâm tới con nữa, và Chúa đâu còn hiện hữu gì với con”. Chúng ta biết rằng, vấn đề sự dữ trong thế gian là nguyên nhân của phần lớn những cuộc khủng hoảng tâm linh và dẫn đến nhiều trường hợp bỏ Đức tin.

Nhưng chúng ta cũng tin rằng, Đức Giêsu đang “ở cùng chúng ta”. Đức Giêsu là người đầu tiền đã thắng cơn cám dỗ này, và dù có bị “đóng đinh trên cây gỗ”, vẫn một lòng trung thành với Chúa Cha.

Sau khi đã xoay hết cách để cám dỗ Người, quỷ bỏ đi, chờ đợi thời cơ.

Như vậy những cơn cám dỗ này, chỉ là khởi đầu. Đức Giêsu sẽ còn bị cám dỗ nữa. Và có thể nói, xatan đã hẹn tại Giêrusalem. Nơi đó sẽ diễn ra trận đụng độ thực sự khi Đức Giêsu bước vào cuộc thương khó (Lc 22,3).

(*)Tựa đề do BTT.GPBR đặt

CHÚA NHẬT I MÙA CHAY – C

TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN BẰNG HÀNH ĐỘNG – Chú giải của Fiches Dominicales

VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI

1/. Liên hệ chặt chẽ với phép rửa của Đức Giêsu

Sau trình thuật về phép rửa, lúc tiếng nói từ trời tuyên bố: “Con là Con Cha. Hôm nay Cha đã sinh ra Con”, Luca đưa vào bản gia phả của Người, nhắc lại tổ tiên nhân loại của Đức Giêsu cho tới “Adam, con Thiên Chúa”. Cũng trong mối liên lạc chặt chẽ với quang cảnh phép rửa là với bản gia phả mà thánh sử định vị cho giai đoạn cám dỗ: Đức Giêsu “đầy Thánh Thần” rời bỏ “bờ sông, Giođan”; người “được Thánh Thần hướng dẫn vào hoang địa” – Đây là nơi mơ hồ, nơi mà theo Kinh Thánh, con người bị thần dữ thử thách hoặc đi vào kết hiệp với Thiên Chúa hằng sống “trong 40 ngày”

Người sẽ bị “ma quỉ thử thách” với tư cách là Con Thiên Chúa. Ma quỉ hỏi với Người: “Nếu ông là Con Thiên Chúa hãy truyền cho hòn đá này trở nên bánh. Nếu ông là con Thiên chúa, hãy nhảy xuống đất”.

2/. Thử thách đầu tiên trong cuộc chiến toàn thắng.

Cũng như bản văn của Mátthêu – tuy thứ tự có khác – bản văn của Luca kết cấu chung quanh 3 cuộc cám dỗ. Ba cuộc cám dỗ, chính Tin Mừng xác định rõ ràng ở phần kết, đã “múc cạn” mọi hình thức cám dỗ”: những cơn cám dỗ mà Đức Giêsu sẽ phải đương đầu suốt dọc tác vụ của Người cho đến khi chết, những cơn cám dỗ mà các môn đệ và mọi thành phần trong cộng đoàn của các ngài sẽ gặp. Ba cơn cám dỗ, cũng như ba lời trích dẫn đã ghi chú cặn kẽ, đã được khéo léo lựa chọn từ sách Thứ Luật (trích trong bài đọc 1 và thánh Phaolô trích dẫn trong bài đọc 2), chính là những cơn cám dỗ mà dân Israel đã phải đương đầu, trong suốt 40 năm sa mạc. Có điều họ đã sa ngã. Nay đến phiên Đức Giêsu phải đương đầu với những cơn cám dỗ ấy, suốt 40 ngày trong sa mạc: Ba lần, địch thù thử thách lòng trung tín của người Con đối với Thiên Chúa và với chương trình cứu độ của Người; trong cả 3 lần, Đức Giêsu đã chiến thắng.

Hugues Cousin nhận xét: “Đây là trường hợp độc nhất trong văn chương Tin Mừng. Đức Giêsu chỉ nói những lời tích từ Cựu ước, Con Thiên Chúa phải trải qua 3 cuộc thử thách mà xưa kia dân Israel trong chuyến Xuất Hành đã đương đầu và đã sa ngã đã sa ngã; rút được kinh nghiệm từ những bài học trong sạch thứ Luật, cảnh giác để khỏi tái diễn những lỗi lầm tương tự. Đức Giêsu đã chiến thắng đối thủ” (“Tin Mừng theo thánh Luca”, Centurion, trg 62).

+ Cơn cám dỗ đầu tiên, giống như Mátthêu, là cơn cám dỗ về Sở Hữu, cơn cám dỗ chỉ tìm lợi lộc vật chất, cơn cám dỗ của một chủ nghĩa Mêsia thiển cận: “Nếu ông là Con Thiên Chúa, hãy biến hòn đá này thành bánh đi”.

Lần đầu tiên trích dẫn sách Thứ Luật 8,3 – đoạn nói về manna – Đức Giêsu trả lời ngay tức khắc: “Người ta sống không nguyên bởi bánh”. Người từ chối làm phép lạ vì lợi lộc riêng tư. Là “Con” thật sự, Người nhận tất cả từ Thiên Chúa, Cha của Người và chỉ từ Chúa Cha mà thôi; nên Người phó thác tất cả cho Thiên Chúa, Cha của Người và chỉ phó thác cho Chúa Cha mà thôi. Roland chú giải: “Con là kẻ nhận được sự hiện hữu, sự sống không từ chính mình, nhưng từ một kẻ khác, từ Cha của mình. Con là kẻ hiểu biết trong niềm vui và niềm biết ơn rằng mình sống nhờ Cha. Người không phải là kẻ ra lệnh để có bánh; chính Chúa, Thiên Chúa của Người sẽ ban lương thực cùng với Lề Luật. Con không ra lệnh, Người khẩn cầu: “Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày” (Tin Mừng theo thánh Luca. Phân tích tu từ”, Cerf, quyển 3, trg 50).

+ Cơn cám dỗ thứ hai, khác với trình thuật của Mátthêu, là cơn cám dỗ về QUYỀN LỰC; cơn cám dỗ về một chủ nghĩa Mêsia theo tham vọng loài người, dù phải trả giá bằng sự thoả hiệp. “Nếu ông thờ lạy tôi, quỉ đoán chắc, ông sẽ có tất cả” (“Mọi quyền lực và vinh quang của các vương quốc ấy”).

Lần thứ hai trích dẫn sách Thứ luật 6, 1 3 – đoạn nói về con bò vàng – Đức Giêsu trả lời ngay: “Đã chép rằng: Người chỉ được thờ lạy Chúa, Thiên Chúa của ngươi mà thôi”. Người từ chối không tôn kính thủ lãnh trần gian để hành xử vương quyền phổ quát. Là Con thật sự, Người sẽ nắm giữ vương quyền từ Thiên Chúa, Cha của Người, và chỉ từ Cha người mà thôi, theo con đường Cha đã chọn: con đường khiêm nhường, nghèo hèn, thánh giá. R. Meynet chú giải: “Đức Giêsu sẽ nhận được các vương quốc trần gian, Người sẽ là Đức Kitô, Vua, vì Người đã từ chối vương quyền xấu xa của ma quỉ, vì Người đã tự nguyện trở nên tôi tớ của Thiên Chúa và của nhân loại” (Sđd).

+ Cơn cám dỗ thứ ba Luca đã cho diễn ra ở Giêrusalem, báo trước thử thách quyết liệt sau này, đó là cơn cám dỗ MA THUẬT, cơn cám dỗ thử thách Thiên Chúa, đi tìm những dấu chỉ kinh thiên động địa của Đấng Mêsia. Ma quỉ dùng Tv 90, cố cám dỗ một lần cuối: “Nếu ông là Con Thiên Chúa, hãy gieo mình xuống; Có lời chép rằng: người đã ra lính cho các thiên thần gìn giữ ông”.

Lần cuối cùng trích dẫn sách Thứ Luật 6,16 – đoạn nói về Massa, nơi dân Do Thái đã buộc Chúa phải cho họ nước uống – Đức Giêsu đáp tức khắc: “Đã chép rằng: “Ngươi đừng thử thách Chúa là Thiên Chúa của ngươi”. Người từ chối sử dụng quyền làm Con Thiên Chúa để bảo vệ mình; và mê hoặc người Do Thái bằng những điều kỳ diệu. Người từ chối buộc Thiên Chúa phải can thiệp. Người không đòi phép lạ để cứu mạng sống mình; người chẳng đòi hỏi cả khi Người bị treo trên thánh giá. R. Meynet nói tiếp: “Người tin chắc rằng: Thiên Chúa sẽ cứu Người, Người không có quyền kiểm chứng xem Chúa Cha có trung tín không; Thiên Chúa chẳng cần phải chứng tỏ cho mọi người thấy Thiên Chúa có cứu Người” (sđd).

3/. Sẽ hoàn tất trên thánh giá

Nếu, như nói ở trên, Luca hoán đổi vị trí 2 cơn cám dỗ sau, đó là vì muốn thiết lập một thứ tự tiệm tiến cho tới cơn cám dỗ thứ ba: Tại Giêrusalem, nơi có cuộc đụng đầu quyết liệt và nơi hoàn thành quyển sách đầu tiên của ngài. Đây là khúc nhạc mở đầu loan báo cuộc thử thách lớn lao trong khổ nạn.

Hôm nay, đối thủ đành chịu khuất phục, nó rút lui “chờ giờ phút đã định”. Lúc ấy, nó sẽ xuất hiện, ra những đòn cuối cùng tấn công Đấng Chịu Đóng đinh qua miệng các sĩ quan, quân lính và cả người trộm dữ nữa.

“Nếu ông là Đức Kitô, hãy cứu mình và cứu chúng tôi với!, một kẻ cùng chịu đóng đinh với Người lên tiếng, thách thức.

Trong lúc thất bại ê chề trước mặt mọi người, Đức Giêsu: vẫn vững vàng trong thử thách; vẫn gần bó với thánh giá giữa các người bạn cùng đau khổ. Người phó thác trọn vẹn cho Chúa Cha cội nguồn sứ mạng của Người. Và người trộm lành đã sinh ra trong ánh sáng nên đã không nguyền rủa.

Quân lính chế nhạo: “Nếu ông là Vua dân Do Thái, hãy tự cứu mình đi”.

Trong lúc công cuộc của Người tưởng như vĩnh viễn lụi tàn, Đức Giêsu vẫn kiên vững trong thử thách, vẫn lặng lẽ. Đấng Mêsia – Vua chịu đóng đinh và bất lực cầu khẩn một mình với Chúa Cha “Lạy Cha, con dâng phó hồn con trong tay Cha” (Tv 30.6). Thái độ của Người trước cái chết đã khiến viên sĩ quan Rôma phải thốt lên những lời đầy hứa hẹn: “Quả thật ông này là người công chính”.

Thủ lãnh trong dân châm chọc: “ông ta đã cứu được người khác: hãy tự cứu mình đi, nếu ông ta là Đấng Mêsia của Thiên Chúa, “Đấng được tuyển chọn”.

Trong khi tất cả mọi người quấy rối, Đức Giêsu vẫn kiên vững trong thử thách, tha thứ cho các đao phủ. Và sự đau khổ cũng như cái chết của Người, được đảm nhận trong tình yêu, đã sinh hoa kết quả: Có người đã tách ra khỏi các thành viên của hội đồng, đó là Giuse người Arimathia.

Có người sẽ hỏi, đâu là gốc rễ lịch sử của đoạn văn mà Mátthêu và Luca thuật lại. H. Cousin trả lời: “Bên cạnh một biến cố xác thực, cuộc tĩnh tâm của Đức Giêsu trong hoang địa sau khi chịu phép rửa, ta phải xét đến 2 thực tại: những cơn cám dỗ chắc chắn phải có, đặc biệt là cơn cám dỗ về chủ nghĩa Mêsia trần tục, vì chúng vẫn tồn tại trong suốt sứ vụ của Đức Giêsu; và Người vẫn kiên trì chống trả không bao giờ chịu lùi bước nhượng bộ. Những dấu vết hiển nhiên tồn tại trong suốt Tin Mừng Luca (10, 25; 11, 6 và kế tiếp; 22, 42…) càng cho ta thấy rõ rằng: Đức Giêsu là một Đấng Mêsia nghèo nàn và đau khổ. Các môn đệ làm chứng Người luôn trung tín với Thiên Chúa, với sứ mệnh mà Người đã lãnh nhận. Luca đã làm cho độc giả hiểu ràng Đức Giêsu đã phải chọn lựa một hình thức thi hành sứ mệnh, một cách thế hiện hữu và không phải dễ dàng để đi đến cùng chọn lựa ấy” (Sđd, trg 63-64).

BÀI ĐỌC THÊM

1/. Cơn cám dỗ của Đức Giêsu trong hoang địa: một pha gây cấn (H. Denis trong “100 từ ngữ diễn tả đức tin”, DDA, trg 111- 112).

Mùa Chay khai mạc – vào Chúa nhật đầu tiên – đưa ta đến trước một cảnh lạ lùng, thậm chí đáng lo ngại: cơn cám dỗ Đức Giêsu trong hoang địa.

Ta muốn nói như Phêrô khi nghe loan báo cuộc khổ nạn: “Không! Thầy không phải chịu như thế. Đôi khi ta cố xoay xở, nhưng đó không phải là linh đạo tối ưu khi giải thích sự vật” như sau: Thực ra, Đức Giêsu không thực sự bị cám dỗ, Người đã chấp nhận bị cám dỗ “vì ta”, để dạy ta biết phải chống lại các cơn cám dỗ như thế nào. Nhưng giá phải trả cho lối giải thích này rất nặng. Làm như Đức Giêsu “giả vờ” không bằng. Rồi sẽ suy ra người giả vở làm người, giả vờ học hành, giả vờ đói giả vờ đau khổ, giả và chết.

Nếu ta muốn chấp nhận Đức Kitô có nhân tính thực sự, ta phải tìm hiểu xem bằng cách nào Đức Giêsu đã thực sự bị cám dỗ ra khỏi con đường thẳng tắp của sứ mệnh của Người, và Người đã chống trả thế nào.

Cơn cám dỗ về bánh để nuôi dân no đủ vốn là cơn cám dỗ của mọi lãnh tụ, có tôn giáo hay không. Đức Giêsu đã chống cự. Nếu có lần Người chấp nhận hoá bánh ra nhiều, đó cũng chỉ nhằm giúp người ta có đủ sức nghe lời phát xuất từ miệng Thiên Chúa và để họ tìm được một thứ lương thực khác: “Này là Mình Ta, sẽ bị nộp vì các con”. Cơn cám dỗ về phép lạ, về những điều kỳ diệu cũng đã bị đẩy lui. Phải chăng đó đã là dấu chỉ của một Đức Giêsu chỉ chữa bệnh vì Nước Trời? “Phúc cho ai không thấy mà tin”.

Cơn cám dỗ về quyền lực trên trần gian cũng tinh vi không kém. nhưng Đức Giêsu biết rằng Satan ẩn nấp trong mọi thứ vinh quang không qui về Chúa Cha. Vinh quang của Đức Kitô là vinh quang của sự hiến mình. Điều ấy sẽ được thực hiện trên thánh giá, trong khó nghèo tột độ, khi mọi sự hoàn tất.

2/. Những cạm bẫy tương tự trải dài suốt lộ trình của ta (F. Deleclos, trong ‘hãy cầm lấy Lời Chúa mà ăn’ Centurion -Duculot, trg 193-194).

Thật tốt nếu ta vui vẻ để “Chúa Thánh Thần dẫn vào hoang địa”. Đó là cơ hội sống động cho ta khám phá hoặc tái khám phá ra những cạm bẫy thường xuyên giăng dưới bước chân người Do Thái, những cạm bẫy mà Đức Kitô đã gặp, cũng là những cạm bẫy trải dài suốt hành trình và suốt lịch sử đời ta. Ta hãy học cách vạch trần những cơn cám dỗ để khỏi bị lệch hướng xa đường giao ước, xa đường sứ mạng của ta.

Những cạm bẫy của Thần Dữ toả ra hào quang duyên dáng và lôi cuốn, mời mọc tinh vi và đáng sợ, cộng với trí thông minh và sự kiên nhẫn của “Địch thủ của triều đại Thiên Chúa”.

Đó là cơn cám dỗ dùng Lời Chúa phục vụ mọi ham thích của ta về sở hữu, về hiểu biết, về quyền lực, là những nguồn không bao giờ cạn “của mọi loài hình cám dỗ” luôn quấy phá các tín hữu và các Giáo Hội.

Đó là những ham hố quá đáng đi tìm điều lạ lùng, săn đuổi các cuộc hiện ra, các phép lạ, làm lệch hướng những đòi hỏi khẩn cấp của Tin Mừng.

Đó là cầu nguyện sốt sắng bên ngoài để phiền nhiễu Thiên Chúa, mong rút tỉa được đặc ân tránh khỏi thử thách, khổ đau.

Cạm bẫy còn là những an thân giả tạo, những bảo đảm hão huyền mà ta mải mê tìm kiếm trong một mớ chồng chất những lễ nghi trống rỗng vô nghĩa vô hồn.

Cơn cám dỗ tinh vi cuốn ta vào đủ mọi thứ hy sinh đến từ tinh thần thống trị, lòng ham thích sức mạnh và say mê quyền lực Thiên đường các ngẫu tượng.

Làm cách nào trả lời 3 cuộc cám dỗ tiêu biểu nếu không phải là 3 câu trả lời bằng ăn chay, cầu nguyện và chia sẻ. Gặp gỡ Chúa để Lời chân lý và sự sống đổ đầy vào trái tim ta và vọt ra từ môi miệng ta. Khước từ những phồn vinh muốn chôn vùi ta và khám phá thấy trong sự tiết độ những giá trị vững bền. Tình liên đới làm phát sinh và nuôi dưỡng lòng quảng đại huynh đệ đối với biết bao kẻ đói khát sự công chính và bình an, những người bị loại trừ khỏi tình yêu và lòng kính trọng, những người bị áp bức ở mọi nơi, đám đông mênh mông những người bị đóng đinh nơi đó Đấng giải phóng, Đấng Phục sinh hằng sống đang náu ẩn trong vô danh.

home Mục lục Lưu trữ