Flag Counter

Tìm hiểu giáo lý

Thống kê truy cập

Đang online: 50

Tổng truy cập: 1371318

VÂNG LỜI

Vâng lời.

Các bài đọc hôm nay đáng để chúng ta suy niệm từng câu từng chữ, nhất là khi chúng ta đặt mình vào cương vị của Phêrô và của các tông đồ. Đó là sự can đảm rao giảng Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh, loan truyền giáo lý của Người bất chấp mọi đàn áp.Bài đọc thứ nhất trích từ sách Tông đồ Công vụ kể rằng, khi các tong đồ rao giảng Chúa Giêsu Phục sinh, những người cầm quyền Do thái không cho, bắt các ngài bỏ tù, lấy cớ rằng các ngài loan truyền điều mê tín và khuấy rối trị an. Sau đó, có người đã lén cứu các ngài ra khỏi tù, nhưng ra khỏi tù các ngài không chạy trốn, không đầu hàng theo họ mà lại còn mạnh mẽ rao giảng giáo lý của Chúa Giêsu. Nhà cầm quyền thẳng tay làm việc với các ngài, chỉ vào mặt các ngài và bảo: “Ta đã ra lệnh cấm các ngươi không được nhân danh ông Giêsu mà giảng dạy, thế mà các ngươi đã giảng dạy giáo lý đó khắp cả Giêrusalem”. Bấy giờ Phêrô và các tông đồ thưa: “Phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người ta”. Bực tức, họ ra lệnh đánh đòn các tông đồ và tuyệt đối cấm không được nhân danh Chúa Giêsu mà giảng dạy nữa. Dầu bị nhục nhã như thế, nhưng các ngài nói rõ là lòng các ngài cảm được sự hân hoan, vì thấy mình xứng đáng chịu sỉ nhục vì danh Chúa Giêsu.

Ôi! Bài học quí giá đó của các tông đồ đáng nêu gương cho chúng ta trước mọi thế lực cố ý tiêu diệt, hạn chế gây khó khăn cho đời sống đức tin của chúng ta. Các tông đồ đã trả lời và đã dạy dứt khoát: “Phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người ta”. Và khi bị thế lực của bóng tối, của sự dữ, của ma quỉ bách hại, lòng các ngài cảm thấy hân hoan, vì thấy mình được danh dự chịu sỉ nhục vì danh Chúa Kitô, đường lối của các tông đồ thật rõ ràng.

Bóng tối là bóng tối, ánh sáng là ánh sáng. Khi phải vâng lời Thiên Chúa để rao giảng Tin Mừng, các ngài cương quyết không nhượng bộ mọi thế lực thâm độc cản trở những bước chân rao giảng của các ngài. “Phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người ta”. Khi phải vâng lời Thiên Chúa đến phục vụ anh chị em mình, các ngài sẵn sàng quên mình, hy sinh để bênh vực cho anh chị em được tự do tôn thờ Chúa, đươc sống trọn vẹn quyền làm người và làm con Chúa. “Phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người ta”. Nhất là khi người đó lại là cáo già đội lốt cừu non đến cùng đoàn chiên, như Chúa Giêsu đã chỉ dạy trước. Trong cong việc phụng thờ Chúa, phục vụ anh chị em của mình và giả như có bị đàn áp, bị bách hại, người vâng lời Thiên Chúa phục vụ luôn cảm thấy hân hoan tận cõi lòng. Vì thấy mình xứng đáng chịu sỉ nhục vì danh Chúa Giêsu, và không bao giờ cảm thấy mặc cảm, hèn nhát của người hùa theo sự dữ, để được yên thân, để hưởng những đặc quyền đặc lợi.

Sang bài đọc thứ hai, sách Khải Huyền cho thấy con người đặt niềm tin vào Chúa là con người xây nha mình trên đá. Mọi vua chúa trần gian đều chết ra tro. Mọi đế quốc của trần gian đều sụp đổ tan tành, không còn hòn đá nào trên hòn đá nào. Mọi bạo quyền đều bị lịch sử lên án và kinh tởm như một vết nhơ bẩn thỉu của nhân loại. Chỉ có Thiên Chúa được chúc tụng đến muôn đời và những ai trung thành với Ngài được vinh quang trường cửu. Và để mở cho mọi người một nhãn giới lạc quan, sách Khải Huyền quả quyết Thiên Chúa sẽ hiển trị, mọi quyền lực thế trần không thể chống lại chương trình của Chúa. “Ai giơ chân đạp mũi nhọn thì khốn cho người ấy”. Phần Thiên Chúa, Ngài luôn được chúc tụng, được danh dự, vinh quang và quyền năng đến muôn đời.

Bài Phúc Am đem lại cho chúng ta một hy vọng thật to lớn, đó là hy vọng vào quyền năng Phục sinh của Chúa biến đổi tất cả mọi sự, kể cả những việc mà chúng ta cho là tầm thường, để đem lại những kết quả giá trị. Thân xác hay chet của Chúa Giêsu từ lúc nhập thể làm người đã được biến đổi thành thân xác vinh quang Phục sinh và với quyền phép, Người đã cho các tông đồ một mẻ lưới đầy cá to. Từ một việc tầm thường của người chài lưới, nhưng vì làm theo lời chỉ dạy của Chúa, các tông đồ đã bắt được rất nhiều cá. Hơn nữa, hành động đó còn có một ý nghĩa tiên tri cao quí hơn, đó là các tông đồ sẽ là những kẻ lưới người và công việc của các ngài sẽ được kết quả mỹ mãn, khi các ngài luôn tuân theo thánh ý của Chúa.

Sau cùng, chính thánh Gioan trong bài Phúc Am cho chúng ta một bài học quan trọng là nhìn vào kết quả của việc mình làm, không bao giờ tự hào do sức do tài của mình mà làm nên, nhưng nhận ra ngay sự hiện diện của Chúa. Khi thấy mẻ cá lạ lùng, thánh Gioan hiểu ngay sự hiện diện của Thầy và bảo cho các người khác biết rằng: “Chính Chúa đó!”. Biết được Chúa hiện diện trong đời sống mình và luôn truyền ban sự hiện diện đó cho mỗi người là bổn phận của chúng ta, những người có đức tin, những người môn đệ của Chúa.

Vậy, để có việc làm cụ thể trong tuần này, tôi sẽ để ý đến đời sống đức tin của tôi. Tôi sợ Chúa hay tôi sợ người đời? Tôi vâng lời Chúa hay tôi vâng lời người đời? Và tôi hãy nhìn vào đời sống của các tông đồ, của các thánh tử đạo để sống đức tin của tôi mọi ngày trong đời sống, đức tin mà giờ đây chúng ta cùng nhau tuyên xưng qua kinh Tin Kính.

 

62. Ngăn cản.

Trong buổi tối ngày Chúa nhật Phục Sinh, các tông đồ tụ họp trong một căn phòng ở tầng trên, các cánh cửa đều đóng kín. Trong căn phòng này, tâm hồn cac ông đầy nỗi ám ảnh vì sự vắng mặt của Đức Giêsu, và đầy những ký ức đắng cay – ngọt ngào về Người. Chính tại nơi đây, Vị Thầy đã rửa chân cho họ, và cử hành bữa Tiệc Ly với họ. Nhưng cũng chính tại nơi đây, họ đã thề hứa trung thành với Người, một sự trung thành mà thậm chí ngay trong đêm hôm đó họ đã vi phạm.

Các tông đồ đều bị thương tích theo tính cách cá nhân – do nỗi sợ hãi, hoài nghi, tội lỗi, đau khổ và thất vọng. Nhưng họ cũng bị thương tích theo tính cách tập thể nữa, bởi vì sự hiệp nhất giữa họ đã bị phá vỡ: có hai người trong số họ vắng mặt, một người bị chết (Giuđa), người kia thì đang bị khủng hoảng đức tin (Tôma). Giống như tất cả những người đang đau khổ, họ đã tạo ra một hàng rào chung quanh họ.

Đức Giêsu không chờ đợi họ đến với Người. Người đã đến với họ, trong khi họ vẫn còn đang sợ hãi và đầy tội lỗi (do sự hèn nhát và phản bội của họ). Bằng một động tác mạnh mẽ, Người đã bẻ gãy hàng rào đó, và đến đứng giữa họ. Người không la rầy, hoặc thậm chí quở trách họ, vì đã không làm tròn phận sự đối với Người. Ở đây không hề có cảnh la rầy, buộc tội. Người biết cảm giác của họ ra sao, do đó, Người không hề đụng chạm vào những vết thương của họ. Thay vào đó, Người đã mang lại cho họ điều mà họ cần một cách tuyệt vọng. Người nói với họ “Bình an cho anh em”. Người nói câu nay không chỉ một lần, mà đến hai lần, để đảm bảo rằng câu nói đó thấm sâu vào tâm hồn họ. Trong khi đón nhận sự bình an của Người, thì họ cũng được đón nhận cả ơn tha thứ nữa.

Đột nhiên, một điều vĩ đại nhất và tuyệt vời của ơn bình an đánh động tâm hồn họ: cái chết, sự dữ và sự phản bội đã bị chế ngự. Lòng tốt, tình yêu, sự sống đã chiến thắng. Đức Giêsu khiêm tốn đã chiến thắng, vượt lên trên tất cả những sức mạnh của sự dữ đã từng dàn hàng chống lại Người. Một cuộc khởi sự tươi mới có thể diễn ra. Kết quả là tâm hồn họ được tràn đầy niềm vui.

Phương pháp của Đức Giêsu thật êm dịu. Nơi Người, không hề có nét khắc nghiệt. Đức Giêsu khiem tốn, Đấng chiến thắng vượt lên trên cái chết, đã ban lòng can đảm cho các tông đồ hiện đang bị nghiền nát của Người, chữa lành những vết thương, đổi mới niềm hy vọng của họ, ban sự sống và sức mạnh cho họ. Từ tình trạng hoàn toàn sụp đổ và thất bại, xuất hiện một nét gì đó mới mẻ một cách và dứt khoát. Kết quả là họ không chỉ tin tưởng nơi Đức Giêsu, mà còn có lòng tự tin nữa. Thật là một niềm vui khi đồng thời vừa được nhận biết, vừa được yêu mến một cách trọn vẹn.

Biến cố Phục sinh không lấy đi nỗi đau khổ, hoặc loại trừ nỗi sợ hãi của chúng ta. Nhưng sự Phục sinh giới thiệu một yếu tố mới cho cuộc sống, đem lại ý nghĩa và soi sáng cho nỗi đau khổ của chúng ta bằng niềm hy vọng. Tất cả đều trở nên khác biệt, bởi vì Đức Giêsu đang sống động và nói những lời nói ban bình an cho chúng ta, giống như Người đã từng nói với các tông đồ. Khi bị sa ngã vì những thử thách và cám dỗ, chúng ta có thể rút ra được lời động viên từ câu chuyện các môn đệ của Đức Giêsu, tất cả họ đều đã từng bị sa ngã trong suốt cuộc khổ nạn của Người.

Do đó, giữa chúng ta có một niềm vui âm thầm và một cảm giác an bình, bởi vì chúng ta biết rằng sự sống mạnh mẽ hơn cái chết.

 

63. Tôi tin – Lm Anphong Trần Đức Phương

Có một thời gian tôi được hân hạnh chung sống với một số vị linh mục, trong đó có một Cha đã từng đi du học ở Rôma và có dịp đi nhiều nơi trên thế giới. Về Việt Nam, Cha đã dạy Thần Học nhiều năm ở các Đại Chủng viện. Lúc đó Cha đã lớn tuổi và về hưu. Qua các câu chuyện hằng ngày, Cha đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm qúy giá về cuộc sống Đức Tin của Cha. Mỗi lần kết thúc câu chuyện, Cha đều chắp tay nói: Tất cả là chữ "Credo!" (Tôi Tin!).

"Tin" là bước khởi đầu khó khăn nhất để nhận ra Thiên Chúa hiện hữu, vừa là Đấng Tạo Hóa, vừa là Cha chúng ta, và để tin Chúa Giêsu vừa là Thiên Chúa thật, vừa là người thật, đã chịu chết trên Thánh Giá, đã chịu táng trong mồ, nhưng thực sự đã sống lại và đã về Trời để mở đường về Trời cho chúng ta.

Đức Tin thật sự là một ân huệ Chúa thương ban cho những ai biết sống khiêm tốn và biết lắng nghe tiếng Chúa nói qua lòng mình.

Các Tông Đồ dù đã sống với Chúa, dù đã được Chúa nói trước về cuộc Khổ Nạn và Phục Sinh của Ngài, nhưng vẫn thật khó tin việc một người chết treo trên Thập Giá, đã an táng trong mồ, mà đã sống lại thật.

Trong Chúa Nhật trước, chúng ta thấy "Tôma chỉ tin thật Chúa đã sống lại khi nhìn thấy tận mắt 'chân tay và cạnh sườn Chúa' (Gioan 20,24...). Trong bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này (Luca 24, 35-48), chúng ta thấy hai môn đệ chán nản, bỏ cuộc trở về qê hương Emmau; Chúa Phục Sinh đã hiện ra, đi đường và đàm đạo với các ông 'như một người đồng hành' mà các ông vẫn không nhận ra, cho đến khi cùng ngồi bàn ăn và thấy cử chỉ 'người khách đồng hành' cầm lấy bánh, đọc lời chúc tụng và trao cho các ông!... Bấy giờ mắt các ông mới mở ra và nhận ra là Chúa!... Hai ông quá vui mừng vì đã thấy Chúa sống lại thật, ngay đêm khuya, vội vã trở về Giêrusalem thuật lại câu chuyện cho các Tông đồ khác. Lúc đó, Chúa Phục sinh lại hiện ra với các ông, thế mà các ông "vẫn hoảng sợ, tưởng là ma!"(Luca 24,37).

Vì thế, trong Bài Đọc I (Cv. 3, 13-15, 17-19), Thánh Phêrô đã trưng dẫn tất cả những lời tiên tri căn bản trong Cựu Ước để chứng minh cho dân chúng có thể tin nhận "Chính Đấng ban sự sống thì anh em đã giết đi, nhưng Thiên Chúa đã cho Người từ cõi chết sống lại." Và trong Bài Đọc II (1 Gioan 2, 1-5), Thánh Gioan đã cũng nhắc nhở chúng ta việc Chúa Giêsu đã chết và đã sống lại: "Chính Ngài là của lễ đền tội cho chúng ta; mà không phải chỉ nguyên cho chúng ta mà thôi, mà còn đền tội cho cả thế giới!"

Trong Đêm Thánh Vọng Phục Sinh, chúng ta đã chứng kiến nhiều anh chị em (Riêng tại Hoa Kỳ năm nay đã có khỏang 150 ngàn người, kể cả vị Cưu Chủ Tịch Hạ Viện Newt Gingrich - năm ngoái có Cựu thủ TướngAnh Quốc Tony Blair) sau bao ngày tháng tìm hiểu giáo lý đã quyết tâm xin chịu phép Thánh Tẩy và chính thức gia nhập Giáo Hội Chúa. Trong nghi lễ rất cảm động, trước khi được chịu phép Thánh Tẩy, tất cả đã tuyên bố từ bỏ tội lỗi và nếp sống trần tục; sau đó đã long trọng tuyên xưng "TÔI TIN!" sau ba câu hỏi căn bản về Đức Tin: "Anh chị em có tin kính Thiên Chúa là Cha toàn năng, Đấng tạo thành trời đất không?", "Anh chị em có tin kính Đức Giêsu Kitô, Con Một Thiên Chúa, Chúa chúng ta, sinh bởi Đức Trinh Nữ Maria, đã chịu khổ hình và mai táng, đã sống lại từ cõi chết và đang ngự bên hữu Đức Chúa Cha không?", "Anh chị em có tin kính Đức Chúa Thánh Thần, tin Hội Thánh Công Giáo, tin các Thánh Thông Công, tin Phép Tha Tội, tin xác loài người sẽ sống lại, và sự sống đời đời không?"

Tất cả tín hữu chúng ta đã được chịu Phép Thánh Tẩy trong Đức Tin căn bản đó, và mỗi Thánh Lễ cuối tuần, khi chúng ta cùng họp mặt để thờ phượng Chúa, và học hỏi Lời Chúa, chúng ta đều cùng nhau tuyên xưng Đức Tin qua Kinh Tin Kính: "Tôi tin kính một Thiên Chua..."

Vậy, mỗi khi chúng ta dự Lễ Thánh Tẩy trẻ em hoặc người lớn, cũng như trong Thánh Lễ cuối tuần, khi tuyên xưng Đức Tin, chúng ta hãy luôn ý thức lời tuyên xưng của chúng ta, và xin Chúa cho chúng ta luôn biết sống Đức Tin của chúng ta qua việc thực hành Đức Bác Ái trong niềm Trông Cậy vững chắc vào cuộc sống đời đời Chúa đã hứa ban.

 

64. Tình yêu.

Có một người đàn ông rất gắn bó với cha mình, vốn là một người lao công trong suốt ca cuộc đời. Khi người cha qua đời, người con rất đau khổ. Trong lúc anh đứng yên nhìn vào cỗ quan tài mà người cha được đặt nằm tại đó, đôi bàn tay của cha anh làm cho đặc biệt xúc động. Ngay cả những điều thật nhỏ bé cũng có thể bộc lộ được nét chính yếu nơi cuộc đời của một con người. Sau này, anh nói:

“Tôi sẽ không bao giờ quên được đôi bàn tay già nua giãi dầu mưa nắng tuyệt vời đó. Chúng nói lên câu chuyện cuộc đời của một người nông dân, bằng loại ngôn ngữ hùng biện của những nếp nhăn, những mạch máu, những vết sẹo cũ và mới. Đôi bàn tay của cha tôi luôn luôn mang một số vết trầy xước hoặc vết cắt mới, giống như một loại đồ trang trí, do ong vừa mới vác một đống dây thép phế liệu, một ống sắt han rỉ, một bộ rễ cây cồng kềnh. Đến khi chết, đôi bàn tay của cha tôi vẫn không làm ai thất vọng, thậm chí ngay cả đối với những chi tiết nhỏ bé và có ích như vay.

“Không phải chỉ những người con trai mới nhận biết tất cả mọi sự từ cha của họ. Nhưng trong trí nhớ của tôi, tôi đã từng nhìn thấy đôi bàn tay đó cung cấp chứng cứ về những nghĩa vụ mà cha tôi gánh vác, những giọt mo hôi mà ông đổ ra, những việc làm đầy vinh dự mà ông đã thực hiện. Khi nhìn vào đôi bàn tay đó, bạn có thể đọc được một phần nào về tấm lòng của cụ già này”.

Đức Giêsu đã nói với các tông đồ “Hãy nhìn vào tay chan của Thầy… Cứ sờ tay vào Thầy và nhìn đi”. Rồi Người nói với Tôma “Hãy nhìn xem những vết thương ở hai bàn tay và cạnh sườn của Thầy. Đừng cứng lòng nữa, và hãy tin đi”.

Người ta có thể mong ước được nhìn thấy thân thể của Đức Giêsu sống lại trong sự toàn vẹn và không có một vết nhơ nào. Tuy nhiên, không những thân xác của Người vẫn còn dấu vết, mà chính nhờ những dấu vết đó, đã giúp cho các môn đệ nhận ra Người. Những dấu vết đo chính là những vết thương của Người cho các tông đồ. Tại sao lại là những vết thương của Người? Trước hết, những vết thương đó chứng tỏ rằng Đức Giêsu sống lại cũng chính là Đấng đã chịu đóng đinh. Thứ hai, những vết thương đó là bằng chứng về tình yêu của Người. Trong suốt cuộc sống của mình, những ai chăm sóc người khác, thì hay bị nhiều vết thương. Có lẽ đó không phải là những vết thương lớn, mà chỉ là một loạt những vết thương nhỏ – những vết trầy xước, vết nhăn, và vết sưng. Tuy nhiên, đó chỉ là những vết thương nhìn thấy được. Thế còn vô số những vết thương vô hình: những nếp nhăn để lại trong tâm trí và tâm hồn, do nỗi đau khổ, lo lắng và băn khoăn khắc khoải thì sao? Rồi còn những vết thương xuyên thấu, ảnh hưởng đến phần nhạy cảm nhất nơi con người chúng ta – trái tim – những vết thương lòng chẳng hạn như những nỗi thất vọng, vô ơn, phản bội. Nỗi đau tình cảm đanh vào tận tâm can bạn, và có thể còn khó giải quyết hơn, so với những vết thương về mặt thể lý. Nhưng những vết thương này không có gì khiến cho chúng ta phải xấu hổ cả. Chúng là bằng chứng về tình yêu của chúng ta. Liệu sẽ có người nào nhìn thấy những vết thương này, và tin tưởng vào tình yêu của chúng ta đối với họ không? Thậm chí nếu không ai nhìn thấy, thì Thiên Chúa nhìn thấy, và Người tự hào về chúng ta, bởi vì Người nhận thấy rằng chúng ta nên giống như Con của Người. Chúng ta không được chỉ nhìn vào thành tích của một người, mà còn phải nhìn vào những vết thương và vết sẹo trong tâm hồn của họ nữa.

Đức Giêsu không hề che giấu những vết thương của Người, bởi vì đó là bằng chứng về tình yêu của Người. Đó là những vết thương mà Chúa Chiên Lành đã chịu đựng, trong khi bảo vệ đàn chiên khỏi chó sói. Người mời gọi các tông đồ sờ tay vào những vết thương đó. Chính khi đụng chạm vào và được đụng chạm vào, mà họ được chữa lành khỏi bệnh cứng lòng tin của họ. Những vết thương của Người ban cho chúng ta niềm hy vọng trong những vết thương của chúng ta.

Đức Giêsu đã không trở nên cay đắng do những vết thương của Người. Chúng ta cũng nên giống như vậy. Sau khi đã mang lại bình an và chữa lành cho các tông đồ, Đức Giêsu giao phó cho họ sứ vụ ra đi và đem tin vui đến cho những người khác. Đức Giêsu mong muốn chúng ta trở nên những chứng nhân cho sự sống lại của Người. Một con người buồn bã, cay đắng là một chứng nhân nghèo nàn.

 

65. Tái sinh.

Có một tài xế xe lửa, mỗi ngày đều lái xe lửa đi tới đi lui trên cùng một đường ray. Ở cách đường tàu một quãng ngắn, có một ngôi nhà tranh nhỏ bé xinh xắn. Những bức tường màu trắng của ngôi nhà tranh sáng bừng lên dưới ánh sáng mặt trời. Phía trước ngôi nhà tranh, có trồng những cây hoa hồng đẹp tuyệt vời, mà anh chưa bao giờ nhìn thấy. Ngôi nhà tranh này mang một nét gì đó, khiến cho người ta cứ tưởng tượng là chỉ tồn tại trong bức tranh của những tấm bưu thiếp mà thôi. Chẳng bao lâu, người tài xế đó cảm thay yêu mến ngôi nhà tranh này.

Vào một buổi chiều, khi chạy ngang qua đó, anh nhìn thấy một cô bé gái đang chơi phía trước sân cỏ. Khi xe lửa chạy qua, cô bé vẫy tay với anh. Người tài xế đó bóp còi đáp lại. Chiều hôm sau, cũng xảy ra giống như vậy. Từ đó, bắt đầu có một tình bạn trong sáng và đẹp đẽ giữa anh và cô bé. Cứ mỗi buổi chiều, cô bé đều vẫy tay với anh, rồi anh lại bóp còi đáp trả. Đôi khi, còn có mẹ của cô bé cùng đi, va cả hai người cùng vẫy tay chào anh. Điều này khiến cho anh rất vui, và cũng làm cho cuộc hành trình buồn tẻ của anh dường như được rút ngắn lại.

Nhiều năm trôi qua, cô bé lớn lên. Hiện nay chỉ thỉnh thoảng, cô mới có mặt ở đó để vẫy tay với anh. Tuy nhiên, mối quan hệ của họ càng ngày càng thâm sâu thêm theo năm tháng vẫn còn nguyên vẹn, không hề bị sứt mẻ. Thế rồi người đàn ông đó về hưu, và đến sống tại một nơi thật xa. Nhưng ông không hề xua đuổi ra khỏi tâm trí mình hình ảnh của ngôi nhà tranh và hai người bạn của ông. Vì thế, một ngày kia, ông quyết định đến thăm viếng họ.

Khi đến đó, mọi sự đều rất khác biệt, so với những gì mà ông tưởng tương. Nhưng bức tường của ngôi nhà tranh hầu như không có màu trắng như ông nghĩ. Những cây hoa hồng trông không đẹp rực rỡ như ông tưởng. Nhưng khi ông gặp người phụ nữ và cô con gái của bà, thì một nỗi thất vọng thấm thía nhất đến với ông.

Khi ông tự giới thiệu mình, thì họ cư xử rất lịch sự với ông. Họ mời ông đi vào một phòng khách tối tăm, để nói chuyện và uống trà. Nhưng ông cảm thấy không muốn ở đó. Vì thế, ông muốn ra về ngay khi ông có thể làm được điều đó một cách lịch sự. Ông cảm thấy tâm hồn mình trống rỗng. Thế giới giấc mơ của ông đã bị tan rã. Tình bạn vốn đem lại rất nhiều ý nghĩa cho cuộc đời của ông đã bị phá hủy.

Chúng ta cảm thấy tiếc cho người tài xế xe lửa đó. Tuy nhiên, đó cũng là do lỗi của ông. Ông đã sống trong thế giới của giấc mơ. Ông theo đuổi một ảo tưởng.

Nhiều người theo đuổi ảo tưởng về một Đấng mêsia vinh quang, không thể đau khổ được. Khi Đức Giêsu chịu đóng đinh, thì ảo tưởng đó bị phơi ra, và thế giới của họ bị sụp đổ. Họ phản ứng bằng cách tự cách ly mình phía sau những cánh cửa đóng kín.

Chỉ đến khi Đức Giêsu hiện ra với họ, và tâm trí của họ đến với một chân lý mới, thì giấc mơ của họ mới được tái sinh. Chân lý mới này là gì vậy? Chính thông qua nỗi đau và cái chết của Người, mà Người mới đi vào vinh quang. Phải mất một thời gian, họ mới thấm nhuần đươc điều này, nhưng sau khi đã thấm nhuần rồi, thì họ biết rằng ngay cả cái chết cũng không thể bẻ gãy được mối dây ràng buộc đã gắn bó giữa Đức Giêsu và họ trong suốt ba năm.

Biến cố Phục sinh mang ý nghĩa rằng Đức Giesu vẫn đang sống, và chúng ta cũng có thể được gặp gỡ Người trong lòng tin. Chúng ta gặp gỡ Người một cách đặc biệt trong “việc bẻ bánh”, nghĩa là trong phép Thánh Thể. Người sẽ không cách ly chúng ta ra khỏi thực tế cuoc sống. Nhưng Người sẽ ở với chúng ta tại chỗ nào chúng ta sống, giúp đỡ chúng ta biết mang ý nghĩa và nét đẹp đến cho cuộc sống của chúng ta, đặc biệt trong những lúc đau khổ và tối tăm. Và giống như các tông đồ, chung ta cũng được Người giao phó sứ vụ mang Tin Mừng đến cho những người khác.

 

home Mục lục Lưu trữ