Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 42
Tổng truy cập: 1376173
VINH QUANG THẬP GIÁ
Vinh quang Thập Giá
Sáu ngày trước khi biến hình vinh quang trên đỉnh Taborê, Chúa Giêsu đã chính thức loan báo cho các tông đồ biết về những khổ đau Người sẽ phải chịu. Thế nhưng, Phêrô đã lên tiếng can ngăn Ngài, để rồi Ngài đã thẳng thắn quở trách: Hỡi Satan hãy lui đi.
Qua đó chúng ta thấy mơ ước của các tông đồ là một mơ ước nặng nùi xôi thịt, được bao phủ bằng những quyền lực trần thế. Thực vậy, khi dân chúng có ý định tôn Chúa Giêsu lên làm vua sau phép lạ hoá bánh ra nhiều, các tông đồ đã khấp khởi mừng thầm, vì sẽ được chia chác ghế nọ, ghế gia trong thành phần nội các của Ngài, nhưng rồi các ông đã thất vọng khi Chúa lên thuyền và đi ngay. Mãi cho đến những ngày cuối cùng của Chúa, các ông vẫn còn tranh cãi xem ai được làm lớn nhất dưới triều đại của Ngài. Và giờ đây, trước ánh quang vinh, các ông lại càng khó chấp nhận thập giá hơn nữa. Maisen và Elia đang nói chuyện với Chúa về vấn đề thập giá mà Ngài sẽ phải chịu. Các ông tai nghe mắt thấy nhưng không một mảy may chú ý. Các ông chỉ thấy có ánh sáng và vinh quang, cho nên đã định dựng lều tại Tabo, chứ không thấy được sứ mạng của Thầy mình ở Canvê.
Đó cũng chính là tâm trạng của mỗi người chúng ta. Nếu chúng ta không nguyền rủa thập giá, thì cũng chỉ chấp nhận nó như một tai ương không thể lẩn tránh chứ không như một sứ mạng cao cả và có tính cách cứu độ. Chúng ta không ngừng xây dựng thiên đàng ngay ở dưới thế, cũng như không ngừng phóng đại những hạnh phúc trần gian, coi đó như cùng đích phải theo đuổi, để rồi cuối cùng xin chọn trần gian này làm quê hương vĩnh cửu.
Chúng ta không biết rằng: thiên đàng là tình yêu chứ không phải là những thú vui vị kỷ hay nói đúng hơn, thiên đàng là chính Thiên Chúa. Giữa vinh quang, các tông đồ không thể tin nổi rằng Chúa có thể chết và chết cách nhục nhã. Đã bao lần Chúa đã nối kết cái chết của Ngài vào với sự phục sinh, nhưng các ông không thể hiểu nổi sợi dây nối kết ấy. Vì thế khi Chúa bị bắt, các ông bị tan tác như bầy chiên trước sói rừng. Nếu có theo thì chỉ dám theo xa xa, để rồi sau cùng đã chối bỏ Chúa. Ngay cả sau khi Chúa đã sống lại mà các ông vẫn còn không tin, vẫn còn tuyệt vọng.
Với chúng ta cũng vậy, biết bao lần chúng ta đã nhìn thử thách cuộc đời qua cặp kính màu xám, chúng ta kéo lê thập giá chứ không tự mình vác lấy. Còn Chúa Giêsu thì khác, chính lúc Người nộp mình trong tay kẻ thù lại là lúc Người được quang vinh như Người đã nói: Ta đã thắng thế gian, ngày nào Ta bị treo lên khỏi đất...
Là môn đệ của Chúa, chúng ta không có con đường nào khác ngoài con đường thập giá như lời thánh Phaolô: Tôi chỉ biết có Đức Kitô chịu đóng đinh, nhưng Ngài đã phục sinh để chúng ta được sống. Cho nên mặc dù vai vác thập giá, cặp mắt chúng ta vẫn luôn hướng về trời cao. Trời cao và sự sống, đó là kết thúc của con đường thập giá.
Bởi vì đau thương là đường lên ánh sáng, gian khổ là đường về vinh quang và thập giá là đường dẫn tới sự phục sinh.
2. Nhỏ bé và tầm thường
Đoạn Tin mừng hôm nay kể lại rằng: Chúa Giêsu đem Phêrô, Giacôbê và Gioan lên một ngọn núi cao và tại đó, Ngài đã biến hình trước mặt các ông. Mặt Ngài chiếu sáng như mặt trời. Áo Ngài trở nên trắng tinh như tuyết. Rồi lại có Môisê và Elia hiện ra và trò chuyện với Ngài.
Trước cảnh tượng huy hoàng ấy, Phêrô đã thốt lên:
- Lạy Thầy, chúng con được ở đây thì tốt lắm. Nếu Thầy muốn, con xin làm ba lều, một cho Thầy, một cho Môisê và một cho Elia.
Qua sự việc kể trên, chúng ta nhận ra một khuynh hướng chung cho mọi người, ở mọi nơi và trong mọi lúc. Đó là chúng ta vốn ưa thích những sự việc lạ lùng và khác thường.
Đúng thế, dân làng Nadarét đã khâm phục sự khôn ngoan của Chúa Giêsu, thế nhưng vì không thấy Ngài làm một phép lạ nào, nên họ đã tỏ ra bực bội tức tối và muốn xô Ngài xuống vực thẳm.
Dân Do Thái nhiều người đã muốn suy tôn Ngài lên làm vua, vì Ngài đã làm phép lạ cho bánh hóa nhiều để nuôi sống họ trong hoang địa. Thế nhưng, sau khi nghe Chúa Giêsu nói về một thứ của ăn thiêng liêng là Mình và Máu Ngài, thì họ đã lấy làm chướng tai gai mắt, nên đã bỏ Ngài mà đi. Và cũng chính họ trước tòa án Philatô, khi nhìn thấy vóc dáng thiểu não và thân hình tiều tụy của Ngài, đã không ngần ngại kêu gào:
- Đónh đanh nó đi, đóng đanh nó vào cây thập giá.
Hêrôđê cũng vậy, ông ta muốn gặp Ngài chỉ vì tính hiếu kỳ, chỉ vì óc tò mò, mong được xem Ngài biểu diễn những trò ngoạn mục. Thế nhưng, khi thấy Ngài giữ thái độ yên lặng, thì ông đã cười nhạo và khoác cho Ngài một chiếc áo trắng để nói lên rằng Ngài chỉ là một tên điên khùng, mà trao trả Ngài lại cho Philatô.
Thái độ của Phêrô hôm nay cũng vậy. Trên đỉnh Tabôrê, ông đã say mê ngất ngây trướ cảnh tượng huy hoàng và ánh vinh quang của Chúa Giêsu. Thế nhưng, khi nghe Ngài nói về cuộc thương khó sắp xảy ra, thi ông đã lấy làm bực bội và lên tiếng can ngăn, khiến Ngài đã phải quở trách nặng lời:
- Hỡi Satan, hãy xéo đi, vì ngươi chỉ biết những việc của người đời, mà chẳng biết chi đến những việc của Thiên Chúa.
Rồi chính Phêrô trong sân nhà thầy cả thượng phẩm đã chối Chúa ba lần. Không hiểu trong lúc chối Chúa như vậy, ông có nhớ tới vinh quang Tabôrê nữa hay không?
Từ những điều vừa trình bày, chúng ta nhận thấy cách thức hoạt động của Thiên Chúa thật khác xa với cách thức hoạt động của chúng ta, đúng như lời Ngài đã nói:
- Tư tưởng và đường nẻo của Ta không giống với tư tưởng và đường nẻo của các ngươi. Như trời cao hơn đất bao nhiêu, thì tư tưởng và đường nẻo của Ta cũng cao hơn tư tưởng và đường nẻo của các ngươi bấy nhiêu.
Thực vậy, đang khi chúng ta đi tìm những sự vinh quang và những việc lạ lùng khác thường, thì Chúa lại dùng chính những cái nhỏ bé, những cái tầm thường và ngay cả những khổ đau, những thất bại và ngay cả cái chết tủi nhục của mình để cứu độ chúng ta.
Lịch sử đã cho chúng ta hay biết về sự thật này. Có ai tầm thường cho bằng Đavít, một cậu bé chăn chiên, thế mà Thiên Chúa đã dùng cậu bé này để thiết lập một triều đại mới, dẫn đưa dân Do Thái tới một thời đại hoàng kim và phồn vinh.
Có ai khiêm nhường cho bằng Maria, một thôn nữ âm thầm, thế mà Thiên Chúa đã dùng Mẹ để khởi đầu cho chương trình cứu thế.
Có ai đã thất bại cho bằng Chúa Giêsu với cái chết ê chề và nhục nhã trên thập giá, thế mà Ngài lại dùng chính khổ đau của thập giá để cứu chuộc chúng ta.
Và ngày hôm nay, Chúa vẫn còn tiếp tục nói với chúng ta qua những sự việc nhỏ bé, tầm thường và khiêm tốn như thế. Tuy nhiên, điều quan trọng đó là chúng ta có biết lắng nghe và thực thi ý định của Ngài được tỏ lộ qua những sự việc nhỏ bé, tầm thường và khiêm tốn ấy hay không?
3. Vinh quang Phục Sinh – Radio Veritas Asia
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’ của Radio Veritas Asia)
Tin Mừng được Giáo Hội cho chúng ta suy niệm hôm nay ghi lại biến cố hiển dung của Chúa Giêsu trên núi Tabo. Biến cố này diễn ra sáu ngày sau khi Chúa loan báo về cuộc tử nạn và sự phục sinh của Ngài. Các môn đệ và ngay cả những người môn đệ thân tín nhất là Phêrô, Gioan và Giacôbê, không thể hiểu và không muốn chấp nhận cuộc tử nạn của Ngài. Cho các ông chứng kiến sự hiển dung, Chúa Giêsu muốn lặp lại dưới một hình thức khác lời loan báo về cuộc tử nạn và phục sinh của Ngài. Lần này Ngài muốn xác quyết với các ông rằng để đi vào vinh quang Phục Sinh cần phải đi qua bóng tối của sự chết.
Với những ai đang trải qua bóng tối của thập giá, biến cố hiển dung của Chúa Giêsu là một nguồn nâng đỡ vô biên. Dietrick Bonhoffer, vị mục sư người Đức đã bị giam tù vì can đảm lên tiếng chống lại chủ trương dã man độc ác của Đức Quốc Xã. Trong tám tháng bị giam giữ, ông đã không ngừng suy nghĩ về biến cố hiển dung của Chúa Giêsu và tìm thấy được ánh sáng ngay giữa những đêm dài vô tận trong một nhà tù ở Berlin. Ngay chính buổi sáng bị đem ra hành quyết, ông đã thốt lên: "Thế là hết! Cuộc sống đã khởi đầu đối với tôi". Trong bài thơ có tựa đề Những Tiếng Thì Thầm Trong Đêm Tối, ông đã kêu gọi: "Hỡi những người anh em, sau những đêm dài, bao lâu ngày của chúng ta chưa đến, chúng ta hãy chiến đấu".
Ba người môn đệ thân tín của Chúa Giêsu đã ngây ngất khi chiêm ngắm vinh quang phục sinh của Chúa Giêsu, nhưng ánh sáng phục sinh ấy chỉ kéo dài trong giây lát; bóng đêm đã trở lại, nhìn chung quanh, họ thấy lại Chúa Giêsu cũng như mọi người và nhất là như một tên tử tội đang tiến ra pháp trường. Nhưng chắc chắn ánh sáng phục sinh ấy đang chiếu rọi trong tâm hồn các ông.
Tất cả những ai đang sống trọn cho niềm tin của mình, tất cả những ai đang thực thi cho đến cùng sứ mệnh của các ngôn sứ đều có trong mình ánh sáng phục sinh ấy. Chính ánh sáng phục sinh ấy mang lại cho họ niềm hy vọng và can đảm để tiến tới trong đêm đen của hận thù, dối trá và đặt niềm tin tưởng mãnh liệt vào Chúa, họ có đủ lý do để có thể thấy trước sự chiến thắng của ánh sáng, của chân lý và tình yêu.
Nguyện xin Chúa nâng đỡ cho tất cả những ai đang sống cho đến cùng sứ mệnh ngôn sứ cho chân lý.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 4 PHỤC SINH (10/05/2025) .: TẬN HIẾN CHO ĐÀN CHIÊN (10/05/2025) .: CON CHIÊN CỦA CHÚA GIÊSU (10/05/2025) .: NGƯỜI MỤC TỬ (10/05/2025) .: NGƯỜI CHẾT VÌ YÊU (10/05/2025) .: VỊ CHỦ CHĂN NHÂN LÀNH (10/05/2025) .: A LÀ ĐẤNG CHĂN CHIÊN LÀNH (10/05/2025) .: AN TOÀN TRONG TAY THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: HÃY YÊU NHƯ LÒNG DẠ THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: TÔI BIẾT CHIÊN CỦA TÔI VÀ CHIÊN TÔI BIẾT TÔI (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH - MÙA XUÂN HỘI THÁNH (10/05/2025) .: TÔI CÓ THUỘC ĐOÀN CHIÊN CHÚA KHÔNG? (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH NHẬN BIẾT CHIÊN CỦA NGƯỜI (10/05/2025) .: KITÔ HỮU THAM DỰ SỨ VỤ MỤC TỬ CỦA CHÚA GIÊSU NHỜ CHỨC NĂNG VƯƠNG GIẢ (10/05/2025) .: KHÔNG AI CƯỚP ĐƯỢC KHỎI TAY TÔI (10/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam