Flag Counter

Tìm hiểu giáo lý

Thống kê truy cập

Đang online: 58

Tổng truy cập: 1375261

VỮNG LÒNG TRÔNG CẬY CHÚA

Vững lòng trông cậy Chúa

DÙ ĐANG SỐNG GIỮA KHÓ KHĂN

1. Bàn về sự sợ.

Con người có nhiều nỗi sợ: sợ khổ, sợ chết, sợ thất bại, sợ cô đơn, sợ dấn thân v.v.

Cái sợ làm tê liệt con người: không có sức làm việc không suy nghĩ sáng suốt, không giải quyết được tình huống v.v.

Ngay cả những người làm việc tông đồ cũng không tránh khỏi nỗi sợ: sợ không đủ khả năng, sợ người ta không nghe mình, sợ bị chống đối bởi những người không: có thiện cảm với Tin Mừng v.v. Vì sợ như thế nên có người không dám mạnh dạn rao giảng, có người trốn tránh sứ mạng.

Trong bài Tin Mừng này, Đức Giêsu bảo "đừng sợ". Ngài không chỉ cho chúng ta cách làm thế nào để khỏi sợ. Lý do duy nhất Ngài đưa ra là gương của Ngài:

- Chúng ta là môn đệ của Ngài. Vì thế việc chúng ta gặp khó khăn và bách hại không có gì lạ, vì Thầy của chúng ta cũng đã từng bị như thế và còn bị nặng hơn chúng ta nhiều. Vì vậy, nếu là môn đệ Đức Giêsu thì đừng tìm cách trốn tránh khó khăn và bách hại.

- Hãy noi gương Đức Giêsu mà can đảm giữ vững lập trường của mình và tiếp tục sứ mạng của mình, không phải bận tâm về bất cứ điều gì khác:

a/ không cần bận tâm đến mạng sống bởi vì ngay cả mạng sống một con chim sẻ nhỏ bé mà còn do Chúa định đoạt, huống chi mạng sống con người;

b/ không cần bận tâm đến sự chống đối của người đời, vì "Ai tuyền xưng Thầy trước mặt người đời thì Thầy sẽ tuyên xưng người ấy trước mặt Cha Thầy".

Cha Charles de Foucauld đã nói: "Cách làm chứng tốt nhất cho Chúa là chúng ta không bao giờ sợ gì cả"

2. Suy nghĩ về Chúa Quan Phòng

Nhiều người có một thái độ rất đặc biệt: gặp chuyện vui hay chuyện buồn, họ cũng đều nói "Đó là ý Chúa"; thành công hay thất bại, họ cũng nói "đó là ý

Chúa"; trước mọi khó khăn, nguy hiểm, họ nói "Để Chúa lo Phải chăng thái độ đó là quá ngây thơ: đành rằng có Chúa đó, nhưng bản thân mình cũng phải xoay trở chứ! "Hãy tự giúp mình trước, rồi Chúa sẽ giúp thêm"!

Nhưng suy cho cùng, thái độ tin tưởng phó thác vào Chúa quan phòng có những cơ sở rất vững vàng: Người phó thác vào Chúa quan phòng tin rằng Chúa luôn hiện diện bên cạnh con người trong mọi tình huống. Tin như thế là rất đúng, vì Thánh Kinh hằng lặp đi lặp lại biết bao lần chân lý ấy: "Ta hằng ở với con", "Thầy sẽ ở với chúng con mọi ngày cho đến tận thế”

- Người phó thác vào Chúa cũng tin rằng Chúa có kế hoạch của Ngài và không điều gì xảy ra ngoài kế hoạch của Thiên Chúa. Tin như thế cũng rất đúng: "Không con chim sẻ nào rơi xuống đất mà Cha các con không biết đến. Phần các con, tóc tiên đầu các con đã được đếm cả rồi". (bài Tin Mừng hôm nay)

- Người phó thác vào Chúa còn xác tín rằng Thiên Chúa là Cha và mình là con. Một người Cha toàn năng và hết sức yêu thương con như thiên Chúa thì chắc chắn biết cách an bài cho con cái mình những điều tốt nhất: "Cha chúng con trên trời thừa biết chúng con cần gì"

3. Im hay nói?

Ngày nay, Kitô hữu nói về Thiên Chúa ít hơn xưa. Tuy nhiên Đức Giêsu yêu cầu ta "Hãy la lớn trên mái nhà" điều gì đã "thì thầm vào tai". Lời chúc dữ của Người: "Ai từ chối Ta trước mặt người đời, Ta cũng sẽ từ chối họ trước mặt Cha Ta trên trời".

Im hay nói? Có nhiều loại im lặng. Im lặng sợ hãi, im lặng lãnh đạm, im lặng phản bội. Cũng có những im lặng mừng vui, im lặng sung mãn, im lặng yêu thương, im lặng dấu kín một bí mật. Những phút mãnh liệt nhất trong đời là những lúc "không còn lời lẽ". Lúc ấy im lặng còn diễn tả hơn mọi lời lẽ: nó cho ta nghe điều không diễn tả được.

Làm sao trẻ em và giới trẻ biết được Đức Giêsu nếu ta cứ im lặng mãi? Ta đề nghị niềm hy vọng nào nếu ta lặng thinh? Im lặng cần có từ ngữ mới có sức mạnh: nếu không có bản giao hưởng, làm sao nghe được sự im lặng tràn ngập căn phòng sau hợp âm cuối cùng?

Đức Giêsu đã chẳng nói đó sao: "Tất cả những gì che dấu sẽ được tỏ lộ. Tất cả những gì dấu diềm rồi mọi người sẽ biết". Phải chăng ta không cầll như thánh Phaolô, nói "vào lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện" để rao giảng Phúc âm cho cả nhân loại qua mọi thế hệ?

Cần phải loan báo thứ sứ điệp vượt quá mọi từ ngữ và mọi giáo thuyết. Nhà khôn ngoan lớn tuổi viết sách Giảng viên đã nói: "Có thời để nói, có thời để im lặng". Những thời điểm này nối tiếp nhau trong cuộc đời con người cũng như trong Giáo Hội từ ngàn đời. Vì đôi khi ta nói quá nhiều, rồi sẽ tới ngày những từ ngữ biến nghĩa và chẳng còn "nói lên được điều gì nữa". Chính sự sống và sự im lặng để làm chín muồi những lời lẽ mới mẻ và tươi trẻ.

Ta đang ở vào một mùa lịch sử mà nhiều từ ngữ không nói lên điều gì nữa: vì đôi khi trong quá khứ người ta đã dùng sai từ ngữ, và vì ta đã bước vào một lối hiện hữu mới nơi mọi người đang thay đổi lối sống, lối suy nghĩ, diễn tả và, truyền đạt.

Mong sao Kitô hữu cố gắng mỗi ngày sống Phúc âm hơn. Thánh Thần của Đức Giêsu sẽ khơi dậy trong lòng họ sự im lặng hoặc từ ngữ. Lời đầu tiên của họ vẫn luôn luôn là sự sống của họ. Còn những lời khác sẽ không ngừng tái tạo, từ thời đại này qua thời đại khác, mà khống bao giờ bị sa lầy trong những từ ngữ bị thói quen làm cho lu mờ.

4. Chuyện minh họa

a/ Đức Giám mục Oscar Romero

Khi mới lên làm Tổng Giám Mục giáo phận San Salvador, Đức Cha Oscar Romero vẫn còn theo lập trường bảo thủ. Nhưng chẳng bao lâu sau, khi nhìn thấy những bất công xã hội, ngài đã thay đổi. Mỗi ngày Chúa nhật, ngài giảng ở nhà thờ chánh tòa tố cáo những tội ác đã di diễn ra mà đa số là do các viên chức chính phủ. Các bài giảng của ngài như một luồng điện mạnh chạm đến toàn xã hội.

Khi ngài nói, hầu như mọi người đều ngưng việc để lắng nghe. Ngài bị đặt vào tình trạng bị đe đọa thường xuyên. Một vài bạn bè thân thích của ngài đã bị giết chết. Nhưng ngài vẫn không im tiếng, cũng không lánh đi nơi khác an toàn hơn. Ngài nói: “một mục tử chân chính khi thấy nguy hiểm không thể bỏ đoàn chiên để cứu lấy mạng sống mình. Tôi sẽ ở lại với dân tôi". Và ngài đã bị chết dưới lằn đạn tháng ba năm 1980 đúng lúc dâng Thánh Lễ.

b/ Trái tim chuột

Có một con chuột kia rất sợ mèo. Một vị thần tội nghiệp nó nên biến nó thành mèo. Thành mèo rồi nó lại sợ chó. Vị thần biến nó thành chó. Thành chó rồi nó lại sợ cọp. Vị thần cho nó thành cọp. Nhưng thành cọp rồi nó lại sợ người thợ săn. Vị thần đành chịu thua: "Ta có biến mi thành bất cứ thứ gì đi nữa thì cũng không giúp mi hết sợ, bởi vì trái tim của mi vẫn là trái tim chuột".


 

34. Sứ giả

Không có chỗ nào sự chân thành của Chúa Giêsu được bộc lộ thật linh động bằng ở đây. Ngài phán với các môn đệ đúng điều họ sẽ gặp nếu họ chấp nhận chức năng làm sứ giả của Ngài. Tại đây Ngài đưa ra những đòi hỏi rất cao, rất mạnh và không thể dung hòa được, và cũng cho họ biết chẳng những được Thiên Chúa chăm sóc nhưng cũng được thiện cảm của loài người.

Trước hết Chúa Giêsu cho biết cái giá phải trả khi chấp nhận làm sứ giả:

1. Một lựa chọn quyết liệt:

khi một chính nghĩa xuất hiện, hậu quả tất nhiên là chia rẽ giữa con người, những kẻ đáp ứng và những kẻ chối từ chính nghĩa đó. Đối diện với Chúa Giêsu là phải đối diện với một chọn lựa, hoặc tiếp nhận hoặc chối bỏ Ngài. Thế gian bị chia đôi bởi những người thừa nhận Chúa Giêsu và những người không chấp nhận Ngài. Điều chua chát nhất trong cuộc chọn lựa này là kẻ phải loại bỏ lại chính là người thân. Có thể một người vì quá yêu gia đình đến nỗi không dám dấn thân phục vụ và hi sinh. Không dám theo Chúa vì không dám xa gia đình hoặc e ngại nguy hiểm.

Một người có thể đã từ chối phục vụ trong một sứ mạng nào đó vì người đó để tình cảm riêng làm tê liệt. Con người ít khi phải đối diện với sự lựa chọn này, có người suốt đời không hề gặp, nhưng sự thật vẫn là: những người thân yêu có thể trở thành kẻ cám dỗ nếu những lo nghĩ về họ có thể ngăn cản chúng ta làm theo điều Chúa muốn.

2. Chúa Giêsu hứa ban thập giá:

Người dân Galilê hiểu rất rõ thập giá. Khi tướng La mã Varus dẹp tan cuộc phản loạn của Giuđa ở Galilê, ông đóng đinh 2000 người Do thái vào thập giá trồng dọc hai bên đường cái xứ Galilê . Thời đó phạm nhân phải vác thập giá của mình đến chỗ hành hình. Những kẻ nghe Chúa nói đã từng thấy kẻ tử tội loạng choạng dưới sức nặng của cây gỗ và chết trong đau đớn cực độ. Những vĩ nhân của đức tin biết rõ điều họ đang làm. Khi một vị tử đạo bị dẫn đến trước quan tòa, ngài nói với quan tòa: "Thưa quan, luật pháp của Chúa chúng tôi đã dự bị hai cách tuân thủ: một là làm cách tích cực điều lương tâm tôi tin rằng buộc mình phải làm; hai là nơi nào mà tôi không thể tích cực vâng phục lương tâm tôi được, thì tôi sẵn lòng nằm xuống để chịu mọi đau khổ người ta đem tới cho tôi."

Kitô hữu có thể phải hy sinh những tham vọng riêng, sự thoải mái và tiện nghi mình được hưởng, hi sinh công trình mình đã thành đạt, cũng có thể dẹp bỏ mơ ước, phải biết rằng những cái huy hoàng mình thoáng thấy không phải là để cho mình. Sẽ phải hy sinh ý muốn mình, vì không có kitô hữu nào có thể làm điều mình muốn mà phải làm điều Chúa muốn. Trong Kitô giáo bao giờ cũng có thập giá vì Kitô giáo là Đạo thập giá.

3. Ngài ban cho một cuộc phiêu lưu:

Chúa bảo họ:"Ai giữ mạng sống thì mất, còn ai đành mất mạng sống vì Ngài sẽ giữ lại được". Nhiều lần điều đó đã được chứng minh cụ thể. Một điều luôn luôn đúng là nhiều người có thể cứu mạng sống mình cách dễ dàng, nhưng cứu được rồi thì lại mất, vì chẳng còn nghe ai nói đến nữa.

Epicteus nói về Socrates: "Bởi chịu chết mà ông được sống, vì ông không chạy trốn". Socrates có thể cứu mạng sống mình cách dễ dàng, nhưng làm thế con người Socrates rồi cũng sẽ chết và sẽ chẳng còn ai nghe thấy tên ông nữa.

Trong đời sống kitô hữu không có chỗ nào cho chính sách thủ thân. Người nào dành ưu tiên đi tìm sự thoải mái, yên ổn cùng sự thỏa mãn những khát vọng riêng, người đó có thể được tất cả những điều này, nhưng sẽ không bao giờ hạnh phúc, vì bạn đã được sai đến trần gian để phục vụ Chúa và anh chị em mình. Người ta có thể ôm giữ sự sống mình nếu muốn, nhưng bạn sẽ mất tất cả những gì làm cho cuộc đời đáng sống và có giá trị cho người khác. Con đường phục vụ Chúa và tha nhân, con đường làm trọn mục đích Chúa cho chúng ta, con đường dẫn đến chân phúc là dấn thân, sử dụng cuộc đời mình cách không ích kỷ, vì chỉ như thế mới tìm được sự sống trong đời này và cả trong cõi vĩnh cửu “chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời”.

Người sứ giả đích thực được Thiên Chúa ân cần săn sóc và sẽ được dân chúng tôn trọng. Khi Chúa Giêsu phán những lời này thì Người cũng dùng lối nói thông thường của người Do thái. Bao giờ họ cũng cảm thấy đón tiếp sứ giả của ai là tiếp nhận chính người đó. Tỏ lòng tôn kính sứ giả là tôn kính nhà vua đã sai người đến. Hoan nghênh người đại diện bạn cũng chính là hoan nghênh chính bạn mình. Người Do thái bao giờ cũng cảm thấy tôn trọng người đại diện là tôn trọng chính người đã ủy thác. Điều này áp dụng cho những nhà thông thái, những người dạy chân lý của Thiên Chúa . Các rabi thường nói:"Kẻ nào tiếp đãi người khôn ngoan không khác gì đem trái đầu mùa dâng cho Thiên Chúa . Kẻ nào chào hỏi người học thức chẳng khác gì chào mừng Chúa". Nếu ta tiếp một người thật thuộc về Chúa tức là tiếp nhận Đấng đã sai người ấy.

Lời Chúa đây trình bày bốn mắc xích trong sợi dây cứu chuộc:

- Thiên Chúa yêu thương, từ đó khởi sự toàn thể tiến trình cứu chuộc.

- Chúa Giêsu đem sứ điệp yêu thương đến với loài người.

- Loài người làm sứ giả, các tiên tri rao giảng, các người tốt làm gương, các môn đệ học hỏi và truyền lại cho người khác Phúc Âm mà chính họ đã nhận.

- Người tiếp nhận sứ giả và sứ điệp của Thiên Chúa nhờ đó tìm được sự sống cho linh hồn mình.

Trong đoạn Lời Chúa này có một điều thật đẹp, thích hợp cho những tâm hồn đơn sơ khiêm cung.

a) Chúng ta không thể đều là tiên tri, giảng và rao truyền lời của Thiên Chúa, nhưng người nào tiếp đãi sứ giả của Chúa sẽ nhận phần thưởng không kém chính vị sứ giả đó. Có nhiều người đã từng làm nhân vật đối với công chúng, có nhiều người với tiếng nói có thể nhen lửa trong lòng hàng vạn con người, có những người đã từng mang một gánh nặng vô cùng lớn lao về trách nhiệm và sự phục vụ công chúng; tất cả những người đó đều vui mừng làm chứng rằng họ không bao giờ duy trì được nỗ lực và yêu cầu của công tác nếu không có tình thương và sự chăm sóc, thiện cảm và tâm tình phục vụ của những người ẩn tích ở nhà. Khi đó sự cao trọng thật trước mặt Chúa người ta sẽ rất thường thấy một người chuyển động thế gian mạnh mẽ hơn cả lại hoàn toàn tùy thuộc vào một người khác, một người ẩn danh không ai biết đến. Các tiên tri cũng phải có bữa ăn, phải có áo quần, tiên tri cũng có một gia đình. Mong những ai thường làm những công tác dẫu dễ bị quên ơn như dọn dẹp nhà cửa, nấu ăn, giặt quần áo, coi em...đừng bao giờ suy nghĩ đó là những công việc chán ngắt và buồn tẻ mà là công tác cao trọng nhất của Chúa: và chắc sẽ được lãnh phần thưởng của tiên tri hơn là những người chỉ lo hội họp bỏ bê gia đình.

b) Tất cả chúng ta không thể đều là những gương sáng về việc lành, cũng không thể tất cả đều được cả thế giới biết là công chính, nhưng ai có thể giúp một người trở nên tốt sẽ nhận được phần thưởng của người tốt. G.H. Gee kể một câu truyện khá hay. Một cậu bé trong làng kia, sau nhiều gian nan, đã đạt đến chức mục sư. Người đã giúp cậu trong những ngày còn đi học là người thợ sửa giày trong làng. Ông này như nhiều đồng nghiệp khác, là người đọc nhiều, thấy xa và đã giúp cậu bé rất nhiều. Rồi đến ngày cậu được phép giảng dạy, ông thợ giày nói: "Mơ ước của tôi là được làm người rao giảng Phúc Âm, nhưng hoàn cảnh đời tôi không cho phép. Còn anh, anh đã đạt được điều mà tôi không thể đạt được. Tôi muốn anh hứa rằng sẽ để tôi đóng và sửa giày miễn phí cho anh. Tôi cũng muốn anh mang giày tôi đóng mỗi khi lên tòa giảng, như vậy tôi sẽ cảm thấy rằng anh đang đứng trên giày của tôi để giảng một Phúc Âm mà tôi mong muốn rao giảng". Bằng cách đó, người thợ giày đang phụng sự Chúa y như người truyền đạo và phần thưởng sau này của người thợ giày cũng y như vậy.

c) Không phải tất cả chúng ta đều dạy trẻ được, nhưng mỗi người đều có thể phục vụ trẻ. Có lẽ chúng ta không biết phương pháp dạy, nhưng buộc phải làm những nghĩa vụ đơn sơ mà nếu thiếu trẻ không sống được. Có lẽ trong đoạn này có ý không nói nhiều đến trẻ con về phương diện tuổi tác, nhưng nói về phương diện đức tin. Rất có thể các rabi thường gọi các môn sinh là bầy nhỏ. Có thể về phương diện kỹ thuật và văn hóa chúng không biết dạy, nhưng vẫn có thể dạy bằng đời sống và gương sáng mà một người đơn sơ nhất cũng có thể làm được.

Vẻ cao đẹp của giáo huấn này là nhấn mạnh đến sự vật đơn giản. Chúa và Hội Thánh bao giờ cũng cần đến những người hùng biện, những gương sáng của cuộc đời thánh thiện, các giáo sư lớn, những người mà tên tuổi thường được nhắc đến, nhưng Chúa và Hội Thánh cũng cần đến những người có một gia đình hiếu khách, những bàn tay săn sóc việc nhà, có tấm lòng quan tâm chăm sóc do tình yêu kitô hữu: "Tất cả mọi phục vụ đều bằng nhau trước mặt Thiên Chúa " (Browning) "hãy cám ơn ngọn đèn vì ánh sáng của nó , nhưng chớ quên người cầm đèn đang kiên nhẫn đứng trong đêm"(Tago).

home Mục lục Lưu trữ