Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 82
Tổng truy cập: 1370852
Xây Dựng Nước Thiên Chúa Trong Công Bình & Bác Ái.
Cập nhật : 06-12-2013 |
Xây Dựng Nước Thiên Chúa Trong Công Bình & Bác Ái.
I. Dẫn Vào Thánh Lễ
Lời Chúa trong Chúa nhựt vừa qua hé mở cho chúng ta thấy một tương lai tốt đẹp đang sẵn chờ chúng ta, và kêu gọi chúng ta hãy tỉnh thức sẵn sàng để đón nhận nó. Lời Chúa hôm nay cho chúng ta thấy rõ hơn tương lai tốt đẹp ấy chính là Nước Thiên Chúa. Trong Nước này, chính Thiên Chúa sẽ trực tiếp cai trị và mọi công dân sẽ sống rất hạnh phúc trong công bình và bác ái. Trên cơ bản, Giáo Hội chính là Nước Thiên Chúa. Tuy nhiên, trên thực tế Giáo Hội vẫn chưa thực sự là Nước Thiên Chúa vì ở một số phương diện vẫn còn rất nhiều lỗi lầm sai sót. Bởi đó mỗi người trong Giáo Hội cần phải sám hối sửa đổi cuộc sống mình để Giáo Hội ngày càng xứng đáng là Nước Thiên Chúa hơn. II. GỢI Ý SÁM HỐI
III. LỜI CHÚA
1. Bài đọc I (Is 11,1-10)
Với Isaia, chúng ta đang ở thế kỷ VIII trước công nguyên. Khi ấy, dân Do Thái thất vọng chán chường về những ông vua đã và đang cai trị họ: chỉ lo cho bản thân và gia đình mình chứ không lo cho dân, xã hội đầy dẫy bất công, luân lý suy đồi, tín ngưỡng nguội lạnh... Ðúng lúc đó Ngôn sứ Isaia lên tiếng tiên báo rằng sẽ có ngày Thiên Chúa sai Ðấng Messia của Ngài đến để thiết lập Nước Thiên Chúa:
2. Ðáp ca (Tv 71)
Tv 71 diễn tả lời cầu xin của dân chúng cho triều đại ấy mau đến: "Sự công chính và nền hòa bình viên mãn sẽ triển nở trong triều đại Người cho đến khi mặt trăng không còn chiếu sáng". 3. Tin Mừng (Mt 3,1-12)
Gioan Tẩy giả cho biết Ðấng Messia mà ngôn sứ Isaia tiên báo sắp đến rồi và do đó Nước Thiên Chúa ấy cũng gần đến. Vậy mọi người hãy dọn đường cho Ngài. Dọn đường bằng cách: 4. Bài đọc II (Rm 15,4-9)
Ðấng Messia chính là Ðức Giêsu. Nước Thiên Chúa mà Ngài thiết lập chính là Giáo Hội. Thánh Phaolô dạy các kitô hữu, tức là những công dân trong Nước Chúa, phải sống với nhau như thế nào: thông cảm với nhau, tiếp rước nhau, phục vụ nhau. IV. GỢI Ý GIẢNG
1. Giấc mơ thời thái bình
Khi đọc sách lịch sử, hoặc đọc báo mỗi ngày, chắc hẳn là nhiều lần chúng ta phải xấu hổ vì mình đã làm người. Lịch sử loài người thế nào? Thưa là chiến tranh, chiến tranh và chiến tranh. Bao nhiêu là chết chóc, bao nhiêu là sợ hãi, bao nhiêu là nước mắt. Một triết gia đã than: Homo homini lupus! (Con người là sói dữ của con người) Các nhà du hành vũ trụ là những người đầu tiên được nhìn thấy trái đất từ bên ngoài. Từ ngoài vũ trụ nhìn vào, họ thấy trái đất như một gia đình đông đúc cùng cư ngụ trong một mái nhà chung. Một nhà du hành kể: ngày thứ nhất trong vũ trụ, mọi người chúng tôi ai cũng nhìn xuống tìm đất nước của mình; ngày thứ hai tìm lục địa của mình, và ngày thứ ba ai nấy đều ý thức mình cùng chung một trái đất. Trên đây là hai cái nhìn vào trái đất và loài người: một cái nhìn từ bên ngoài và một cái nhìn từ bên trong. Trong bài đọc I, Ngôn sứ Isaia cũng dùng một cái nhìn từ bên ngoài để mô tả cảnh thái bình mà ông nghĩ sẽ được thực hiện vào thời đại Messia: "Sói sống chung với chiên con, beo nằm chung với dê, bò con, sư tử và chiên sẽ ở chung với nhau; con trẻ sẽ dẫn dắt các thú ấy. Bò con và gấu sẽ ăn chung một nơi, các con của chúng nằm ngủ chung với nhau; sư tử cũng như bò đều ăn cỏ khô; trẻ con vừa thôi bú sẽ thọc tay vào hang rắn độc; các thú dữ ấy không làm hại ai, không giết chết người nào..." Ðức Giêsu chính là Ðấng Messia. Khi Ngài đến, Ngài đã thiết lập thời đại thái bình ấy. Thánh Marcô kể rằng trong 40 ngày ở hoang địa, Ðức Giêsu đã sống chung một cách hòa thuận với các dã thú, và các thiên sứ hầu hạ Ngài (Mc 1,12). Giáo Hội thời sơ khai cũng là một cảnh thái bình. Sách Công vụ tông đồ viết: "Tất cả các tín hữu hợp nhất với nhau và để mọi sự làm của chung. Họ đem bán đất đai của cải, lấy tiền chia cho mỗi người theo nhu cầu. Họ đồng tâm nhất trí, ngày ngày chuyên cần đến Ðền thờ. Khi làm lễ Bẻ bánh tại tư gia, họ dùng bữa với lòng đơn sơ vui vẻ. Họ ca tụng Thiên Chúa và được toàn dân thương mến" (Cv 3,44-47). Nhưng rồi cảnh thái bình ấy đã dần dần biến mất: con người đối xử với nhau còn tệ hơn dã thú, thay vì chia sẻ cho nhau thì lại tranh dành với nhau, thay vì tất cả đồng tâm nhất trí thì mỗi người một ý không ai chịu ai... Trong Mùa Vọng, chúng ta hãy nỗ lực tái tạo cảnh thái bình ngày xưa, ít ra là trong gia đình mình, trong khu xóm mình, trong tập thể mà mình đang sống. 2. Thông cảm, tiếp rước và phục vụ
Khi Thánh Phaolô muốn dạy các tín hữu phải sống với nhau thế nào để cộng đoàn Giáo Hội của họ thực sự là một cuộc sống hạnh phúc trong Nước Chúa, Ngài đã chỉ họ 3 việc: thông cảm nhau, tiếp rước nhau và phục vụ nhau.
Thử tưởng tượng một tập thể mà ai nấy đều thông cảm, tiếp rước và phục vụ mọi người khác. Cảnh tượng sẽ chẳng kém gì giấc mơ thái bình của ngôn sứ Isaia và bức tranh tuyệt vời của cộng đoàn tín hữu sơ khai. 3. "Hãy dọn đường Chúa"
"Hãy dọn đường Chúa", đó là lời Thánh Gioan Tiền hô kêu gọi. Xin được phép gợi lên một vài suy nghĩ hơi thi vị về những con đường. Thánh kinh có nói tới nhiều con đường:
Những con đường trong Thánh kinh ấy, thực ra là hình bóng của những con đường trong đời người: trong cuộc đời, có:
Cuộc đời mỗi người chúng ta là một con đường: con đường hai chiều đưa ta đến với Chúa và Chúa đến với ta, hay đưa ta đến với tha nhân và tha nhân đến với ta. - Ðó chính là con đường mà Chúa Giáng Sinh muốn đi, đi để đến với ta, và qua ta để đến với tha nhân: đến để mang cho ta và cho anh em ta muôn ơn lành: ơn bình an, ơn hạnh phúc, ơn đạo hạnh. 4. Hội Thánh là tôi
* Hội Thánh có nhiều khuyết điểm và gương xấu, nhưng Hội Thánh có Lời Hứa của Chúa. Hội Thánh là một phép lạ liên lỉ. Tuy nhiên đừng vì thế mà phơi bày khuyết điểm và gương xấu cho mọi người. Cũng đừng vì đó mà tha hồ làm gương xấu để Chúa phải làm phép lạ mỗi ngày (ÐHV 264) Nữ tu đời Ange Hattei, trong tác phẩm "Jesus Caritas" có thuật lại câu chuyện như sau: Trước Công đồng Vaticanô II, một hôm có người bạn vô thần tôi yêu mến đã nhận định với tôi rằng: Hội Thánh là một thế lực tiền bạc, là điểm tựa của các nhà độc tài và đại tư bản. Ông ta thắc mắc về các vị lãnh đạo Hội Thánh độc đoán và phe phái, về các tín hữu tự cho mình là tốt mà hành động xấu xa, về các linh mục lo lắng thụ hưởng và làm giàu... Tôi kiên nhẫn lắng nghe ông rồi nói: "Tôi đã làm gì mà anh hạ nhục tôi như vậy?" Ông ta sừng sỏ bảo: "Tôi sỉ nhục cô ư? Nhưng tôi đâu có nói gì cô! Không nói gì cô mà cũng chẳng nói gì về một người bạn nào của cô cả, như linh mục X, hay chị Y chẳng hạn. Tôi nói đến Hội Thánh cách chung mà!" Tôi trả lời: "Hội Thánh cách chung là tôi, Hội Thánh cách chung là tất cả những người mà anh chỉ trích, những kẻ mà anh loại trừ. Họ trộn lẫn với nhau một cách không thể phân ly được. Hội Thánh cách chung là họ, là tôi, là tất cả những người ấy". Ông bạn tôi từ đó không bao giờ còn thắc mắc với tôi về Hội Thánh. Và nhiều lần trước mặt tôi ông còn tìm cách làm nổi bật những dấu hiệu tích cực về sự hiện diện của Hội Thánh trong thế giới này nữa. (ÐHY NVT, Trên đường lữ hành) |
Nguồn : gxta |
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 4 PHỤC SINH (10/05/2025) .: TẬN HIẾN CHO ĐÀN CHIÊN (10/05/2025) .: CON CHIÊN CỦA CHÚA GIÊSU (10/05/2025) .: NGƯỜI MỤC TỬ (10/05/2025) .: NGƯỜI CHẾT VÌ YÊU (10/05/2025) .: VỊ CHỦ CHĂN NHÂN LÀNH (10/05/2025) .: A LÀ ĐẤNG CHĂN CHIÊN LÀNH (10/05/2025) .: AN TOÀN TRONG TAY THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: HÃY YÊU NHƯ LÒNG DẠ THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: TÔI BIẾT CHIÊN CỦA TÔI VÀ CHIÊN TÔI BIẾT TÔI (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH - MÙA XUÂN HỘI THÁNH (10/05/2025) .: TÔI CÓ THUỘC ĐOÀN CHIÊN CHÚA KHÔNG? (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH NHẬN BIẾT CHIÊN CỦA NGƯỜI (10/05/2025) .: KITÔ HỮU THAM DỰ SỨ VỤ MỤC TỬ CỦA CHÚA GIÊSU NHỜ CHỨC NĂNG VƯƠNG GIẢ (10/05/2025) .: KHÔNG AI CƯỚP ĐƯỢC KHỎI TAY TÔI (10/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam