Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 40
Tổng truy cập: 1370226
Yêu Thương Như Thầy Đã Yêu
Cập nhật : 26-04-2013 |
Yêu Thương Như Thầy Đã Yêu
Bài Tin Mừng hôm nay là lời cáo biệt Đức Giê-su nói cho các môn đệ thân yêu trước khi ra đi chịu chết, đồng thời cũng là những lời trăn trối tâm tình nhất. Chính trong bối cảnh cụ thể và lịch sử đó mà ‘điều răn mới’ trở thành đặc biệt quan trọng và sâu sắc. Không hiểu sao mãi cho tới bây giờ, tôi vẫn chưa hết dị ứng với chữ ‘điều răn’ (Commandments). Một từ vựng khác là ‘thập điều’ (Decalogue) xem ra nhẹ nhàng hơn nếu xét theo nguyên ngữ. Đối với người công giáo, không biết từ bao giờ, từ ngữ này đã trở thành phổ biến và quen tai. “Điều răn’ có nghĩa là một qui đinh, một điều buộc phải làm hay cấm không được làm, phát xuất từ một thẩm quyền tối thượng. Điều răn thì mọi người ai đều ‘phải’ tuân giữ. Người Việt Nam quen với khái niệm ‘lời răn dạy’ (nên, hãy), với nội dung nhẹ nhàng và khích lệ hơn. Tôi thiết nghĩ là con người đương đại (đặc biệt giới trẻ hôm nay) cũng chuộng nhẹ nhàng khuyên răn hơn là răn đe. Hơn nữa trong các ‘điều răn’ thì luật buộc yêu thương lại có vẻ bất hợp lý hơn hết. Tình yêu không thể bó buộc được vì nó dựa trên tự do và nhận thức. Không ai, kể cả Thiên Chúa, có thể bắt buộc người khác phải yêu mình. Là chúa tể, Ngài chỉ có quyền bắt mọi tạo vật phải thờ lạy, phải kính sợ mình mà thôi. Thế thì ta phải hiểu câu nói của Đức Giê-su thế nào đây: “Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau”. Trước hết thính giả của Đức Giê-su trong cái giờ phút biệt ly đó là các môn đệ cụ thể. Các ông đều là những người Do Thái chính hiệu. Các Pha-ri-sêu vẫn thường nói tới các ‘điều răn’ (xem Mt 22,34-40), thì việc Đức Giê-su đề cập tới một ‘điều răn mới’ là hoàn toàn hữu hiệu để lôi cuốn các thính giả Do Thái lắng nghe Người. Chắc hẳn các môn đệ đã khá quen thuộc với các đoạn 20,2-17 trong sách Xuất Hành, hoặc 5,6-21 sách Đệ Nhị Luật. Các đoạn văn này đều đặt ‘10 giới răn ’ dựa trên thẩm quyền tối thượng của Gia-vê, Đấng đã giải thoát dân khỏi Ai-Cập và dẫn đưa họ vào đất hứa. Mười điều răn hay thập giới có thể được coi như là các điều khoản của giao ước dân Do Thái ký kết với Gia-vê, Đấng giải phóng họ. Thập giới tự nó là những qui luật rất nhân bản và hợp lý, kể cả ba khoản đầu trực tiếp liên quan tới Gia-vê. Tuy nhiên ta không thể khảng định thập giới đích thị là luật yêu thương. Đúng hơn, đó là luật công bằng, luật sòng phẳng, các cam kết của một giao ước được hai bên ký kết. Ngay tới ‘yêu tha nhân như yêu chính mình’ cũng chỉ xuất phát từ đòi hỏi công bằng của Cựu ước. “Tất cả Luật Mô-sê và các sách ngôn sứ đều tùy thuộc vào hai điều răn ấy” (Mt 22, 40), Đức Giê-su đã từng khảng định như vậy. Trong bối cảnh đó thì “anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” quả là mới mẻ hoàn toàn. Nó vượt xa hơn nhiều những đòi hỏi công bằng sòng phẳng của một giao kèo xã hội. Nền tảng và nguyên lý của nó chính là con người Đức Giê-su Ki-tô, Đấng đã hiến mình chịu chết trên thập giá… để thực hiện cuộc giải phóng và lập một vương quốc mới. Nó chính là ‘điều răn’ căn bản của giao ước mới, nếu nói theo lối diễn tả của Cựu Ước. Nó phát xuất từ sự khám phá ra, hay nhận thức được, sự trung thành tuyệt đối của một Thiên Chúa cứu độ, nhân ái và giầu lòng xót thương, để rồi tự đáy lòng nẩy nở triển nở một tình yêu đáp trả quảng đại. Chính vì điều này mà chỉ trong tâm tình sâu đậm nhất của cuộc tiễn biệt, Đức Giê-su mới công bố ‘giới răn’ này. Sắp tới đây các môn đệ sẽ được tận mắt chứng kiến nền tảng của nó, chứng kiến một Thiên Chúa yêu đến cùng, yêu tới độ “sai Con của Người đến làm của lễ đền tội cho chúng ta” (1Ga 4,10). Nếu thế thì đây không còn phải là một ‘điều răn’ chính hiệu nữa, có nghĩa là không phải là một điều gì áp đặt từ bên ngoài. Tình yêu mời gọi tình yêu. Những ai đã chứng kiến tình yêu thập giá, đã cảm nghiệm thấy “tình yêu đó là như thế này…” (1 Ga 4,8-11) thì việc ‘buộc’ hay ‘phải’ yêu thương anh em mình chỉ còn là một cách nói. Thực ra chẳng có buộc gì cả: nếu anh biết Thiên Chúa trong Đức Giê-su Ki-tô hiến mình trên thập giá cho anh, và biết cách thâm sâu, thì việc yêu người anh em lỗi phạm sẽ là một đòi hỏi nội tại, một công việc của cõi lòng. Ngược lại, nếu anh thấy mình chưa thể yêu người anh em, thì đơn giản là vì anh không thật sự thấu hiểu thập giá, nơi Thiên Chúa đã yêu và hiến mình cho anh, một con người tội lỗi. Gioan đã muốn diễn tả như thế trong các chương 4 và 5 của thư thứ nhất ngài viết cho giáo đoàn. Hoặc biết về tình yêu xót thương của Thiên Chúa hoặc không thể yêu tha nhân; vì nếu thấu hiểu được lòng Chúa nhân ái xót thương thì chúng ta ‘phải’, như một định luật hoàn toàn lô-gích, hay đúng hơn một chuyển động tất nhiên của cõi lòng, yêu mọi người anh em của mình thôi cho dầu họ có bất toàn nhất. Khi đó ngay cả tha thứ và yêu thương kẻ thù cũng không còn là điều không thể, mà trở thành một đòi hỏi hoàn toàn hợp lý của niềm tin. Lạy Chúa từ nhân, nếu con chưa thể yêu các anh em con, thì đơn giản là vì con chưa hiểu thấu và cảm nghiệm được ‘Chúa yêu thương và hiến mình vì con’ tới mức độ nào. Xin cho con biết chiêm ngắm Thập giá, nhất là khi cử hành Thánh Lễ, để con ngày càng vào sâu hơn trong tình yêu xót thương của Chúa. Chỉ qua cách đó, phải, cách duy nhất đó, con mới có thể trở thành một Linh Mục đích thực, biết yêu mến và tự hiến cho đoàn chiên và các anh em con ‘như Chúa đã yêu thương’. Xin hãy giúp con đạt được điều này trong công tác mục vụ hàng ngày của mình. Amen.
|
Nguồn : gxnl |
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 4 PHỤC SINH (10/05/2025) .: TẬN HIẾN CHO ĐÀN CHIÊN (10/05/2025) .: CON CHIÊN CỦA CHÚA GIÊSU (10/05/2025) .: NGƯỜI MỤC TỬ (10/05/2025) .: NGƯỜI CHẾT VÌ YÊU (10/05/2025) .: VỊ CHỦ CHĂN NHÂN LÀNH (10/05/2025) .: A LÀ ĐẤNG CHĂN CHIÊN LÀNH (10/05/2025) .: AN TOÀN TRONG TAY THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: HÃY YÊU NHƯ LÒNG DẠ THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: TÔI BIẾT CHIÊN CỦA TÔI VÀ CHIÊN TÔI BIẾT TÔI (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH - MÙA XUÂN HỘI THÁNH (10/05/2025) .: TÔI CÓ THUỘC ĐOÀN CHIÊN CHÚA KHÔNG? (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH NHẬN BIẾT CHIÊN CỦA NGƯỜI (10/05/2025) .: KITÔ HỮU THAM DỰ SỨ VỤ MỤC TỬ CỦA CHÚA GIÊSU NHỜ CHỨC NĂNG VƯƠNG GIẢ (10/05/2025) .: KHÔNG AI CƯỚP ĐƯỢC KHỎI TAY TÔI (10/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam