Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 30
Tổng truy cập: 1379131
"CON SẼ LÀ KẺ ĐÁNH LƯỚI NGƯỜI"
“Con sẽ là kẻ đánh lưới người”
Một cái hồ nhỏ, một bến đò nhỏ, một nhà giảng thuyết trẻ, vài ngư dân mộc mạc. Cuộc phiêu lưu của Giáo Hội mà Luca là người thuật lại đã bắt đầu như thế. Trong khi mô tả bước đầu này ngài hiểu những chuyến đánh cá người đầu tiên, những bước đầu của Giáo Hội nơi thế giới ngoại giáo. Và chúng ta, làm sao chúng ta không nghĩ đến những đám đông các tín hữu?
Nhưng cũng nghĩ đến những đám đông chờ đợi những ngư phủ nữa. Tin Mừng này là dành cho mỗi một người chúng ta, ngay cả đoạn 10 nổi tiếng mà vì Tin Mừng đó, đoạn này đã được viết: “Từ nay đây là những người mà con sẽ bắt lấy”. Đây là những từ ngữ thật sự đánh trúng những thanh thiếu niên đã trở nên những linh mục và những nhà truyền giáo.
Và có thể đánh trúng những ai trong khi đọc lại trang Tin Mừng của Luca cảm thấy nổi lên sự nản chí: đánh cá ở đâu và như thế nào đây?
Đây chính là mục tiêu của trần thuật này của Luca: niềm tin vào Chúa Giêsu như là phương thuốc chống lại sự nản chí. Trong khi khai mào mùa đánh cá tông đồ lớn lao, Chúa Giêsu nêu bật một sự cảnh cáo đừng nên quên bao giờ: không có Ta, lưới của các con sẽ trống trơn. Chúng ta không luôn luôn thấy rõ chân lý cơ bản này ở vào lứa tuổi đôi mươi. Một khi đã dấn thân vào sứ mạng tông đồ, chúng ta lao nhọc ngày đêm mà không làm việc một cách đầy đủ với Chúa Giêsu. Chúng ta bỏ không nghe bài giảng, xao lãng các bí tích, chúng ta hoạt động, chạy vạy và một ngày kia cảm thấy nản lòng: tôi làm cật lực một cách vô ích.
Làm phương thuốc phòng ngừa, và khi chúng ta muốn thoát ra khỏi một giây phút nghi ngờ, chúng ta hãy suy niệm trang Tin Mừng này. Đây là trang Chúa Giêsu tỏ cho thấy chúng ta có thể làm gì khi chúng ta tin cậy vào Ngài. Ngài chọn điều có thể đánh động nhiều nhất Phêrô và các tông đồ đầu tiên: nghề nghiệp của họ. Và Ngài làm cho họ bực tức. Ngài là thợ mộc mà đưa ra những lời khuyên cho những người chuyên đánh cá, và là những người vất vả qua một đêm nỗ lực nhưng vô ích.
Những nhà chuyên môn trong công tác tông đồ sẽ gặp cảnh này. Cạn kiệt những nỗ lực vô ích, họ bị cám dỗ có ý phó thác cho Chúa Giêsu, nghĩa là cho việc cầu nguyện. Và tôi nghĩ rằng mọi Kitô hữu, trong công tác tông đồ hạn hẹp hơn và không chính thức hơn, có cùng ước muốn xuôi tay hoặc tìm kiếm những phương pháp khác hơn là chuyên chú cầu nguyện.
Dầu vậy, chỉ có cầu nguyện mới lại mang đến cho chúng ta lòng nhiệt thành của Phêrô. Là thợ mộc hoặc không phải là thợ mộc, Chúa Giêsu đã chinh phục ông: “Theo lời Thầy, tôi xin thả lưới”.
Chúng ta sẽ không đưa về những mẻ lưới và những chiếc thuyền đầy cá. Chúng ta không còn ở vào thời kỳ Chúa Giêsu phải nhờ đến phép lạ củng cố một niềm tin vừa chớm nở. Nhưng chúng ta biết điều mà con người đã có thể làm cùng với Chúa Giêsu, qua những mẻ lưới truyền giáo lớn. Chúng ta có quyển Công Vụ Tông Đồ, những câu chuyện truyền giáo và những hạnh các thánh để làm sống lại niềm tin của chúng ta. Một mình đức tin, đức tin có thể làm cho chúng ta thành các tông đồ làm việc cật lực nhìn lên Ngài “theo lời Thầy, tôi xin thả lưới”.
20. Cuộc phiêu lưu
Chúng ta vừa nghe qua câu chuyện phiêu lưu của ba nhân vật quan trọng nhất của Thánh Kinh, đó là Isaia, Phaolô và Phêrô. Cả ba đã gặp Chúa trong những biến cố lạ lùng, để rồi sau đó đã hy sinh cả cuộc đời cho Ngài. Vậy thì cuộc phiêu lưu ấy như thế nào?
Đối với Isaia, Thiên Chúa đã kêu gọi ông trong một thị kiến khác thường. Ông thấy vinh quang Thiên Chúa bằng một cảnh sắc hùng vĩ, với các thiên thần đứng chầu và không ngớt tung hô. Một cảnh tượng uy nghiêm và trang trọng.
Đối với Phaolô, Thiên Chúa đã tỏ mình ra cho ông một cách trực tiếp hơn. Sau khi đã kể lại những người đã được Đức Kitô phục sinh hiện đến, ông cũng cho biết là Đức Kitô cũng đã hiện ra với ông vì lúc đó ông đang bắt bớ Giáo hội, nhưng là do tình yêu Thiên Chúa thúc đẩy. Lần hiện ra này đã là một biến cố quan trọng trong đời sống của ông.
Còn Phêrô và các bạn thì đã bị bắt lấy đang lúc làm việc và đã thấy được quyền năng của Đức Kitô qua mẻ cá lạ lùng. Biến cố đó đã làm cho ông và các bạn ông tin theo Ngài. Như vậy, Thiên Chúa đã dùng ba cách thức khác nhau để mạc khải, để tỏ lộ mình ra.
Đối với Isaia thì Thiên Chúa là một Đấng vinh quang. Đối với Phaolô thì Đức Kitô là chủ của sự sống, còn đối với Phêrô, thì Ngài là Chúa của tạo vật. Đối với mỗi vị, Ngài tỏ ra là một người khác, vừa thu hút lại vừa chế ngự. Vừa có vẻ như xa xôi nhưng lại rất gần gũi. Gặp gỡ họ bằng những lời mời gọi mãnh liệt nhất và trong những gì là sâu xa nhất. Ngài đến với họ như để hoàn thành một cách sung mãn niềm ước mơ đã có từ lâu trong tâm hồn họ.
Đồng thời trong cuộc gặp gỡ này, cả ba đều có cùng một phản ứng, vừa bất ngờ lại vừa mạnh mẽ. Các ông đều cảm thấy mình bất xứng và hổ thẹn.
Isaia đã kêu lên:
– Vô phúc cho tôi, tôi chết mất vì lưỡi tôi nhơ bẩn.
Phaolô thì tự thú:
– Tôi vốn là kẻ hèn mọn nhất trong các tông đồ và không xứng đáng với danh hiệu ấy, vì tôi đã bắt bớ Hội Thánh của Thiên Chúa.
Còn Phêrô thì thưa lên với Chúa Giêsu rằng:
– Lạy Thầy, xin Thầy hãy xa tránh tôi vì tôi là kẻ tội lỗi.
Giữa lý tưởng cao cả mời gọi họ và con người yếu đuối của họ có một hố sâu cách biệt, làm cho họ cảm thấy mình bất lực và muốn đẩy Thiên Chúa ra xa. Trước mặt Thiên Chúa, con người đều cảm thấy sợ hãi và xấu hổ. Thế nhưng chính Ngài sẽ hành động để nâng đỡ sự yếu hèn của con người.
Miệng lưỡi của Isaia đã được tinh luyện bằng than hồng. Phaolô được biến đổi bởi ơn Chúa. Còn Phêrô, người đánh cá xui xẻo,. thì cảm thấy như được an tâm để dấn thân vào công việc mới. Như thế mỗi người đều được Thiên Chúa tái tạo và chấp nhận vào chính lúc mà họ cảm thấy bất xứng và thất vọng nhất. Từ đó họ cảm thấy cả con người và cuộc đời họ lệ thuộc vào Thiên Chúa. Nên họ hoàn toàn phó thác, để Thiên Chúa thực hiện những gì Ngài mong muốn nơi họ. Họ chỉ còn biết theo Ngài và tuân phục Ngài.
Để đáp trả lời mời gọi của Thiên Chúa, thì Isaia đã trả lời:
– Này tôi đây, xin hãy sai tôi.
Phaolô thì nói:
– Tôi đã chịu khổ nhọc nhiều hơn những người khác.
Còn Phêrô và các bạn thì đã bỏ chài lưới, ghe thuyền mà đi theo Chúa Giêsu.
Sự sợ hãi đã nhường chỗ cho niềm tin tưởng tuyệt đối vào Thiên Chúa. Tin tưởng vì Thiên Chúa chính là tất cả những gì chúng ta muốn và Ngài sẽ làm cho chúng ta trở nên như thế, vì nếu không có Ngài chúng ta không là gì cả.
Cuộc phiêu lưu của ba đấng trên đây, phải chăng cũng là cuộc phiêu lưu của mỗi người chúng ta. Thiên Chúa nói với chúng ta bằng nhiều cách. Thiên Chúa đến với chúng ta bằng nhiều ngả đường.
Vì thế, cần phải chăm chú lắng nghe và tìm hiểu. Có những lúc chúng ta cảm thấy bối rối và lo sợ, nhưng đừng vội thất vọng ngã lòng, bởi vì Chúa sẽ nâng đỡ và phù trợ. Điều cần thiết đó là, hãy sẵn sàng từ bỏ và vâng phục Ngài.
21. Mẻ lưới
Sau khi kết thúc bài giảng của mình, Chúa Giêsu nói với Phêrô rằng:
– Hãy ra khơi và thả lưới.
Và chúng ta đã thấy được phản ứng tức thời của Phêrô. Ông nói:
– Thưa Thày, chúng con đã vất cả cực nọc suốt đêm mà chẳng bắt được một con cá nào. Nhưng vâng lời Thày, chúng con sẽ thả lưới.
Qua lời nói này, chúng ta thấy được thái độ của Phêrô. Ông không tranh luận và bàn cãi với Chúa Giêsu về những kinh nghiệm nghề nghiệp của mình, trái lại ông hoàn toàn tin tưởng và vâng phục, chính vì thế mẻ cá lạ lùng đã xảy ra. Đồng thời, nếu suy nghĩ, chúng ta sẽ tự hỏi: các ông đã làm lụng vất vả suốt đêm, tuy nhiên các ông đã làm lụng như thế nào?
Tôi xin thưa:
– Các ông đã làm lụng một mình.
– Và kết quả ra làm sao?
Tôi xin thưa:
– Chỉ là một con số không.
Với chúng ta cũng vậy. Nếu chúng ta làm việc một mình, có nghĩa là chúng ta quá ỉ vào sức riêng, quá cậy dựa vào tài năng của mình, để rồi thất bại sẽ làm cho chúng ta bực bội và thất vọng. Trái lại, với tâm tình cầu nguyện và tin tưởng, chúng ta hãy mời Chúa cùng làm với chúng ta và chúng ta sẽ thấy mọi sự tốt đẹp hơn nhiều, bởi vì như một câu danh ngôn đã bảo:
– Có Chúa thì màng nhện cũng sẽ trở nên tường thành. Còn không có Chúa, thì tường thành cũng chỉ là màng nhện mà thôi.
Hay như Thánh vinh đã nói:
– Ví như Chúa chẳng xây nhà,
Thợ nề vất vả chỉ là uổng công.
Thành trì Chúa chẳng giữ trông,
Hùng binh kiện tướng cũng không ra gì.
Và chính Chúa cũng đã xác quyết:
– Không có Thày, các con không thể làm gì được.
Tiếp nối đoạn Tin mừng, chúng ta thấy sau mẻ cá lạ lùng ấy, các môn đệ đã đi từ ngạc nhiên đến sợ hãi. Trong khi đó, Phêrô đã quì xuống dưới chân Chúa và thưa lên với Ngài:
– Lạy Thày, xin hãy xa con vì con chỉ là một kẻ tội lỗi.
Phải chăng đây là một tiếng kêu xuất phát từ cõi lòng khiêm nhường của ông, khiến chúng ta liên tưởng tới lời nói của viên đội trưởng:
– Lạy Chúa, con chẳng đáng Chúa ngự vào nhà con.
Chúa Giêsu không những đã không rời xa Phêrô, trái lại Ngài đã yêu thương và dành cho ông một sứ mạng:
– Từ nay con sẽ trở thành kẻ chài lưới người ta.
Và Phúc âm đã kết thúc: các ông cho thuyền vào bờ, rồi sau đó đã từ bỏ mọi sự mà đi theo Chúa Giêsu. Một vài câu ngắn ngủi này đã nói lên tất cả. Các ông đã trở thành những mẫu gương sáng chói cho muôn đời noi theo, bởi vì qua dòng thời gian, biết bao nhiêu người cũng đã từ bỏ mọi sự, bước theo Chúa trên dấu chân của các ông.
Lời Chúa phán với các ngư phủ bên bờ hồ Tibêriade ngày xưa vẫn còn vang vọng tới chúng ta cho đến hôm nay:
– Các con hãy ra khơi và thả lưới.
Vâng theo lệnh truyền ấy, biết bao nhiêu vị tông đồ đã đi tới những vùng đất xa xôi hẻo lánh để rao giảng Tin mừng Phúc âm, thực hiện những hành động bác ái yêu thương hầu giúp đỡ những kẻ khốn cùng.
Riêng chúng ta thì sao? Là những người dân ở hậu phương, chúng ta có bổn phận phải yểm trợ cho các chiến sĩ ngoài tiền tuyến bằng lời kinh cầu nguyện, bằng đời sống gương mẫu, bằng những hy sinh gặp phải cũng như bằng chính tiền bạc vật chất, để hoạt động của các vị thừa sai gặt hái được những thành quả tốt đẹp, và bản thân chúng ta, dưới một góc độ nào đó, cũng sẽ trở nên những người thợ gặt trên cánh đồng truyền giáo.
Thế nhưng, chúng ta đã làm được những gì để góp phần nhỏ bé vào công cuộc truyền bá đức tin của Giáo hội? Chúng ta có thực sự muốn ra khơi và thả lưới hay không?
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 5 PHỤC SINH (17/05/2025) .: TÌNH YÊU ĐIỀU RĂN MỚI (17/05/2025) .: LỜI TRĂN TRỐI YÊU THƯƠNG (17/05/2025) .: HÃY GIEO YÊU THƯƠNG (17/05/2025) .: PHÙ HIỆU CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ CHÚA GIÊSU (17/05/2025) .: AI YÊU THƯƠNG ĐỀU LÀ KITÔ HỮU (17/05/2025) .: TÔI LÀ MÔN ĐỆ CỦA ÁI? (17/05/2025) .: YÊU NGƯỜI NHƯ CHÚA (17/05/2025) .: YÊU NHƯ THẦY ĐÃ YÊU (17/05/2025) .: GIỚI RĂN MỚI (17/05/2025) .: HÃY YÊU NHƯ LÒNG DẠ THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA (17/05/2025) .: CÁC CON HÃY THƯƠNG YÊU NHAU (17/05/2025) .: PHỤC VỤ NHIỀU HƠN VÀ ÍT XÉT ĐOÁN HƠN (17/05/2025) .: ĐIỀU MÀ YÊU THƯƠNG LÀM ĐƯỢC (17/05/2025) .: QUA YÊU THƯƠNG, MỌI SỰ TRỞ NÊN MỚI (17/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam