Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 79
Tổng truy cập: 1379753
ANH EM LÀM CHỨNG CHO THẦY
ANH EM LÀM CHỨNG CHO THẦY- Trích Manna
Trong số 117 vị Tử Đạo Việt Nam, được phong thánh năm 1988, có một phụ nữ duy nhất, mẹ của 6 người con. Đó là bà Anê Lê Thị Thành, còn gọi là bà Đê.
Trước khi là một anh hùng tử đạo, bà đã là một người mẹ hiền gương mẫu. “Thân mẫu chúng tôi rất chăm lo việc giáo dục các con. Chính người dạy chúng tôi đọc chữ và học giáo lý, sau lại dạy cách dự thánh lễ và xưng tội rước lễ.” Đó là lời khai của cô con gái út trước giáo quyền.
Nhà bà Đê là nơi các linh mục trú ẩn. Buổi sáng lễ Phục Sinh năm 1861, quan Tổng Đốc Nam Định cho quân bao vây làng của bà. Bà Đê bị bắt lúc đã 60 tuổi. Bà bị đánh đập tra tấn, bị ép phải chối đạo, bị lôi qua Thánh Giá, bị bỏ rắn độc vào người. Khi con gái đến thăm bà trong nhà giam, đau đớn vì thấy quần áo mẹ loang đầy vết máu, bà đã an ủi con với một niềm lạc quan lạ lùng: “Con đừng khóc, mẹ mặc áo hoa hồng đấy, mẹ vui lòng chịu khổ vì Chúa Giêsu, sao con lại khóc?” Sau ba tháng chịu đủ mọi cực hình, người phụ nữ ấy đã hiến đời mình cho Chúa.
Cuộc đời của vị thánh nữ tiên khởi của Việt Nam là một sức nâng đỡ lớn cho chúng ta. Thiên Chúa đã làm điều phi thường nơi một người phụ nữ già nua, yếu đuối. Quan “Hùm Xám” tỉnh Nam Định cũng phải bó tay trước sự yếu đuối kiên vững của bà.
Khôn ngoan và đơn sơ, can đảm chịu đau khổ, bà thánh Đê đã phó mặc cho Chúa đời mình. Bà chẳng lo phải nói gì, phải làm gì trước tòa án, vì sức mạnh của Thánh Thần ở với bà.
Hội Thánh thời nào cũng cần những người dám sống vì đức tin, dám làm chứng cho Chúa trước mặt người đời.
Sống đức tin là một loại tử đạo không đổ máu, không đòi hy sinh mạng sống, nhưng lại đòi hy sinh cả tương lai vững vàng ổn định.
Mỗi ngày, chúng ta thường bị đặt trước những chọn lựa, trước thập giá của Đức Giêsu, y hệt như các vị tử đạo ngày xưa.
Có khi chúng ta đã bước qua thập giá, khi chọn mình, đã chối Chúa bằng chính cuộc sống.
Càng có tự do, ta lại càng dễ sa sút đức tin. Tiền bạc, tiện nghi, khoái lạc vẫn là những thụ tạo gây ra những cuộc bách hại êm ả và khủng khiếp mà cuối cùng chúng ta cũng phải đối diện.
Ước gì chúng ta không để mất đức tin được mua bằng giá máu của bao vị tử đạo, và ước gì chúng ta không ngừng chuyển giao đức tin ấy cho hơn 70 triệu đồng bào trên quê hương.
Gợi Ý Chia Sẻ
Các vị tử đạo làm chứng cho Chúa bằng cách hy sinh tính mạng. Theo ý bạn, trong thời đại đất nước mở cửa, đâu là cách thức làm chứng của người kitô hữu? (làm chứng ở trường, ở nơi làm việc, ở các chỗ giải trí vui chơi…)
Theo ý bạn, xã hội hôm nay dễ nhạy cảm với cách làm chứng nào của người kitô hữu? Phải sống như thê nào để người ta dễ có cảm tình với Đức Giêsu?
Cầu Nguyện
Lạy Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, các ngài đã dám sống đến cùng ơn gọi Kitô hữu trong một hoàn cảnh khó khăn nguy hiểm. Sự hy sinh của các ngài cho thấy tình yêu mạnh hơn sự chết và chết là cửa mở vào cõi sống bất diệt. Dù mang phận người yếu đuối, nhưng nhờ ơn Chúa đỡ nâng, các ngài đã chiến thắng khải hoàn. Xin cầu cho chúng con là con cháu các ngài biết can trường sống đức tin của bậc cha anh trong một thế giới vắng bóng Thiên Chúa, biết nhiệt thành làm chứng về tình yêu bằng một đời hiến thân phục vụ. Ước gì ngọn lửa đức tin mà các ngài đã thắp lên bằng cuộc sống và cái chết, được bừng tỏa trên Tổ quốc Việt Nam. Ước gì máu thắm của các ngài thấm vào mảnh đất quê hương để công cuộc truyền giáo sinh nhiều hoa trái.
CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN B-
SỐNG CHỨNG NHÂN (*) – Lm. Giuse Đinh Tất Quý
Hôm nay Giáo hội Việt Nam chúng ta hân hoan và hãnh diện mừng kính các Thánh Tử Đạo tại V.N.
Chúng ta hân hoan và hãnh diện vì 3 lý do:
– Trước hết vì các ngài là người đã chết trên dất nước Việt Nam thân yêu này của chúng ta. Tertulianô sử gia của Lamã thuở xưa đã nói: “Hạt máu của những vị tử đạo là hạt giống nảy sinh ra những người kitô hữu khác.” Thật không gì vui mừng và hãnh diện, tự hào khi đất nước chúng ta có những vị thánh góp mặt với Giáo Hội toàn cầu.
– Tiếp đến là vì số lượng lớn lao đông đảo các Thánh tử đạo VN của chúng ta đã có mặt trong Lịch sử của Giáo Hội. Với 117 vị Thánh, Giáo Hội VN được xếp hạng nhất nhì trong sổ bộ các thánh đã được Giáo Hội phong thánh.
– Và cuối cùng chúng ta hân hoan và hãnh diện vì các Ngài là những người đã trung thành với niểm tin và đã lấy đời mình làm chứng nhân anh hùng cho niềm tin đó
Đọc lại tiểu sử các Ngài ta không khỏi không cảm phục về đức tin kiên cường của các Ngài. Vì trung thành với Chúa, các Ngài đã cam chịu thiệt thòi trong đời sống, mất hết chức quyền danh vọng và nhất là phải chịu muôn ngàn khổ hình, có khi còn mất cả mạng sống vì đức tin.
Chúng ta hãy đọc lại sắc dụ cấm đạo được ban hành ngày 18-9-1855 để chúng ta thấy được một phần nào những khổ hình mà các Ngài phải chịu: “Các quan theo đạo Giatô tại triều đình Huế hạn cho một tháng phải bỏ đạo. Các quan tỉnh thì ba tháng. Lính tráng và người dân thì sáu tháng, bằng không thì phải kể là trọng phạm.
Các người theo đạo Giatô không được thi cử, không được giữ chức tước gì.
Ai đưa đường hay chứa chấp đạo trưởng thì bị xử tử. Đạo trưởngTây phương thì chém đầu vất xác xuống sông. Các giáo đồ giúp các đạo trưởng thì phải chém đầu.
Các cụ đạo bản quốc cũng phải chém đầu. Các giáo đồ theo các cụ đạo này thì phải thích chữ vào mặt và phát lưu.
Phải đốt cho sạch các nhà thờ nhà xứ “
Lịch sử còn ghi lại những hình phạt mà người ta đã nghĩ ra và đã dùng để trừng phạt những người theo đạo như sau :
– Nhẹ nhất là bị gông cùm. Bị xiềng xích, bị nhốt trong cũi, bị đánh đòn, bị bỏ đói cho tới chết.
– Nặng hơn một chút thì bị voi dầy, bị trói rồi bị ném xuống sông, bị chôn sống, bị đổ dầu vào rốn rồi cho bấc vào mà đốt, bị đóng đinh vào ván rồi đem phơi nắng cho đến chết.
– Quyết liệt hơn một chút thì bị xử trảm, xử giảo (= bị thắt cổ) và thiêu sống.
– Ác liệt nhất là bị xử lăng trì (phân thây ra từng mảnh) hay bá đao ( bị xẻo đi từng mảnh thịt cho tới chết)
Tôi xin trích ra đây một đoạn trong bản báo cáo về việc xử Cha cố Du theo kiểu bá đao tại Thợ Đức ngày 30-11-1835:
“Họ cột chân tay Ngài vào một cây cột. Hai bên lính cầm kìm chờ sẵn. Sau hồi chuông báo hiệu, tên lính cầm kìm đã được nung đỏ kẹp vào ngực kéo ra hai miếng thịt nơi vú liệng xuống đất. Tên khác cầm dao xẻo thịt phía sau hông – rồi đến dùi thì chúng lấy kìm kéo thịt ra rồi dùng lưỡi dao xẻo đứt từng miếng. Cha ngất đi, đầu rũ xuống và Ngài tắt hơi về chầu Chúa lúc 17giờ.
Cha chết rồi, lính chặt đầu Ngài cho vào một chiếc thùng đầy vôi….đoạn họ cởi trói, lật úp xác xuống, phân thây ra từng khúc nhỏ bỏ vào thùng vôi. Tiếp theo họ lấy đầu đầu của ngài treo giữa chợ ba ngày…rồi lấy xuống nghiền nát ra, bỏ vào thùng đựng xác, rồi vất tất cả xuống biển cho mất tích”
Gian khổ có cao, hình phạt có nặng nhưng lòng trung thành của các Ngài còn còn cao còn lớn hơn. Cái chết của các Ngài thật đáng làm cho chúng ta tự hào. Trong sắc phong chân phước cho 64 anh hùng tử đạo VN ngày 27-5-1900 Chính Đức Thánh Cha Léo XIII đã nói về các Ngài với tất cả lòng khâm phục như sau: “Đây là những chiến sĩ trung liệt và kiên cường không kém gì những chiến sĩ ngày xưa vào những thế kỷ khai nguyên của Giáo Hội Chúa Kitô”
Đó là chuyện cách đây hơn 300 năm.
Chúng ta tự hỏi chúng ta có thể học tìm được một bài học nào từ những tấm gương hào hùng của cha ông chúng ta hay không?
Ngày nay đâu còn cảnh cấm đạo, bắt đạo, giết người có đạo như thời vua quan ngày xưa.
Nhưng để sống đạo trong xã hội hôm nay, quả thực chúng ta gặp không ít khó khăn. Xin kể ra 2 khó khăn tiêu biểu.
Khó khăn thứ nhất đó là chủ nghĩa cá nhân ngày càng phát triển. Ai cũng muốn thăng tiến bản thân và gia đình của mình. Ai cũng lo làm ăn, học hành, xây dựng cho bản thân. Cuộc cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Những nhu cầu của bản thân càng ngày càng nhiều. Rõ ràng là ngày nay người ta kiếm được nhiều tiền hơn trước, có nhiều tiện nghi hơn trước, xe cộ tốt hơn, nhà cửa đẹp hơn, hưởng thụ nhiều hơn.
Báo Tuổi trẻ số Chúa nhật ngày 23-10-2005 có một bài Phóng sự nói về cuộc sống của những “Sinh viên “quí tộc”” Tôi xin trích một đoạn nhỏ: “Khi tiếp cận được cậu thanh niên mới hơn 20 tuổi này, Tuấn trả lời tôi một câu xanh rờn vì tưởng là bạn học cùng lớp: “Trẻ không xông pha về già ân hận”! Hỏi: “Có đêm ông tiêu hết 20 triệu hả?”. Tuấn nhả khói thuốc lạnh lùng bảo: “Độc thuê sảnh khách sạn đã mất ngần ấy rồi ông ạ. Bữa nào khao nặng phải mất hai cục (200 triệu)!”. “Ông chơi trội quá”, “Thiếu gì thằng như tôi, mỗi thằng khao một buổi”! Vừa trả lời xong, Tuấn đã “bận” với chiếc điện thoại O2: “Lại phải xuống Hải Phòng chơi với mấy thằng bạn”…
Rõ ràng chủ nghĩa cá nhân hôm nay đã làm cho con người không bao giờ thấy thỏa mãn, đầy đủ. Vì thế càng ngày con người càng đóng kín vào bản thân, không có thời giờ để đến nghĩ đến người khác. Một câu nói được coi như châm ngôn của một số người “Ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương, học bình thường, chơi là chính”…
Để lựa chọn sống theo Phúc Âm, để trung thành với Lời Chúa dạy, chúng ta phải bỏ quên một phần thân mình, gia đình mình để nghĩ đến, để giúp đỡ, để vực dậy những anh em kém may mắn. Đó là điều không dễ.
Khó khăn thứ hai là kinh tế thị trường ngày càng phát triển. Đồng tiền đang trở thành một thước đo cho mọi gía trị của con người. Đồng tiền đang trở thành một quyền lực chi phối toàn bộ đời sống con người. Ai cũng muốn có thật nhiều tiền, và để có nhiều tiền, nhiều người đã không từ chối một phương tiện nào kể cả những phương tiện mà họ biết là bất chính như: lường gạt, lừa đảo, làm hàng giả, buôn thuốc phiện, tham nhũng, hối lộ. Vụ Điện kế điện tử trước đây ở Thành Phố Hồ Chí Minh chúng ta là một thí dụ. Tiền bạc quả là một cơn cám dỗ đang làm chao đảo, đang tàn phá những gía trị tốt đẹp, đang làm biến chất biết bao nhiêu con người trong cuộc sống hôm nay.
Đứng trước nhu cầu và ham mê tiền bạc, người Công Giáo muốn trung thành với Phúc Âm, muốn sống trọn vẹn đức tin, bắt buộc phải có sự lựa chọn. Thà cam chịu nghèo khổ còn hơn nhận những đồng tiền phi nhân bất nghĩa. Thà cam chịu thiếu thốn còn hơn đánh mất đức tin. Thà lao động cực khổ để kiếm miếng cơm manh áo chân chính hơn là chạy theo những đồng tiền dễ dãi để chối từ Phúc Âm và luật Chúa.
Quả thực xã hội mới đang tạo ra những thách đố, những cơn bắt bớ mới. Để trung thành với Chúa, với Phúc Âm chúng ta cũng phải lựa chọn quyết liệt. Những chọn lựa đó làm cho chúng ta đau đớn không kém gì những khổ hình. Những hy sinh vì Phúc Âm đó khiến lòng ta rỉ máu không kém gì phải chịu thiêu thân, hay chịu cảnh bị đầu rơi máu chảy. Các Thánh tử đạo chỉ chọn lựa một lần. Còn chúng ta chết mòn mỏi mỗi ngày trong những chiến đấu, những từ bỏ đớn đau. Sống Phúc Âm trong thời đại hôm nay quả không phải là dễ. Phải nói rằng đây đúng là một cuộc tử đạo liên tục. Và sống vì đạo như thế cũng cao đẹp và cũng anh hùng không kém gì chết vì đạo. Sống vì đạo như thế, chúng ta cũng góp phần làm chứng nhân cho Chúa, cho Phúc Âm không kém gì chết vì đạo.
Lạy các Thánh Tử Đạo Việt Nam, xưa các Ngài đã anh dũng hy sinh cuộc đời, dâng hiến máu đào làm chứng cho Phúc Âm. Xin giúp chúng con hôm nay cũng biết can đảm, hy sinh sống theo Phúc Âm để làm chứng cho Chúa trong đời sống hằng ngày. Amen.
CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN B-
THAM DỰ VÀO HY TẾ CHÚA GIÊSU– Lm. Inhaxiô Trần Ngà
Có một vấn nạn lớn làm cho nhiều người ray rứt: Nếu Thiên Chúa quả thực là Người Cha nhân lành, thế thì tại sao Ngài lại để cho những đoàn con vô tội phải chịu đau thương khốn đốn mà không cứu giúp? Và ngay cả trong Hội Thánh Chúa, tại nhiều nơi trong suốt hai ngàn năm qua, các tín hữu phải chịu bách hại và chịu chết đau thương mà không thấy Chúa ra tay can thiệp.
Vấn nạn nầy khiến nhiều người mất đức tin vì nghĩ rằng: Như thế, hoặc là chẳng có Thiên Chúa, hoặc là có Thiên Chúa nhưng Ngài chẳng phải là Đấng nhân lành.
Trước vấn nạn đó, Hội Thánh soi sáng cho chúng ta biết như sau:
Chúa Giê-su tiếp tục hiến tế cho đến ngày tận thế để đền tội cho muôn người
Cách đây 2.000 năm, Chúa Giê-su đã chịu khổ hình, chịu vác thập giá và chịu chết đau thương trên thập giá để đền tội cho nhân loại.
Thế nhưng, trong những thế kỷ về sau và đặc biệt là trong thế kỷ 21 hiện nay, tội lỗi nhân loại tiếp tục gia tăng khắp nơi với mức độ ngày càng khủng khiếp nên sẽ mang lại những hậu quả đau thương và cái chết đời đời cho vô vàn người gây ra tội lỗi.
Thiên Chúa không nỡ để cho bao người phải hư mất đời đời vì tội lỗi họ gây ra, nên Chúa Giê-su vẫn còn phải tiếp tục chịu khổ nạn, chịu hiến tế để đền tội cho thế gian.
Như thế, cuộc khổ nạn hay nói khác đi là hy tế thập giá của Chúa Giê-su không chấm dứt sau khi Ngài tắt thở trên thập giá vào chiều thứ sáu trên đồi Can-vê cách đây 2.000 năm, mà còn được tiếp tục kéo dài cho đến tận thế để cứu độ muôn người qua suốt dòng lịch sử. Giáo lý công giáo số 1323 khẳng định điều nầy: “Hy Tế Thập Giá (của Chúa Giê-su) kéo dài qua các thời đại cho tới khi Ngài lại đến.”
Chúa Giê-su mời các thánh tử đạo tham dự vào hiến tế của Ngài
Chính vì công cuộc khổ nạn và hy tế của Chúa Giê-su cần phải được tiếp tục cho đến tận thế để đền tội cho nhiều người tội lỗi trong suốt dòng lịch sử nhân loại nên Chúa Giê-su kêu gọi các tín hữu là những chi thể trong Thân Mình Ngài cùng vác thập giá, cùng chịu khổ nạn với Ngài. Ngài từng lên tiếng mời gọi: “Ai muốn theo Thầy thì hãy từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo.” (Mát-thêu 16, 24)
Thế là hàng hàng lớp lớp ki-tô hữu chấp nhận đổ máu và hiến tế đời mình cùng với Chúa Giê-su, khởi đầu là máu của các hài nhi vô tội Bê-lem (Mát-thêu 2,16) của thánh Gia-cô-bê tông đồ và của phó tế Tê-pha-nô là những vị tử đạo tiên khởi, của các tín hữu tại đế quốc Rô-ma trong suốt 250 năm bách hại dưới triều các hoàng đế Rô-ma cho đến máu của các thánh tử đạo thuộc nhiều chủng tộc, nhiều quốc gia, nhiều dân nước trên khắp thế giới trong suốt 2.000 năm qua.
Trên quê hương Việt Nam, nếu tính từ năm 1644 là thời điểm Thầy An-rê Phú Yên bị trảm quyết cho đến khi vua Tự Đức băng hà (1883), các tín hữu công giáo đã phải trải qua cơn bách hại ngót 240 năm. Hàng trăm ngàn tín hữu đã hiên ngang đáp lời mời gọi của Chúa cứu thế, chấp nhận vác thập giá và hiến tế đời mình với Chúa Giê-su, khốc liệt nhất là trong khoảng 65 năm dưới thời vua Minh Mạng (1820-1841), Thiệu Trị (1841-1847), Tự Đức (1848-1883) và đảng Văn Thân (1885-1886) để hồng ân cứu độ được tuôn ban dồi dào cho dân tộc Việt Nam chúng ta.
Chúa Giê-su mời chúng ta tham dự vào hiến tế của Ngài
Từ ngày lãnh nhận Bí Tích Thánh Tẩy, các tín hữu được tháp nhập vào Thân Mình Chúa Giê-su (Giáo lý công giáo số 1267) và được thông dự vào chức tư tế (chức linh mục) của Ngài (sđd số 1268). Vì là “Thân Thể của Chúa Giê-su, chúng ta phải tham dự vào hiến tế của Chúa Giê-su là Đầu của toàn thân.” (sđd số 1368)
Thế nên mỗi ki-tô hữu, không trừ ai, đều có trách nhiệm và sứ mạng cao cả là tham dự vào hiến tế của Chúa Ki-tô là Đầu của mình, theo gương các thánh tử đạo Việt Nam là những bậc tổ tiên của chúng ta.
Hôm nay, chúng ta không còn phải gánh chịu những cực hình, những đau thương và mất mát lớn lao như các thánh tử đạo Việt Nam trước đây, nhưng chúng ta cũng được mời gọi tham dự vào hy tế thập giá của Chúa Giê-su bằng cách chấp nhận vác thập giá với Chúa Giê-su qua những việc bổn phận hằng ngày, cụ thể là hy sinh thời giờ, công sức, tiền bạc… để phục vụ những anh chị em chung quanh đang cần đến bàn tay, con tim và khối óc của chúng ta.
Có như thế, chúng ta mới xứng đáng là con cháu của các anh hùng tử đạo Việt Nam.
Có như thế, chúng ta mới thật sự là chi thể trong Thân Mình Chúa Ki-tô là Đấng tiếp tục hiến tế đời mình cho đến ngày tận thế để đền tội muôn dân.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 5 PHỤC SINH (17/05/2025) .: TÌNH YÊU ĐIỀU RĂN MỚI (17/05/2025) .: LỜI TRĂN TRỐI YÊU THƯƠNG (17/05/2025) .: HÃY GIEO YÊU THƯƠNG (17/05/2025) .: PHÙ HIỆU CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ CHÚA GIÊSU (17/05/2025) .: AI YÊU THƯƠNG ĐỀU LÀ KITÔ HỮU (17/05/2025) .: TÔI LÀ MÔN ĐỆ CỦA ÁI? (17/05/2025) .: YÊU NGƯỜI NHƯ CHÚA (17/05/2025) .: YÊU NHƯ THẦY ĐÃ YÊU (17/05/2025) .: GIỚI RĂN MỚI (17/05/2025) .: HÃY YÊU NHƯ LÒNG DẠ THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA (17/05/2025) .: CÁC CON HÃY THƯƠNG YÊU NHAU (17/05/2025) .: PHỤC VỤ NHIỀU HƠN VÀ ÍT XÉT ĐOÁN HƠN (17/05/2025) .: ĐIỀU MÀ YÊU THƯƠNG LÀM ĐƯỢC (17/05/2025) .: QUA YÊU THƯƠNG, MỌI SỰ TRỞ NÊN MỚI (17/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam