Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 53
Tổng truy cập: 1378832
BIẾN HÌNH
BIẾN HÌNH- ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt
Mùa Chay mang mầu tím ảm đạm. Mầu tím buồn để ta nhớ đến thân phận tội lỗi yếu hèn của mình. Mầu tím buồn để đến cuộc sống mong manh chóng tàn nơi cõi thế. Mầu tím buồn đưa ta đi theo bước Chúa Giêsu trên đường khổ nạn. Mầu tím buồn nhắc ta nhớ đến cái chết đau khổ của Người trên thánh giá.
Giữa bầu khí ảm đạm của mùa Chay, hôm nay bỗng bừng lên làn ánh sáng chói chang từ đỉnh núi Ta bo. Chúa Giêsu lên núi cầu nguyện. Đang khi cầu nguyện, dung mạo Người bỗng dưng đổi khác. Thần tính phát lộ khiến dung mạo Người trở nên sáng láng, ánh sáng rực rỡ làm say mê tâm hồn các môn đệ. Được sống trong khung cảnh thần thiêng thánh thiên, các ông không muốn rời bỏ đỉnh núi nữa.
Ta hãy nhớ lại, trước đó 8 ngày, khi Chúa Giêsu loan báo Người đi lên Giêrusalem để chịu khổ và chịu chết, Phêrô đại diện cho các môn đệ đã phản đối. Ông không muốn chấp nhận thánh giá. Ông không muốn Thầy mình dấn thân vào con đường chịu chết khổ nhục. Thế mà hôm nay, đứng trước vinh quang của Thầy, ông đã say mê và đề nghị Thầy trò cùng ở lại trên ngọn núi hạnh phúc. Trốn khổ tìm sướng vẫn là cái thường tình của con người. Nhưng Chúa Giêsu đã dẫn các môn đệ xuống núi để tiếp tục con đường lên Giêrusalem chịu chết.
Việc Chúa Giêsu biến hình trên núi như thế là có chủ đích. Người hé lộ thần tính của Người để các môn đệ thêm niềm tin tưởng. Người cho các ông thấy vinh quang của thần tính để các ông chấp nhận con đường đau khổ Người sắp trải qua.
Việc Chúa biến hình ban cho các môn đệ niềm hy vọng. Hy vọng đó là: con đường đau khổ sẽ dẫn đến hạnh phúc. Cái chết tủi nhục sẽ dẫn đến ngày Phục Sinh hân hoan. Thiếu niềm hy vọng không ai có thể sống ở đời. Người nông phu chăm bẵm mảnh ruộng, thức khuya dậy sớm, dãi nắng dầm mưa cấy cầy, vì hy vọng vào mùa gặt bội thu. Người học sinh kiên nhẫn ngày ngày cắp sách đến trường, đêm đêm chong đèn đọc sách, vì hy vọng vào kết quả mùa thi tốt đẹp. Người cha, người mẹ tần tảo sớm hôm, quên mình để lo cho con cái, vì hy vọng tương lai con cái sẽ tốt đẹp hơn. Niềm hy vọng vào vinh quang Phục Sinh sẽ giúp các môn đệ can đảm chấp nhận cuộc khổ nạn thương đau và cái chết tủi nhục của Thầy chí thánh.
Việc Chúa Giêsu biến hình đã biến đổi cách nhìn của các môn đệ về con người và cuộc đời. Từ nay các ông sẽ không nhìn ở bề mặt mà biết nhìn vào bề sâu. Bên trong thân xác phàm nhân của Chúa Giêsu có ẩn chứa bản tính Thiên Chúa. Bên trong cuộc khổ nạn tủi nhục có gieo sẵn mầm mống Phục Sinh vinh quang. Cũng thế, bên trong mỗi thân xác có hiện diện của một linh hồn. Bên trong mỗi con người phàm trần có ẩn tàng mầm mống thần linh. Bên trong những thửa ruộng khổ đau có gieo sẵn hạt mầm hạnh phúc. Trong những vất vả nhọc nhằn tăm tối hôm nay đã hứa hẹn thành công tươi sáng của ngày mai.
Việc Chúa biến hình giúp các môn đệ hiểu biết định mệnh con người. Bản tính Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu đã chiếu sáng trên xác phàm con người. Con người được rạng ngời vinh quang Thiên Chúa. Đó là điềm báo trước: mang sẵn trong mình mầm mống thần linh, con người sẽ trở về với Thiên Chúa. Cuộc trở về phải vượt qua những đớn đau, những gian nan, những thử thách. Nhưng đã biết được đích đến, ta sẽ vui lòng đón nhận tất cả. Vì thế, đạo Công giáo tuy đề cao đau khổ, nhưng không rơi vào yếm thế, bi quan. Đau khổ chỉ là phương tiện. Chấp nhận thánh giá, vì đó là nhịp cầu cần thiết để con người vượt qua từ sự chết đến sự sống, từ khổ đau đến hạnh phúc, từ tủi nhục đến vinh quang.
KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG
- Những đau khổ góp phần rèn luyện bạn nên người. Bạn có kinh nghiệm gì về điều đó?
- Bạn thường đánh giá người khác theo tiêu chuẩn nào? Qua diện mạo bên ngoài, hay qua giá trị bên trong?
- Qua thập giá tới vinh quang. Bạn có quyết tâm gì để thực hiện điều đó trong mùa Chay năm nay?
BIẾN HÌNH VÀ ĐỔI ĐỜI– Lm. Giuse Vũ Khắc Nghiêm
Michel Ange và Raphael là hai kiến trúc sư thiên tài, còn là họa sĩ và điêu khắc gia nổi tiếng nhất thế giới, đã được Đức Giáo Hoàng Juliô II trao cho nhiệm vụ thiết kế xây cất và trang trí Đại Thánh đường Thánh Phêrô và địện Vatican ở Rôma.
Suy về đề tài Chúa Biến Hình, Raphael đã thực hiện một bức họa có 3 cấp: Cấp trên là Đức Giêsu đứng giữa cụm mây sáng láng, cấp giữa là Thánh Phêrô, Gioan và Giacôbê, cấp cuối là nhóm các môn đệ và dân chúng vây quanh một thiếu nhi bệnh họan đang nằm chờ chết bên cạnh có 2 môn đệ: một môn đệ đang chỉ tay lên Đức Giêsu, môn đệ kia đang chỉ tay vào bệnh nhân” (ĐGM. Althur Tone). Bức họa đã lột được hết ý nghĩa của bài Tin Mừng hôm nay là chỉ có Đức Giêsu mới biến đổi những kẻ bệnh hoạn nên lành thánh. Tin Mừng hôm nay đã giới thiệu Đức Giêsu lên núi cầu nguyện, đang lúc Người cầu nguyện dung nhan Người bỗng biến đổi sáng láng, chói lòa trong vinh quang. Người cầu nguyện để biến đổi ý mình trọn vẹn theo Thánh ý Chúa Cha, Người cầu nguyện cho cuộc tử nạn của Người sẽ phải hoàn tất tốt đẹp tại Giêrusalem và biến cuộc sống ta nên vinh hiển. Người cầu nguyện cho ánh sáng tình yêu của Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh thần soi sáng cho khắp nhân loại, từ Adam Eva đến Abraham, Maisen, Êlia, từ Phêrô, Gioan, Giacôbê đến những người đang đứng chờ dưới chân núi được sống lại trong vinh quang nước Chúa. Người cầu nguyện nhất là cho các môn đệ và chúng ta biến thành đồng dạng với Con Chúa Cha và biết vâng lời Người: “Đây là Con Ta, Người đã được Ta tuyển chọn, hãy vâng nghe lời Người”.
Phải vâng lời Người để “biến đổi thân xác yếu hèn của chúng ta, nên giống thân thể vinh hiển của Người”.
Phụng vụ lời Chúa hôm nay nhấn mạnh đến sự biến đổi con người chúng ta nên giống con người của Đức Giêsu Kitô nhờ vâng lời Thiên Chúa.
Bài I: Abraham đã được Chúa biến đổi từ dòng dõi con cháu thành U của tà thần, nên tổ phụ công chính của một dòng dõi đông đảo sáng láng như các vì sao trên trời. Nhưng ông phải biết nhận Thiên Chúa là Đức Chúa của ông, phải biết vâng lời Chúa từ bỏ Candê tới đất Chúa chỉ định. Ở đó ông dâng lễ tạ ơn Chúa và đón nhận giao ước của Ngài, nhờ đó Abraham đã đổi đời: từ kẻ thờ tà thần nên tổ phụ dòng dõi thờ Thiên Chúa.
Bài II: Thánh Phaolô bảo dân Philiphê hãy noi gương đổi đời của ông. Ông đã đổi đời từ kẻ hung ác bắt bớ hành hung các tín hữu của Đức Giêsu trở thành tông đồ hăng hái nhiệt tình nhất rao giảng Đức Giêsu. Nhưng còn nhiều kẻ chưa đổi đời như ông, họ vẫn còn thờ cái bụng, thờ cái ô nhục của thế gian. Thánh Phaolô đã thương khóc họ, vì họ sẽ phải hư vong. Ông cầu nguyện cho họ nhận ra quê hương thật ở trên trời để họ mong đợi Đức Giêsu Kitô đến biến đổi họ nên giống Người, sống kết hợp khăng khít vững vàng với Người. Đó là niềm vui và vinh dự thực sự của họ và của Phaolô.
Bài Tin Mừng cho ta thấy rõ sự biến đổi của Đức Giêsu Kitô: từ xác phàm loài người, Đức Giêsu đã biến đổi sang thân xác vinh quang chói lọi. Maisen và Êlia cũng được biến đổi nên sáng láng rực rỡ khi đến gặp gỡ Đức Giêsu.
Maisen từ một thanh niên hèn nhát chạy trốn đã biến đổi thành một vị lãnh đạo vĩ đại của dân Israel, nhờ Thiên Chúa đã kêu gọi ông, dạy bảo ông phải về thương lượng với vua Pharaon để giải phóng dân đang làm nô lệ nhà vua, được trở về đất hứa. Maisen đã nghe lời Thiên Chúa đến gặp nhà vua, ông không còn khiếp sợ vua nữa. Trái lại vua và cả dân Ai Cập khiếp sợ Maisen và thúc giục Maisen mau mau dẫn dân Israel ra khỏi Ai Cập. Nhờ Maisen vâng lời Thiên Chúa, Pharaon đã đổi lòng và cả dân tộc Israel nô lệ được đổi đời làm dân Thiên Chúa.
Êlia cũng biết nghe lời Chúa, đến giáp mặt vua Akhab và hoàng hậu Israel đang lùng bắt ông. Thiên Chúa bảo Êlia bỏ lối sống ẩn nấp giữa khe suối rừng hoang, ông đã vâng lời Chúa đến gặp Akhab. Thoạt thấy ông, Akhab nói: “Đây chính là kẻ giáng họa cho Israel”. Êlia đáp: “Không phải tôi, nhưng là chính ông giáng họa, vì ông đã bỏ lệnh truyền của Thiên Chúa, bây giờ ông hãy triệu tập dân chúng cùng 450 sư sãi thần Baal và 400 kẻ ăn nơi bàn Esabel tại núi Karmel”. Khi dân chúng đến, Êlia nói: “Cho đến bao giờ nữa, các ngươi còn khập khễnh đi hai giò? Nếu Giavê là Thiên Chúa, thì hãy theo Người; nếu là Baal thì hãy theo đi”. Rồi hai bên lập bàn thờ để chứng tỏ đâu là Thiên Chúa thật, 450 sư sãi đặt con bò trên đống củi và khấn thần Baal đem lửa đến thiêu của lễ, họ kêu suốt ngày vô ích. Còn Êlia bảo dân lấy nước đổ đẫm của lễ và đống củi, rồi ông cầu nguyện: “Lạy Giavê xin nhận lời tôi, khiến dân này nhận biết chính Người là Thiên Chúa thật, xin giáng lửa xuống thiêu của lễ với củi và cả đá bụi nữa”. Thấy thế, toàn dân sấp mặt xuống và nói: Giavê chính là Thiên Chúa. Họ đã từ bỏ Baal, đổi đời trở về tôn thờ Thiên Chúa. Nhờ đâu Abraham, Maisen, Êlia, Phaolô và dân Isarel được biến đổi như thế. Tin Mừng trả lời: Họ đã vâng lời Người.
Tất cả những ai muốn biến đổi sáng láng, muốn như Phêrô khao khát được ở trên núi vinh quang rực rỡ thì: “Hãy vâng nghe lời Người”. Mùa Chay chính là thời thuận tiện để chúng ta tập luyện vâng nghe lời Chúa dù phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng như Gioan, Phaolô và Giacôbê.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã biến đổi xác phàm ra xác thánh, đau khổ ra vinh quang, chết ra sống lại vinh hiển vì Người đã vâng lời Đức Chúa Cha. Xin cho con biết vâng lời Người biến đổi con người tội lỗi ra người thánh, đau khổ thành hy sinh, chúng con mới được Chúa cho đổi đời trong ánh sáng Phục sinh của Chúa.
THIÊN CHÚA VẪN CÒN HIỂN DUNG– Lm. Inhaxiô Trần Ngà
Nếu bạn là một người từ hành tinh khác vừa mới đáp xuống địa cầu lần đầu tiên, ắt bạn sẽ thấy trái đất nầy quá đỗi nhiệm mầu: ngay cả mỗi chiếc lá, mỗi chiếc vỏ sò, mỗi cánh bướm, mỗi bông hoa… đều có một sắc thái riêng, một vẻ đẹp riêng thật quyến rủ, thật nhiệm mầu và tâm hồn bạn sẽ ngây ngất vì vẻ đẹp lạ lùng của chúng.
Thế nhưng trong thực tế, không mấy ai cảm nhận được vẻ đẹp nhiệm mầu của những tạo vật như thế. Tại sao?
Vì mỗi lần nhìn vào những sự vật chung quanh, chúng ta không nhìn chúng bằng cặp mắt đầy ngạc nhiên của trẻ thơ, bằng ánh mắt của người mới thấy sự vật lần đầu; chúng ta không nhìn chúng y như chúng là, nhưng chúng ta để cho những hình ảnh ta có về chúng (vốn có sẵn trong tâm trí ta) phóng hiện ra bên ngoài và bao phủ lên những vật đó.
Thế là vạn vật chung quanh ta trở thành cũ rích và nhàm chán. Vẻ đẹp tinh khôi nhiệm mầu của chúng đã bị hình ảnh ta có về chúng phóng rọi ra che phủ nên không còn hiển dung ra được nữa. Một trong những nỗ lực của các thiền giả là thanh tẩy cái nhìn mang tính chủ quan của mình về ngoại giới để có thể cảm nhận được vạn vật đúng với bản chất của nó. Lúc đó, sự kỳ diệu của thế giới sẽ hiện nguyên hình.
Trong cuốn sách The Golden String, văn sĩ người Anh Bede Griffiths mô tả lại một khám phá diệu kỳ của ông khi còn là một cậu học sinh.
Một buổi chiều hè, Bede Griffiths ung dung thư thái dạo chơi ở bìa rừng. Trong lúc thơ thẩn một mình bỗng dưng cậu nhận ra tiếng hót líu lo của đàn chim trên tàng cây mới tuyệt vời làm sao! Cậu rất ngạc nhiên vì từ hồi nào đến giờ chưa bao giờ được nghe chúng hót hay đến thế.
Đang lúc tiếp tục bước tới, cậu gặp thấy những đoá hoa của những bụi táo gai như đang nhởn nhơ mỉm cười và niềm nở chào đón cậu trông dễ thương đến lạ lùng và đang toả hương thoang thoảng trong gió. Bede cũng rất ngạc nhiên vì từ trước tới nay cậu đã từng thấy những bông hoa như thế nở rộ cả trăm lần mà không hề nhận ra vẻ đẹp tinh khôi và hương thơm dịu dàng của chúng.
Sau cùng cậu tìm đến một nơi yên tĩnh, đứng tựa vào thân cây, lặng ngắm vầng kim ô đang dần dần chìm xuống sau rặng núi lam cuối chân trời. Bỗng chốc cậu cảm thấy trời đất vô cùng huyền diệu và bất giác cậu nghiêng mình quì gối xuống để bày tỏ một niềm cảm xúc rất thánh thiêng: cậu vừa trải nghiệm được sự hiện diện rất nhiệm mầu của Thiên Chúa trong tạo vật của Người.
***
Theo Tin Mừng Lu-ca được trích đọc hôm nay, chiều hôm ấy trên núi cao, ba môn đệ Phê-rô, Gio-an và Gia-cô-bê cũng có những trải nghiệm tuyệt vời về Chúa Giê-su. Cũng vẫn là Chúa Giê-su bằng xương bằng thịt mà các ông vẫn thường gặp gỡ tiếp xúc hằng ngày, nhưng lần nầy, các ông lại nhìn thấy Người dưới một dung mạo mới: thật sáng ngời, thật hấp dẫn và đầy uy nghi, lại có cả Mô-sê và tiên tri Ê-li-a hiện ra đàm đạo với Người.
Lòng đầy hoan lạc, các ông không muốn cho giây phút mầu nhiệm đó trôi đi. Các ông muốn níu kéo khoảnh khắc thần tiên ấy lại nên Phê-rô thay mặt anh em thưa với Chúa Giê-su: “Thưa Thầy, chúng con ở đây, thật là hay! Chúng con xin dựng tại đây ba cái lều, một cho Thầy, một cho ông Mô-sê, và một cho ông Ê-li-a.”
***
Hôm nay, Thiên Chúa vẫn hiển dung dưới thiên hình vạn trạng nhưng vì đôi mắt chúng ta bị che phủ nên không nhận ra Người.
Vinh quang của Thiên Chúa vẫn được hiển dung (được tỏ bày) trong các tạo vật của Người, qua bầu trời lung linh ánh sao đêm hay những áng mây rực rỡ ban ngày, qua những cánh đồng, những khe suối và rừng cây, qua tiếng chim ca, qua bông hoa đang nở, qua mọi tạo vật chung quanh…
Vua Đavít cảm nhận được vinh quang ấy rạng ngời lên trong vũ trụ nên đã thốt lên:
“Trời xanh tường thuật vinh quang Thiên Chúa.
Không trung loan báo việc tay Người làm” (Tv 19, 2)
Tình yêu của Thiên Chúa được hiển dung (được tỏ bày) rõ nét nơi tình thương chan chứa của người cha ngày đêm lao nhọc vì con, qua sự hi sinh miệt mài của người mẹ, vắt kiệt sức mình để chăm lo cho đàn con khôn lớn…
Và đặc biệt, Thiên Chúa vẫn hiển dung (tỏ lộ mình ra) nơi những anh chị em cùng sống với ta, nhưng tiếc thay, chúng ta không cảm nhận được, nên bỏ lơ, nên thờ ơ và không còn muốn dựng lều chung sống với những hiện thân của Chúa chung quanh mình.
Lạy Chúa Giê-su,
Hôm xưa, ba môn đệ vui sướng nhận ra Thiên Chúa hiển dung nơi thân phận người phàm của Ngài, thì hôm nay, nguyện xin Chúa cho chúng ta được nhận ra Chúa hiển dung nơi những anh chị em đang sống chung quanh. Nhờ đó, chúng con sẽ cảm nhận được hạnh phúc chan hoà vì được sống-cùng, sống-với những chi thể của Chúa mỗi ngày và có thể reo lên như thánh Phê-rô hôm xưa: chúng con được ở chung với nhau nơi đây thì thật là hạnh phúc. Amen.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 5 PHỤC SINH (17/05/2025) .: TÌNH YÊU ĐIỀU RĂN MỚI (17/05/2025) .: LỜI TRĂN TRỐI YÊU THƯƠNG (17/05/2025) .: HÃY GIEO YÊU THƯƠNG (17/05/2025) .: PHÙ HIỆU CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ CHÚA GIÊSU (17/05/2025) .: AI YÊU THƯƠNG ĐỀU LÀ KITÔ HỮU (17/05/2025) .: TÔI LÀ MÔN ĐỆ CỦA ÁI? (17/05/2025) .: YÊU NGƯỜI NHƯ CHÚA (17/05/2025) .: YÊU NHƯ THẦY ĐÃ YÊU (17/05/2025) .: GIỚI RĂN MỚI (17/05/2025) .: HÃY YÊU NHƯ LÒNG DẠ THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA (17/05/2025) .: CÁC CON HÃY THƯƠNG YÊU NHAU (17/05/2025) .: PHỤC VỤ NHIỀU HƠN VÀ ÍT XÉT ĐOÁN HƠN (17/05/2025) .: ĐIỀU MÀ YÊU THƯƠNG LÀM ĐƯỢC (17/05/2025) .: QUA YÊU THƯƠNG, MỌI SỰ TRỞ NÊN MỚI (17/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam