Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 48
Tổng truy cập: 1378518
CÁT BỤI TUYỆT VỜI
CÁT BỤI TUYỆT VỜI- Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
Nhạc Trịnh Công Sơn rất triết lý. Mùa Chay lại về, tôi thích nghe bài ca “Cát Bụi”:
Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi, để một mai vươn hình hài lớn dậy.
Ôi cát bụi tuyệt vời, mặt trời soi một kiếp rong chơi.
Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi, để một mai tôi về làm cát bụi.
Ôi cát bụi mệt nhoài, tiếng động nào gõ nhịp không nguôi.
Bao nhiêu năm làm kiếp con người, chợt một chiều tóc trắng như vôi
Lá úa trên cao rụng đầy, cho trăm năm vào chết một ngày.
Cát bụi, con người chỉ là cát bụi, hạt bụi tuyệt vời khi hoá kiếp thân tôi, hạt bụi mệt nhoài khi tôi trở về làm cát bụi. Khi dùng hình ảnh hạt bụi để nói về thân phận con người, Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã lấy nguồn cảm hứng trong Thánh Kinh Sáng Thế: Thiên Chúa dùng bùn đất tạo dựng Adam, sau khi Adam phạm tội bất phục tùng, Thiên Chúa phạt ông và con cháu sau này cũng sẽ trở về với cát bụi (x St 1,26-3,24)
Nghĩ cho cùng, tất cả mọi người cũng chỉ là những hạt bụi hoá thân thành kiếp nhân sinh,sớm muộn cũng sẽ tàn lụi với thời gian. Do đó nỗi khắc khoải ngàn đời của con người là tìm kiếm ý nghĩa của sự hiện hữu, ý nghĩa của đau khổ, ý nghĩa của giải thoát, ý nghĩa của cuộc sống.Vấn nạn mà con người chưa tìm được câu trả lời:
Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi?
Hạt bụi nào hoá kiếp thân bạn?
Và Hạt bụi nào hoá kiếp thân xác chúng ta?
Một vòng quay,một trăm năm, một kiếp người có là mấy! “Chợt một chiều tóc trắng như vôi”, không phải là trắng như bông, như mây hay như tuyết mà là như vôi đổ xuống huyệt mồ. Cha Nguyễn Hồng Giáo đã nhận định: Trịnh Công Sơn không bi quan, ông chỉ nói lên điều ông cảm nghiệm thấm thía về sự mong manh của kiếp người; cuộc đời đẹp biết bao, sự sống cao quý biết dường nào, nhưng nó cũng như “đoá hoa vô thường”. Đó là một thực tế, nhìn nhận và đối diện với nó cách can đảm để có thể đưa tới một cuộc sống tốt đẹp hữu ích và có ý nghĩa.
Mùa Chay muốn nhắc nhở chúng ta quay về với sự thật của thân phận con người “Hỡi người hãy nhớ mình là bụi tro,một mai rồi sẽ trở về bụi tro…”. Phụng vụ Giáo Hội muốn diễn tả rằng: cuộc đời này mong manh vắn vỏi, bởi thế nó rất hệ trọng. Số phận đời đời của mỗi người được quyết định trong thời gian tạm bợ này. Người theo Đạo Phật thì tin ở sự đầu thai kiếp sau, luân hồi nghiệp báo.Nhưng người Kitô Hữu thì không,vĩnh cữu được gieo mầm trong hiện tại,đừng để thời gian trôi qua cách phung phí, đời người chỉ có một lần, được – mất chỉ có một cơ hội.
Thân phận mỏng dòn mà Phụng vụ Mùa Chay nhắc cho chúng ta đừng quên,không phải chỉ có liên quan đến phần xác hay chết của phận người mà còn cả về mặt tinh thần cũng mong manh yếu đuối. Thánh Phaolô đã diễn tả kinh nghiệm đó trong thư Roma “Điều tôi muốn làm thì tôi lại không làm, nhưng điều tôi không muốn làm thì tôi lại cứ làm… Sự thiện tôi muốn thì tôi không làm, nhưng sự ác tôi không muốn tôi lại cứ làm…Tôi khám phá ra luật này là khi tôi muốn làm sự thiện thì lại thấy sự ác xuất hiện ngay.Theo con người nội tâm tôi vui thích vì luật của Chúa, nhưng trong các chi thể của tôi, tôi lại thấy một luật khác: luật này chiến đấu chống lại luật của lý trí và giam hãm tôi trong luật của tôi…tôi thật là một người khốn nạn. Ai sẽ giải thoát tôi khỏi thân xác hay chết này?” (Rm 7,15.19.21-24).
Ý thức về sự yếu đuối và tội lỗi của mình,về khuynh hướng xấu, sự bất lực nơi bản thân để mỗi người nổ lực giải thoát khỏi sự thống trị khắc nghiệt của tội lỗi và đó là khởi đầu cho ơn hoán cải và ơn cứu độ.
Mùa Chay mời chúng ta vào sa mạc với Chúa Giêsu. Sa mạc là nơi hoang vu trơ trọi,mênh mông, đó người ta mất hết mọi điểm tựa, không còn chi để “chia trí,lo ra”, chẳng hạn như ngoại cảnh ồn ào, các hoạt động, các thú vui, các quan hệ xã hội; chỉ còn Ta với Ta và buộc Ta phải quay về với mình trong sự đơn độc của chính mình.Trong sự quay về đó Ta có cơ may nhìn thấy những điều cốt yếu nhất khi đối diện với chính lòng mình.
Con người chúng ta thường sống hời hợt bên ngoài, tan loãng ra trong trăm thứ linh tinh hay phụ thuộc khác. Mùa Chay mời gọi chúng ta đi vào sa mạc, nghĩa là tạo một sự trống vắng nào đó, một sự thinh lặng của các giác quan, của trí khôn và của cỏi lòng, một sự rút lui vào trong tâm khảm mình để có thể phân định đâu là cái chính – cái phụ, đâu là cái cùng đích và cái phương tiện. Đây chính là lúc hồi tâm.
Biết mình mỏng dòn, nhưng con người theo Phụng vụ Mùa Chay lại không phải là con người mềm yếu, uỷ mị, ngã nghiêng theo mọi lời mời mọc cám dỗ, mà đó là con người dũng cảm chiến đấu. Như Chúa Giêsu bắt đầu cuộc đời hoạt động công khai, Chúa vào sa mạc và tuyên chiến với Satan tức là với mọi mãnh lực của sự ác một cách không khoan nhượng và Ngài đã chiến thắng. Người Kitô Hữu là người biết nói không, là người dám bơi ngược dòng. “Giữa một thế hệ gian tà sa đoạ,anh em hãy chiếu sáng như những vì sao trên vòm trời” (Pl 2,15). Người Kitô hữu không cố ý sống lập dị, khác người, song đứng trước điều xấu, dù là khi cả xã hội đều làm điều xấu đó, họ vẫn không được ngã theo. Họ phải can đảm từ chối một cơ hội làm giàu bất chính, một liên minh bất công, một mối quan hệ tội lỗi…. Dĩ nhiên điều đó không dễ chút nào, nhưng đã là môn đệ Đức Giêsu, họ không có chọn lựa nào khác.
Con người theo Phụng vụ Mùa Chay biết mình tự thân chỉ là cát bụi,nhưng là “cát bụi tuyệt vời “. Nó vẫn tuyệt vời ngay khi trở về với cát bụi trong một chiều ” lá úa trên cao rụng đầy “, chứ không phải chỉ tuyệt vời khi “vươn hình hài lớn dậy ” mà thôi.
Đức tin dạy cho chúng ta biết rằng “Hạt bụi” là chúng ta, được tình yêu Thiên Chúa gọi vào hiện hữu và chia sẽ sự sống bất diệt của Người. Kiếp người cho dù có đau thương, có bi đát, đôi lúc tưởng chừng bóng tối lấn lướt ánh sáng,nhưng cuối cùng sự sống, chân lý, tình thương vẫn mạnh hơn tất cả.
Ước gì mỗi người Kitô hữu đều có bản lãnh của Đức Giêsu để chiến thắng sự nặng nề, nhỏ mọn của bản thân; luôn luôn cậy dựa vào Thiên Chúa, sống Mùa Chay thánh thiện để đón nhận nhiều Ơn Phúc Chúa ban.
CHÚA NHẬT I MÙA CHAY- Năm B
HÀNH TRÌNH HOÁN CẢI VÀ TIN VÀO TIN MỪNG – Lm. Phêrô Lê Văn Chính
Mùa chay cũng là thời gian sám hối và đổi mới, thời gian chúng ta cùng tham dự với Chúa Giêsu vào cuộc lữ hành thiêng liêng, một cuộc ra đi từ sự chết đến sự sống, từ thân phận tội lỗi và nô lệ để đến với Thiên Chúa là Đấng hằng sống và mời gọi chúng ta tham dự vào sự sống của ngài. Ngay từ bài đọc thứ nhất, chúng ta được nghe tường thuật về giao ước của Thiên Chúa với Nôê sau trận lụt hồng thủy. Trận lụt hồng thủy là trận lụt tiêu diệt mọi loài trên mặt đất lớn nhất trong lịch sử loài người. Nguyên nhân là vì con người đã phạm tội làm mất lòng Thiên Chúa. Thiên Chúa là Đấng hằng sống và đã tạo dựng loài người, lẽ nào Thiên Chúa lại tiêu diệt con người như thế. Thiên Chúa rất hối tiếc vì đã tiêu diệt loài người, và vì thế Thiên Chúa quyết định giao ước với Nôê và chúc phúc cho gia đình ông. Giao ước này mở ra một thời kỳ đầy hứa hẹn. Thiên Chúa bảo đảm, hứa hẹn với con người là sẽ không bao giờ tiêu diệt loài người nữa và ban cho họ dấu chỉ là cái mống trên bầu trời để nhắc nhớ giao ước giữa Thiên Chúa với con người.
Thánh Phêrô khai triển ý nghĩa của cuộc hành trình thiêng liêng của người kitô hữu cùng với Chúa Giêsu nhờ bí tích rửa tội họ đã lãnh nhận. Chúa Giêsu là Đấng công chính, người đã đón nhận cái chết thập giá cách bất công nhưng nhờ đó người chết cho chúng ta là những người tội lỗi để chúng ta tất cả được tha thứ và được dẫn đưa đến cùng Thiên Chúa. Thánh Phêrô nhắc nhở chính nhờ Thánh Thần mà Chúa Giêsu đã chết, được phục sinh trong quyền năng và giải thoát cho mọi người còn đang bị giam cầm trong tội lỗi vì bất vâng phục. Tất cả những điều này báo trước phép rửa, qua đó chúng ta cũng được giải thoát khỏi tội để đến với Thiên Chúa hằng sống và khởi đầu một đời sống mới trong ân sủng Thánh Thần.
Các bài đọc vì thế hướng chúng ta cùng tham dự vào cuộc xuất hành mới với vị lãnh đạo mới là Đức Giêsu, người sẽ dẫn chúng ta trong cuộc hành trình thiêng liêng để đi từ sự chết đến sự sống bất diệt. Tin mừng theo Marcô tường thuật câu chuyện Chúa Giêsu chịu cám dỗ nơi hoang địa, rất có thể là hoang địa ở miền Giuđêa nơi Gioan Tẩy giả làm phép rửa. Vừa sau khi chịu phép rửa ở sông Giorđan, Chúa Giêsu được Thánh Thần thúc đẩy đi vào hoang địa để ăn chay cầu nguyện bốn mươi đêm ngày. Để khởi đầu sứ vụ rao giảng Tin mừng cứu độ, Chúa Giêsu đón nhận phép rửa và lãnh nhận Thánh Thần, đồng thời Thánh Thần thúc đẩy người đi vào hoang địa để chiến đấu chống lại cám dỗ. Về ý nghĩa, hoang địa nhắc nhở lại hành trình ở hoang địa Sinai xưa khi dân Ítraen rời bỏ đất Ai cập để dấn thân theo lời mời gọi của Thiên Chúa qua Môisen. Chúa Giêsu vào hoang địa, người sống lại hành trình thiêng liêng của Ítraen, người cũng sẽ chịu những cám dỗ của ma quỉ. Trong khi Ítraen xưa kia đã vấp ngã dưới những cám dỗ thì giờ đây Chúa Giêsu sẽ chiến thắng và hướng dẫn một cuộc xuất hành mới, người sẽ khai mạc thời đại Đấng cứu thế bằng việc rao giảng Tin mừng của người và lôi kéo một nhân loại mới, biết tỉnh thức dưới sự hướng dẫn của Thánh Thần theo gương của người để chiến thắng mọi cám dỗ của ma quỉ, biết hoán cải và tin vào Tin mừng.
Con số bốn mươi ngày thật là ý nghĩa, gợi nhớ lại thời gian bốn mươi năm của dân Chúa trong sa mạc Sinai. Tin mừng nói rõ trong suốt bốn mươi ngày, Chúa Giêsu chịu cám dỗ bởi Satan. Satan là tên gọi của kẻ thù bí nhiệm vẫn luôn chống lại việc thực hiện Nước Chúa. Về nội dung những cám dỗ của Satan, thánh Marcô không thuật lại rõ, chỉ vắn tắt nói người chịu cám dỗ bởi Satan và để cho độc giả tìm hiểu những cám dỗ mà Chúa Giêsu đã gặp trong suốt thời gian thực hiện sứ vụ rao giảng của người. Đồng thời thánh sử ghi một cảnh tượng thơ mộng, người ở giữa các loài dã thú, và các thiên thần hầu hạ người. Hình ảnh này gợi lại những lời tiên báo của tiên tri Isaia (11,6) mô tả thời đại thanh bình của Đấng cứu thế, lúc đó sói sẽ sống chung với chiên, báo nằm ngủ với dê con, và một trẻ thơ sẽ chăn dắt chúng. Thánh sử Marcô muốn mô tả Chúa Giêsu như một con người mới sống hoà hợp với trời và đất, hoàn toàn vâng phục theo thánh ý Thiên Chúa, Người sẽ trở nên vị Mục tử của đoàn dân mới của Thiên Chúa biết sống vâng phục theo thánh ý Thiên Chúa. Về những cám dỗ Chúa Giêsu thường phải đương đầu trong cuộc đời rao giảng, chúng ta có thể hình dung người vẫn luôn bị cám dỗ dùng quyền năng Thiên Chúa để làm cho triều đại Nước Chúa biểu lộ một cách đắc thắng thay vì phải sống khiêm nhường và vác thập giá đón nhận cái chết đau khổ. Chúa Giêsu đã chiến thắng cám dỗ này của ma quỉ khi người đón nhận một đời sống khiêm nhường vâng phục Thánh ý Chúa Cha và chu toàn công việc rao giảng của mình cho đến chấp nhận bị bắt bớ, đương đầu với những tố cáo của người do thái và bị kết án chịu đóng đinh chết trên thập giá. Cho đến cùng, người luôn tỏ ra hiền lành và trung tín thực thi con đường khổ nạn thập giá và mở đường cho nhân loại mới biết sống vâng phục và vác thập giá mỗi ngày.
Kết thúc thời gian chay tịnh bốn mươi đêm ngày ở hoang địa và chiến thắng cám dỗ của ma quỉ, Chúa Giêsu khởi đầu công việc rao giảng Tin mừng Nước Thiên Chúa. Đây là lời loan báo đầy niềm vui ơn cứu độ của Thiên Chúa ban tặng nhờ người con một là Đức Giêsu. Niềm vui này hệ tại đón nhận Đức Giêsu Kitô, Đấng cứu thế, người Con một của Thiên Chúa mà các tiên tri đã loan báo: “Thời gian đã hoàn tất, Nước Thiên Chúa gần đến. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin mừng”. Sám hối và tin vào Tin mừng là điều căn bản để xứng đáng đón nhận Nước Thiên Chúa. Sám hối là thay đổi lòng trí để trở về với Thiên Chúa. Lòng trí con người là nơi hướng dẫn mọi tư tưởng và mọi hoạt động. Thay đổi lòng trí là sự thay đổi triệt để nhất để con người biết từ bỏ những lối sống kiêu căng, tham lam, ích kỷ, gian dâm, ngoại tình để từ nay biết sống phù hợp với Nước Chúa và Tin mừng Chúa Giêsu rao giảng.
Những cơn cám dỗ luôn khiến chúng ta phải chọn lựa. Chọn lựa của Chúa Giêsu là dứt khoát mạnh mẽ từ chối hoàn toàn những lời cám dỗ phù phiếm của ma quỉ và tuyệt đối trung tín với Thiên Chúa không một chút nhân nhượng hay thỏa hiệp. Vì thế, dám can đảm để chiến đấu chống lại các cám dỗ của ma quỉ để sống đời sống mới trong Chúa là lời mời gọi của Lời Chúa của tuần I mùa chay. Đây cũng là bước đầu của hành trình hoán cải thiêng liêng mà chúng ta bắt đầu dấn thân từ khi lãnh bí tích rửa tội. Hành trình này bao gồm những việc căn bản là sám hối và tin tưởng vào Tin mừng Chúa Giêsu rao giảng, đồng thời chu toàn theo thánh ý Thiên Chúa với những công việc bổn phận hằng ngày. Đây quả là một hành trình khó khăn vì con người của chúng ta vốn tội lỗi yếu hèn, chúng ta luôn muốn trở về với con người cũ tội lỗi của mình. Chúng ta cần khôn ngoan để luôn biết cầu nguyện và chay tịnh để nhờ sức mạnh của Thánh Thần Chúa Giêsu nâng đỡ chúng ta trong cuộc hành trình này.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 5 PHỤC SINH (17/05/2025) .: TÌNH YÊU ĐIỀU RĂN MỚI (17/05/2025) .: LỜI TRĂN TRỐI YÊU THƯƠNG (17/05/2025) .: HÃY GIEO YÊU THƯƠNG (17/05/2025) .: PHÙ HIỆU CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ CHÚA GIÊSU (17/05/2025) .: AI YÊU THƯƠNG ĐỀU LÀ KITÔ HỮU (17/05/2025) .: TÔI LÀ MÔN ĐỆ CỦA ÁI? (17/05/2025) .: YÊU NGƯỜI NHƯ CHÚA (17/05/2025) .: YÊU NHƯ THẦY ĐÃ YÊU (17/05/2025) .: GIỚI RĂN MỚI (17/05/2025) .: HÃY YÊU NHƯ LÒNG DẠ THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA (17/05/2025) .: CÁC CON HÃY THƯƠNG YÊU NHAU (17/05/2025) .: PHỤC VỤ NHIỀU HƠN VÀ ÍT XÉT ĐOÁN HƠN (17/05/2025) .: ĐIỀU MÀ YÊU THƯƠNG LÀM ĐƯỢC (17/05/2025) .: QUA YÊU THƯƠNG, MỌI SỰ TRỞ NÊN MỚI (17/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam