Flag Counter

Tìm hiểu giáo lý

Thống kê truy cập

Đang online: 36

Tổng truy cập: 1376743

CHẬT HẸP

Chật hẹp – Lm. Vũ Đình Tường

Có người hỏi Đức Kitô phải chăng chỉ có một số người được nhận ơn cứu độ? Đức Kitô trả lời người đó là: “Hãy chiến đấu để qua cửa hẹp mà vào, vì tôi nói cho anh em biết: có nhiều người sẽ tìm cách vào mà không thể được” Luca 13,24

Câu trả lời của Đức Kitô gây ngạc nhiên không nhỏ. Trước hết chúng ta hãy tìm hiểu í nghĩa cánh cửa hẹp. Thứ nhất, cửa thì luôn nhỏ hơn cổng. Cửa mà lớn hơn cổng sẽ trở thành dị hình, cấm địa, ngăn cản người ra vào. Thứ hai, vì là cửa hẹp nên việc ra vào không dễ dàng. Muốn ra vào cửa hẹp phải khắc chế, loại bỏ ‘mỡ béo’ không cần thiết ngăn cản ta lọt qua cửa. Loại bỏ bất cứ gì ngăn cản ta vào nước trời, những gì không mang lợi ích cho người và cho mình. Thứ ba, vì là cửa hẹp mỗi lần chỉ một người đi lọt và phải cố gắng mới có thể đi lọt vì thế không thể kết đảng, lập bè, tạo phái để cùng tiến vào. Thứ tư, cửa đó không phải mở vĩnh viễn mà đến một ngày giờ nhất định không ai biết trước cửa đó sẽ đóng. Một khi cửa đóng không ai có quyền mở trừ người giữ cổng. Ở đây chúng ta cũng dành vài hàng cho chữ đóng. Chữ đóng đây có lẽ ít nhắc đến cửa đóng, then gài nhưng nhấn mạnh đến tâm hồn đóng kín của người muốn qua cửa. Đóng kín tâm hồn không đón nhận lời mời qua cửa hẹp. Đóng kín tâm hồn để người đó phán đoán sai sự thật cho rằng cửa đó mở thường trực vĩnh viễn và người đó bất cứ khi nào muốn có thể ra vào tuỳ í. Thứ năm, cửa hẹp không phải nói đến vật chất tạo cửa mà nói đến con người giữ cửa. Người vừa là cửa vừa là người giữ cửa là chính Đức Kitô khi Ngài tuyên bố rõ:

Tôi là cửa, ai qua tôi mà vào thì sẽ được cứu. Người ấy sẽ ra vào và gặp được đồng cỏ. Gioan 10,9

Qua cuộc tử nạn và thập giá của Đức Kitô, Người mở cửa thiên đàng cho nhân loại. Chúng ta bước theo thập tự Đức Kitô để được vào nước Ngài. Để bước qua cửa đó chúng ta cần kiên trì, cố gắng hết khả năng chống lại chước ma quỉ cám dỗ, chống lại bất cứ điều gì ngăn cản ta mến Chúa, yêu người. Những ai cố gắng làm điều đó đều được vào, bất kể người đó là dân Chúa chọn hay người đó là dân ngoại. Tất cả đều được mời. Bất cứ ai chân thành đáp lại lời mời sẽ được vào.

Một vài tư tưởng diễn giải sai trái giáo huấn của Đức Kitô. Hướng dẫn gây hiểu lầm cho đức tin nông cạn. Thứ nhất nói Thiên Chúa không loại ai ra khỏi nước của Ngài vì thế không cần phải làm gì cũng được vào nước Thiên Chúa. Thứ hai cho rằng làm thế nào một Thiên Chúa yêu thương lại có thể ngăn cản con người vào nước của Ngài. Nếu Ngài làm như thế thì đâu còn là một Thiên Chúa yêu thương nữa. Hai tư tưởng lí luận hợp lí này có được một số tín đồ. Hãy cẩn thận với lí luận lầm lạc đó vì nó không ăn khớp với giáo lí của Đức Kitô. Ngài dậy chúng ta phải cố gắng phấn đấu để vào nước Ngài. Một người không đón nhận lời Chúa, không quan tâm đến giáo huấn của Ngài, thờ ơ với nỗi thống khổ của anh em họ có thực sự cần đến Thiên Chúa và cần đến tha nhân chăng. Đức Kitô nói rõ cho chúng ta hay ngoài Ngài ra không ai có khả năng hay cách nào khác dẫn chúng ta đến nước của Ngài.

Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai có thể đến với Chúa Cha mà không qua Thầy Gioan 14,6

Điều này cho thấy không còn cửa hẹp thứ hai, không còn con đường nào khác ngoài Đức Kitô. Ngài là cánh cửa duy nhất, con đường duy nhất dẫn dến nước trời. Kitô hữu từ chối cửa hẹp đi theo con đường rộng mở là trái với giáo huấn của Đức Kitô. Từ chối nhận biết Đức Kitô nhưng mong được Ngài biết đến là điều nghịch lí. Không cố gắng phấn đấu vào nước trời đòi được đối xử như kẻ cố gắng phấn đấu vào nước trời là đòi hỏi ngang ngược, nghịch lí.

 

42. Chú giải mục vụ của Hugues Cousin

NHỮNG NGƯỜI DO THÁI BỊ LOẠI BỎ VÀ DÂN NGOẠI ĐƯỢC KÊU MỜI

Điệp khúc mở vào giai đoạn hai của cuộc hành trình (c.22) không chỉ nhắc tới đích điểm địa lý của cuộc hành trình này; nó còn loan báo một thông tri quan trọng sẽ được cung cấp trong cảnh tiếp theo (13,31-35).

Trình thuật này được dẫn nhập bằng câu 23. Một người lạ mặt hỏi: Phải tin ai? Phải tin các Kinh sư, là những người khẳng định rằng: Mọi người Israel đều tham dự vào thế giới tương lai (Misnha, Sanhedrin X, 1) hay tin những kẻ khác, đối với những người này những kẻ bị hư đi thì nhiều hơn những kẻ sẽ được cứu thoát (Edras quyển thứ tư IX, 15)? Cách thế mà Chúa Giêsu dùng để nói về tính cách cấp bách của việc hoán cải (13,3-5) phải chăng không xếp Ngài vào nhóm thứ hai?

Nhưng Chúa Giêsu lại không quan tâm đến vấn nạn kiểu kinh viện này. Trước khi trả lời, Ngài đóng khung nó bằng cách nói với tất cả các người xung quanh (cùng một cảnh như ở 12,13-14) và nhấn mạnh đến sự cố gắng:”Hãy chiến đấu để vào phòng tiệc qua được cửa hẹp” (c. 24). Thực vậy, điều quan trọng là mỗi người phải thay đổi cách sống. Chính vì thế, lời đáp của Chúa Giêsu không xác định về số ít người được cứu thoát nhưng về tính cách nghiêm trọng của cuộc sống hiện tại của con người. Nhiều người sẽ chen chúc vào cửa hẹp mà không vào được. Ngoài việc cửa hẹp dẫn đến niềm vui của bàn tiệc, thực ra còn phải nói đến một yếu tố thứ hai: thời gian gấp rút vì cửa sắp đóng. Tìm cách vào, giữa đám đông hỗn độn, ở phút chót là chuốc lấy thất bại.

Khi nói đến thời điểm mà cửa sẽ đóng, lời cảnh cáo trở thành đe doạ: Việc đóng cửa lại do lệnh của một nhân vật chủ chốt, ông chủ nhà, mà không ai khác hơn là những kẻ đối thoại với Ngài mới xin mở cửa cho họ và do đó, họ phải nhắc đến việc trước đây họ cùng ăn uống với Ngài (x. 7,36; 11,37; 14,1) và đã có nghe Ngài giảng dạy. Nhưng lời đáp nhắc tới hai lần”Ta không biết các anh từ đâu đến” –điều này, trong ngôn ngữ Kinh Thánh (x. Am 3,2) có nghĩa là:”Ta không chọn các ngươi, các ngươi không thuộc về những kẻ được chọn”. Ở đây không hề có việc tuỳ tiện theo ý ông chủ: bằng cách gián tiếp trích Thánh vịnh 6,9. Chúa Giêsu nói rằng họ bị loại bỏ bởi vì họ làm điều xấu. Có những liên hệ – hời hợt với vị Sứ Giả cũng chẳng ích lợi gì khi mà người ta không chịu hoán cải. Chẳng ai tự động mà được cứu rỗi. Việc thuộc về dân mà Thiên Chúa đã ký Giao Ước với Sinai, và là dân đầu tiên được nghe giảng Tin Mừng nơi công cộng và trong các hội đường, cũng chẳng cho người ta được tấm vé vào Nước Thiên Chúa đâu. Điều cần thiết phải làm là hoán cải và đón nhận lời rao giảng ấy.

Từ đó, Chúa Giêsu đi đến hai xác quyết (cc. 28-29). Trước hết, việc loại ra khỏi Vương Quốc đến liền sao phổ quát ở câu 27 sẽ gây ra khóc lóc và nghiến răng, giận dữ và hối hận cay đắng nơi kẻ đối thoại với Ngài. Bực bội, họ sẽ thấy những tín hữu Israel đích thực, đại diện bởi các tổ phụ và tất cả các ngôn sứ, hưởng hạnh phúc và bình an, đặc điểm của Vương Quốc trong khi chính họ phải ở lại bên Ngài. Thay chỗ của họ – xác quyết thứ hai: – thiên hạ sẽ đến từ bốn phương trời: đó là những dân tộc ngoại giáo sẽ vào tham dự ơn cứu độ vĩnh hằng. Khi dùng đề tài Kinh Thánh nói về các dân tộc hành hương về Giêrusalem để dâng lễ vật tôn thờ Thiên Chúa (x. Is 60,3tt), Chúa Giêsu để ý không nói đến tên của thành; vì vậy, thành này không còn là địa điểm nơi mà Thiên Chúa muốn người ta tôn thờ Ngài nữa: Vương Quốc là một thực tại siêu việt. Với hình ảnh được thanh lọc khỏi mọi tính cách quốc gia chủ nghĩa đó, Chúa Giêsu thêm một hình ảnh ở Is 25,6. Bữa tiệc trong Thế giới mới diễn tả một hiệp thông trọn vẹn giữa con người với Đấng cứu thoát họ:”Thiên Chúa sẽ dẫn đưa những kẻ được tuyển chọn vào tình thân mật với Ngài và biến họ thành những người nhà của Ngài” (J.Schlosser).

Phần kết luận (c.30) làm ta nhớ đến sấm ngôn của ông Simêon khi ông nói về sứ vụ của Chúa Giêsu như duyên cớ cho nhiều người Israel phải vấp ngã hay được chỗi dậy (2,34) và nhắc lại rằng Vương Quốc sẽ kéo theo sự đảo ngược các tình trạng của con người (x. những mối phúc và hoạ ở 6,20-26). Giữa những kẻ đến sau cùng có nhiều kẻ sẽ vượt lên truớc những kẻ kỳ cựu, mặc dù những người này đã được các ngôn sứ loan báo từ lâu về việc Vương Quốc ngự đến. Tuy nhiên đây cũng không phải là luật tổng quát: câu kết luận hiểu ngầm rằng những kẻ kỳ cựu đến trước nhất sẽ chia sẻ chỗ nhất với những kẻ mới đến từ khắp thế giới. Ở Luca, lời Chúa Giêsu nói đây rõ ràng thuận lợi cho Israel hơn là ở những đoạn song song của Marcô và Matthêu.

Lời cảnh cáo có tính cách ngăn đe trước hết được nói với các thính giả Do Thái ở Giuđê – Galilê vào những năm 28-30; dưới cái nhìn của Luca, chỉ một số ít trong họ đã hoán cải, như nhóm Mười Hai và các môn đệ khác, và có thể vào được Nước Trời. Trong các thính giả này đặc biệt được nhắc tới, cũng là số ít thôi, những kẻ dám làm điều bất chính tột độ cộng tác vào việc hành quyết Chúa Giêsu (xcc. 31-35). Nhưng đừng quên rằng những lời Tin Mừng này vẫn còn tính thời sự và là tiếng mời gọi hoán cải. Sẽ càng không có việc cứu rỗi tự động cho các Kitô hữu cứ khất lần đến ngày mai. Việc canh tân đời sống luôn luôn cần được lặp lại không ngừng. Đối với mọi người, cửa đều hẹp cả: những ai trong họ làm điều bất chính không có thể nại vào sự thân thiết hời hợt với Chúa Kitô để xin mở cửa sau khi cửa đã đóng rồi.

 

43. Chú giải của Noel Quesson

Trang Tin Mừng của Luca mà chúng ta đọc hôm nay là một bức tranh ghép gồm những bản văn:

Câu 24, khung cửa hẹp (Mt 7,13) trong bài giảng trên núi.

Câu 25, “thưa ngài, mở cửa cho chúng tôi với” (Mt 25,11) là kết luận của dụ ngôn mười cô trinh nữ khôn ngoan và rồ dại.

Câu 26, “Ta không hề biết các ngươi” (Mt 7,22) là một giáo huấn về sự cầu nguyện.

Câu 28, “từ phương đông sang phương tây, nhiều người sẽ đến dự tiệc” là kết luận của việc chữa lành người đầy tớ của ông đại đội trưởng dân ngoại (Mt 8,11).

Câu 30, “những người sau rốt trở thành những người đầu tiên” (Mt 19,30 và 20,16).

Vậy Luca liên kết những lời mà Đức Giêsu đã nói trong những trường hợp khác nhau. Tuy nhiên chúng ta có một bản văn mang tính nhất quán cao: Khi trả lời câu hỏi về con số người được chọn. Đức Giêsu khẳng định hai chân lý có vẻ trái ngược nhau. Cánh cửa Thiên đàng thì hẹp, nhưng những dân ngoại sẽ đến đông đủ, tiến vào bàn tiệc của Đấng Mêsia, còn những người đầu tiên được mời ở lại bên ngoài.

Trang sách này của Luca mà chúng ta đọc hôm nay là kết quả của sự cầu nguyện, của việc dạy giáo lý thờ phụng của các cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi. Trong một chừng mực, chúng ta thấy xuất hiện một dụ ngôn mới gồm toàn những câu của Đức Giêsu, mặc dù không trực tiếp là dụ ngôn của Người Thay vì ngạc nhiên về sự khám phá này, tại sao chúng ta lại không vui mừng. Đức Giêsu đã không “biết” gì cả, cũng không làm “xơ cứng” điều gì. Hiển nhiên, đây là một điều có chú ý. Người đã thật sự trao Lời cho Giáo Hội Ngay để Giáo Hội nói Lời ấy và thích nghi Lời với các nhu cầu của mỗi thời kỳ lịch sử. Vì danh nghĩa gấp đôi ấy, lòng Tin Mừng của Luca là của Đức Giêsu: Do miệng Chúa nói ra trong những lúc khác nhau… đồng thời cũng là công việc của Đức Giêsu sống động trong Giáo Hội là Nhiệm Thể của Người… “Ai nghe anh em là nghe Thầy”. Một cách đọc Tin Mừng có khoa học thay vì mâu thuẫn với một cách đọc ngây thơ hơn và làm cho chúng ta hoài nghi tính chính thống hẳn phải đến chúng ta đến chỗ chấp nhận thái độ của Luca: Trung tín với suối nguồn… tự do trong Thần Khí… để việc giải thích Lời Chúa luôn luôn sống động và có thể soi sáng những vấn đề của chúng ta hôm nay.

Trên đường lên Giêrusalem, Đức Giêsu đi ngang qua các thành thị và làng mạc mà giảng dạy.

Luca trở lại việc Đức Giêsu đang trên đường lên Thành thánh ở đó chúng ta biết điều gì sắp xảy ra. Đức Giêsu “du hành”. Người không xơ cứng. Người bước đi! Luca, bạn thông hành của Phao lô, nhà “du hành cao cả” đã dùng từ đó tám mươi tám lần. Đời sống Kitô hữu cũng là một cuộc lữ hành, tiến lên phía trước. Phần tôi, tôi có xơ cứng, dừng lại bất động không? Lịch sử với sự tiến hóa của nó là một phần của kế hoạch Thiên Chúa. “Thời gian” là tạo vật của Thiên Chúa. Đức Giêsu đã hội nhập trong thời gian. Người không làm thời gian ngừng lại. “Thầy ở với các con mỗi ngày cho đến tận thế”.

Có kẻ hỏi Người: “Thưa Ngài, những người được cứu thoát thì ít, có phải không?”

Một câu hỏi nóng bỏng, luôn luôn hiện thực. Một câu hòi rất nhân bản, căng phồng máu của những quan hệ tình cảm của chúng ta: Làm sao tôi có thể hưởng hạnh phúc trên trời nếu những Người thân không có ở đó? Một câu hỏi rất tự nhiên: “Bạn chớ đến dự tiệc Nước Trời một mình; trên những nẻo đường bạn đi, bạn hãy cao rao Tin Mừng: Lời Chúa hứa là bánh được ban cho để chia sẻ”. Bất kỳ người nào không ước ao “tất cả” đều được cứu, chính người ấy không thể được cứu, bởi lẽ người ấy không hoàn thành luật của Nước Thiên Chúa là tình yêu phố quát… “Thiên Chúa, Đấng cứu độ chúng ta muốn cho mọi người được cứu độ” (1 Tm 2,4).

Người bảo họ: “Hãy chiến đấu để qua được cửa hẹp mà vào, vì tôi nói cho anh em biết: có nhiều người sẽ tìm cách vào mà không thể được”

Một lần nữa, Đức Giêsu không trả lời trực tiếp. Người không nói những người được cứu sẽ nhiều hay ít. Người làm như thể câu hỏi lý thuyết ấy không làm Người quan tâm và ngay sau đó, Người đưa các thính giả trở về với tránh nhiệm của họ. “Thay vì tranh luận một cách trí thức, bạn hãy làm gì cụ thể để “bước vào” sự sống đời đời… vấn đề là phải vào được!” Sự tò mò về con số người được cứu thoát bộc lộ sự tìm kiếm điều an toàn là điều có thể thiếu lành mạnh: Nếu mọi người đều lên trời, cần gì phải lo lắng? Nếu rất ít người được lên trời, tại sao lại phải tốn bao công sức mà chắc gì đã được? Vì thế, Đức Giêsu đã không xác định con số nhưng trả mỗi Người về với quyết định mà mỗi người phải có đồng thời khẳng định rằng như thế mới là nghiêm túc. Đức Giêsu không muốn “trấn an”, Người muốn người ta sống có trách nhiệm. Từ đây, Người dùng một hình ảnh quen thuộc trong toàn bộ Kinh thánh: Nước Chúa như một phòng tiệc. Nhưng Người thêm: người ta xô đẩy nhau trước cửa vì cửa phòng “hẹp”. Từ Hy Lạp mà chúng ta dịch là chiến đấu là một động từ mạnh bạo “agonizesté” nghĩa đen là “đánh nhau để được vào”. Từ “agonie” (hấp hối) trong tiếng Pháp có ngữ căn lấy từ động từ Hy Lạp: Cuộc chiến đấu cuối cùng của sự sống. Để đem lại ơn cứu độ cho mọi người, Đức Giêsu là người đầu tiên đã chiến đấu, ở vườn Ghet-sê-ma-ni và đồi Gôn-gô-tha.

Người không cho chúng ta lời khuyên nào mà trước hết chính Người đã không sống nó. Trong một đoạn văn khác, Người đã nói rằng “Chỉ những ai mạnh sức mới chiếm được Nước Trời” (Mt 11,12; Lc 16,16).

Để chiếm được Nước Trời, cuộc chiến đấu của tôi là gì? Tôi phải chiến đấu ở điểm chính xác nào, trong hoàn cảnh của tôi, với tính khí của riêng tôi, khi vượt qua những điều kiện giới hạn là những bó buộc đang đè nặng trên cuộc đời tôi?

Thánh Phaolô cũng dùng từ “ngôn” “cuộc chiến đấu” để nói đời sống Kitô hữu là gì.. “Tôi tìm thấy niềm vui trong những đau khổ mà tôi phải chịu, để loan báo Đức Kitô: Đó là công việc và cuộc chiến đấu của tôi” (Côlôxê 1,29; 1 Côrintô 9,25; Côlôxê 4,12; 1 Timôthê 4,lo). “Tôi đã đấu trong cuộc thi đấu cao đẹp, đã chạy hết công đường, đã giữ vững niềm tin”. (2 Timôthê 4,7). Làm thế nào chúng ta lại có ảo tưởng “vào” nước trời mà không phải nỗ lực? Đời sống Kitô hữu không phải là một cái ghế bành. Dĩ nhiên đó là một ơn không mất tiền, ban cho cả những người tội lỗi. Còn phải chấp nhận ơn đó… mà không hoàn toàn khép kín lại trên ơn đó.

“Một khi chủ nhà đã đứng dậy và khoá cửa lại, mà anh em còn đứng ở ngoài, bắt đầu gõ cửa và nói: `Thưa ngài, xin mở cho chúng tôi vào!’, thì ông sẽ bảo anh em: `Các anh đấy ư? Ta không biết các anh từ đâu đến!’

Dụ ngôn mạnh mẽ tiếp tục: Cánh cửa vốn đã hẹp giờ đây đóng kín. Lời mời gọi bước vào trở nên cấp bách: Thời gian gấp lắm, ngày mai sẽ quá trễ. Ngay hôm nay phải “bước vào trong Nước Trời”. Vâng, đối với tôi, thêm một ngày cũng là quá trễ. Tôi còn lại bao nhiêu thời gian? Chúng ta phải sống mỗi ngày như thể đó là ngày sau rốt.

Bấy giờ anh em mới nói: ‘Chúng tôi đã từng được ăn uống trước mặt ngài, và ngài cũng đã từng giảng dạy trên các đường phố của chúng tôi.’ Nhưng ông sẽ đáp lại: ‘Ta không biết các anh từ đâu đến. Cút đi cho khuất mắt ta, hỡi tất cả những quân làm điều bất chính!’

Dân Israel, ý thức về giá trị của Giao ước khó mà chấp nhận những người dân ngoại bước vào trong Nước Thiên Chúa. Giáo trưởng Méir viết: “Để trở nên một con cái của đời sau, phải cư ngụ trên đất nước Israel, nói tiếng Do Thái là ngôn ngữ thánh và sáng chiều đọc kinh Shema Israel”. Trái lại, đối với Đức Giêsu, những đặc quyền về chủng tộc này không đáng kể. Lời cảnh cáo nghiêm khắc của Đức Kitô trước tiên áp dụng cho những người đã từng được ăn uống trước mặt Người, và những người đã từng nghe Người “giảng dạy” giờ đây áp dụng cho chính chúng ta, những người chia sẻ bàn tiệc thánh thể. Một giờ ngắn ngủi sống với Đức Giêsu ngày Chúa nhật không thể bù đắp tất cả những giờ khác trong tuần mà chúng ta dùng làm điều ác xa cách Người.

“Bấy giờ anh em sẽ khóc lóc nghiến răng, khi thấy các ông Áp-ra-ham, I-xa-ác và Gia-cóp cùng tất cả các ngôn sứ được ở trong Nước Thiên Chúa, còn mình lại bị đuổi ra ngoài. Thiên hạ sẽ từ đông tây nam bắc đến dự tiệc trong Nước Thiên Chúa. “Và kìa có những kẻ đứng chót sẽ lên hàng đầu, và có những kẻ đứng đầu sẽ xuống hàng chót.”

Cách nói này có thể cho chúng ta cảm tưởng rằng những người có thiện chí, thật sự tìm cách vào Nước Trời bị loại trừ một cách độc đoán bởi quyết định độc tài của một ông chủ không có lòng thương xót. Hẳn đó là một bức ảnh biếm họa về Thiên Chúa. Thiên Chúa không tàn nhẫn và bất công. Thật vậy, ai không vào được bữa tiệc chỉ có thể trách cứ chính mình. Quả thật, ngay cả dân ngoại, bởi một thái độ quay ngược lại (kẻ đứng chót sẽ lên hàng đầu!) sẽ đến từ mọi phương trời. Thiên Chúa đã làm tất cả để cánh cửa nổi tiếng là “hẹp” ấy, thật ra đó là sự nghiêm trọng của vĩnh cửu, trở thành một cánh cửa mở rộng cho mọi người không phân biệt.

Số phận bi thảm của Israel, được mời gọi đầu tiên, đã bị các dân tộc khắp nơi vượt qua phải thức tỉnh sự mê ngủ của chúng ta. Người ta không thể vào Nước Trời như thế, nghĩa là không nhận thức điều vừa nói. Phải ao ước có Phải chiến đấu vì nó. Phải chọn Đức Giêsu. Thuộc về một nhóm người, một chủng tộc, một gia đình, hoặc thực hành một vài nghi thức không thể đem lại cho chúng ta một sự an toàn nào, có chăng chỉ là ảo tưởng… Điều chủ yếu là sự dấn thân bằng tất cả con người chúng ta trong mọi lúc, theo Đức Giêsu. Và nhất là, chúng ta chớ phán xét những người khác. Chúng ta biết được hai điều: 1% về phía Thiên Chúa, tất cả đã sẵn sàng để cứu chuộc mọi người… 2% về phía con người, chỉ cần có sự nghiêm túc của tự do, tự do này có thể từ chối ơn Thiên Chúa ban cho và tự do này là một cuộc chiến đấu… ở trần gian này, chúng ta không bao giờ biết được có phải tự do ấy no anh em chúng ta đã nói tiếng nói sau cùng. Sự gặp gỡ sau cùng với Thiên Chúa vào lúc chết phải là hồi chung cuộc. Mọi người đều đã hiểu rằng tiền đặt cuộc siêu nhiên ấy chỉ có thể trở thành “cứu độ” với Thiên Chúa: Chớ đến dự tiệc Nước Tròi một mình. Trên những nẻo đường bạn hãy loan báo Tin Mừng: Lời Chúa hứa là bánh được ban cho để chia sẻ: Thiên Chúa thúc giục các bạn bước vào nơi ở duy nhất và quy tụ các bạn trong tình yêu. Lạy Đức Giêsu, niềm hy vọng của con người, xin làm cho chúng con trỏ thành những chứng nhân ơn cứu chuộc của Ngài.

 

44. Chú giải của Fiches Dominicales

DỤ NGÔN CỬA HẸP

VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI

  1. Vào qua cửa hẹp

Một lần nữa Luca xác định Đức Giêsu đang “trên đường lên Glêrusalem”. Một nhận xét có tính thần học hơn là địa lý: Người đang tiến gần đến Thành Thánh, nơi chính Người phải đi trước qua “cửa hẹp” của cuộc khổ nạn để dẫn đưa anh em mình vào dự tiệc Nước Trời. Sau đó, Người còn tuyên bố trong câu 33: “Tôi phải tiếp tục đi, vì một Ngôn sứ mà chết ngoại thành Giêrusalem thì không được”.

Chính lúc đó một người đối thoại vô danh – Luca viết: “Có kẻ hỏi Đức Giêsu: ‘Thưa Ngài, những người được cứu thoát thì ít, có phải không?’. Một vấn nạn thường được đưa ra tranh luận giữa các kinh sư và luật sĩ thời đó: kẻ thì bảo “mọi người Israel sẽ được dự phần vào thế giới đang đến”, người khác lại quả quyết “chắc chắn số kẻ bị hư mất sẽ nhiều hơn số người được cứu”.

Theo thói quen thường làm trong tình thế tương tự, Đức Giêsu tránh không trả lời trực tiếp câu hỏi có tính lý thuyết của người đối thoại, nhưng mượn một dụ ngôn, trong trường hợp này là dụ ngôn Cửa Hẹp, Người đưa ra một lời cảnh báo mạnh mẽ cho thính giả mọi thời, xưa cũng như nam Thay vì đoán xa đoán gần về số lượng ít hay nhiều kẻ sẽ được chọn, tốt hơn họ nên lo cho phần rỗi của chính mình một cách sao cho thật thiết thực. “Hãy chiến đấu để qua được cửa hẹp mà vào người nói rõ như thế. Động từ Hy Lạp được Luca dùng ở đây và được dịch là “Hãy chiến đấu”, chính là “agoomdesthé”: một động từ gợi lên ý tưởng đấu tranh vật lộn, từ đó có chữ “agonie” (có nghĩa là ‘lâm chung’ ‘cuộc vật lộn sau cùng’). Như thế đủ thấy tầm quan trọng mà Đức Giêsu dành cho kiếp sống hiện tại của con người.

  1. Trước khi cánh cửa được khoá lại

Bởi cánh cửa, cái cửa chật hẹp ấy, sẽ được “khoá” lại, nên người ta cần phải khẩn trương đón nhận lời dạy của Đức Giêsu và đem ra thực hành. Thời giờ không còn nhiều. Không hề có chế độ ưu tiên trong việc tham dự bàn tiệc Nước Trời. Đâu phải cứ thuộc giống nòi Abraham, “từng được ăn uống trước mặt Ngài”, từng được nghe Ngài giảng dạy trên các đường phố của mình, là đương nhiên được Đức Giêsu, vị chủ nhà, mở cho vào khi gõ cửa. Nhưng là phải biết đón nhận lời loan báo nước Trời và mau mắn hoán cải, nếu không sẽ phải nghe tiếng trả lời từ trong nhà: “Ta không biết các anh từ đâu đến. Cút đi cho khuất mắt Ta, hỡi tất cả những quân làm điều bất chính”.

Thật đau đớn vỡ mộng cho những kẻ tưởng rằng cứ thuộc về dân của Chúa là đương nhiên nắm chắc trong tay tấm vé vào dự bàn tiệc Nước Trời. Họ sẽ phải đứng ngoài cánh cửa đã khép kín, trong lúc cả một đám đông dân ngoại “từ đông tây nam bắc đến dự tiệc trong Nước Thiên Chúa”.

Và để hoạ lại lời tiên tri của ông già Ximêon: “Cháu bé này làm duyên cớ cho nhiều người Israel ngã xuống hay đứng những kẻ đứng chót (dân ngoại) sẽ lên hàng đầu, và cả những kẻ đứng đầu (dân Đo Thái) sẽ xuống hàng chót”. Hugues Cóusin lưu ý, “Lời cảnh báo được gởi đến trước hết cho những thính giả Do thái cư ngụ ở Giuđê là Galilê trong những năm 28-30. Tuy nhiên chúng ta đừng quên: những lời của Phúc Âm luôn luôn mang tính hiện tại và nhằm mời gọi một sự hoán cải. Không thể có một thứ ơn cứu độ dọn sẵn cho những Kitô hữu không lo thực hành ngay việc canh tân liên lỉ đời sống mình” (“L’evangilc de Luc”, Centurion, trg 198-199).

BÀI ĐỌC THÊM:

  1. Quyền công dân Nước Trời

“Nước Thiên Chúa là một thực tại mầu nhiệm. Nước ấy hiện diện như một hạt giống bé nhỏ đang vươn lên thành cây cao bóng cả. Nó được vùi vào trong bột như chút men làm dậy cả khối bột. Để được đự phần vào nước ấy, con người phải để cho Nước ấy biến đổi, phải để cho men của Nước ấy làm dậy bột. Nếu chỉ đóng vai kẻ ngoài cuộc hay kính nhi viễn chi thôi thì không đủ phải bước vào, mà cánh cửa lại chật hẹp, nó chỉ mở ra cho những ai nỗ lực bước qua. Đức Giêsu đã đến giữa nhân thế, và loài người có thể lui tới gặp gỡ Người: “Chúng tôi đã từng được ăn uống trước mặt Ngài, và Ngài cũng đã từng giảng dạy trên các đường phố của chúng tôi”. Nhưng như thế không đủ. Nhưng sau đó phải bước theo Chúa, phải vào trong Nước Trời qua chính cửa hẹp đó, nếu không sẽ mãi là kẻ xa lạ: “Ta không biết các anh từ đầu đến”. Để gặp gỡ Đức Kitô không nhất thiết ưu tiên cho những ai đã từng gần gũi với Người. Dụ ngôn trực tiếp nhắm đến dân tộc đã sinh ra người trên đời, nhưng đồng thời cũng liên can đến tất cả chúng ta. Thuộc thành phần “từ đông tây nam bắc đến dự tiệc, chính chúng ta cũng dễ dàng tháo lui không dám bước qua cửa hẹp. Hành trình của sự hoán cải không có lối đi vòng nào khác: “Cút di cho khuất mắt Ta, hỡi tất cả những quân làm điều bất chính”. Chỉ có một thứ giấy thông hành thôi, đó là phải đổi đời. Chính nó sẽ cấp cho chúng ta quyền công dân của Nước Trời. Khi điều đó được sáng tỏ, chúng ta mới thấy mọi thứ giả tạo sẽ lộ nguyên hình: “Có những kẻ đứng chót sẽ lên hàng đầu, và có những kẻ đứng đầu sẽ xuống hàng chót”.

  1. Trở lại với nguồn mạch Tin Mừng

Dựa vào lời dạy của Đức Giêsu, Thánh Luca muốn đưa ra câu trả lời chính xác cho một tình huống khá cụ thể, trong đó kẻ thuận người chống về vấn đề dân ngoại xin gia nhập Hội Thánh. Người thuận thì cho rằng Nước Thiên Chúa luôn mở rộng cho tất cả những ai tìm kiếm và muốn bước vào. Người chống thì chủ trương phải thuộc thành phần ưu đãi, nghĩa là phải được cắt bì theo luật Do Thái mới được gia nhập. Giáo huấn của Đức Giêsu đã qua rõ. Rõ đến nỗi đụng chạm và gây vấp phạm đến tất cả những ai từng bám vào những đặc ân và ngoại lệ, những bảo hiểm an toàn dành cho những tín hữu “ngoan đạo”. Nhưng Đức Giêsu lại chẳng để ý gì đến chuyện thuộc thành phần nào, chuyện đặc quyền đặc lợi hay việc giữ đúng phép đạo.

Nếu cánh cửa có hẹp, nó vẫn đủ rộng để đón mời mọi người và mỗi người. Nhưng lối vào không thênh thang. Để lọt được vào trong, đòi phải có sự mềm mại của tình yêu đáp trả tình yêu đang thao thức, đang xét xử và đón mời. Ở đây, chúng ta được nghe nhắc lại tầm quan trọng của đức tin và việc sống đạo, mà chủ yếu là thực hành hai giới răn chính mà thực tế chỉ là một giới răn tình yêu. Cần phải lên án cả lối nhìn nghiêm khắc của Jansénisme lẫn chủ trương dễ dãi buông thả, cả sự bối rối sợ hãi lẫn thái độ thoải mái vô tư.

Hãy dẹp sang một bên những bảng thống kê và con số, những suy đoán vô ích, những nỗi lo lắng và tin tưởng vu vơ. Tốt hơn, chúng ta hãy trở về với nguồn suối Tin Mừng. Chính nơi đó người ta tìm được tất cả những gì mình phải là và phải làm, để trở nên và mãi là “công dân Nước Trời”.

 

45. Đường vào Nước Trời – William Barclay

Đây là biến cố đầu tiên trong một loạt các biến cố mới trong chặng hành trình cuối cùng của Chúa hướng về Giêrusalem. Ngài biết tình hình đã đến lúc nghiêm trọng. Ngài biết đây là lần cuối cùng Ngài đi rao giảng sự cứu rỗi cho dân tộc, nên Ngài cố gắng để có thể đạt sứ điệp của Ngài đến cho mỗi thành mỗi làng.

Trong đám thính giả có người hỏi: “Thưa Ngài, phải chăng những người được cứu thoát thì ít?” Chúa không trả lời trực tiếp, nhưng câu Ngài trả lời ngụ ý nhiều người Do thái nghĩ mình được cứu thì lại bị hư mất, có nhiều người ngoại bang mà người Do thái cho là hư mất thì lại được cứu. Chúa Giêsu ví sánh những người phước hạnh của Nước Ngài như một tiệc cưới dọn trong tòa lâu đài. Cửa vào lâu đài này hẹp nên nhiều người được mời từ chối không chịu đi qua. Sau một thời gian cửa này đóng lại, rồi những người không chịu vào kia lại năn nỉ chủ nhà mở lại, nhưng vô hiệu, họ đã bị loại trừ vĩnh viễn, lòng tràn ngập hối hận buồn khổ. Cửa hẹp là cánh cửa của lòng ăn năn sám hối và đặt niềm tin cậy nơi Chúa Giêsu, cơ hội vào rất sẵn sàng, nhưng không phải là vô thời hạn, những kẻ chối bỏ Đức Kitô sẽ bị lọai ra khỏi Nước của Ngài, rồi bấy giờ những người này mới thấy mình dại dột.

Trong câu chuyện, họ khẩn khoản nài xin được vào, chính điều này là lý do buộc tội họ. Đây là hạng người đã biết Chúa rồi, họ đã từng ăn với Ngài, từng được Ngài dạy dỗ. Thế thì tại sao họ lại không nhận Ngài? Những đặc ân ấy chỉ làm tăng thêm tội trạng của họ. Chúa đã từ chối không nhận họ thuộc về Ngài. Như vậy Chúa mô tả nhiều người Do thái bị loại bỏ, rồi thêm một câu không kém kích động về việc tiếp nhận dân ngoại: “Thiên hạ sẽ từ đông tây nam bắc đến dự tiệc trong Nước Thiên Chúa”.

Như vậy Chúa Giêsu đã ứng dụng cách thực tế câu hỏi mà người ta chỉ đặt ra vì tò mò. Chúa dạy chúng ta nhiều điều:

  1. Chúa tuyên bố rằng sự gia nhập Nước Trời không bao giờ là việc đương nhiên, nhưng đó là kết quả và là phần thưởng của một cuộc tranh đấu. Chúa Giêsu phán: “Hãy chiến đấu mà vào” từ ngữ dịch chiến đấu hay gắng sức trong nguyên ngữ có nghĩa là sự “thống khổ”. Sự chiến đấu để vào Nước Trời phải gay go đến nỗi có thể diễn tả như một sự thống khổ của tâm hồn và tinh thần.

Chúng ta dễ sa vào cơ nguy: sinh ra trong gia đình có đạo, sống trong cộng đoàn tin Chúa, hay một khi đã chính thức tin nhận Chúa là đã đi đến cuối đường và bây giờ có thể ngồi chơi như thể đã đi tới nơi, đã hoàn thành mục đích. Đời sống Kitô hữu không bao giờ có cái gọi là chung cuộc. Kitô hữu luôn luôn tiến tới, còn không thì sẽ lùi lại.

Con đường đạo khác nào một cuộc leo núi mà đỉnh chót không bao giờ đạt được ở thế gian này. Người ta nói về hai nhà leo núi nổi tiếng đã chết tên ngọn Everest rằng: “Khi người ta thấy họ lần cuối cùng thì họ vẫn hăng hái tiến lên đỉnh núi”. Người ta đã ghi khắc vào bia mộ một hướng dẫn viên leo núi Alpe chết ở sườn núi rằng: “Chàng chết lúc đang lên”. Con đường Kitô hữu luôn luôn là con đường đi lên, tiến mãi.

  1. Những người đó đã mượn lý do rằng: chúng tôi đã ăn uống trước mặt Ngài, và Ngài cũng từng dạy dỗ trên đường phố của chúng tôi”. Có những người nghĩ rằng họ đã ở trong đạo Chúa thế là đã đủ rồi. Họ có ý phân biệt họ với đám dân ngọai. Nhưng con người sống trong Giáo Hội của Chúa Kitô chưa chắc chắn đã phải là Kitô hữu, những người đó đang hưởng thụ các lợi ích, các tiện nghi mà những người đi trước đã xây dựng nên. Nhưng đó không phải là lý do để ngồi chơi, thỏa lòng và yên trí rằng mọi sự đều tốt đẹp cả. Ngược lại, chúng ta phải tự vấn?” Chúng ta không thể sống bằng cái tất vay mượn của tiền nhân.
  2. Sẽ có những bất ngờ trong Nước Chúa. Những người nổi danh ở thế gian này có thể sẽ rất thấp kém trong đời sau. Những người chẳng ai biết đến trong đời này có thể sẽ là những vương tử ở đời sau. Có câu chuyện về một người đàn bà giàu sang được thế gian này rất mực tôn trọng. Bà ta chết và khi tới thiên đàng thì có một thiên sứ đưa bà đến nhà bà sẽ ở. Bà ta thấy nhiều ngôi nhà xinh đẹp và mỗi lần đi qua bà cứ tưởng nhà đó dành cho bà. Khi đi qua các dãy phố chính ở trên trời, tới khu ngoại ô, tại đó các nhà nhỏ hơn nhiều, và đến cuối phố, gặp một cái nhà chỉ hơn cái lều một chút. Thiên sứ bảo: “Đây là nhà của bà”. Bà nói: “Cái gì vậy? Tôi không thể nào sống trong đó”. Thiên sứ đáp: “Tôi rất tiếc, nhưng đó là tất cả những gì chúng tôi có thể kiến thiết với những vật liệu bà đã gửi lên đây!” Các tiêu chuẩn trên trời không giống các tiêu chuẩn dưới đất. Hạng nhất của thế gian thường sẽ là hạng bét và hạng bét của thế gian là hạng nhất ở trên trời.

 

home Mục lục Lưu trữ