Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 198
Tổng truy cập: 1376507
CHỦ VƯỜN NHO
Chủ vườn nho
Số phận của những kẻ chống lại chủ vườn nho sẽ như thế nào?
Mặc dù đoạn Tin Mừng không nói rõ, nhưng chúng ta cũng thấy được qua câu trả lời của những người nghe Chúa Giêsu:
- Ông sẽ tru diệt bọn hung ác đó và sẽ cho người khác thuê vườn nho để cứ đến mùa, họ sẽ nộp phần hoa lợi.
Từ câu trả lời này, chúng ta bước vào lãnh vực siêu nhiên. Vậy số phận của những kẻ chống lại Thiên Chúa sẽ như thế nào? Chúa Giêsu cũng đã từng lên tiếng về vấn đề này:
- Viên đá bị thợ xây loại bỏ, sẽ trở thành viên đá góc tường. Hễ ai vấp ngã trên viên đá này, thì kẻ ấy sẽ bị dập nát và hễ viên đá này đè lên ai, thì kẻ ấy sẽ bị tan xương.
Câu nói này làm cho chúng ta liên tưởng tới lời cảnh cáo của Chúa Giêsu được gửi tới cho Phaolô trên con đường đi Đamas:
- Khốn cho ngươi, nếu ngươi giơ chân đạp mũi nhọn.
Kinh nghiệm đau thương này đã được thực hiện qua giòng thời gian nơi các dân tộc cũng như nơi những cá nhân.
Trước hết là nơi các dân tộc.
Tôi xin đưa ra hai trường hợp điển hình. Trường hợp thứ nhất, đó là trường hợp của dân Do Thái.
Trong Cựu ước, họ là một dân tộc được Thiên Chúa tuyển chọn và yêu thương cách đặc biệt. Thế nhưng mỗi khi họ quay lưng chống lại Ngài, bằng cách sống bê tha tội lỗi và nhất là quì gối thờ lạy những thần tượng nhảm nhí, thì lập tức đất nước họ bị quân thù dày xéo còn bản thân họ thì bị đi lưu đày, vì khốn cho ngươi, nếu ngươi giơ chân đạp mũi nhọn.
Trong Tân ước, họ là một dân tộc được nghe những lời Ngài truyền dạy và được thấy những việc kỳ diệu Ngài đã làm, thế nhưng cõi lòng họ vẫn chai đá, để rồi những lời Chúa cảnh cáo chỉ là như một thứ nước đổ đầu vịt mà thôi. Họ chống đối Chúa, họ vu oan cho Chúa và sau cùng họ đã giết chết Chúa một cách ô nhục trên thập giá. Nhưng rồi sau đó vào năm 70, thủ đô Giêrusalem đã bị tàn phá bình địa dưới sức mạnh của quân đội La Mã do tướng Titus chỉ huy. Còn bản thân họ thì phải rời bỏ quê hương, tản mát khắp bốn phương trời, mãi cho đến năm 1950, nhờ áp lục quốc tế, họ mới được trở về khôi phục lại đất nước, vì khốn cho ngươi, nếu ngươi giơ chân đạp mũi nhọn.
Trường hợp thứ hai là nước Pháp trong cuộc cách mạng vào năm 1789. Những kẻ khởi xướng cho cuộc cách mạng này đã bài xích Giáo hội, chối bỏ Thiên Chúa, coi lý trí là thần tượng tuyệt đối có thể giải quyết được mọi vấn đề. Thế nhưng hậu quả mà cuộc cách mạng này đã đem lại như thế nào thì lịch sử đã cho chúng ta thấy: máy chém mọc lên ở khắp nơi, rồi cướp của giết người xảy ra ở khắp chốn, đến nỗi chịu không nổi cảnh tượng hỗn độn vô trật tự ấy, Robespierre đã phải truyền dán trên khắp các ngả dường những tấm bích chương với hàng chữ: Nhân dân Pháp tin vào Thiên Chúa. Quả thực, khốn cho ngươi, nếu ngươi giơ chân đạp mũi nhọn.
Bây giờ xuống tới lãnh vực cá nhân, số phận của những kẻ chối bỏ Thiên Chúa cũng không hơn gì. Tôi xin đưa ra hai trường hợp điển hình.
Trường hợp thứ nhất là trường hợp của Mirabeau. Ông là người đi tiên phong cho cuộc cách mạng Pháp, hăng hái đả phá Giáo hội và chối bỏ Thiên Chúa. Nhưng rồi sau đó, ông đã phải đau khổ và tuyệt vọng, nhất là khi phải đối đầu với cái chết. Ông đã chết bằng một cái chết đớn đau và điên khùng.
Trường hợp thú hai là trường hợp của Voltaire. Suốt đời, ông đã tìm cách hạ bệ Thiên Chúa và Giáo hội. Chính ông vàp năm 1753 đã viết: Thiên Chúa phải về hưu vì đã hết thời. Đúng hai mươi năm sau, nghĩa là vào năm 1773 ông đã chết một cách thê thảm, tru tréo như một con chó dại, đến nỗi bà giúp việc phải thốt lên: Nếu quỉ có thể chết, thì cũng không chết một cách dữ tợn hơn Voltaire. Thiên Chúa vẫn còn mãi, nhưng khốn cho ngươi, nếu ngươi giơ chân đạp mũi nhọn.
Từ những sự việc cụ thể xảy ra cho cá nhân cũng như cho dân tộc, tôi muốn đi tới một kết luận:
- Xe trước đã đổ, thì xe sau phải coi chừng.
Xem người phải nghĩ đến thân, bẳng không, nếu cứ bình chân như vại, đắm chìm trong tội lỗi, chắc chắn số phận chúng ta cũng sẽ không hơn gì bởi vì chủ vườn nho sẽ triệt hạ hết những kẻ xằng bậy và sẽ trao vườn nho cho người khác. Như thế có nghĩa là Nước Trời sẽ bị cất khỏi bàn tay chúng ta, đề rồi chúng ta sẽ bị trầm luân muôn kiếp.
20. Làm việc
Bài Tin Mừng là một dụ ngôn và cũng là một ám ngôn, vì vừa hình dung vừa diễn tả sự thật, vừa có tính cách lịch sử vừa có tính cách tiên tri. Vườn nho ám chỉ nước Chúa, được trao cho dân Do Thái. Ông chủ vườn nho là Thiên Chúa. Những người thợ làm vườn nho là giới lãnh đạo, là những người đứng đầu trong dân. Các đầy tớ là hàng loạt các ngôn sứ được Thiên Chúa phái đến đều bị ngược đãi hoặc giết chết. Trước thái độ bất nhân bất nghĩa đó, nước Chúa được chuyển sang một quốc gia khác là Hội Thánh, một dân phổ quát và Công giáo, sẽ lan tràn đến tất cả mọi quốc gia.
Chúng ta thấy dụ ngôn vừa có tính cách lịch sữ vừa có tính cách tiên tri, nghĩa là một đàng diễn tả những biến cố có thực, là những can thiệp của Thiên Chúa trong lịch sử dân Do Thái, và thái độ của dân Do Thái đối với những ngôn sứ Chúa sai đến với họ. Đàng khác, nói tiên tri về đạo Chúa sẽ lan tràn khắp các dân không phải dân Do Thái. Hơn nữa, dụ ngôn cũng cho chúng ta thấy rõ thân thế và sứ mạng của Chúa Giêsu. Những người được sai đến trước Ngài, dù nổi tiếng đến đâu như Elia, Isaia, Giêrêmia, Gioan Tiền Hô… cũng chỉ là đầy tớ, còn Ngài mới là con trai duy nhất của Chúa Cha. Như vậy, bài Tin Mừng hôm nay có nhiều điều đáng lưu ý và ghi nhớ. Sau đây chúng ta tìm hiểu một điều thôi, đó là các tá điền làm vườn nho. Bài Tin Mừng cho biết: ông chủ vừa trồng xong vườn nho, lẽ ra ông phải chăm bón để kiếm hoa lợi, nhưng ông lại cho các tá điền canh tác để đến mùa thu hoa lợi. Điều này nói lên ông chủ tín nhiệm các tá điền. Nhưng có những tá điền đã không làm đúng công việc của mình, họ đã lạm dụng tự do ông chủ ban cho để tìm lợi lộc riêng. Họ đã phụ lòng tín nhiệm của ông chủ. Chúng ta có thể áp dụng như sau: mỗi người chúng ta là một tá điền mà Thiên Chúa trao phó cho một vườn nho, là những ơn phúc và chúng ta có bổn phận phải đem hoa lợi về cho Chúa. Ngài để cho chúng ta hoàn toàn tự do sắp xếp công việc theo sáng kiến riêng và chịu trách nhiệm về những việc chúng ta làm.
Thực vậy, những ơn phúc Chúa ban như những tài năng tinh thần, những của cải vật chất, chúng ta phải biết sử dụng chúng để sinh lợi tối đa, tức là chúng ta phải làm việc và làm lợi cho Chúa. Mỗi người được Chúa trao ban cho một vốn liếng khác nhau về nơi chốn, thời gian, khả năng, dịp tiện. Mỗi người, không ai giống ai cả, nhưng ai cũng phải làm lợi ra với số vốn liếng Chúa ban. Chúng ta không giống nhau về khả năng, nhưng có thể giống nhau về cố gắng. Thà cố gắng mà không có tài còn hơn có tài mà không cố gắng làm lợi cho Chúa.
Vậy mọi người chúng ta đều có một điều giống nhau, đó là đời sống để làm việc: việc lớn, việc nhỏ. Đa số chúng ta ai cũng muốn làm việc lớn, được nhiều lợi, được người khác biết đết. Nhưng Chúa bảo chúng ta hãy làm việc nhỏ. Chúng ta cần trung tín trong việc nhỏ bé trước đã. Chỉ khi nào chúng ta làm được những việc nhỏ bé, chúng ta mới có khả năng làm những việc lớn lao hơn. Những việc nhỏ chính là nấc thang đưa tới thành công lớn. Không ai có thể làm việc lớn cho Chúa nếu trước hết họ không làm được những việc nhỏ cho Ngài. Nếu chúng ta không trung thành trong việc nhỏ thì không ai tin tưởng trao cho chúng ta việc lớn hơn. Chúng ta hãy nhớ: không có việc gì quá nhỏ mà không đáng làm, và cũng không có việc gì quá nhỏ mà không đem lại lợi ích. Vấn đề là chúng ta có chịu làm hay không.
Có một câu chuyện ngụ ngôn, với tựa đề là “vị thiên thần dễ tính” kể lại như sau: Ngày kia, có hai người xin vị thiên thần cho họ được tham dự vào quyền vạn năng của Thiên Chúa. Vị thiên thần đồng ý. Người thứ nhất xin cho có khả năng làm được những công việc vĩ đại. Vị thiên thần gật đầu ưng thuận, nhưng lại ra điều kiện: “Ngươi sẽ được quyền lực để hoàn thành những kỳ công. Nhưng ngươi lại không có sức làm những việc thông thường”. Chàng ta đọc được ý nghĩ của kẻ khác, và không ngừng chế tạo ra những phát minh vĩ đại. Ít lâu sau chàng đã trở thành tỉ phú nhờ kinh doanh những phát minh của chàng. Chàng ta rất hài lòng với những thành công đã đạt được. Nhưng chẳng bao lâu, từng người một, các bạn bè lần lượt xa lánh chàng mà chàng lại không làm gì được để giữ họ lại. Sau đó cả người vợ cũng thầm giũ áo ra đi. Chàng cũng không làm gì được để nối lại mối tình xưa. Rồi sau cùng sức khoẻ cũng giã biệt chàng, thân thể trở nên bạc nhược, đến nỗi chàng không còn đi đứng được nữa, chàng bất lực, chẳng làm gì được để phục hồi sức khoẻ ngoài việc ngồi trên xe lăn để đếm từng ngày cô đơn.
Ngược lại, người thứ hai chỉ xin được có khả năng làm tới những việc bình thường. Vị thiên thần cũng đồng ý và nhắn thêm: “Thiên Chúa sẽ không cho ngươi quyền lực nào đặc biệt để hoàn thành những việc phi thường đâu”. Chàng bình thản tiếp tục sống cuộc đời của mình, hằng ngày chàng vui vẻ chu toàn nghĩa vụ của một công dân lương thiện, một người chồng chung thuỷ, một người cha hiền tận tuỵ với con cái, một người bạn, một người láng giềng quảng đại, hào hiệp, vị tha. Chàng cảm thấy đời mình thật ý nghĩa, thật vui tươi và hạnh phúc. Chàng không còn ước muốn gì hơn là được tiếp tục sống trọn cuộc đời mình cho Thiên Chúa và tha nhân trong những gì bình thường nhất với một niềm tri ân sâu thẳm.
Biết nhìn ra những giá trị của những điều bình thường trong cuộc sống, con người mới có khả năng khám phá được sự cao cả phi thường mà Thiên Chúa cất giấu trong đời họ. Từ đó con người cũng sẽ kín múc được sức mạnh dồi dào để phát huy những giá trị của bản thân, của cuộc sống để phụng sự Thiên Chúa và phục vụ tha nhân.
Tóm lại, chúng ta hãy siêng năng làm việc để chu toàn bổn phận của mình. Chúng ta hãy tận dụng tài năng, sức lực, thời giờ, của cải Chúa ban để xây dựng sự nghiệp đời này và sự nghiệp đức tin trên nước trời.
21. Loại bỏ
Trước đây, có một nhân vật đã nhìn vào lịch sử nhân loại và đưa ra những con số như sau: từ năm 1496 BC, trước công nguyên, tới năm 1861 AD, trong 3358 năm, đã có 227 năm hoà bình, và 3130 năm chiến tranh. Như vậy cứ 13 năm chiến tranh, mới có một năm hoà bình. Trong ba thế kỷ, 16, 17 và 18 đã có 286 cuộc chiến xảy ra ở Âu Châu. Từ năm 1500 BC, trước công nguyên, tới năm 1860 AD, đã có hơn 8000 hiệp ước về hoà bình đã được ký kết.
Nhận xét trên đây về tình trạng của nhân loại đã được đưa ra hơn một thế kỷ rồi, chưa kể đến hai cuộc thế chiến, những cuộc chiến tranh kéo dài về ý thức hệ, chủng tộc và khủng bố ở thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nói: “Thế kỷ 20 sẽ được coi như thời đại mưu sát khổng lồ sinh mạng con người.
Trong bài Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu nói dụ ngôn về vườn nho với những hành động bạo lực, bắt bớ, đánh đập, ném đá và giết người của các tá điền. Trong Cựu Ước, vườn nho là hình ảnh của dân Thiên Chúa, dân Do Thái, như đã được diễn tả trong sách tiên tri Isaia trong bài đọc thứ nhất: “Vườn nho của Chúa các đạo binh là nhà Irael”. Trong cái nhìn của Tân Ước, khi Chúa Giêsu nói với các thầy thượng tế và kỳ lão rằng: “Nước Thiên Chúa sẽ cất khỏi các ông để trao cho dân tộc khác biết làm cho trổ sinh hoa trái”. Chúng ta phải nghĩ đến hình ảnh vườn nho là cả nhân loại, gồm tất cả mọi dân tộc trên thế giới.
William Barclay đã cắt nghĩa dụ ngôn những tá điền sát nhân trong ba chiều hướng: chủ vườn nho là Thiên Chúa, những tá điền làm thuê là những người lãnh đạo tôn giáo Do Thái, những người đầy tớ và con trai ông chủ là những sứ giả, các tiên tri và Chúa Giêsu Kitô.
Thiên Chúa trong vai trò ông chủ vườn nho rất tin tưởng vào những tá điền để trao cho họ sứ mạng trông coi vườn nho. Ngài rất kiên nhẫn và bao dung, gửi các tiên tri và sứ giả đến qua bao nhiêu thế kỷ để nhắc nhở và khuyên bảo, nhưng cũng đã bị đối xử tàn bạo. Sau cùng, Ngài gửi chính con trai đến, rồi cũng bị giết chết. Đến lúc này mới là phán quyết của Thiên Chúa trao vườn nho lại cho các dân tộc khác.
Những người tá điền làm vườn nho trong bài Phúc Âm là những người bạo lực và ích kỷ. Họ đã giết bao nhiêu sứ giả và các tiên tri của Thiên Chúa gửi đến kêu gọi xây dựng một xã hội hoà bình, công chính và thương yêu.
Họ là những ai trong thời đại chúng ta? Họ là những chủ nhân làm giầu qua việc sản xuất vũ khí tối tân, thúc giục chiến tranh trên thế giới thay vì giúp đỡ những quốc gia kém mở mang chống lại nghèo đói, bệnh tật và bất công. Họ nâng đỡ những chế độ độc tài để bóc lột dân chúng vì quyền lợi riêng tư của họ. Họ là những chủ nhân bóc lột sức lao động của công nhân với tiền lương rẻ mạt ở những nước kém phát triển…
Năm 1492, Columbus thả buồm ra biển khơi. Ông đã cập vào quần đảo của người Hispaniola, giữa Cuba và Puerto Rico, với dân số 100.000 người. Thổ dân da đỏ niềm nở ra chào đón những nhà thám hiểm của Phương tây. Columbus đã nhìn thấy họ đeo những nữ trang bằng vàng và báo cáo cho vua Ferdinand biết rằng vũ khí của thổ dân này rất đơn sơ, chỉ cần một nhóm lính Tây Ban Nha được trang bị vũ khí cẩn thận, cũng có thể bắt ép họ làm nô lệ trong những mỏ vàng để phục vụ cho ngân khố của Tây Ban Nha. Trong 15 năm, sự cai trị của Tây Ban Nha đã làm giảm dân số của người Hispaniola từ 100.000 xuống còn 15.000 người. Những việc lao nhọc dã man đã đè nặng trên những người nô lệ của Tân Thế Giới này là một hình thức diệt chủng tàn bạo phát xuất từ những nền văn minh trọn hảo. Những người lính phục vụ trung thành đã kiếm được rất nhiều tài sản và đồn điền.
Một ngày kia, chàng thanh niên tên là Bartolomeo de las Casas đã nghe một bài giảng của linh mục dòng Đaminh. Ngài đã nói những sự đối xử tàn bạo đó đối với người khác là ghê tởm, trái với đạo lý của Kitô giáo. Những người địa chủ Tây Ban Nha cười nhạo ngài, nhưng de cas Casas đã ăn năn trở lại. Anh trao trả tự do cùng với đất đai cho những người nô lệ. Sau này, anh đi tu trở thành linh mục, và lễ thụ phong của linh mục Bartolomeo là thánh lễ truyền chức đầu tiên ở Tân thế Giới.
Bartolomeo phục vụ như một linh mục của những người cai trị Tây Ban Nha, nhưng ngài rất thương mến những người thổ dân da đỏ. Ngài nói rằng những hạt lúa mì đã được trồng xuống, chăm nom, và gặt hái bởi những người nô lệ đã tạo nên tấm bánh được bẻ ra trong Bí tích Thánh Thể. Khi ngài bẻ bánh, ngài nhìn thấy máu của những người nô lệ chảy xuống.
Qua bài Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta phải trở nên những người đầy tớ của Thiên Chúa. Phải xây dựng vườn nho bằng tình yêu thương và sự hy sinh chính thân mình cho tha nhân, như chính Ngài đã cầm lấy tấm bánh bẻ ra và nói: “Hãy cầm lấy mà ăn vì này là mình Ta”.
Để xây dựng trật tự xã hội phải lấy chính nhân phẩm con người như một tạo vật “giống hình ảnh của Thiên Chúa” làm trọng tâm như Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nói: “Chính từ giá trị con người mới phát sinh ra giá trị xã hội, chứ không phải từ giá trị xã hội mà có giá trị con người”.
Phải trở về với những giá trị Kitô giáo để kiến tạo hoà bình. Một tác giả tôi không nhớ tên đã khuyên rằng: “Những giá trị giống như những dấu tay. Không ai giống nhau. Nhưng bạn để lại chúng trên mọi sự bạn hành động”. Phải, thời đại này đã để lại những giá trị của mình khắp nơi trên thế giới qua những nhãn hiệu Coca-Cola, kẹo chewing-gum, sách báo phim ảnh khiêu dâm, tự do tình dục, mãi dâm, nhạc rock’n’roll, rap-talk, tiền đôla, xe hơi Cadillacs, điện thoại cầm tay, computers, phi thuyền không gian, vũ khí nguyên tử, phá thai, an tử và trợ tử… Tất cả những điều này nói lên những giá trị của thời đại văn minh hiện nay. Thật đáng tiếc! Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã gọi nền văn minh này là “văn hoá của sự chết”!
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 5 PHỤC SINH (17/05/2025) .: TÌNH YÊU ĐIỀU RĂN MỚI (17/05/2025) .: LỜI TRĂN TRỐI YÊU THƯƠNG (17/05/2025) .: HÃY GIEO YÊU THƯƠNG (17/05/2025) .: PHÙ HIỆU CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ CHÚA GIÊSU (17/05/2025) .: AI YÊU THƯƠNG ĐỀU LÀ KITÔ HỮU (17/05/2025) .: TÔI LÀ MÔN ĐỆ CỦA ÁI? (17/05/2025) .: YÊU NGƯỜI NHƯ CHÚA (17/05/2025) .: YÊU NHƯ THẦY ĐÃ YÊU (17/05/2025) .: GIỚI RĂN MỚI (17/05/2025) .: HÃY YÊU NHƯ LÒNG DẠ THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA (17/05/2025) .: CÁC CON HÃY THƯƠNG YÊU NHAU (17/05/2025) .: PHỤC VỤ NHIỀU HƠN VÀ ÍT XÉT ĐOÁN HƠN (17/05/2025) .: ĐIỀU MÀ YÊU THƯƠNG LÀM ĐƯỢC (17/05/2025) .: QUA YÊU THƯƠNG, MỌI SỰ TRỞ NÊN MỚI (17/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam