Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 38
Tổng truy cập: 1378910
CHÚA BIẾN HÌNH
CHÚA BIẾN HÌNH (*)- Lm. Giuse Đinh Tất Quý
“Ðây là Con Ta, người đã được Ta tuyển chọn, hãy vâng nghe lời Người!”(Lc 9,35)
Anh chị em thân mến
Hằng năm cứ vào Chúa nhật thứ hai Mùa Chay Giáo Hội dọc lại cho chúng ta nghe câu chuyện Chúa biến hình trên núi. Đây là câu chuyện đặc biệt chỉ xẩy ra có một lần duy nhất trong cuộc đời của Chúa. Câu chuyện được cả ba Tin Mừng nhất lãm: Matthêo, Maccô và Luca thuật lại.
Nếu đọc cả ba bản văn, chúng ta thấy có một vài chi tiết hơi khác nhau nhưng nội dung thì cả ba hầu như hoàn toàn như nhau. Vậy chúng ta thử hỏi: Chúa muốn dạy các môn đệ và chúng ta điều gì qua biến cố biến hình hôm nay?
Với các môn đệ thì bài học tương đối đã khá rõ.
Tin Mừng cho biết Chúa thực hiện cuộc biến hình này ngay sau lời báo trước về cuộc khổ nạn của Chúa 8 ngày trước. Lời tuyên bố ấy như thế này: “Con người sẽ phải chịu nhiều đau khổ, bị các kỳ mục và thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết và ngày thứ ba sẽ chỗi dậy” Đó là lời tuyên bố gây choáng váng cho các môn đệ.
Để các môn đệ Chúa khỏi thất vọng, Ngài đã cho các ông ấy thấy một phần vinh quang của Ngài, vinh quang mà Ngài sẽ hưởng sau phục sinh. Như vậy, qua biến cố biến hình Chúa muốn dạy các ông rằng khổ nạn không phải là tận cùng, nhưng chính là bước đường dẫn tới vinh quang. Và đồng thời như lời của Jean-Luc Vesco chú giải, Chúa cũng muốn cho họ hiểu rằng: “Định mệnh của trò cũng như của Thầy sẽ trải qua 2 giai đoạn; một giai đoạn khổ đau, một giai đoạn vinh quang. Các môn đệ khó mà hiểu được giai đoạn một. Nhưng Đức Giêsu vẫn kiên quyết. Ai muốn theo Người đều phải nối kết vận mệnh của mình vào cuộc Khổ nạn và Phục sinh của Người. Hai khía cạnh của mầu nhiệm cứu độ vẫn là bất khả phân ly ” (“Giêrusalem và ngôn sứ của nó “, Cerf, trg 38).
Sau khi Chúa phục sinh các tông đồ đã hiểu thật rõ những gì Chúa muốn nói ở đây.
Còn đối với chúng ta, Chúa Giêsu muốn dậy điều gì ?
Dĩ nhiên là Chúa không cần phải củng cố niềm tin của chúng ta như đối với các môn đệ thuở xưa, nhưng bài học cũng vẫn còn đó: Chúa muốn cho chúng ta xác tin hơn vào một tương lai vinh hiển của chúng ta.
Tương lai ấy như thế nào thì đây chúng ta nghe lời của Thánh Phaolô: “Còn chúng ta, quê hương chúng ta ở trên trời, và chúng ta nóng lòng mong đợi Đức Giê-su Ki-tô từ trời đến cứu chúng ta..” (Pl 3,20)
Có lần trong cuộc đời công khai Chúa đã nói: “Các người công chính sẽ sáng chói như mặt trời trong Nước Cha mình.” (Mt 13,43) Qua việc biến hình Chúa đã muốn cho chúng ta nhìn thấy phần nào vinh quang ấy, nếu chúng ta là những người công chính. Thánh Phao-lô còn quả quyết “Chúa Giê-su có quyền năng khắc phục muôn loài, và Ngài sẽ dùng quyền năng ấy mà biến đổi thân xác yếu hèn của chúng ta nên giống thân xác vinh hiển của Người.” (Pl 3,21). Và nơi khác “gieo xuống thì hèn hạ mà chỗi dậy thì vinh quang” (1 Cr 15,43).
Muốn trở thành người công chính để được hưởng vinh quang như Chúa cho thấy, chúng ta phải làm gì? Câu trả lời đã có sẵn : “Phải nghe Lời Ngài.” Nghe Lời của Chúa Giêsu. Đó là con đường giúp chúng ta trở thành người công chính trước mặt Chúa. Lời Chúa có sức biến đổi cuộc đời chúng ta.
Thánh Gioan Thánh giá quả quyết “Tất cả những gì Thiên Chúa muốn nói với loài người thì Ngài đã nói qua Chúa Giê-su vào thời gian viên mãn (x. Dt 1,1) Thế nên ngày nay ai muốn hỏi, muốn xin một thị kiến hay một mạc khải, thì không chỉ là điên khùng, mà còn nhục mạ Thiên Chúa, vì không tập chú vào Chúa Giê-su. Thiên Chúa có thể trả lời hạng người đó như thế này: Ta đã nói với ngươi tất cả nơi “Lời Ta” là Con Ta rồi. Giờ dây, ngoài Chúa Giê-su Ta không còn gì để mạc khải hay nói cho ngươi nữa. (Gio-an Thánh giá, Monttee du Carmel).
“Hãy vâng nghe Lời Người”. Lời có sức biến đổi lạ lùng.
Xin được mượn một câu chuyện để minh họa. Câu chuyện xẩy ra vào năm 300 trước Chúa Giáng sinh. Vào một sáng kia lúc nhà hiền triết Bolena đang chơi giải trí với các sinh viên trước hàn lâm viện thành Athène, thủ đô Hylạp, thì có một người đàn ông đến. Ông tự giới thiệu mình là một thày tướng thời danh. Các sinh viên nghe thế nên mới đề nghị ông xem cho thày mình là hiền triết Bolena một quẻ. Ông thày tướng nhìn nhà hiền triết Bolena một lát, rồi nói : “Giáo sư của các anh chỉ là một con người “Mũi dòm miệng”, tức là con người ưa nhậu nhẹt, say xỉn. Nghe thế các sinh viên giận sôi ruột lên, định xông vào cho ông thày tướng dám nói ẩu một trận. Thế nhưng nhà hiền triết Bolena đã kịp can ngăn. Rồi sau đó ông chậm rãi giải thích cho các học trò của mình như thế này: “Này các trò, ông thày tướng này rất giỏi, ông đã coi tướng thày rất trúng; khi còn trẻ, chính thày là một thanh niên “mũi dòm miệng”. Một lần kia, sau khi đã nhậu nhoẹt say sỉn, thày đã đến Hàn Lâm Viện này, để nhạo báng các sinh viên bằng những cử chỉ và lời nói rất ư là thiếu lễ độ. Bấy giờ giáo sư của thầy là nhà hiền triết Socrate bình tĩnh, bỏ ngay vấn đề đang nói, mà bàn ngay tới vấn đề đức tính và tiết độ, làm cho con người có giá trị, đáng được trọng kính. Nhưng lời giảng dạy trên đây, đã giáo dục thày, đã làm cho thày bỏ được tính mê nết xấu, và luyện tập đức tính nên ngày nay, thày mới trở nên con người ích lợi cho xã hội và đất nước như thế này.
Chúng ta có thể coi đây là một cuộc biến hình, một cuộc lột xác được không? Tôi tưởng là được lắm chứ!
Cũng vậy muốn được biến hóa nên giống Chúa Giêsu, chúng ta phải thực hành Lời của Chúa. Việc nghe và thực hành Lời Chúa sẽ làm cho chúng ta được biến đổi.
Năm 1215 thánh Daminh giảng tuần Đại phúc ở nhà thờ Saroza nước Tây Ban nha, lúc đó có một người giáo dân khô khan tội lỗi tên là Don Perez Petro, nhất định không chịu cải quá tự tân. Thánh Daminh lần chuỗi cậy nhờ Đức Mẹ cho anh ta biến hình thành một tên quỉ xấu xa dữ dằn khiến mọi người trong nhà thờ, sợ hãi chạy tán loạn. Về tới gia đình anh nhìn vào gương…thấy hình ảnh mình ghê tởm, xấu xa quá nên phát sợ. Ngay sau đó anh ta đã tìm đến với thánh Đaminh và xin cứu giúp. Ngài đã giải tội cho anh và sau khi lãnh phép giải tội, lạ thay con người anh biến hình đẹp như một thiên thần tốt đẹp sáng láng.
Lạy Thiên Chúa, đây lời cầu nguyện của con:
Xin tận diệt, tận diệt trong tim con mọi biển lận tầm thường.
Xin cho con sức mạnh thản nhiên để gánh chịu mọi buồn vui.
Xin cho con sức mạnh hiên ngang để đem tình yêu gánh vác việc đời.
Xin cho con sức mạnh ngoan cường để chẳng bao giờ khinh rẻ người nghèo khó, hay cúi đầu khuất phục trước ngạo mạn, quyền uy.
Xin cho con sức mạnh dẻo dai để nâng tâm hồn vươn lên khỏi những ti tiện hằng ngày.
Và cho con sức mạnh tràn trề để nâng mình theo ý Ngài luôn.
R.Tagore
CHÚA BIẾN HÌNH – Trích Logos C
Báo Tuổi Trẻ phát hành ngày 03/3/2004 vừa qua có đưa tin về một hiện tượng kỳ lạ xảy ra ở huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Đó là hiện tượng một số người có khả năng tự phát ra ánh sáng.
Nhóm phóng viên Báo Tuổi Trẻ đã đến tận nơi để xác minh và thấy đúng như lời người ta đồn thổi. Họ đến nhà vợ chồng anh chị Nguyễn Văn Te và Nguyễn Thị Lệ ở Đức Hòa và xem họ “phát sáng”.
Trước sự chứng kiến của nhiều người, khi đã tắt hết đèn, hai anh chị mặc áo vào người thì tự nhiên ở đầu và mặt phát ra ánh sáng màu đỏ nhạt rất kỳ lạ. Người ta để Bút thử điện cách xa mặt họ khoảng một gang tay và Bút thử điện sáng lên như khi cắm vào ổ điện. Kỳ lạ hơn nữa, hàng chục người có hiện tượng phát sáng giống như vậy ở Đức Hòa cũng như Thành Phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua, đã được phóng viên đến tận nơi chứng kiến và chụp hình. Người ta đăng cả hình người đang phát sáng trên Báo nữa.
Hiện tượng này được những người chuyên môn giải thích là hiện tượng “phát quang” ở nơi một số rất ít người (tỷ lệ 1/1 triệu). Theo quan điểm vật lý về Bản chất sự sống, mọi sinh vật đều có sóng điện từ phát ra đã tạo ra hiện tượng này.
Trước hiện tượng “người phát sáng”, rất đông đảo người hiếu kỳ đến xem, đến nỗi chính quyền phải can thiệp để giữ an ninh trật tự.
Hiện tượng trên gợi lên quang cảnh cuộc Biến hình của Chúa Giêsu trên núi trước mặt Ba Tông Đồ Phêrô, GiacôBê và Gioan đang lúc Ngài cầu nguyện. Cũng trong cảnh uy nghi rực rỡ đó, Chúa cùng với Môisen và Êlia đàm đạo về cuộc tử nạn của Ngài. Trong ánh vinh quang chói lòa, khuôn mặt Ngài Biến đổi khác thường, và áo Ngài trở nên trắng tinh sáng láng.
Vượt lên trên “một hiện tượng lạ lùng”, cuộc Biến hình của Chúa Giêsu chính là một Biến cố thần linh, là mầu nhiệm Hiển Dung, mầu nhiệm Chúa Giêsu hé lộ khuôn mặt vinh quang của Thiên Chúa cao cả ẩn giấu dưới dung mạo con người thấp hèn nơi Chúa Giêsu.
Vượt trên cả “sự hiếu kỳ”, các tông đồ vừa kinh hoàng, vừa cảm thấy ngây ngất hạnh phúc trước cảnh huy hoàng đó đến nỗi Phêrô muốn “cắm lều” ở lại đó mãi mãi.
Vượt lên trên sự “thay hình đổi dạng” của những hiện tượng tự nhiên, sự Biến hóa trong vũ trụ, cuộc Biến hình của Chúa Giêsu chính là sự Biến đổi siêu nhiên.
Khởi đi từ sự Biến đổi cao cả nhất, sự “Biến hình vì tình yêu”: Thiên Chúa cao cả đã trở thành con người hèn mọn, để chúng ta vốn là “con cái tối tăm” trở thành “con cái ánh sáng”, nghĩa là con cái Thiên Chúa, mang hình ảnh Người.
Từ sự Biến hình căn Bản này, Thiên Chúa thực hiện Biết Bao cuộc Biến đổi khác.
Bài trích Sáng Thế hôm nay thuật lại việc Thiên Chúa ký kết giao ước với ABraham, giao ước được ký kết trên những con vật được xẻ đôi. Giao ước cũ này được Biến đổi để trở thành Giao ước mới được ký kết trong máu Đức Giêsu Kitô.
Môisen và Êlia có mặt để đàm đạo trong cuộc Biến hình trên núi của Chúa chính là hai chứng nhân trong Cựu ước. Môisen đại diện cho Lề luật, Êlia đại diện cho các Ngôn sứ. Trong ánh quang huy hoàng, dung mạo của Môisen và Êlia được Biến đổi để trở nên dung mạo mới của Tân ước. Cũng từ đó, lề luật cũ được Biến đổi thành lề luật mới : Luật Của Tình Yêu. Thời Ngôn sứ đã Bị vượt qua và được qui chiếu về Đức Giêsu, Ngôi Lời của Thiên Chúa. Khuôn mặt Cựu ước đầy Bóng tối đã được Biến hình để trở thành khuôn mặt Tân ước đầy ánh sáng.
Trong thư gửi các tín hữu Philipphê, Thánh Phaolô đã khích lệ chúng ta nếu đặt trọn niềm tin tưởng cậy trông vào Chúa Giêsu, thì Ngài sẽ “Biến đổi thân xác hèn hạ của chúng ta nên giống như thân xác hiển vinh của Ngài”. Đây chính là cuộc Biến đổi nền tảng nơi con người cũ của ta để trở nên con người mới trong Đức Kitô.
Sự Biến đổi ấy là “cuộc Biến hình thiêng liêng” đã được Thiên Chúa thực hiện nơi nhiều người trong Giáo Hội :
Cuộc Biến hình của Giakêu sau một lần nhìn thấy và gặp gỡ Chúa : từ một con người gian tham ích kỷ Biến đổi thành con người quảng đại chân thành.
Cuộc Biến hình của Phaolô khi Bị quật ngã trên đường đi Bắt Bớ đạo Chúa. Trong ánh sáng chói lòa của ơn thánh, Chúa đã Biến đổi Ngài thành tông đồ đắc lực của Chúa.
Cuộc Biến hình của Augustinô khi nhận được ánh sáng thần linh chiếu rọi vào tâm hồn, Ngài đã được Biến đổi từ một con người tội lỗi trở thành một vị thánh.
Thế nào là cuộc Biến hình của mỗi người chúng ta ?
Qua Bí Tích Thánh Tẩy, chúng ta được Biến đổi để trở thành con cái Chúa. Nhưng chúng ta còn phải tự Biến đổi để trở thành “người con yêu dấu của Thiên Chúa”, như Chúa Giêsu đã là Người Con Yêu Dấu của Chúa Cha nhờ việc vâng ý Chúa Cha. Để trở thành người con yêu dấu của Chúa, ta hãy Biết lắng nghe và thực thi ý Chúa trong cuộc sống hằng ngày.
Cuộc “Biến hình” kỳ diệu nhất là Biến hình từ thập giá đến vinh quang. Trên đỉnh cao của niềm tin, Chúa Giêsu đã được Biến hình từ sự chết sang sự phục sinh vinh quang. Chúng ta cũng phải chết đi cho con người cũ để được Biến đổi thành con người mới, mặc lấy Đức Kitô phục sinh.
Một trong những ngôi sao sáng của điện ảnh Việt Nam là nữ diễn viên Việt Trinh.
Đã có một thời, hình ảnh của cô tràn ngập khắp nơi : trên những Bức tranh quảng cáo, trên Bìa sách, trên trang Báo, trên lịch và thậm chí trên cả giấy gói kẹo nữa.
Việt Trinh được mệnh danh là “Cô Bé Lọ Lem” của điện ảnh Việt Nam. Bởi vì, những ngày tháng đầu tiên của sự nghiệp đóng phim là những ngày tháng gian khổ.
Năm 1990, Việt Trinh chỉ là một cô nữ sinh lớp 12 quê mùa nhút nhát ở Sông Bé.
Khởi đầu, cô được mời đóng phim “Thăng Long Đệ Nhất Kiếm”. Khi đóng vai thị nữ dâng rượu cho vua, vì run tay, cô đã làm rớt chiếc Bình cổ quý giá xuống đất vỡ tan. Việt Trinh đã ôm mặt khóc nức nở vì sự thất Bại đầu đời của người diễn viên.
Thế mà chỉ mấy năm sau, trong Bàn tay dìu dắt của đạo diễn Lê Dân, cô đã trở thành một ngôi sao sáng rực, thành công vang dội trong và ngoài nước.
Qua đau khổ mới tới vinh quang Phục Sinh. Vì thế, mỗi hy sinh trong đời sống là một tia sáng góp phần vào vinh quang Bất diệt của chúng ta mai sau.
Nhưng thật đáng tiếc, có thể có những áng mây mù sẽ che khuất ánh sáng của những ngôi sao. Như thế, cái xấu có thể Biến đổi thành cái tốt, và cái tốt cũng có thể thành cái xấu.
Trong mùa chay này, xin Chúa hãy Biến đổi chúng ta, thay vì Bị “Biến chất” trong xã hội hôm nay, ta được Biến tan trong tình yêu Chúa, trở thành ánh sáng soi lối cho mọi người.
Chúng ta cũng hãy xin Chúa Biến đổi đời mình, để tâm hồn nên tinh ròng và trong sáng phản chiếu dung mạo vinh quang của Chúa cho mọi người.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 5 PHỤC SINH (17/05/2025) .: TÌNH YÊU ĐIỀU RĂN MỚI (17/05/2025) .: LỜI TRĂN TRỐI YÊU THƯƠNG (17/05/2025) .: HÃY GIEO YÊU THƯƠNG (17/05/2025) .: PHÙ HIỆU CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ CHÚA GIÊSU (17/05/2025) .: AI YÊU THƯƠNG ĐỀU LÀ KITÔ HỮU (17/05/2025) .: TÔI LÀ MÔN ĐỆ CỦA ÁI? (17/05/2025) .: YÊU NGƯỜI NHƯ CHÚA (17/05/2025) .: YÊU NHƯ THẦY ĐÃ YÊU (17/05/2025) .: GIỚI RĂN MỚI (17/05/2025) .: HÃY YÊU NHƯ LÒNG DẠ THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA (17/05/2025) .: CÁC CON HÃY THƯƠNG YÊU NHAU (17/05/2025) .: PHỤC VỤ NHIỀU HƠN VÀ ÍT XÉT ĐOÁN HƠN (17/05/2025) .: ĐIỀU MÀ YÊU THƯƠNG LÀM ĐƯỢC (17/05/2025) .: QUA YÊU THƯƠNG, MỌI SỰ TRỞ NÊN MỚI (17/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam