Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 35
Tổng truy cập: 1379266
CHÚA GIÊSU CHẤT VẤN CHÚNG TA
Chúa Giêsu chất vấn chúng ta
(Suy niệm của Jean-Yves Garneau)
Không dễ rút ra một ý chính từ bản văn Tin Mừng hôm nay. Vậy ta hãy để cho toàn bộ bản văn hướng dẫn chúng ta, từng giai đoạn một, giúp chúng ta có được một cái nhìn nghiêm túc về một số thái độ và lập trường của chúng ta.
“Người đã mất trí”.
Chúa Giêsu bị họ hàng chống đối. Không lạ gì, Ngài nói rằng không ai là tiên tri nơi quê hương mình (Mt 13,57; Mc 6,4; Ga 4,44). Các thành viên trong gia đình Ngài xấu hổ vì Ngài. Thay vì hiểu Ngài họ tìm cách loại trừ Ngài.
Khép kín đối với sứ điệp của các ngôn sứ, thường có tính thách thức và gây ngạc nhiên, là cách làm tiện lợi nhưng không cao thượng mấy. Những kẻ nói một ngôn ngữ mới đều là kẻ thiếu quân bình, thái quá, vượt xa mọi tình huống! Nhưng có đúng là chỉ những kẻ nói và làm những gì thích hợp với kẻ khác mới có lý không? Có phải là những gì được chấp nhận công khai, những gì không gây phiền hà cho ai cả, những gì đáp lại sự chờ mong của mọi người mới đáng được chấp nhận chăng? Đây không phải là con đường của Chúa Giêsu, Ngài đã làm cho người ta ngạc nhiên, đã đi ngược dòng, đã dám làm những điều khiến Ngài bị tố cáo là điên? Còn chúng ta?
“Ngài bị quỉ Bêendêbun ám”.
Phán đoán của các ký lục cũng theo một hướng đó. Chúa Kitô bị quỉ (Bêendêbun) ám; Chính nhờ quỉ lớn mà Ngài trừ được tất cả các quỉ nhỏ, thủ hạ của nó.
Chúa Kitô cho thấy rằng lời tố cáo này không có cơ sở, làm sao quỉ có thể đuổi quỉ ra khỏi nhà nó được? Giữa bạn bè với nhau người ta bảo vệ nhau; người ta không đánh đuổi nhau. Như vậy Chúa Giêsu cho ta hiểu rằng phải cẩn thận xem xét hậu quả của một hành động hoặc một lập trường. Nếu hậu quả tốt, thì chúng không thể phát xuất từ một nguyên tắc hoặc một trái tim xấu được.
Bao giờ cũng thế. Trước sự ngạc nhiên, bực bội mà môt số người không hành động như chúng ta gây cho chúng ta, ta hãy nhìn xem hậu quả hành động của họ. “Cây tốt sinh quả tốt” (Lc 6,43).
Tội phạm đến Chúa Thánh Thần.
Câu nói về tội phạm đến Chúa Thánh Thần là một câu nói khó hiểu. Tội phạm đến Chúa Thánh Thần đây là tội gì mà không thể nào tha thứ được? Tội ấy chắc phải là nặng nề lắm.
Tôi nghĩ tội đó chính là từ chối nhìn nhận Thiên Chúa và Con của Ngài đang hoạt động trong sức mạnh của Thánh Thần. Thứ tội này làm cho con người khép kín nơi mình và những ý nghĩ nhỏ bé của mình, khép kín đối với Thiên Chúa Đấng luôn đổi mới để cứu độ. Thánh Thần là sự sống, sự đổi mới, là niềm phấn khởi và sáng tạo. Người ta phạm đến Thánh Thần khi cái “tôi” đứng lên chống lại quyền năng sự sống. đó là từ chối ân sủng, là cố ý mù quáng trước ơn cứu độ. Đó là khi người ta gán cho Bêendêbun những gì phát xuất từ chính Thiên Chúa.
“Mẹ tôi và anh em tôi”.
Chúa Giêsu hỏi “Ai là mẹ tôi? Ai là anh em tôi?”. Khi nói về những kẻ muốn bắt Ngài phải làm theo ý họ. Khi nói về những kẻ muốn bắt Ngài làm theo ý họ. Khi nêu câu hỏi này, Chúa Giêsu muốn cho chúng ta hiểu được ai là những kẻ thân cận thật của Ngài, những môn đệ chân chính, những anh chị em thật sự của Ngài.
Tiêu chuẩn để là mẹ và anh em của Chúa không phải là huyết thống, nhưng là việc gắn bó với cùng một chính nghĩa, sự dấn thân cho cùng một lý tưởng, ý muốn chỉ sống để phục vụ Chúa Cha vô điều kiện mà thôi. Không gì thay đổi cả để đảm nhận, không thỏa hiệp những đòi hỏi của Tin Mừng, ta phải cắt đứt những mối liên hệ cũ và thiết lập những mối liên hệ mới thuộc một trật tự khác.
Đức Maria là Mẹ Chúa Giêsu không những vì Mẹ đã cho Ngài thịt máu của mình nhưng nhất là vì Mẹ hiệp nhất với Ngài trong việc tự do và vui vẻ chu toàn ý Chúa Cha. Khi hành động như Mẹ; chúng ta có thể trở thành anh chị em của Chúa Kitô cách đích thực hơn là nếu chỉ có liên hệ huyết thống với Ngài mà thôi.
Ngài chất vấn chúng ta và đặt vấn đề về chúng ta! Đó là một hồng ân mà ta cần phải đón nhận và tạ ơn.
21. Suy niệm của Lm. Trọng Hương
(Trích trong ‘Hạt Giống Nảy Mầm’)
A. Hạt giống...
Đoạn Tin Mừng này gồm 2 chuyện:
a/ Chúa Giêsu trừ quỷ và bị các luật sĩ xuyên tạc:
“Các kinh sư nói Đức Giêsu bị quỷ vương Bêendêbun ám và dựa vào thế quỷ vương để trừ quỷ. Theo Đức Giêsu, lời tố cáo đó là một điều vô lý. Quả thật, Xatan không thể chống Xatan (3,23b). Nước nào, nhà nào chia rẽ thì sẽ đi tới chỗ diệt vong (3,24-25); Xatan cũng vậy (3,26). Mc 3,27 cho thấy: chẳng những Đức Giêsu không bị quỷ chi phối, không theo phe quỷ, Ngài còn chống quỷ; quỷ là người mạnh, Đức Giêsu còn mạnh hơn quỷ nữa” (Chú thích của bản dịch nhóm CGKPV).
b/ Lúc Chúa Giêsu đang giảng thì thân nhân của Ngài đến xin gặp:
Ta hãy chú ý chung quanh Chúa Giêsu có 2 vòng người:
a/ Vòng phía trong gần gũi với Ngài là những người đang nghe Ngài giảng. Họ “đang ngồi chung quanh Ngài”.
b/ Vòng ngoài là những người bà con của Ngài. Những người này đứng đó không phải để nghe giảng, mà để “gọi Ngài ra”. Văn mạch phía trước (Mc 3,20-21) còn cho biết mới đây họ còn muốn bắt Ngài về quê không cho Ngài giảng nữa vì nói Ngài đã mất trí.
Rõ ràng Chúa Giêsu coi trọng những người ở vòng trong hơn vòng ngoài: chẳng những Ngài không bỏ việc giảng để ra ngoài gặp bà con, mà còn nói những kẻ đang nghe Ngài giảng mới là gia đình thật của Ngài.
B.... nẩy mầm.
1. Chuyện thứ nhất nhắc ta hai sự thật: a/ Quả thực có hoạt động của Xatan trong thế giới này và trong bản thân mỗi người, sức hoạt động này rất mạnh; b/ Nhưng quả thật, Chúa Giêsu mạnh hơn. Chuyện này cũng làm ta liên tưởng tới những lời chia xẻ kinh nghiệm của thánh Phaolô: “Khi tôi muốn làm sự thiện thì lại thấy sự ác xuất hiện ngay... Tôi thật là một người khốn nạn ! Ai sẽ giải thoát tôi khỏi thân xác phải chết này?” (Rm 7,21.24); “Thân xác tôi như đã bị một cái dằm đâm vào, một thủ hạ của Xatan được sai đến vả mặt tôi để tôi khỏi tự cao tự đại... Tôi rất vui mừng và tự hào vì những yếu đuối của tôi, đề sức mạnh của Đức Kitô ở mãi trong tôi... Khi tôi yếu chính là lúc tôi mạnh” (2 Cr 12,7.10)
2. Đây là nội dung cuộc nói chuyện giữa hai em nhỏ:
- Nếu Satan đến cám dỗ, bạn làm sao chống trả?
- Mình biết Satan đến để cám dỗ, nhưng khi nó gõ cửa lòng mình, mình bảo: Có phải đức Giêsu gõ cửa đấy không ạ? Khi Satan nghe tên Giêsu là nó biến ngay !
Người mạnh nhất cũng không thể một mình chống lại Satan (Góp nhặt).
3. Câu Tin Mừng Luca 4,13: “Và sau khi chấm dứt mọi cám dỗ, quỉ bỏ đi chờ đợi thời cơ” phải hiểu cho đúng. Câu đó không có nghĩa là sau khi ma quỉ cám dỗ, nó để cho ta yên một thời gian. Cũng không phải là nó để ta có giờ nghỉ ngơi hầu lấy lại sức mạnh cho cuộc chiến sau. Cũng không phải Chúa ngăn cản, không để quỉ cám dỗ ta trong một thời gian. Dịch cho đúng câu đó có nghiã là: quỉ tạm lánh vào bóng tồi, khi có thời cơ thuận tiện sẽ quay lại và tiếp tục tấn công. Nên khi quỉ thôi cám dỗ ta, chính là lúc nó đang tìm cách để đánh úp ta. (Góp nhặt)
4. Chúa Giêsu nói những kẻ nghe Lời Chúa chính là anh chị em và là mẹ Ngài. Đây không chỉ là một cách nói để khuyến khích, mà là sự thật: các thánh được Chúa coi như người nhà của Ngài; và không vị thánh nào không siêng năng nghe Lời Chúa và thực thi Lời Chúa.
5. Trong vườn, một gốc nho héo úa giữa bao cây xanh tươi mơn mởn. Tưới bao nhiêu phân cũng chẳng thấy khá hơn. Cuối cùng, người chủ đào gốc lên xem, thì thấy có miếng gỗ nằm chắn ngang gốc nho.
Có lẽ đời ta cũng vậy. Nếu không đâm rễ sâu vào lòng đất là Lời Chúa, đời ta cũng sẽ tàn úa (Góp nhặt)
6. Một bà kia rất thường đọc Sách Thánh và đọc rất sốt sắng. Khi được hỏi tại sao thì bà dùng một thí dụ để giải thích:
Hôm qua tôi nhận được một bức thư của một người tôi rất quý mến. Tôi đã đọc rất chăm chú và đọc đi đọc lại tới 5 lần. Không phải vì tôi không hiểu lời lẽ trong thư vốn đã quá rõ, nhưng vì tôi biết đó là những lời của một người rất thương tôi và tôi cũng rất thương người đó (United Presbyterian).
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 5 PHỤC SINH (17/05/2025) .: TÌNH YÊU ĐIỀU RĂN MỚI (17/05/2025) .: LỜI TRĂN TRỐI YÊU THƯƠNG (17/05/2025) .: HÃY GIEO YÊU THƯƠNG (17/05/2025) .: PHÙ HIỆU CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ CHÚA GIÊSU (17/05/2025) .: AI YÊU THƯƠNG ĐỀU LÀ KITÔ HỮU (17/05/2025) .: TÔI LÀ MÔN ĐỆ CỦA ÁI? (17/05/2025) .: YÊU NGƯỜI NHƯ CHÚA (17/05/2025) .: YÊU NHƯ THẦY ĐÃ YÊU (17/05/2025) .: GIỚI RĂN MỚI (17/05/2025) .: HÃY YÊU NHƯ LÒNG DẠ THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA (17/05/2025) .: CÁC CON HÃY THƯƠNG YÊU NHAU (17/05/2025) .: PHỤC VỤ NHIỀU HƠN VÀ ÍT XÉT ĐOÁN HƠN (17/05/2025) .: ĐIỀU MÀ YÊU THƯƠNG LÀM ĐƯỢC (17/05/2025) .: QUA YÊU THƯƠNG, MỌI SỰ TRỞ NÊN MỚI (17/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam