Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 85
Tổng truy cập: 1379727
CHÚA KITÔ, LƯƠNG THỰC NUÔI SỐNG
CHÚA KITÔ, LƯƠNG THỰC NUÔI SỐNG- Chú giải của Giáo Hoàng Học Viện Đà Lạt
CÂU HỎI GỢI Ý
-Từ câu 51, chúng ta có thể suy diễn được gì từ quan niệm của Chúa Giêsu về sự sống và sự chết?
– Nơi câu 53-55, Chúa Giêsu có hé cho thấy là những lời của Người phải được giải thích theo một nghĩa biểu tượng không?
GIẢI THÍCH
1* “Chính Ta là bánh hằng sống bởi trời xuống? Ai ăn bánh này thì sẽ được sống đời đời. Và bánh Ta sẽ ban, ấy là thịt mình Ta vì sự sống thế gian” (c.51). Chúa Giêsu là “bánh sự sống” nghĩa là ban sự sống thần linh (c.48), vì Người là “bánh hằng sống” (c.51), là Đấng có sự sống thần linh trong mình, hay nói đúng hơn, Người chính là sự sống. Những lời quả quyết của Chúa Giêsu càng lúc càng rõ rệt và táo bạo.
“Ai ăn bánh này, sẽ sống đời đời” một sự sống đích thực, sung mãn. Chỉ có thể quán triệt được lời quả quyết trên đây của Chúa Kitô nếu chúng ta đặt mình trên quan điểm đức tin, một đức tin cao sâu và liều lĩnh, đức tin mà trước đây Chúa Giêsu đã nhấn nạnh đến tầm quan trọng quá sức. Đức tin này làm cho ta thấy được “sự sống” (và sự chết) một cách hoàn toàn khác hẳn quan niệm thông thường của ta. Vì xét cho cùng, cái mà chúng ta thường gọi là “sự sống” trong lãnh vực tự nhiên, đáng được gọi là “chết” hơn là “sống”. Trong Tin Mừng thánh Gioan, Chúa Kitô, Đấng chính là sự sống. Điều chỉnh quan niệm của ta bằng cách nói cho ta hay Thiên Chúa nghĩ gì về sự sống. Khi Chúa Kitô của Gioan nói về sự sống cụt lủn, là Người cố ý nói về sự sống thần linh mà Thiên Chúa đã thông ban cho tổ tông nhân loại và sau lúc Ađam sa ngã thì Chúa Kitô đã đến trả lại cho ta. Từ khởi nguyên, Thiên Chúa đã chỉ muốn ban sự sống siêu nhiên ấy cho con cái Ngài; Ngài đã chẳng muốn tạo dựng một sự sống thuần túy tự nhiên không có sự sống siêu nhiên. Nhìn sự vật với con mắt của Thiên Chúa, thì sự sống thuần túy tự nhiên thiếu mất cái đặc tính riêng của sự sống, thành thử nó không có quyền được gọi là “sự sống” theo nghĩa đen và sâu xa.
Cũng thế, cái chết thể lý chỉ đáng gọi là “chết” khi nó, xét như là hình phạt của tội lỗi, làm nên khởi điểm của sự chết đời đời. Nơi đâu mà cái chết thân xác không còn có đặc tính trên, nghĩa là nơi những con người đã được cứu chuộc đang mang sự sống đích thực trong Chúa Kitô, thì chúng ta không thể gọi như thế được.
Vì vậy, khi Chúa Giêsu tự xưng là “bánh hằng sống”, và khi bảo bánh ấy ban sự sống cho ai ăn nó vào, là Người nói về “sự sống” theo nghĩa đầy đủ nhất, sự sống thần linh mà cái chết thân xác sẽ không thể nào hủy diệt được. “Lạy Chúa, đối với các tín hữu Chúa, sự sống thay đổi chứ không mất đi” (Kinh Tiền Tụng lễ An táng) .
Đối với chúng ta, sự sống thể lý mà chúng ta có kinh nghiệm nhiều hơn, chiếm chỗ quan trọng nhất; sự sống siêu nhiên xem ra thường ít quan trọng và mơ hồ. Phải sửa sai quan niệm chúng ta lại theo quan niệm Chúa Kitô. Khi Chúa Kitô dựng trước một kẻ nào chỉ chết cách thể lý, như trước đứa con gái Giairô hay trước mồ Ladarô, thì người gọi cái chết là một giấc ngủ (Mt 9,24; Ga 11,11); thánh Phaolô cũng vậy (1Cr 7,39; 11,30; 15,6.18.20.51…). Từ đó, danh từ đạo gọi chỗ chôn người chết là “cimetière”: koimotôrion, coemeterium, dortoir: Phòng ngủ. Trong các hang toại đạo, người ta thường thấy hàng chữ khắc sau đây: “Vivas in Deo: hãy sống trong Thiên Chúa”. Ngang phần lễ qui thánh lễ, linh mục cầu nguyện cho tất cả những ai “đang ngủ giấc bình an”. Sau hết, tinh thần duy thực siêu nhiên của Giáo hội còn biểu lộ ra qua việc Giáo Hội gọi ngày qua đời của các thánh là diosnatalis: “ngày sinh ra” trong sự sống đích thực và sung mãn.
2* “Vậy Chúa Giêsu nói với họ: Quả thật, quả thật, Ta bảo các ngươi, nếu các ngươi không ăn thịt Con Người và uống máu Người, các ngươi sẽ chẳng có sự sống nơi mình các ngươi” (c.53). Không tìm cách làm dịu kiểu nói, không dùng lối phát biểu ám dụ, Chúa Giêsu tiếp tục quả quyết một cách long trọng và mạnh hơn, trước tiên dưới hình thức tiêu cực (c 53), sau đó dưới hình thức tích cực (c.54). Vẫn biết Chúa Kitô, nhất là Chúa Kitô của Gioan, thường hay dùng những lời bóng bẩy; Nhưng nơi đây, Người đang ở trong những hoàn cảnh đặc biệt đến nỗi không thể để cho thính giả của Người (và độc giả của Tin mừng thứ 4) phải bị lầm về ý nghĩa đích thực của các lời Người nói. Thay vì loại bỏ một sự mập mờ. Nguyên nhân gây công phẫn, người còn thêu dệt thêm điều vừa phán bằng cách dùng động từ trôgô: nhai, nghiền nát với răng (còn mạnh hơn dộng từ esthiô dùng trong các câu trước) và bằng cách đề cập đến máu phải uống nữa: chi tiết này chắc hẳn đã làm cho người Do thái chói tai lắm, vì lề luật cấm uống máu loài vật: “Bất cứ ai thuộc nhà Israel hoặc ngụ cư giữa các ngươi mà ăn huyết bất kỳ thứ nào, thì Ta sẽ quay lại chống kẻ đã ăn huyết ấy, và Ta sẽ khai trừ nó khỏi dân nó” (Lv17,10). Một trong những điều khoản mà thánh Giacôbê cho ghi vào sắc lệnh của cộng đồng Giêrusalem (Cv 15,20) là yêu cầu của các người ngoại giáo trở lại không được dâng “thịt ngọi và máu huyết”.
Vì lời có vẻ tuyệt đối nên Giáo hội Hy lạp đã kết luận rằng phải cho trẻ em đã chịu phép rửa được rước Mình Thánh Chúa trước lúc đến tuổi khôn. Còn Giáo Hội Latinh đòi đến tuổi khôn, vì để lãnh nhận Mình Thánh Chúa, phải có lòng kính trọng và tôn sùng; mà muốn thế, phải phần nào hiểu biết của ăn thiêng liêng ấy đã.
“Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta thì có sự sống đời đời và Ta sẽ cho nó sống lại trong ngày sau hết” (c.54). Điều đã nói một cách tiêu cực nơi c.53, bây giờ được lặp lại một cách tích cực, và còn rõ ràng hơn nữa: để chân đứng mọi lối thoát muốn giải thích theo nghĩa tượng trưng, Chúa Giêsu dùng động từ trôgô: nhai một lần nữa; động từ này không bao hàm một nghĩa xấu, song cốt nói lên tính cách tả thực.
Chúa Giêsu gán cho việc ăn thân xác Thánh Thể Người cùng những hiệu quả mà Người đã chỉ định cho đức tin vào Người (6,40): sự sống đời đời được chiếm hữu ngay lúc này đây và sự tôn vinh thân xác sau này; nói thế, Chúa Giêsu muốn ngụ ý ai từ chối ăn Người trong bí tích Thánh Thể, kẻ đó không có đức tin đích thực. Với nhà thần học trung cổ Rupert de Deutz, ta co thể thiết lập sự song đối lý thú sau đây: tổ tông chúng ta đã đánh mất sự sống siêu nhiên vì đã phạm tội, trước hết một cách vô hình qua việc nghi ngờ không tin và sau đó bằng cách ăn trái cấm hữu hình; tội nghịch cùng đức tin đã mở màn cho việc mất sự sống, và tôi ăn trái cấm đã hoàn tất việc đánh mất sự sống . Cũng vậy, để phục hồi sự sống thần linh ấy trước hết chúng ta phải tin vào Chúa Kitô, và đức tin này không thấy được, rồi tiếp đến phải ăn lương thực hữu hình là Người, như thế chúng ta mới hoàn tất việc công chính hóa của chúng ta.
“Vì thịt Ta là của ăn thật, và máu Ta là của uống thật” (c. 55). Một lần nữa, Chúa Giêsu rõ ràng muốn loại bỏ một cách giải thích ám dụ về diều Người đã phán về việc ăn mình Người: đừng tưởng rằng Ta nói một cách bóng gió: Thịt Ta là của ăn thật và máu Ta là của uống thật. Một lần nữa, Rupert de Deutz đối chiếu cách gọi “của ăn thật” này với của ăn giả trá mà tên cám dỗ dã dâng cho tổ tông chúng ta: “Tên điêu ngoa và cha sự láo khoét” (Ga 8,44) đã giới thiệu cho Eva trái cấm và hứa với bà điều mà thức ăn đó không thể ban được, trái lại Chúa Kitô, quả phúc của lòng Maria và là chính chân lý ban cho ta của ăn đích thật, lương thực thông ban sự sống trường sinh. “Ông bà sẽ trở nên như Thiên Chúa” (St 3,5): con rắn đã bảo vậy. Ai ăn Chúa Kitô, sẽ có trong mình thần tính, sẽ trở nên “Thiên Chúa” nhờ sự tham dự, thông phần” (Pl 169,485CD)
CHÚ GIẢI CHI TIẾT
“Các người Do thái xô xát tranh luận với nhau”: Việc mặc khải Chúa Giêsu tiến triển chừng nào, thì sự chống đối lớn dần chừng ấy. Các người kêu ca lẩm bẩm mới đây giờ biến thành cuộc tranh luận sôi nổi. Một số người có lẽ hiểu xác quyết sau cùng của Chúa Giêsu theo nghĩa ẩn dụ ít nhiều, vì kể ra việc ăn và uống cũng có thể áp dụng đối việc nghiên cứu lề luật (Strack- Billerbeck, t.II, tr.485). Song những kẻ khác, căn cứ vào giọng nói của Chúa Giêsu, cách thế Người phát biểu và những chữ Người chọn, thấy rằng tất cả phải hiểu theo nghĩa đen; cho nên họ phê phán lời Người là phi lý.
“Nếu các ngươi không ăn thịt Con Người”. Đối với một số đông các nhà chú giải, động từ này làm nên một chứng cớ quyết định bênh vực cho việc đồng hóa Chúa Giêsu với Con Người. Trong những đoạn khác, khi Chúa Giêsu nói về Con Người, thì không luôn luôn rõ ràng là Người nói về bản thân. Nhưng ở đây, không thể nghi ngờ gì được.
“Lưu lại trong Ta và Ta trong kẻ ấy”. Cụ thể mà nói, hình dung trước tiên sự hiện diện của Chúa Giêsu trong kẻ đón nhận Người thì tự nhiên hơn. Song cách nói “lưu lại trong Ta và Ta trong nó” (x.14,10-20; 15,4-5; 1Ga 3,24; 4,15-16) chỉ một sự kết hiệp vừa thân mật vừa tương hỗ. Đó chính là hiệu quả riêng của Bí tích. Người rước lễ ở lại trong sự sung mãn của Chúa Kitô, đón nhận sự sống Người tuôn chảy vào họ. Và về phần Người, Chúa Kitô ở lại trong kẻ rước lễ như một người bạn thân tình và được yêu mến.
KẾT LUẬN
Thánh Thể là bữa ăn của Thiên Chúa. Bàn thờ dâng hy lễ cũng chính là bàn ăn nơi đó thịt và máu Chúa Kitô được trao ban như của ăn và thức uống cho các người dự tiệc.
Ý HƯỚNG BÀI GIẢNG.
1*. Trong bản văn hôm nay, chúng ta nhận thấy Chúa Giêsu không nói là “thân thể” Người như trong những lời thiết lập Bí tích ở nhà Tiệc ly, nhưng nói “thịt” của Người”. Và vì thế, diễn từ này của thánh Gioan cũng đưa ta về một câu trong Bài tựa của Tin Mừng ông, câu bảo rằng Ngôi Lời Thiên Chúa đã hóa thành “nhục thể” (xác thịt). Nói “thịt”, trước tiên Gioan muốn quả quyết những gì Kinh Thánh luôn luôn hiểu qua danh từ đó. Trong cách nói của người Sêmita, tiếng “xác thịt” luôn luôn chỉ con người toàn diện, chứ không phải một phần con người hay chỉ cái mà ngày nay – hầu như theo một nghĩa y học chúng ta gọi là thân xác để đối lại với linh hồn thiêng liêng. Thịt và máu có nghĩa là cả con người, đúng hơn là con người cụ thể, đang chiếm một chỗ trong khung cảnh sống của trái đất này, con người mà ta có thể sờ mó và biết có giá trị ra sao đối với ta. Vì thế khi Gioan tuyên bố: “Ngôi lời đã hóa thành xác thịt” là ông muốn nói: Ngôi Lời thật sự ở nơi chúng ta đang ở, Người ở giữa chúng ta, Người chia sẻ sự sống chúng ta, Người chia sẻ thời gian và không gian của chúng ta, Người chia sẻ cuộc hiện hữu của chúng ta: chúng ta có thể và phải tìm Thiên Chúa vĩnh cửu ở đây, trong trần gian này. Nếu điều đó đúng với Chúa Kitô lịch sử, thì cũng đúng với Chúa Giêsu Thánh Thể. Vì trong Thánh Thể, Người hiến thân cho chúng ta hoàn toàn, thực sự, dù dưới một phương thức hiện diện khác với phương thức hiện diện ở Palestin. Trong Thánh Thể, Chúa Giêsu đã sống lại vinh hiển và biến hình vinh quang. Và vì Người mang trong mình sự sống muôn đời, nên Người cũng có thể làm cho chúng ta được hằng sống.
2*. Nếu chúng ta thường mang tâm trạng, hầu như nặng nề, là mình quá xa Chúa, là tâm hồn mình quá trống vắng Thiên Chúa, nếu chúng ta tưởng rằng mình không thể tìm Ngài với những ý nghĩ và tâm tình của con tim, nếu chúng ta có cảm tưởng mình ở đây, trong lúc Thiên Chúa đích thực, ánh sáng bất khả đạt thấu, thật quá xa vời, thì ít nữa chúng ta hãy ao ước tiếp nhận thân xác của Chúa. Dĩ nhiên, nếu không tiếp nhận với đức tin và lòng mến, thì Thịt và máu Người sẽ chẳng có ích lợi gì, chỉ đem lại án phạt. Nhưng nếu chúng ta, vốn là những kẻ khó nghèo và đói khát, hành khất và què quặt, mù lòa và đau yếu, là những kẻ được mời gọi từ khắp mọi lối của trần gian và mọi chuồng, nếu chúng ta biết tiến lại với ý thức rõ ràng về thân phận nghèo đói, khốn khổ và lang thang của chúng ta, biết bước lại với lòng tin tưởng mà nói: “Chúng con ao ước được ăn Mình Chúa ít nữa là một lần thì lúc đó Thiên Chúa sẽ làm những gì còn lại. Lúc đó Ngài sẽ đổ xuống trên chúng ta ân sủng với sức mạnh, ánh sáng và sự sống của Ngài, ngay chính khi chúng ta tưởng mình còn là hư không và tối tăm, còn là những kẻ đã chết và tội lỗi khốn nạn. “Hãy nhận lãnh mà ăn, này là Mình Ta”. Và Chúa còn nói: “Ai ăn thịt Ta thì sống đời đời”. Người đã đến với chúng ta trong xác thịt chúng ta và chính thịt này Người ban cho chúng ta, vì chúng ta không biết làm sao để đến với Người. Vì thế, chúng ta ta có thể luôn tin tưởng vào người, dù chúng ta có cảm thấy gì đi nữa cũng không sao, và có thể đến gần bàn tiệc sự sống vĩnh cửu vì Người ở nơi chúng ta ở, và bởi thế chúng ta không nên sợ người xa chúng ta vì Người cho chúng ta Mình và Máu Người cùng sự sống vĩnh cửu.
3*. Ăn thịt Chúa Kitô hay ăn Chúa Kitô trong Thánh Thể và phương thế duy nhất giúp ta tránh được lâu dài bệnh thiếu máu thiêng liêng và cái chết. Ăn Chúa Kitô là sống bằng Chúa Kitô. Việc rước lễ đều đặn tự nhiên đặt chúng ta. Ngay từ bây giờ và một cách vững chắc, vào giai đoạn đầu của sự sống vĩnh cửu; giai đoạn này được gọi là ân sủng và sẽ triển nở về sau trong vinh quang của thị kiến hồng phúc, rồi trong sự sống lại của thân xác vinh hiển vào ngày cánh chung.
CHÚA NHẬT XX THƯỜNG NIÊN- Năm B
BỮA TIỆC CHÚA- Lm. Carolo Hồ Bặc Xái
Sợi chỉ đỏ :
Hai ý tưởng lớn của các bài đọc hôm nay là Bàn tiệc Mình Chúa và Bàn tiệc Khôn ngoan của Lời Chúa.
– Bài đọc I (Cn 9,1-6) : Đức Khôn Ngoan mời người ta đến dự tiệc
– Đáp ca (Tv 33) : Kêu mời học sự Khôn ngoan
– Tin Mừng (Ga 6,51-58) : Mình thánh Đức Kitô là lương thực
DẪN VÀO THÁNH LỄ
Anh chị em thân mến
Chúng ta đói khát nhiều thứ, và chỉ có Chúa mới thỏa mãn được tất cả cho chúng ta. Thánh lễ chính là một bữa tiệc. Trong Thánh lễ, chúng ta được lắng nghe Lời Chúa, chúng ta được ăn Mình Thánh Chúa.
Chúng ta hãy chuẩn bị tâm hồn cho xứng đáng tham dự Bàn tiệc Chúa.
GỢI Ý SÁM HỐI
– Chúng ta chưa thực sự tin rằng Mình Thánh Chúa là lương thực rất cần thiết cho cuộc sống chúng ta.
– Chúng ta chưa thiết tha học hỏi sự khôn ngoan trong Lời Chúa.
– Chúng ta không siêng năng dự tiệc Thánh Lễ.
LỜI CHÚA
Bài đọc I (Cn 9,1-6)
Cựu Ước rất quý chuộng sự Khôn ngoan, đến nỗi đã nhân hình hóa sự Khôn ngoan như một Mệnh phụ hào phóng dọn một bữa tiệc thịnh soạn và kêu mời mọi người đến dự, tức là đế học hỏi sự khôn ngoan của mình.
Hình tượng về sự Khôn ngoan này sẽ được thực hiện bởi Đức Giêsu.
Đáp ca (Tv 33)
Thánh vịnh này quảng diễn tiếp bài đọc I về sự khôn ngoan : khôn ngoan thật là biết kính sợ Chúa.
Tin Mừng (Ga 6,51-58)
Tiếp tục bài giảng sau phép lạ hóa bánh ra nhiều, Đức Giêsu hướng thính giả về bí tích Thánh Thể : Ngài nói rõ hơn về bánh ban sự sống, đó là Thịt và Máu Ngài : “Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta thì có sự sống đời đời”.
– Ở cuối đoạn tuần trước, Đức Giêsu đã nói rõ : “Bánh ta sẽ ban chính là thịt ta đây” (câu 51).
– Câu đó đã khiến những người do thái tranh luận với nhau. Sở dĩ họ tranh luận vì trong họ có người hiểu theo nghĩa đen (ăn thịt sống của Đức Giêsu), có người hiểu theo nghĩa bóng (tin vào Ngài).
– Phần Đức Giêsu, Ngài muốn hiểu theo nghĩa nào ? Thưa theo nghĩa đen. Bởi đó Đức Giêsu dùng những động từ rất mạnh và cụ thể. Động từ “ăn” nguyên gốc là Trôgô nghĩa là “nhai”, lấy răng mà nhai một thức ăn nào đó. Và động từ trôgô này được lặp đi lặp lại nhiều lần (các câu 53-54). Tới câu 55 Ngài tuyên bố dứt khoát “Thịt ta thật là của ăn và máu ta thật là của uống”.
– Như thế là Đức Giêsu nói tới bí tích Thánh thể, trong đó Ngài ban chính thịt và máu Ngài làm của ăn của uống cho loài người.
– Hiệu quả của việc rước lễ : “Ai ăn thịt Ta và uống máu ta thì có sự sống đời đời… thì ở trong ta và ta ở trong kẻ ấy”.
Bài đọc II (Êp 5,15-20)
Đoạn thư này cũng trùng hợp với hai bài đọc Cựu Ước và Tin Mừng vì cũng đề cập đến sự khôn ngoan. Thánh Phaolô khuyên tín hữu đừng sống như kẻ khờ dại, mà hãy sống như người khôn ngoan. Theo ngài, khôn ngoan là
– biết tận dụng thời buổi hiện tại
– biết tìm hiểu đâu là thánh ý Chúa
GỢI Ý GIẢNG
* 1. Tấm Bánh
Theo tạp chí Times, gần đây có nhiều vụ tự tử trong giới doanh nghiệp Nhật Bản. Ông Saysi, 40 tuổi mạnh khỏe, là quản lý của công ty bảo hiểm Taiho, ông có đủ điều kiện để sống hạnh phúc, an khang. Nhưng vào tháng 11-97 ông Saysi đã nhảy lầu tự vẫn vì công ty mẹ là Yematri bị phá sản. Cũng trong thời gian này, một quan chức trong Bộ tài chánh và hai viên chức khác thuộc công ty xã hội Nhật cũng kết liễu đời mình khi bị kết án có dính líu đến tham nhũng.
Theo thống kê của cục cảnh sát Nhật Bản năm 1996 có đến 23.000 người Nhật tự tử, gấp hai lần số người chết vì tai nạn giao thông. Trong đó 3025 người tự tử vì thất bại về kinh tế. Các nhà tâm lý giải thích cho những người mất việc rằng : “Thất nghiệp là chuyện bình thường trong cuộc sống. Hơn nữa, trong cuộc sống còn có một cái gì khác hơn việc làm”.
*
Trong cuộc hành trình tìm về quê trời, người tín hữu Kitô còn phải tìm kiếm một điều gì khác hơn là công việc, tiền của, danh vọng và chức quyền.
Chúng ta luôn được nhắc nhở : “Sống giữa thế gian nhưng không thuộc về thế gian” (x.Ga.15,19). Đừng gắn bó với của cải chóng qua nhưng hãy tìm kiếm những giá trị trường tồn. Đó chính là Đức Giêsu Kitô. Tấm bánh được trao ban cho nhân loại : “Bánh Ta sẽ ban, chính là Thịt Ta, để cho thế gian được sống” (Ga.6,51).
Tấm Bánh ấy không chỉ là bí tích Thánh Thể mà còn là Tấm Bánh Lời Chúa. Hiến chế về Phụng vụ quả quyết : “Chúa Kitô hiện diện trong Lời của Người, vì chính Người nói khi người ta đọc Thánh Kinh trong Giáo hội” (Pv.7). Đức Giêsu vẫn trao cho ta sức sống của Người chính là Tấm Bánh Lời Chúa : “Người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng còn nhờ mọi Lời do miệng Thiên Chúa phán ra” (Mt.4,4).
Hiến chế Tín lý Mạc khải số 21 viết : “Giáo hội luôn tôn kính Kinh Thánh như chính Thân Thể Chúa, nhất là trong Phụng vụ Thánh, Giáo hội không ngừng lấy Bánh ban Sự sống từ bàn tiệc Lời Chúa cũng như từ bàn tiệc Mình Chúa Kitô để ban phát cho các tín hữu”.
Mỗi thánh lễ là một bữa tiệc. Chúng ta được mời đến tham dự bàn tiệc Lời Chúa, trước khi cử hành bàn tiệc Thánh Thể. Cả hai đều là lương thực cần thiết cho cuộc sống đời đời.
Mọi tín hữu đều biết ích lợi vô song của Bí tích Thánh thể, nhưng lại dễ dàng bỏ qua việc rước lễ, chưa kể là thiếu chuẩn bị, thiếu sốt sắng và thiếu thân tình.
Mọi tín hữu đều biết Lời Chúa là cần thiết, nhưng lại ít quan tâm suy niệm và sống Lời Chúa.
Mahatma Gandhi, vị thánh của dân tộc Ấn Độ có nói : “Tôi sẵn sàng trở thành một Kitô hữu, nếu tôi thấy những người Kitô hữu thực thi Tám mối phúc thật”.
*
Lạy Đức Giêsu, xin cho Lời Chúa luôn tỏa sáng lối đường chúng con đi. Xin cho Mình Thánh Chúa là lương thực hàng ngày cho chúng con. Xin dạy chúng con cũng trở nên tấm bánh được bẻ ra cho anh chị em. Xin giúp chúng con không chỉ lắng nghe mà còn biết thực thi lời Chúa ; không chỉ yêu mến, mà còn biết sống Lời Ngài ; không chỉ tuyên xưng, mà còn biết thực hành đức tin. Amen. (Thiên Phúc, “Như Thầy đã yêu”)
* 2. Chỗ trong bàn tiệc
Một thương gia giàu có kia sống chung với con trai và con dâu mình. Người con trai rất thương người nghèo, hay làm việc thiện nguyện trong những tổ chức giúp đỡ người nghèo, và cũng thường bố thí cho người nghèo. Ít lâu sau vợ chồng người con trai sinh được đứa con đầu lòng. Ông thương gia rất mừng và định tổ chức một bữa tiệc mừng rất lớn.
Người con hỏi người cha : “Cha định sắp xếp chỗ ngồi cho khách thế nào ? Có phải là để những người giàu ngồi những bàn trên còn những người nghèo ngồi những bàn gần cửa không ?” Người Cha xác nhận đúng như thế. Người con mới xin : “Vì đây là bữa tiệc mừng đứa con của con, nên xin Cha hãy chìu ý con mà đảo ngược lại, nghĩa là hãy đề những người nghèo ngồi bàn trên và những người giàu ngồi bàn dưới”. Người Cha đáp : “Con ơi, khó mà thay đổi thế giới được. Này nhé con hãy suy nghĩ thử xem : Những người nghèo đến dự tiệc là để ăn, còn những người giàu đến đây không phải để ăn mà để được vinh dự. Vậy nếu ta xếp những người nghèo ở bàn trên thì họ phải cố gắng giữ tư thế cho đàng hoàng, không dám ăn uống tự nhiên, cho nên dù có ăn họ cũng ăn không ngon. Thà để họ ngồi các bàn dưới thì họ sẽ thoải mái hơn và muốn ăn uống thế nào và bao nhiêu tuỳ thích. Còn những người giàu đến đây thực ra không cần ăn, vì họ đã ăn uống đầy đủ ở nhà rồi. Xếp họ ngồi các bàn dưới thì họ sẽ buồn ; cho nên xếp họ ngồi bàn trên thì hợp ý họ hơn”.
Nghe người cha giải thích như vậy, người con thấy hợp lý và không nài nỉ nữa.
Câu chuyện trên không có ý dạy ta coi trọng người giàu và coi nhẹ người nghèo, nhưng muốn giúp ta so sánh với Bí tích Thánh Thể. Bí tích Thánh Thể là một bàn tiệc. Nhưng bàn tiệc này khác với những bàn tiệc của loài người ở chỗ là mọi người đều được mời, bất kể họ giàu hay nghèo. Những chỗ ngồi trong bàn tiệc Thánh Thể cũng bình đẳng như nhau, không ai cao mà cũng không ai thấp. Tất cả chúng ta đến dự tiệc Thánh Thể đều là những người nghèo về mặt thiêng liêng, cho nên đến đây tất cả chúng ta đều được ăn uống no nê. Chẳng những thế tất cả chúng ta còn được vinh dự vì được tham dự bàn tiệc của Thiên Chúa. Và hơn nữa những người cùng tham dự bàn tiệc Chúa sẽ liên kết với nhau bằng sợi dây tình nghĩa, vì cùng chia xẻ một thức ăn và một tình yêu của Đức Giêsu Kitô. (Viết theo Flor McCarthy)
Chuyện minh họa
Mẹ Têrêxa Calcutta có một quy luật là khi một thiếu nữ nào đến xin nhập Dòng thì ngay ngày hôm sau sẽ được gửi tới Nhà Lâm Chung (nơi chăm sóc những người sắp chết).
Một hôm, có một thiếu nữ đến xin nhập Dòng. Theo thông lệ, Mẹ Têrêxa gửi chị này đến Nhà Lâm Chung. Mẹ căn dặn : “Con đã thấy các Linh mục chạm đến Mình Thánh Chúa một cách cung kính và trìu mến thế nào. Bây giờ con hãy đến Nhà Lâm Chung và cũng hãy làm như thế, bởi vì Đức Giêsu trong Mình Thánh Chúa cũng là một với Đức Giêsu đang ở trong những người khốn khổ ấy”.
Ba giờ sau, thiếu nữ trở về với một nụ cười rạng rỡ trên mặt. Cô trình với Mẹ Têrêxa : “Thưa Mẹ, con đã được chạm đến Mình Thánh Chúa suốt 3 giờ đồng hồ”. “Sao ? Con đã làm gì ?” Mẹ Têrêxa hỏi. Cô đáp : “Khi con đến đấy thì người ta cũng vừa mang đến một ông bị rơi vào một cái cống và phải nằm trong đó một thời gian. Mình mẩy ông rất dơ bẩn và rất nhiều thương tích. Con đã rửa cho ông và lau các vết thương của ông. Đang lúc con làm thế, con biết là con đang chạm chính Mình Thánh Đức Kitô”.
* 4. Lương thực thần linh
“Có thực mới vực được đạo.” Câu nói đó chắc chắn không áp dụng với người giáo dân tên là Têrêxa Niu Man, là người đã trải qua 36 năm trời không ăn uống gì mà vẫn sống và giữ đạo sốt sắng. Têrêxa sinh ngày 8 tháng 4, 1898, trong một gia đình Công Giáo ngoan đạo miền Bắc Baveria của nước Đức. Người dân trong làng Cổ Môn Trường gồm gần 1,000 người, hầu hết sống bằng nghề nông. Gia đình của Têrêxa rất nghèo như phần đông các gia đình trong làng. Học xong tiểu học, Têrêxa 14 tuổi và em là Maria 13 tuổi, đi làm thuê cho những điền chủ ở các làng lân cận để có tiền giúp đỡ cha mẹ. Công việc nặng nhọc nhưng Têrêxa không ngại vì bản tính vốn ưa thích việc đồng ruộng và chăm sóc súc vật. Giống như mấy em gái của nàng, Têrêxa cũng có những chàng trai để ý ngắm nghía, nhưng nàng đã có mơ ước riêng. Từ nhỏ nàng đã mơ ước là một nữ tu truyền giáo ở Phi Châu và đã nhiều lần liên lạc với các tu sĩ truyền giáo Dòng Biển Đức. Nhưng Thiên Chúa đã an bài một hướng truyền giáo khác cho Têrêxa.
Ngày 13 tháng 11, 1925, Têrêxa bị đau ruột dư dữ dội, cơn sốt cao khủng khiếp. Bác sĩ chăm sóc cho nàng đề nghị một cuộc giải phẫu tức khắc tại một bệnh viện gần đó. Mẹ nàng khóc hết nước mắt. Cha sở Ngô Biên (Nobert) có mặt. Têrêxa xin cha Biên đặt thánh tích của thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu lên chỗ đau và chính nàng cầu xin : “Lạy thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu, chỉ có Ngài mới có thể chữa con lành bệnh, Ngài đã chữa lành con nhiều lần rồi. Con không xin Ngài vì con nhưng vì mẹ con.”
Đáp lại thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu đã cho nàng lập tức khỏi bệnh. Cùng với mẹ nàng đến nhà thờ tạ ơn Chúa trước sự ngỡ ngàng của mọi người có mặt. Nhưng trước đó thánh nhân đã nói cho Têrêxa Niu Man biết rằng : Sự tuân phục và vui tươi chấp nhận đau khổ của con làm ta rất hài lòng. Để mọi người nhận thức đây là một biến cố phi thường, con sẽ không cần phải trải qua cuộc giải phẫu và hãy mau mau tạ ơn Chúa. Con sẽ phải chịu đau khổ nhiều hơn nữa, nhưng đừng sợ điều gì, cả những đau khổ trong nội tâm. Chỉ có cách này con mới cứu được các linh hồn. Con phải từ bỏ mình nhiều hơn, nhưng hãy luôn sống trong sạch, đơn sơ như hiện nay.
Quả thật, không đầy bốn tháng sau, Têrêxa cảm thấy mệt mỏi phải nằm giường cả hơn tháng trời cho tới lễ Phục Sinh. Đêm thứ năm ngày 4 tháng 3 khi nằm nghỉ trên giường, nàng chợt thấy trong một thị kiến, Đức Giêsu đang quì cầu nguyện ở vườn cây dầu và thấy các môn đệ đang ngủ. Nàng cảm thấy dấy lên nơi tâm hồn niềm thương cảm vô biên đối với Đấng Cứu Chuộc. Cùng lúc Đức Giêsu nhìn chằm chặp vào nàng. Nàng cảm thấy đau đớn tột độ ở gần nơi trái tim đến nỗi có thể chết được. Khi tỉnh lại, Têrêxa thấy ở cạnh sườn bên trái của nàng một vết thương, máu rỉ ra cho đến ngày hôm sau. Nàng băng vết thương lại để mọi người không thấy và nói với em gái ở chung phòng với nàng là nàng bị phỏng.
Một tuần lễ sau cũng vào giờ đó Têrêxa lại thấy Đức Giêsu trong vườn cây dầu, và sau đó cảnh Ngài bị đánh bằng roi. Tuần lễ sau nữa, nàng chứng kiến cảnh Chúa đội mão gai. Mỗi lần như thế, vết thương cạnh sườn nàng chảy máu chan hoà đến ngày hôm sau. Ngày thứ sáu 26 tháng 3, Têrêxa thấy Chúa vác thánh giá và té ngã dưới sức nặng. Khi tỉnh lại nàng thấy một vết thương hiện lên nơi bàn tay trái của nàng, không cách chi che giấu được. Khi mẹ nàng hỏi tại sao bị thương như thế, Têrêxa trả lời rằng vết thương ấy đã xuất hiện cách tự nhiên. Trong đêm thứ năm tuần thánh, tức ngày 1 tháng 4, lần đầu tiên Têrêxa được mục kích trọn đường thánh giá từ vườn cây dầu tới đỉnh núi Sọ và cái chết của Chúa trên thập giá.
Sau đó những vết thương khác xuất hiện thêm trên tay mặt và hai chân của nàng. Cha sở Ngô Biên được mời đến. Cha vội đến nói với một linh mục khác và cha đã ghi như sau trong nhật ký của cha : ” Têrêxa nằm đó như một vị tử đạo, cặp mắt nàng đầy máu và hai giọt máu chảy xuống má nàng. Gương mặt nàng nhợt nhạt như một người chết. Đến 3 giờ chiều, giờ chết của Đấng Cứu Chuộc, nàng phải chịu những cơn đau khủng khiếp đến chết đi được. Sau đó, nàng trở nên yên lặng hoàn toàn. Cha sở bị đánh động mạnh trước biến cố. Các dấu thánh ấy đồng thời khiến cha mẹ và cả gia đình của Têrêxa sầu khổ tột độ.
Ngày 4 tháng 4 là Chúa Nhật Phục Sinh, Têrêxa được thấy Đấng Cứu Chuộc Phục Sinh. Nàng cảm thấy khoẻ khoắn trong người để có thể ra khỏi giường.
Ban đầu gia đình Têrêxa nghi ngờ về những dấu lạ này nên cố gắng chữa trị cho Têrêxa. Nhưng càng chạy chữa, xức thuốc và băng bó, những vết thương ấy càng lở loét và gây thêm đau nhức. Têrêxa lấy làm lạ về hiện tượng đó nên thỉnh ý thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu và được Ngài cho biết là không nên chữa trị những vết thương đó. Chúng không làm độc và chỉ mở ra mỗi thứ sáu.
Tháng 11 cùng năm đó, giữa hai ngày 18 và 19, tức thứ năm và thứ sáu, trong khi Têrêxa nhận được thị kiến về Đức Giêsu chịu đội mão gai, người ta thấy xuất hiện 3 vết máu trên chiếc khăn màu trắng nàng đội trên đầu. Khi cất khăn đi người ta thấy đầu nàng ướt sũng máu và rất đau đớn. Tuần kế tiếp có 8 vết máu trên đầu nàng. Những vết ấy sẽ ở mãi trên đầu nàng.
Từ lễ Giáng Sinh 1926, Têrêxa kinh nghiệm một sự thay đổi đột ngột là ngưng hẳn việc ăn uống. Hằng ngày sau khi rước lễ nàng chỉ dùng vài giọt nước để giúp nàng nuốt trôi Mình Thánh Chúa. Nhưng cha sở Ngô Biên chứng thực rằng sau tháng 9, 1927, nàng không cần những giọt nước này nữa.
Từ đó trở đi, trong 36 năm liền, Têrêxa sống mà không cần ăn uống gì cả. Mình Thánh Chúa là thức ăn duy nhất của nàng. Cha Ngô Biên, người đã cho Têrêxa rước lễ mỗi ngày cho đến khi nàng chết, đã ghi trong nhật ký của ngài rằng Têrêxa thường nói với mọi người là nàng sống nhờ vào Đấng Cứu Chuộc. Và cha còn thêm rằng nơi Têrêxa thực đã ứng nghiệm lời tuyên bố của Đức Giêsu khi nói : “Thịt Ta thật là của ăn. Máu Ta thật là của uống.”
Câu chuyện vừa kể minh họa lời Đức Giêsu nói trong Tin Mừng hôm nay là “Ai ăn thịt và uống máu tôi thì ở lại trong tôi và tôi ở lại trong người ấy” (c.56). Câu chuyện cho thấy Chúa ở lại một cách lạ lùng : (1) Chúa ở lại và tỏ lộ quyền năng của Người nơi một giáo dân chỉ cần chịu lễ mà thôi… không cần ăn uống gì khác trong suốt thời gian 36 năm, mà vẫn mạnh khỏe ! (2) Chúa còn ở lại và cho người ấy dự phần vào cuộc thương khó của Chúa cả nơi thân xác lẫn nơi nội tâm người đó. (3) Mục tiêu nhắm tới là : “Con đừng sợ đau khổ, kể cả đau khổ nội tâm. Chỉ có cách đó, con mới cứu được các linh hồn. Con phải từ bỏ mình nhiều hơn, phải luôn sống trong sạch và đơn sơ như hiện nay” – mục tiêu ấy được tiết lộ qua trung gian thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu trong một thị kiến.
Nhân vật trong câu chuyện có thực, vì ta biết rõ lý lịch. Sự kiện mà người đó chịu lễ và không ăn uống gì khác suốt 36 năm, cũng như sự kiện về năm dấu thánh nơi thân xác người đó với những đau đớn người đó phải chịu các ngày thứ sáu, những hiện tượng đó đã được kiểm chứng đầy đủ do các bác sĩ có thẩm quyền của Toà Thánh và của giáo phận Ratisbon của Đức Quốc. Đồng thời, vụ án phong chân phước cho bà Têrêxa Niu Man đang được xúc tiến.
Chẳng ai buộc người Kitô phải tin vào ơn mạc khải riêng bao giờ. Nhưng mọi Kitô hữu đều phải bén nhạy đối với những việc Chúa làm nơi thọ tạo. (Lm Augustine sj, Vietcatholic 2001)
LỜI NGUYỆN CHO MỌI NGƯỜI
Chủ tế : Anh chị em thân mến, Đức Giêsu đã nói : “Tôi là bánh từ Trời xuống, bánh Tôi sẽ ban tặng chính là thịt và máu Tôi. Ai ăn thịt và uống máu Tôi thì được sống muôn đời”. Chúng ta hãy dâng lời cầu nguyện :
- Chúng ta hãy cầu nguyện cho các giáo sĩ, tu sĩ các giáo dân trong Hội thánh / biết sốt sắng tham dự thánh lễ và siêng năng Rửa tội / để luôn sống hiệp thông với Đức Giêsu và với nhau.
- Chúng ta hãy cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo các dân tộc / được ơn khôn ngoan sáng suốt để chọn đường lối tốt đẹp nhất mà phục vụ cho đồng bào mình.
- Chúng ta hãy cầu nguyện cho những người chưa biết Đức Giêsu Kitô / được sớm nhận ra Người chính là Đường, là sự Thật và là Sự Sống của mọi người.
- Chúng ta hãy cầu nguyện cho anh chị em giáo hữu trong họ đạo chúng ta / ngày càng hiểu biết hơn tầm quan trọng của bí tích thánh thể trong cuộc sống hằng ngày của mỗi Kitô hữu.
Chủ tế : Lạy Đức Giêsu, xin cho mỗi người chúng con hiểu biết rằng, chỉ nhờ sức sống của Chúa ban cho trong bí tích Thánh Thể, chúng con mới có thể sống yêu thương và phục vụ tốt cho gia đình và xã hội. Chúa là Đấng hằng sống và hiển trị muôn đời.
TRONG THÁNH LỄ
– Trước lúc rước lễ : Chúng ta hãy nhớ lại lời Đức Giêsu nói trong bài Tin Mừng : “Đây là bánh từ trời xuống. Ai ăn bánh này sẽ được sống muôn đời”
GIẢI TÁN
Chúng ta tạ ơn Chúa đã cho chúng ta tham dự Thánh lễ này, vì nhờ đó chúng ta được nghe những Lời khôn ngoan của Chúa và được rước lấy Mình Thánh Ngài. Ước gì Lời Chúa và Mình Chúa giúp chúng ta sống thật tốt suốt tuần này.
CHÚA NHẬT XX THƯỜNG NIÊN- Năm B
BỮA TIỆC THÁNH THỂ– Lm. Giuse Đinh Lập Liễm
DẪN NHẬP.
Ăn uống là nhu cầu khẩn thiết cho con người, nó cần thiết đến nỗi người ta phải nói :”Dĩ thực vi tiên”. Trong cuộc lữ hành của dân Do thái đi về đất hứa, Thiên Chúa đã ban manna cho họ để làm lương thực hằng ngày trong suốt 40 năm ở hoang địa. Tuy manna ấy là vật từ trời xuống nhưng chỉ là bánh vật chất nuôi thể xác, không có sức đem lại sự sống vĩnh cửu cho người ăn. Cha ông họ đã ăn manna ấy nhưng đã chết.
Đức Giêsu hứa sẽ ban cho người Do thái và cho chúng ta hôm nay một thứ manna khác từ trời xuống có sức đem lại sự sống đời đời cho người ăn. Bánh ban sự sống trường sinh ấy là Mình và Máu Đức Kitô. Ai ăn thịt và uống máu Đức Kitô tức là lãnh nhận bí tích Thánh Thể, thì ở đời này sẽ được kết hiệp mật thiết với Ngài, được tham dự vào đời sống thần linh của Ngài, và trong ngày sau hết sẽ được sống lại.
Thánh Thể là bàn tiệc Thiên Chúa dọn sẵn cho con người, có đủ mùi vị thơm ngon. Chúa mời mọi người tới tham dự. Chúng ta hãy là người khôn ngoan không những biết tìm của ăn vật chất để nuôi thân, nhưng còn biết tìm lương thực thần linh có sức bổ dưỡng và đem lại cho linh hồn sự sống đời đời.
TÌM HIỂU LỜI CHÚA.
+ Bài đọc 1 : Cn 9,1-6.
Đây là một ngụ ngôn trong sách Châm ngôn. Khôn ngoan đây là sự khôn ngoan của Thiên Chúa, hay nói cách khác, đó là chính Thiên Chúa. Khôn ngoan được nhân cách hóa như một Mệnh phụ hào phóng dọn một bữa tiệc thịnh soạn và kêu mời mọi người đến dự. Những ai sẽ được mời ? Đó là những kẻ nghèo và tất cả những ai sẽ chấp nhận hoán cải khỏi những lầm lạc, họ là những kẻ khôn ngoan chứ không như những kẻ khờ dại.
Những món ăn được dọn để dùng có giá trị tượng trưng : nhằm trình bầy những giáo huấn Thiên Chúa dạy để mọi người đem ra thực hành hầu cho cuộc sống được thành đạt mỹ mãn. Như vậy, hình tượng về sự khôn ngoan nói trên sẽ được thực hiện bởi Đức Giêsu.
+ Bài đọc 2 : Ep 5,15-20.
Đoạn thư này cũng trùng hợp với hai bài Cựu ước và Tân ước vì cùng nói đến sự khôn ngoan. Trong đoạn thư này, thánh Phaolô khuyên tín hữu Êphêsô không nên làm uổng phí thời giờ mà phải tận dụng để sống khôn ngoan theo Thần Khí hướng dẫn và thúc đẩy, chứ đừng sống như những kẻ khờ dại.
Đây là lời khích lệ mời gọi tỉnh thức : chúng ta đang sống trong một thế giới đầy đam mê dâm loạn. Với tư cách là một Kitô hữu khôn ngoan, chúng ta hãy tránh xa những điều phù phiếm ấy mà hướng lòng về Chúa và điều chỉnh cuộc sống theo thánh ý Ngài.
+ Bài Tin mừng : Ga 6,51-56.
Đây là cao điểm của bài diễn từ của Đức Giêsu về bánh ban sự sống. Ngài quả quyết rằng chính Ngài là nguồn mạch sự sống trường sinh và làø bánh ban sự sống từ trời xuống.
Ngài giáo dục dân chúng theo cách tiệm tiến : Chúa nhật 18 Ngài chỉ khẳng định mình là Bánh hằng sống từ trời xuống. Chúa nhật 19 vừa qua Ngài nói rõ hơn :”Bánh Ta sẽ ban chính là Thịt Ta đây”(Ga 6,51). Hôm nay Đức Giêsu hướng thính giả về bí tích Thánh Thể : Ngài nói rõ hơn về Bánh ban sự sống, đó là Thịt và Máu Ngài:”Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta thì có sự sống đời đời”
Đức Giêsu còn nhấn mạnh thêm : Ai muốn Thiên Chúa ban cho sự sống thật, kẻ đó phải lấy đức tin mà lãnh nhận mình Ngài đã hiến tế và máu Ngài đã đổ ra, thực sự hiện diện trong Thánh Thể. Ngài ban chính Thịt và Máu Ngài làm của ăn của uống cho loài người. Nếu chúng ta biết rước mình máu Ngài thì hiệu quả sẽ là:”Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta thì có sự sống đời đời… thì ở trong Ta và Ta ở trong kẻ ấy”.
THỰC HÀNH LỜI CHÚA.
Bữa tiệc Thánh Thể
Tiếp nối Tin mừng của hai Chúa nhật trước nói về sự khác biệt giữa của ăn vật chất mau hư nát và Bánh Hằng sống từ trời xuống nuôi linh hồn loài người, trong bài Tin mừng hôm nay Đức Giêsu khẳng định một cách quyết liệt Bánh hằng sống từ trời đó chính là Thịt và Máu Ngài và hứa sẽ ban Bánh hằng sống đó trong phép Thánh Thể.
LỜI KHẲNG ĐỊNH CỦA ĐỨC GIÊSU.
Lời khẳng định tiệm tiến.
Đức Giêsu không nói ngay đến Bánh hằng sống là Mình Máu Ngài được ban trong phép Thánh Thể, mà Ngài còn dọn lòng dân chúng để họ có thể chấp nhận chân lý cao siêu mà Ngài muốn dạy dỗ họ. Trước tiên, Đức Giêsu phân biệt hai thứ bánh : bánh vật chất nuôi xác tức Manna trong Cựu ước và bánh thiêng liêng nuôi hồn tức là Thánh Thể Chúa Kitô trong Tân ước. Tiếp đến Ngài nói đến việc Ngài ban mình làm Bánh hằng sống từ trời xuống và kêu gọi người ta ăn bánh đó. Hôm nay Ngài khẳng định Bánh Hằng Sống đó chính là Thịt và Máu Ngài và hứa Bánh hằng sống ấy trong phép Thánh Thể.
Lời khẳng định quyết liệt.
Hôm nay Đức Giêsu dọn lòng dân chúng tiến dần đến tột điểm cùng đích của Ngài, đón nhận một mầu nhiệm thẳm sâu, Ngài cho biết rằng Bánh sự sống chính là Thịt và Máu của Ngài khi Ngài phán:”Thịt Ta thật là của ăn và Máu Ta thật là của uống”(Ga 6,55). Phép Thánh Thể là một bữa tiệc hy lễ trong đó chúng ta thực sự “ăn thịt và uống máu Chúa”. Lời tuyên bố vừa được nói ra thì nhiều người phản đối, ngờ vực, bỏ đi. Ai lại làm một việc kinh tởm như vậy ? Nhưng Đức Giêsu chẳng những không làm nhẹ bớt ý nghĩa mà lại nói cách rõ rằng hơn, không có thể hiểu một cách khác được :”Thật, Ta bảo thật các ngươi : nếu các ngươi không ăn thịt Con Người và uống máu Ngài, các ngươi sẽ không có sự sống trong mình. Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta thì có sự sống đời đời và Ta, Ta sẽ cho kẻ ấy sống lại trong ngày sau hết”(Ga 6,53-54).
Phản ứng từ phía dân chúng.
Khi nghe lời tuyên bố của Đức Giêsu : Thịt Ngài là của ăn, máu Ngài là của uống cho sự sống muôn đời thì người Do thái đã phản ứng rất mạnh:”Làm sao ông có thể lấy thịt máu của ông cho chúng tôi ăn được”?(Ga 6,52) ? “Ông này chẳng phải ông Giêsu, con ông Giuse đó sao ? Cha mẹ ông ta , chúng ta đều biết cả, sao bây giờ ông ta lại nói:”Ta từ trời xuống”(Ga 6, 42).
Trước phản ứng dữ dội của họ, Đức Giêsu vẫn không rút lời, không cải chính, nhưng còn giải thích và khẳng định thêm:”Ai ăn thịt và uống máu Ta thì được sống muôn đời và Ta, Ta sẽ cho kẻ ấy sống lại trong ngày sau hết”. Hơn nữa con người còn đi vào sự kết hiệp mật thiết với Ngài:”Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta thì ở lại trong Ta và Ta ở lại trong kẻ ấy”(Ga 6, 56). Trước mạc khải này, nhiều môn đệ nói:”Lời này chướng tai quá, ai mà nghe nổi”(Ga 6,60). Từ lúc đó, nhiều môn đệ rút lui không còn đi với Ngài nữa.
So sánh Manna xưa và nay.
Nhân dịp người Do thái gợi ra câu chuyện Manna, Đức Giêsu lại dùng ngay câu chuyện ấy để so sánh và mạc khải về Bánh bởi trời đích thực, bánh ban sự sống muôn đời.
Nếu ngày xưa, manna như một thứ nhựa cây, ngày nay bánh Thánh Thể chính là Mình Máu Đấng là Thiên Chúa làm người. Nếu ngày xưa ăn manna chỉ là ăn bánh, ngày này lãnh bí tích Thánh Thể là ăn chính Chúa Kitô. Ngày xưa manna là quà tặng do lòng thương xót của Chúa dành cho dân, thì hôm nay lòng thương xót của Thiên Chúa đã trao tặng cho con người chính Người Con Một yêu dấu. Ngày xưa manna chỉ là của ăn mang lại sự no nê cho thể xác, ngày nay mình máu Chúa Kitô trở thành thần lương không chỉ nuôi sống linh hồn mà còn củng cố khả năng hướng thiện của người rước lấy. Ngày xưa manna chỉ là phương tiện cứu đói tạm thời, ngày nay Mình Máu Chúa Kitô không chỉ là lương thực giúp người tín hữu có đủ sức mạnh, đủ nghị lực tiếp bước hành trình về quê trời, mà lại còn đưa họ vào vĩnh cửu và sống vĩnh cửu. Ngày xưa manna cho thấy Chúa không bỏ dân của Ngài, ngày nay Chúa hiện diện giữa Hội thánh và hiện diện giữa thế giới này bằng chính Con của Ngài trong bí tích Thánh Thể (Vũ xuân Hạnh)
PHẢI HIỂU LỜI CHÚA THẾ NÀO ?
Hiểu theo nghĩa đen.
Những lời Đức Giêsu giảng dạy ở đây nói về phép Thánh Thể, chúng ta phải hiểu theo nghĩa nào : nghĩa đen hay là nghĩa bóng, nghĩa tượng trưng ? Anh em Tin lành không tin có Đức Giêsu trong phép Thánh Thể. Để phủ nhận, đoạn văn về việc hứa lập phép Thánh Thể phải hiểu theo nghĩa bóng, chứ không thể hiểu theo nghĩa đen được. Còn đối với chúng ta, giáo lý công giáo đã dạy chúng ta phải hiểu theo nghĩa đen thông thường khi nói về phép Thánh Thể, chứ không theo nghĩa bóng được.
Ta thử đọc lại đoạn văn này: Đức Giêsu nói:”Ta là Bánh hằng sống. Cha ông các ngươi đã ăn manna trên rừng và họ đã chết. Đây là Bánh từ trời xuống : ai ăn bánh này sẽ được sống đời đời. Bánh Ta sẽ cho chính là Thịt Ta cho thế gian được sống”(Ga 6,48.49.51).
Người Do thái nghe Đức Giêsu nói thế thì lẩm bẩm rằng:”Ông Ta lấy thịt mình mà cho chúng ta ăn sao được”(Ga 6,52) ? Thế là họ hiểu theo nghĩa đen, đúng như ý Ngài muốn nói. Cho nên, Đức Giêsu không chữa lại (nghĩa là không bảo rằng : các người lẩm bẩm làm chi, Ta nói bóng đấy mà), mà còn nói hăng hơn :”Quả thật, quả thật, Ta bảo các ngươi : nếu các ngươi không ăn thịt Con Người, và uống máu Ngài, thì các ngươi không có sự sống trong mình… Vì thịt Ta là của ăn, máu Ta là của uống”(Ga 6,53.55).
Nhiều người trong môn đệ nghe nói thế, rất khó chịu nên nói :”Lời nói chướng tai quá, nghe sao được”(Ga 6,60). Ngài không rút lời, không cải chính, nên có một số môn đệ bỏ đi. Giả như Đức Giêsu nói nghĩa bóng, thì Ngài giải thích cho họ chứ ? Chẳng những không cải chính, Ngài còn quay lại hỏi các Tông đồ rằng:”Còn các con, các con có muốn bỏ mà đi không” ? Nghĩa là Ngài muốn nói : nếu các con không tin mà bỏ Ta, thì Ta cũng cứ nói thế, chứ không rút lại lời đã nói.
Sự hiện diện thực sự.
Dân chúng trong hội đường Capharnaum đã không hiểu hay không muốn hiểu. Ngày nay cũng có nhiều người không muốn hiểu và muốn coi đó chỉ là một cách nói. Còn chúng ta, chúng ta tin rằng lời Chúa là sự thật. Khi chúng ta “ăn thịt và uống máu Chúa”, không phải chỉ là một sự hiện diện, mà là sự thông phần thực sự vào Thánh Thể vinh quang của Ngài. Sự sống của Ngài tuôn chảy trong mạch quản của chúng ta. Ngài ở trong Ta và Ta ở trong Ngài.
Thánh Cyrillô nói:”Đừng nghi ngờ đó là sự thật, nhưng tốt hơn nên đón nhận Lời của Đấng Cứu thế trong đức tin, vì Ngài không thể nói dối”.
Truyện : Ông Daniel Connell
Daniel Connell, người đã giải phóng dân tộc Ái-nhĩ – lan, là một tín hữu can đảm và nhiệt thành. Khi có một số bạn bè theo đạo Tin lành chế nhạo ông vì họ không hiểu rõ và cũng không tin Đức Giêsu hiện diện trong bí tích Thánh Thể. Bấy giờ Daniel đã trả lời như sau:”Sao các ông lại hỏi tôi ? Lẽ ra các ông phải hỏi Đức Giêsu mới đúng. Phần tôi, tôi chỉ tin vào lời Chúa nói. Nếu Lời Chúa khẳng định rằng :”Thịt Ta thật là của ăn, máu Ta thật là của uống” mà thực sự không đúng, thì người nói là Đức Giêsu mới đáng trách chứ không phải là tôi ! Nhưng tôi luôn tin rằng : Lời Chúa là sự thật, là Lời hằng sống và sẽ tồn tại đến muôn đời”.
Câu nói của Daniel Connell cho ta thấy : niềm tin vào bí tích Thánh Thể cũng như toàn bộ niềm tin của chúng ta đã được xây dựng trên nền tảng vững chắc là Lời Chúa trong Thánh Kinh. Lời Chúa là ánh sáng chỉ đường, là sức sống của ta, là căn bản đức tin của ta, la ølương thực nuôi dưỡng linh hồn chúng ta. Do đó, ta cần phải có thái độ tôn trọng Lời Chúa, yêu mến và thực hành Lời Chúa, là đều kiện để ta được ơn cứu độ (Vietcatholic).
Lời Chúa và Thánh Thể.
Ngày nay có những người Công giáo bị ảnh hưởng các giáo phái khác, có khuynh hướng nhấn mạnh đến việc đọc lời Chúa, họp nhau chia sẻ lời Chúa, mà không quan tâm đến việc đi dự lễ để được rước Mình thánh Chúa. Đối với người công giáo, Lời Chúa và Mình thánh Chúa đều là lương thực thiêng liêng. Đọc lời Chúa và suy gẫm lời Chúa mà không đi dự lễ để được kết hiệp với Chúa trong bí tích Thánh Thể thì không còn cái căn tính của người công giáo. Cha ông ta thường nói :”Quen quá hoá nhàm”, nghĩa là người ta không qúi trọng cái mà người ta có trong tay mà còn muốn tìm cái khác…
Đức tin của người công giáo về bánh hằng sống khác hẳn với người Tin lành. Người công giáo tin có Chúa hiện diện thực sự trong bí tích Thánh Thể, và tin việc rước lễ là rước Mình thánh Chúa. Vì nếu ta tin Chúa có quyền phép, ta cũng tin Chúa có thể biến đổi bánh rượu thành Mình thánh Người, mặc dù hình thái bên ngoài vẫn giống bánh rượu. Nếu ta tin Chúa có quyền thế, ta cũng tin Chúa trao quyền cho Linh mục, để truyền cho bánh rượu trở thành Mình Máu thánh Người.
HÃY ĐẾN DỰ BÀN TIỆC THÁNH THỂ.
Thánh Thể là bữa tiệc.
Thánh lễ trong đó có Thánh Thể là bữa tiệc mà Đức Giêsu đáp ứng cho các môn đệ Ngài. Tất cả chúng ta đều đến dự bữa tiệc ấy với cái đói, chúng ta đều cần bánh ăn mà chỉ có Đức Giêsu có thể ban cho – bánh của sự sống đời đời. Và tất cả chúng ta đều được nuôi sống và được vinh dự, bởi vì ở đây mỗi người cho là một vinh dự. Ở đây mọi người trở nên bình đẳng, vì tất cả chúng ta là những người nghèo về mặt thiêng liêng nên tất cả đều được ăn uống no nê. Ngoài ra, tất cả những người cùng tham dự bàn tiệc Chúa sẽ liên kết với nhau bằng sợi dây tình nghĩa, vì cùng chia sẻ một thức ăn và một tình yêu của Đức Giêsu Kitô. Chúa đã tự hiến mình làm của ăn nuôi linh hồn chúng ta và mời gọi chúng ta đến ăn, tại sao chúng ta không đến dự ?
Truyện : Người mẹ hy sinh để con sống.
Vào cuối thế kỷ trước, bên Anh có phong trào di dân sang lập nghiệp tại Úc châu. Trên một chiếc thuyền buồm chở người di cư, có một bà mẹ goá chồng, mang theo một đứa con thơ đang bú sữa mẹ. Sau khi đi được một tuần, thì một cơn bão bất ngờ ập tới làm biển động dữ dội, con thuyền bị sóng đánh tơi tả và cột buồm bị gẫy. Từ đó, con thuyền phải lênh đênh trên mặt biển trong nhiều ngày. Lương thực trên tầu hầu như cạn kiệt. Nhiều người trên thuyền bị chết đói và bị quăng xuống biển. Vào một buổi sáng người ta phát hiện ra bà mẹ kia đã bị chết đói, đang khi đứa con bên cạnh vẫn còn sống. Thì ra bà mẹ này trước khi chết đã dùng dao cắt đứt đầu ngón tay út và cho con bú máu mình thay cho dòng sữa. Bà đã hy sinh chết để cho con bà được sống !
Về sau đứa bé lớn lên đã trở thành một dân biểu nổi tiếng trong vùng. Ông luôn nhớ và biết ơn người mẹ thân thương và một ngày kia, ông đã đứng trên diễn đàn quốc hội, kể lại câu chuyện đau thương cuộc đời mình, và đề nghị Quốc hội chọn một ngày trong năm làm ngày để nhắc nhở con cái tỏ lòng biết ơn đối với mẹ mình. Đó là nguồn gốc của Ngày Quốc tế các Bà Mẹ hiện nay.
Hiệu quả việc tham dự Thánh Thể.
Đức Giêsu đã giãi bầy tâm sự với các môn đệ :”Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta, thì ở trong Ta và Ta ở trong kẻ ấy”(Ga 6,56). Khi chúng ta rước mình và máu thánh Chúa thì chúng ta được kết hợp với Ngài như Ngài ở trong chúng ta vậy. Một cuộc kết hợp giao thân như cành nho với thân nho (Ga 15,4-7), một cuộc trao đổi tình thương có một không hai, chỉ có trong phép Thánh Thể.
Để minh hoạ cho sự kết hợp trên, tôi xin đưa ra hình ảnh cụ thể : Đây là tủ sách của tôi, trong đó có một quyển sách mà tôi chưa hề đọc. Dù cho quyển sách đó có qúi và bổ ích đến bao nhiêu, nhưng nếu tôi không đọc đến thì nó vẫn ở ngoài tôi. Nhưng một ngày kia, tôi lấy nó ra đọc, tôi cảm thấy hồi hộp, lôi cuốn và rung cảm. Câu truyện đó thôi thúc tôi, những dòng chữ quan trọng được ghi khắc vào tâm trí tôi. Bây giờ lúc nào cần, tôi có thể lấy những điều kỳ diệu đó từ bên trong, hồi tưởng lại, suy gẫm nó bồi dưỡng tâm trí mình. Trước kia cuốn sách đó vốn ở ngoài tôi, nằm trên kệ sách. Bây giờ, nó đã thâm nhập vào tôi, tôi có thể lấy nó để nuôi mình. Những kinh nghiệm và từng trải trọng đại trong đời cũng vậy, chúng vẫn ở ngoài ta cho đến khi chúng ta nhận lấy cho riêng mình.
Với Chúa Giêsu cũng vậy. Bao lâu Ngài còn là một nhân vật trong sách, thì Ngài vẫn ở ngoài ta, nhưng một khi Ngài đã vào lòng chúng ta, thì Ngài ở trong chúng ta, chúng ta có thể nuôi dưỡng bằng sự sống, sức mạnh và sinh động mà Ngài ban cho. Đức Giêsu dạy chúng ta phải uống máu Ngài, điều ấy Ngài muốn nói “Các ngươi phải tiếp thu sự sống của ta, đưa vào bên trong các ngươi. Phải thôi nghĩ về Ta như một nhân vật trong sách hay một đề tài thảo luận thần học, mà phải nhận lấy Ta vào bên trong các ngươi, và các ngươi vào trong Ta, lúc ấy, các ngươi sẽ có sự sống, và đó là sự thật”. Đó là điều Đức Giêsu muốn nói khi Ngài đề cập đến việc chúng ta ở trong Ngài và Ngài ở trong chúng ta. Khi Đức Giêsu dạy chúng ta ăn thịt và uống máu Ngài là dạy chúng ta hãy lấy nhân tính của Ngài để nuôi dưỡng tâm trí và linh hồn mình, hãy bồi bổ lại đời sống mình bằng sự sống của Ngài cho đến khi chúng ta được thấm nhuần, tràn ngập, đầy dẫy sự sống của Thiên Chúa (Trần văn Hàm, Tin mừng Chúa nhật, năm B, tr 185).
Muốn thực sự gặp gỡ Đức Kitô, muốn được kết hợp chặt chẽ với Ngài, có lẽ chúng ta phải có chút duyên như người ta thường nói :
Hữu duyên vạn lý năng tương ngộ,
Vô duyên đối diện bất tương phùng.
Muốn gặp Chúa kết hiệp nên một với Ngài thì phải có “duyên” với Ngài, nghĩa là phải có một sự đồng cảm hay một sự giống nhau nào đấy với Ngài. Ta thấy dầu và nước không thể hoà tan với nhau được, vì hóa tính của hai chất không giống nhau. Hai chất phải có những hoá tính căn bản giống nhau mới hoà tan với nhau được. Cũng vậy, “Thiên Chúa là Tình yêu”(1Ga 4,8.16), nên muốn gặp Ngài hay kết hiệp với Ngài thì chính mình cũng phải có ít nhiều tình yêu, có lòng vị tha, có thiện chí muốn gặp gỡ Ngài bằng bất cứ giá nào. Một người có tính ích kỷ, lãnh đạm với mọi người, hay có tính ganh tị, ghen ghét thì khó mà gặp được Chúa, dẫu họ có rước lễ cả chục lần một ngày. Thánh Gioan xác định:”Ai không yêu thương, thì không biết (=kinh nghirệm về) Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là tình yêu”(1Ga 4,8) ; “Nếu chúng ta yêu thương nhau, thì Thiên Chúa ở lại trong chúng ta”(1Ga 4,12) ; “Nếu ai có của cải thế gian mà thấy anh em mình lâm cảnh túng thiếu, mà chẳng động lòng thương, thì làm sao Thiên Chúa ở trong người ấy được?” (JKN).
Để kết thúc tôi xin đưa ra đây câu truyện có vẻ hơi “kỳ kỳ”, không biết có tương xứng không, nhưng cũng có thể giúp chúng ta suy nghĩ, may ra có thể kiếm được một vài tư tưởng nào đó để áp dụng vào cuộc sống mình :
Truyện : Thánh Gióng.
Thời vua Hùng Vương có một bà sinh đứa con tên là Gióng. Đứa bé lên ba rồi vẫn không biết lật, không biết ngồi, cũng không biết cười nói gì, cứ nằm ngửa đòi ăn.
Thời ấy giặc Ân kéo đến xâm chiếm, quân ta nhiều lần bại trận. Vua Hùng lo sợ, sai sứ đi khắp nước tìm kiếm tướng tài cứu nước. Nghe báo cứu nước, tự nhiên bé Gióng nhìn mẹ bật lên tiếng nói :
– Mẹ gọi sứ giả vào đây cho con.
Sứ giả vào nhà thấy bé liền hỏi:
– Bé ơi, bé bị tật như thế, mời ta vào làm gì ?
Bé dõng dạc nói :
– Về bảo vua đúc một con ngựa sắt, một mũ sắt đưa đến cho ta đi đánh giặc Ân.
Rồi bé bảo mẹ thổi nhiều cơm cho con ăn. Mẹ thổi bao nhiêu, bé ăn hết bấy nhiêu. Hết gạo, mẹ kêu làng xã mang gạo, khoai, bánh rượu, trâu bò cho bé ăn. Bao nhiêu cũng hết. Ăn xong, lúc vươn vai thành người khổng lồ, mặc áo giáp, câm gươm, hét lớn tiếng :
– Ta là tướng nhà trời.
Gióng nhảy lên ngựa sắt phun ra lửa, phi như bay đến phá tan giặc Ân. Dẹp xong giặc. Gióng chạy lên núi Sóc Sơn, cởi áo bỏ lại, biến lên trời. Vua phong thánh Gióng làm Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thở kỷ niệm ở làng quê (Vũ khắc Nghiêm).
Câu chuyện có vẻ thần thoại, nhưng cũng có ý nghĩa. Nếu sứ giả của nhà vua cùng bà mẹ và dân làng khinh chê đứa bé tàn tật, cố chấp không nghe lời bé Gióng, không góp công góp của một chút, thì đâu được bé Gióng là tướng nhà Trời đến cứu dân cứu nước. May thay, họ đã khiêm tốn nghe lời đứa bé ba tuổi tàn tật và họ đã được tướng nhà trời cứu sống.
Người Do thái đã không học bài học đó. Họ khinh chê Đức Giêsu, không tin lời Ngài vì Ngài chỉ là con bác thợ mộc Giuse và cũng là người ở Nazareth, theo họ, tại Nazareth có cái gì hay đâu ! Ngày nay, người ta cũng chẳng khác gì người Do thái xưa. Đức Giêsu đã bảo họ :”Ai có tai để nghe thì hãy nghe”, nhưng đâu người ta có nghe, nếu có nghe thì cũng chỉ như hạt giống gieo bên vệ đường chim trời ăn mất vì họ từ chối :”Người đi thăm trại, kẻ đi buôn, đứa thì lo cưới vợ. Họ khinh thường lời nói của vua trời đất, họ sẽ bị tru diệt”(Mt 22,5-7).
Cuối cùng, chúng ta hãy đọc lại lời nói của Đức Giáo hoàng Phaolô VI trong thông điệp Mysterium Fidei nói về việc tôn sùng phép Thánh Thể :
”Trong khi nhớ đến sự cao cả và lòng thương lạ lùng của Chúa Giêsu, Đấng đã ban sự sồng rất qúi giá của mình để làm giá cứu chuộc chúng ta và là Đấng đã ban thịt mình cho chúng ta ăn, các tín hữu hãy tin vững chắc và kính thờ sốt sắng mầu nhiệm Mình Máu thánh Người với một niềm kính trọng và đạo đức khả dĩ cho phép họ được năng rước lấy bánh siêu thể đó. Ước chi Người thực là đời sống của linh hồn họ, và là sức khoẻ vĩnh viễn của tinh thần họ ; ước chi, sau khi được tăng cường bởi nghị lực của Người, từ cuộc hành trình gian khổ đời này dần dà họ tới nơi quê trời, để được ăn ở đó bánh không còn che phủ của các thiên thần : bánh mà bây giờ họ được ăn dưới những tấm màn thánh che phủ”.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 5 PHỤC SINH (17/05/2025) .: TÌNH YÊU ĐIỀU RĂN MỚI (17/05/2025) .: LỜI TRĂN TRỐI YÊU THƯƠNG (17/05/2025) .: HÃY GIEO YÊU THƯƠNG (17/05/2025) .: PHÙ HIỆU CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ CHÚA GIÊSU (17/05/2025) .: AI YÊU THƯƠNG ĐỀU LÀ KITÔ HỮU (17/05/2025) .: TÔI LÀ MÔN ĐỆ CỦA ÁI? (17/05/2025) .: YÊU NGƯỜI NHƯ CHÚA (17/05/2025) .: YÊU NHƯ THẦY ĐÃ YÊU (17/05/2025) .: GIỚI RĂN MỚI (17/05/2025) .: HÃY YÊU NHƯ LÒNG DẠ THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA (17/05/2025) .: CÁC CON HÃY THƯƠNG YÊU NHAU (17/05/2025) .: PHỤC VỤ NHIỀU HƠN VÀ ÍT XÉT ĐOÁN HƠN (17/05/2025) .: ĐIỀU MÀ YÊU THƯƠNG LÀM ĐƯỢC (17/05/2025) .: QUA YÊU THƯƠNG, MỌI SỰ TRỞ NÊN MỚI (17/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam