Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 38
Tổng truy cập: 1378897
CÓ MỘT TÌNH YÊU THẬT LẠ LÙNG
CÓ MỘT TÌNH YÊU THẬT LẠ LÙNG- Lm. Inhaxiô Trần Ngà
Để biết Thiên Chúa cao cả và quyền năng như thế nào, chúng ta hãy thoáng nhìn qua vũ trụ vô biên do Ngài tạo dựng.
-Có bao nhiêu ngôi sao trên vòm trời?
Không tài nào đếm được, vì sao trời nhiều như cát biển.
-Ngôi sao xa nhất cách chúng ta bao nhiêu (tính vào thời điểm hiện nay)?
Với kính thiên văn tốt nhất hiện nay ( kính thiên văn Hubble), người ta có thể nhìn thấy ngôi sao xa nhất cách chúng ta 32 tỷ năm ánh sáng! Nói cụ thể thế này, một tia chớp cực mạnh (có vận tốc 300.000 km/giây) phát xuất từ trái đất, muốn lên tới Mặt trời thì chỉ cần 8 phút, nhưng phải mất một thời gian là 32 tỷ năm thì mới tới được ngôi sao xa nhất[1].
-Vũ trụ này rộng tới đâu (tính vào thời điểm này)?
Các nhà thiên văn cho biết rằng mảng vũ trụ mà kính thiên văn tốt nhất hiện nay có thể quan sát được có vô vàn vô số ngôi sao trong đó, mảng vũ trụ này có bề rộng 92 tỷ năm ánh sáng.[2]
Nói cách đơn sơ, nếu có một tia chớp cực mạnh (vận tốc 300.000 km/giây) lóe sáng từ rìa bên này sang rìa bên kia của mảng vũ trụ này thì phải mất 92 tỷ năm mới tới nơi! Thật khó hình dung nổi.
Thoáng nhìn như thế để biết vũ trụ càn khôn bao la và kỳ diệu không thể tưởng được. Vậy thì Thiên Chúa là Đấng tạo dựng nên vũ trụ này cao cả, quyền năng, vĩ đại… biết chừng nào!
So với vũ trụ vô biên, thì con người chỉ là tro bụi li ti không đáng kể và chẳng có nghĩa lý gì!
Trước mặt Thiên Chúa là Đấng tạo dựng vũ trụ càn khôn vô cùng quyền năng và cao cả, thì con người chỉ là hạt bụi vô cùng nhỏ bé dưới đáy vực sâu, chẳng đáng cho Chúa quan tâm, như lời được ghi trong thánh vịnh :
“Ngắm tầng trời tay Ngài tác tạo
Muôn trăng sao Chúa đã an bài,
Thì con người là chi mà Chúa cần nhớ đến
Phàm nhân là gì mà Chúa phải bận tâm” (Tv 8, 4-6).
Thế mà Ngôi Hai Thiên Chúa vô cùng quyền năng và cao cả, Đấng đã dựng nên vũ trụ càn khôn[3] vô tận vô biên… lại đoái thương thân phận cát bụi thấp hèn của con người, không muốn để cho họ phải đắm chìm trong tội và trầm luân trong hoả ngục đời đời, nên đã hạ mình xuống làm người, trở nên một người phàm như bao nhiêu người phàm khác; mang kiếp sống lầm than như loài người… hóa nên như một hạt bụi li ti trong vũ trụ do chính Ngài dựng nên. Thật là điều không thể tưởng được.
Thế rồi, Ngài trở thành người Anh đáng yêu và Người Bạn tốt của con người, biết rõ từng người không bỏ sót ai, quan tâm chăm sóc họ như mục tử giữa đoàn chiên, cận kề dìu dắt nuôi dưỡng họ đêm ngày như người chăn chiên tốt chăm lo cho từng con chiên một, như lời Ngài nói: “Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Tôi biết chiên của tôi, và chiên của tôi biết tôi, như Chúa Cha biết tôi, và tôi biết Chúa Cha” (Gioan 10, 14-15).
Và không như kẻ chăn thuê hễ thấy sói đến là bỏ chiên mà trốn, Ngôi Hai Thiên Chúa sẵn sàng bảo vệ đoàn chiên với bất cứ giá nào; Ngài sẵn sàng hiến mạng sống, mạng sống của Thiên Chúa tối cao; sẵn sàng đổ máu, máu của Đấng tạo dựng đất trời… để đền tội thay, để chết thay cho những con người yếu hèn, tội lỗi… như lời Ngài nói: “Mục tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên. Người làm thuê, vì không phải là mục tử, và vì chiên không thuộc về anh, nên khi thấy sói đến, anh bỏ chiên mà chạy. Sói vồ lấy chiên và làm cho chiên tán loạn, vì anh ta là kẻ làm thuê, và không thiết gì đến chiên. Tôi chính là Mục Tử nhân lành… tôi hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên” (Gioan 10, 11- 15).
Lạy Chúa Giê-su,
Từ địa vị Thiên Chúa tối cao, là đấng dựng nên vũ trụ vô biên vô tận, Chúa lại hóa thân làm người, mang thân phận con người mỏng giòn yếu đuối như mọi người chúng con… để rồi hy sinh chịu chết cho chúng con, vốn chỉ là những hạt bụi trong vũ trụ bao la do chính Ngài tạo dựng… Đây là điều nhiệm mầu chúng con không thể nào hiểu được, mà chỉ biết rằng đó là tột đỉnh của tình yêu.
Xin cho chúng con biết nhận ra tình yêu Chúa dành cho chúng con mênh mông như biển trời để sống sao cho đẹp, cho thánh thiện… hầu khỏi phụ lòng Chúa đã hy sinh tất cả vì yêu thương chúng con.
CHÚA NHẬT IV PHỤC SINH- Năm B
TÌNH NGƯỜI MỤC TỬ- Lm. Jos. Tạ Duy Tuyền
Có một thai nhi sắp được chào đời. Nó mới hỏi Thượng đế rằng: “Thưa Ngài, có phải ngày mai Ngài sẽ đưa con vào đời không?
Thượng đế trả lời: Đúng đó con ạ!
Đứa bé đáp: Nhưng làm sao con sống nổi ở đó khi mà con quá nhỏ bé và bất lực như thế này?”.
Thượng đế đáp: “Hãy yên tâm, trong số những thiên thần, ta đã chọn cho con một người. Thiên thần của con sẽ ở bên con và chăm sóc con chu đáo”.
Đứa bé lại hỏi: “Và làm sao con có thể hiểu được khi họ nói chuyện với con bằng ngôn ngữ mà con chưa hề biết đến?”
Thượng đế trả lời: “Thiên thần của con sẽ nói với con bằng những lời ngọt ngào và đẹp đẽ nhất mà con chưa từng được nghe, đồng thời với sự nhẫn nại và cẩn trọng, thiên thần của con sẽ dậy con biết nói những điều hay lẽ phải”.
– Con nghe nói chốn trần gian lắm kẻ xấu xa. Vậy, ai sẽ bảo vệ con?
– Thiên thần của con sẽ hộ trì con ngay cả khi điều đó đe dọa đến tính mạng của mình.
– Nhưng con sẽ rất buồn vì không còn được thấy ngài nữa.
– Thiên thần của con sẽ luôn nói với con về Ta, và dạy con cách thức quay về với Ta mỗi khi lạc lối.
– Vậy thưa Ngài, nếu con phải đi ngay bây giờ, xin hãy cho con biết tên thiên thần hộ mạng của con là gì?
– Tên của người không quan trọng, con chỉ giản đơn gọi người là Mẹ.
Nếu người mẹ cần thiết cho con cái thế nào, thì người mục tử cũng cần thiết cho đàn chiên như vậy. Lời Chúa hôm nay cho chúng ta thấy chân dung của người mục tử tốt lành. Người mục từ luôn sống vì lợi ích đàn chiên, luôn sống cho và vì đàn chiên. Người mục tử gắn liền đời mình với đàn chiên tựa như người mẹ gắn liền với định mệnh đời con. Người mẹ được Thiên Chúa sắp đặt để bảo vệ đứa con, chăm sóc đứa con, dậy dỗ và gìn giữ đứa con khỏi những nguy hiểm trong suốt hành trình cuộc đời. Không có mẹ đứa con sẽ không lớn nổi thành người. Đàn chiên cũng không thể có đồng cỏ xanh tươi, có suối mát ngọt ngào nếu không được người mục tử miệt mài tìm kiếm cho đàn chiên. Đàn chiên sẽ không thể sống an toàn khỏi cạm bãy, khỏi thú dữ rình chờ, nếu không có chủ chiên canh phòng với đầy đủ trách nhiệm và đầy yêu thương.
Chúa Giêsu sánh ví tình thương của mình như tình thương của người mục tử dành cho đàn chiên. Ngài yêu thương con người nên đã mang lấy thân phận con người để cùng đồng hành với con người. Ngài đã cùng chia vui sẻ buồn với con người qua những thăng trầm của cuộc sống. Ngài đã sống một cuộc đời yêu thương và phục vụ như một người đầy tớ phục vụ chủ nhân. Ngài đã đi đến tận cùng của tình yêu là chết cho đàn chiên được sống. Ngài còn hiến mình thành lương thực nuôi dưỡng đàn chiên qua bàn tiệc Thánh Thể mỗi ngày. Ngài chính là vị mục tử mà bài đáp ca đã ca ngợi rằng: Chúa là mục tử chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn gì. Trong đồng cỏ xanh tuơi, Người cho tôi nằm nghỉ. Người đưa tôi tới dòng nước trong lành và bổ sức cho tôi. Người dẫn tôi trên đường ngay nẻo chính. Lạy Chúa, dầu qua thung lũng âm u con sợ gì nguy khốn, vì có chúa ở cùng con”.
Hình ảnh người mục tử còn là hình ảnh của những người cha, người mẹ đang ngày đêm lo lắng bảo vệ con con cái. Các ngài đã hy sinh cuộc đời vì hạnh phúc các con. Các ngài đã trải qua những mưa nắng khắc nghiệt của dòng đời để mang lại cơm no áo ấm cho đàn con. Các ngài đã chấp nhận chịu tiêu hao như hạt lúa chịu mục nát đời mình cho con cái lớn khôn.
Hôm nay lễ Chúa chiên lành, chúng ta hãy dâng lời cảm tạ Thiên Chúa đã ban cho Giáo hội luôn có những mục tử hết lòng vì đàn chiên. Cảm tạ Chúa đã ban cho chúng ta có cha, có mẹ luôn hết mình hy sinh cho chúng ta. Cám tạ Chúa đã thương chăm sóc, chở che và gìn giữ cuộc đời chúng ta bằng muôn nghìn cách. Cám ơn Chúa vẫn nuôi dưỡng chúng ta trên đồng cỏ xanh tươi là bàn tiệc Thánh thể, nhờ đó mà ta được no thoả ân tình của Chúa. Ước gì mỗi người chúng ta biết siêng năng đến với bàn tiệc Thánh Thể. Xin đừng bao giờ để tâm hồn mình bị chết đói, chết khát ngay bên nguồn nước trong lành với đồng cỏ xanh tươi là Bàn tiệc Thánh Thể mà Chúa Giêsu với tình mục tử đã dọn sẵn cho chúng ta. Amen.
CHÚA NHẬT IV PHỤC SINH- Năm B
CHÚA CHIÊN LÀNH- Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
Chúa Nhật thứ 4 Phục Sinh còn được gọi là Chúa Nhật Chúa Chiên Lành. Chính Đức Kitô là Vị Mục Tử nhân lành đã hiến mạng sống mình vì đàn chiên (Ga10,11). Ngài đến trong thế gian với sứ mệnh quy tụ tất cả các con chiên về một mối: ngõ hầu chỉ có một Chủ chiên duy nhất và một đàn chiên duy nhất.
Qua thánh Phêrô Tông Đồ, Chúa Giêsu Phục Sinh đã trao phó nhiệm vụ chăn dắt đàn chiên của Người cho Giáo Hội (xem Ga 21,15-17). Theo gương Chúa Kitô Mục Tử, Giáo Hội không ngừng dấn thân trong việc chăm sóc đàn chiên. Vào mọi nơi mọi thời, không thiếu những tấm gương của những vị mục tử trong Giáo Hội đã cống hiến trọn vẹn cuộc đời của mình để sống chết vì đàn chiên.
Ý thức được trách nhiệm cao cả của mình, Giáo Hội luôn luôn kêu mời các bạn trẻ nam nữ đáp lại lời mời gọi của Vị Mục Tử nhân lành biết quảng đại dấn thân trên con đường tận hiến để phục vụ Giáo Hội của Chúa Kitô và tha nhân. Vì vậy, Giáo Hội dành riêng Chúa Nhật thứ tư Phục Sinh hàng năm để cầu nguyện cho ơn gọi thánh hiến nói chung và ơn gọi linh mục nói riêng.
Việc Chúa chọn gọi luôn đồng nghĩa với việc Chúa trao phó một sứ mạng đi kèm. Ngay từ khi bắt đầu cuộc sống công khai, Chúa Giêsu đã gọi các môn đệ để các ông đến ở với Người và được Người sai đi rao giảng (xem Mc 2,14). Được Chúa gọi luôn là một màu nhiệm vượt qua sự so đo tính toán của con người. Chúa gọi ai đó cộng tác với Người không phải vì họ tài giỏi. Người đã chọn các Tông Đồ vốn là những kẻ chài lưới tầm thường và ít học. Nơi họ vẫn còn mang nặng tính vụ lợi hơn thiệt (xem Mt 19,27), tranh cãi về địa vị thứ bậc (xem Mc 9,34), ham hố danh vọng (xem Mt 20,21), và thậm chí cũng có cả tội bất trung như Phêrô chối Chúa (xem Mc 14,71). Việc chọn và gọi luôn là sáng kiếng riêng của Chúa và cũng là cách thức để Chúa chia sẻ sứ mạng của Ngài với những người được yêu mến và được tuyển chọn.
Việc Chúa trao phó sứ mệnh cho ai đó luôn đi kèm theo lời hứa và phương tiện để thi hành (xem Mt 28, 19-20). Các Tông Đồ đã được Chúa Giêsu hứa sai phái Thánh Thần đến để thánh hóa, dạy dỗ, ban sức mạnh cũng như ơn khôn ngoan hiểu biết (xem Ga 16,13).
Điều này đã được kiểm chứng nơi bài đọc thứ nhất. Tác giả sách Công Vụ Tông Đồ thuật lại việc thánh Phêrô và Gioan bị điệu ra trước Thượng Hội Đồng. Hai ông bị kết án với tội danh vì đã chữa lành cho một người què từ khi lọt lòng mẹ ngay tại cửa Đền Thờ và vì đã lôi kéo được chừng năm ngàn người tin vào lời rao giảng của các ông. Chính nhờ tác động của Chúa Thánh Thần mà một Phêrô khiếp đảm ẩn mình trong gian phòng cửa đóng then cài thành một Phêrô can đảm xuất hiện trước dân chúng. Cũng nhờ Chúa Thánh Thần, từ một anh chàng chài lưới quê mùa năm xưa, Phêrô đã trở nên người người giảng giải hết sức lưu loát thu hút được rất nhiều người theo đạo. Chúa Thánh Thần cũng biến đổi một Phêrô chối Thầy thành một
Phêrô dõng dạc làm chứng về Đức Kitô bị đóng đinh và nay đã phục sinh để trở nên nguồn ơn cứu độ duy nhất cho nhân loại.
Thật kỳ diệu. Chúa Thánh Thần đã hoán chuyển vị trí của một Phêrô bị cáo trong phiên tòa người đời thành một Phêrô thẩm phán để vạch tội giết Đấng Công Chính của họ, để kêu gọi họ sám hối và đặt niềm tin vào Đấng mà chính họ đã đóng đinh vào thập giá.
Khi lãnh nhận bí tích Rửa Tội, chúng ta được sát nhập vào thân thể của Chúa Kitô Phục Sinh. Chúng ta được sinh ra trong Thánh Thần để tham gia vào sứ mệnh và các chức năng ngôn sứ, tư tế và vương đế của Chúa Kitô. Trung tâm điểm của đời sống Kitô hữu là được mời gọi để trở nên những chứng nhân cho một Đức Kitô đã bị kết án, bị đóng đinh trên thập giá, đã chết một cách bi thảm và đã Phục Sinh vinh hiển.
Lạy Chúa Thánh Thần xin hãy ngự đến để sửa lại mọi sự trong ngoài chúng con. Xin soi lòng mở trí chúng con để ánh sáng Phục Sinh xua tan mọi u mê tăm tối. Xin hãy canh tân bộ mặt trái đất. Lạy Ngôi Ba Thiên Chúa xin hãy ngự đến vì chúng con đang mong chờ Ngài.
CHÚA NHẬT IV PHỤC SINH- Năm B
TÔI BIẾT CHIÊN CỦA TÔI- Linh mục Vũ Khắc Nghiêm
Câu nói có vẻ tầm thường, nhưng thật lạ lùng.
Nếu một ông thủ tướng trong sạch, biết rõ từng bộ trưởng, từng tỉnh trưởng, từng giám đốc, bí thư, thì không một ai dám tham nhũng, hối lộ.
Nếu cha mẹ tốt lành, biết rõ từng đứa con, sẽ dễ dàng dạy con ngoan chăm con giỏi, và không có con nào dám qua mặt làm điều hỗn láo.
Nếu người trên nhân hậu biết rõ người dưới, chắc chắn sẽ dễ cảm thương cho số phận khổ sở kẻ dưới và sẽ hết mình giúp đỡ họ.
Vậy làm sao có thể biết rõ được?
Muốn biết rõ người phải xuyên suốt bốn giai đoạn sau:
Thứ nhất, biết những hành động bên ngoài, từ lời nói, cử chỉ đến việc làm.
Thứ hai, biết những hành động bên trong, là những tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, ước muốn và ý định.
Thứ ba, biết quá khứ, hiện tại, tương lai xẩy ra sao.
Thứ bốn, biết số phận, vận mệnh may rủi sống chết thế nào?
Thường người ta, dù người tài giỏi, thông thái hay gần gũi như cha mẹ sống với con cái, cũng chỉ biết được người khác qua những hành động bên ngoài. Những nhà tâm lý giáo dục biết được tâm tính con người thường dùng phương pháp quan sát ba yếu tố: cảm xúc (Emotivité: E), hoạt động (Activité: A) và xem phản ứng sơ khởi hay sâu lắng (retentivité primaire ou secondaire) để xếp xem người đó thuộc loại tính tình nào trong tám loại tính tình.
Thực ra, con người chỉ có thể biết nhau ở giai đoạn thứ nhất, tới giai đoạn thứ hai chỉ là đoán mò, nên mới có câu: “Sông sâu còn có người dò, lòng người nham hiểm ai đo cho cùng”.
Khi Chúa Giêsu nói với ta: “Tôi biết chiên của Tôi” thì Người biết hết mọi sự: từ hành động bên ngoài đến bên trong ta, từ quá khứ hiện tại đến số phận đời đời của ta, Người thấu suốt cả cuộc đời ta.
Người biết rõ Nathanael ở đâu, đang làm gì.
Người biết rõ Pharisiêu nghĩ gì, biết rõ âm mưu của Giuđa và các thượng tế. Người biết rõ quá khứ của người đàn bà xa lạ đến kín nước giếng Giacóp có bảy đời chồng và kẻ đang sống với bà không phải là chồng bà. Người biết rõ tương lai của các môn đệ sẽ bị bắt bớ, tù đầy, xét xử và bị giết đi vì làm chứng về Người, và Người khuyên các ông đừng sợ vì họ chỉ giết được xác mà không giết được hồn. Người biết rõ phần thưởng Chúa Cha ban cho các ông bội hậu trên trời.
Người biết rõ số phận của thành Giêrusalem sẽ không còn hòn đá nào trên hòn đá nào và Người khóc thương họ.
Chính vì biết rõ thân phận con người như thế mà Người cảm thương ta vô cùng.
Khi ta nhìn một người quằn quại trên vũng máu vì tai nạn hay một người rên xiết trên giường bệnh, ta không cầm được nước mắt. Ta chỉ biết được chút bên ngoài chốc lát thôi, ta còn biết mủi lòng, huống chi là Thiên Chúa biết quá rõ số phận ta từ đời đời, Thiên Chúa còn phải thương yêu ta đến thế nào! Người đã thấy thân phận ta như “con chiên ở giữa sói rừng, sói liền bắt và làm tan tác đoàn chiên”. Vì thế, không lạ gì Thiên Chúa Cha đã phải hy sinh Con Một yêu dấu của Ngài, xuống thế làm người, sống lăn lộn cứu chữa con người cho đến chết và bị chết đóng đinh trên thập giá. Hôm nay chúng ta thấy: tại sao Người nói: Tôi biết chiên Tôi và Tôi hy sinh mạng sống Tôi cho đoàn chiên. Tôi còn có những chiên khác không thuộc ràn này. Tôi cũng phải đưa chúng về. Chúng sẽ nghe tiếng Tôi. Và sẽ chỉ có một đoàn chiên và một người mục tử”.
Trong bài đọc một, thánh Phêrô đã chứng tỏ cho thượng hội đồng thấy: “Chính nhờ danh Đức Giêsu Kitô, người Nagiarét, Đấng mà quý vị đã đóng đinh vào thập giá, và Thiên Chúa đã cho Người chỗi dậy, từ cõi chết, đã cứu chữa người tàn tật này được lành mạnh”.
Trước tình yêu của Đấng chăn chiên nhân lành như thế, thánh Gioan kêu gọi chúng ta: “Anh em hãy xem Thiên Chúa yêu ta dường nào để ta được gọi làm con Thiên Chúa. Và được nên giống như Người”.
Lạy Chúa, xin cho chúng con biết cố gắng nên giống Người Mục Tử nhân lành, biết nhận trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, thánh hóa đoàn chiên, chúng con mới được giống Người trong vinh quang.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 5 PHỤC SINH (17/05/2025) .: TÌNH YÊU ĐIỀU RĂN MỚI (17/05/2025) .: LỜI TRĂN TRỐI YÊU THƯƠNG (17/05/2025) .: HÃY GIEO YÊU THƯƠNG (17/05/2025) .: PHÙ HIỆU CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ CHÚA GIÊSU (17/05/2025) .: AI YÊU THƯƠNG ĐỀU LÀ KITÔ HỮU (17/05/2025) .: TÔI LÀ MÔN ĐỆ CỦA ÁI? (17/05/2025) .: YÊU NGƯỜI NHƯ CHÚA (17/05/2025) .: YÊU NHƯ THẦY ĐÃ YÊU (17/05/2025) .: GIỚI RĂN MỚI (17/05/2025) .: HÃY YÊU NHƯ LÒNG DẠ THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA (17/05/2025) .: CÁC CON HÃY THƯƠNG YÊU NHAU (17/05/2025) .: PHỤC VỤ NHIỀU HƠN VÀ ÍT XÉT ĐOÁN HƠN (17/05/2025) .: ĐIỀU MÀ YÊU THƯƠNG LÀM ĐƯỢC (17/05/2025) .: QUA YÊU THƯƠNG, MỌI SỰ TRỞ NÊN MỚI (17/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam