Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 56
Tổng truy cập: 1376774
CỬA HẸP ĐƯA CON NGƯỜI ĐẾN ĐÂU?
CỬA HẸP ĐƯA CON NGƯỜI ĐẾN ĐÂU?- Lm. Inhaxiô Trần Ngà
Khi có người hỏi: “Thưa Ngài, có ít người được cứu thoát thôi, phải không?” Chúa Giêsu không trả lời có nhiều hay ít. Nhiều hay ít là tuỳ vào sự chọn lựa của con người. Nhưng nhân cơ hội nầy, Chúa Giêsu muốn dạy cho chúng ta biết phải đi vào cửa hẹp mới được cứu độ. Ngài nói: “Hãy chiến đấu để qua được cửa hẹp mà vào, vì tôi nói cho anh em biết: có nhiều người sẽ tìm cách vào mà không thể được”.
Vậy, vào cửa hẹp nghĩa là gì?
Là sống theo lề luật Chúa.
Lề luật Chúa xem ra gò bó, trói buộc chúng ta, ép chúng ta vào khuôn khổ, bắt chúng ta đi theo đường hẹp, không để cho chúng ta sống buông thả như bao nhiêu người khác… Thế nên có nhiều người bực mình, có người nổi loạn, có người muốn bức phá hết những ràng buộc của luật lệ.
Vậy thì cửa hẹp đưa con người đến đâu?
Thiên Chúa đã dựng nên trái đất và Ngài quy định cho nó phải quay quanh mặt trời theo một lộ trình nhất định, đó là quỹ đạo trái đất. Phải mất 365 ngày và 6 giờ, trái đất mới quay hết một vòng quanh mặt trời, và cứ thế suốt niên đại nầy sang niên đại khác. Quả là gò bó, trói buộc, là đường hẹp triền miên.
Thế nhưng bao lâu trái đất còn đi theo đúng quỹ đạo, tức con đường hẹp mà Thiên Chúa ấn định cho nó, thì mọi sự sẽ diễn tiến tốt đẹp, cuộc sống sẽ ổn định điều hoà. Nếu một ngày nào đó, trái đất ‘cảm thấy’ đi theo quỹ đạo là gò bó, là đường hẹp, để rồi đi trệch ra ngoài cho thong dong thoải mái… chỉ một chút xíu thôi mà!… thì đó là ngày cùng tận của vũ trụ và thế giới!
Chiếc tàu nghĩ rằng tại sao tôi cứ phải bị gò bó bởi hai đường sắt? Tại sao tôi không chạy nhảy như hươu nai, băng qua đồi núi, băng qua cánh đồng như bao nhiêu muông thú. Thế rồi nó thoát ra khỏi hai đường sắt gò bó, để được tự do tung hoành… Hậu quả của sự chọn lựa ‘khôn ngoan’ nầy sẽ vô cùng bi thảm. Nhưng nếu nó chấp nhận đi theo hai đường rây chật hẹp, nó về đến ga chót thật an toàn.
Trong gia đình, người vợ nghĩ rằng: thật uổng phí cuộc đời nếu ngày nào cũng nấu ăn, rửa chén, dọn nhà, quét sân… để sống cho chồng và cho con. Tại sao tôi không tự giải thoát mình khỏi vòng cương toả của gia đình? Tại sao lại phải chọn cửa hẹp, lại phải đi đường hẹp? Tại sao tôi không thể bay nhảy như những cô gái trong các hộp đêm?
Thế rồi cô đã chắp cánh bay, và kết cục là gia đình đổ vỡ, cuộc đời của cô lụi tàn trong đau thương và tủi nhục.
Nếu mỗi người chúng ta hôm nay cứ sống buông thả theo bản năng của mình mà không đi theo đường hẹp Chúa vạch ra cho chúng ta, tức là tuân giữ các giới răn, thì số phận chúng ta cũng như con tàu đi trật đường rầy, chúng ta sẽ lãnh lấy thảm họa. Mai đây, chúng ta có van nài với Chúa rằng: ‘Thưa Ngài, xin mở cho chúng tôi vào!’, thì Chúa sẽ bảo: ‘Ta không biết các anh từ đâu đến. Cút đi cho khuất mắt ta, hỡi tất cả những quân làm điều bất chính!’ và “Bấy giờ chúng ta sẽ khóc lóc nghiến răng, khi thấy các ông Abraham, Isaac và Giacóp cùng tất cả các ngôn sứ được ở trong Nước Thiên Chúa, còn mình lại bị đuổi ra ngoài.”
Trái lại, nếu chúng ta chấp nhận đi đường hẹp, tức đi đúng theo đường lối Chúa như tàu đi đúng đường rầy, như trái đất quay đúng theo quỹ đạo… chúng ta sẽ được sống an bình hoan lạc ở đời nầy và được hưởng hạnh phúc muôn đời với Chúa đời sau.
Vậy thì bước qua cửa hẹp là giá phải trả (có gì mà không phải trả giá!) cho hạnh phúc đời nầy và hoan lạc vĩnh cửu mai sau.
CHÚA NHẬT XXI THƯỜNG NIÊN- NĂM C
HÃY ĐI VÀO CỬA HẸP– Lm. Giuse Tạ Duy Tuyền
Đọc những thông tin trên mạng và qua các báo chí chúng ta thấy một tình trạng đáng lo ngại cho nền đạo đức Việt Nam. Nền đạo đức bốn ngàn năm văn hiến đang trong tình trạng suy đồi, băng hoại thật trầm trọng. Điển hình như các vụ việc gần đây nhất như sau:
“Hiệu trưởng mua dâm học sinh và Chủ tịch tỉnh bị cáo buộc mua dâm ở Hà Giang. Hai vợ chồng bị kết án 20 năm tù mỗi người vì hành hạ một bé trai tại Cà Mau. Một nữ sinh cứa cổ người tình. Một thanh niên chặt đầu người yêu cũ. Bên cạnh đó là tệ trạng hàng ngàn phụ nữ và trẻ em bị buôn lậu với giá nhiều khi chỉ một triệu đồng Việt Nam (tương đương khoảng 50 MK) một người…”
Đó là hậu quả của một lối sống dễ dãi, ẩu thả của xã hội Việt Nam hôm nay. Họ thích tìm sự dễ dãi cho mình đến mức độ bất tuân luật pháp. Họ đề cao tự do, tự lập đến nỗi không cần tôn giáo, và tệ hơn nữa là loại trừ tôn giáo. Họ hành xử theo cách nghĩ của mình, bất chấp luật pháp, bất chấp đạo lý truyền thống của cha ông. Chúng ta biết rằng không có tôn giáo thì con người sẽ tự do hành động theo ý mình nên chẳng sợ “trời có mắt” để mà “làm điều lành tránh điều dữ” hay lời khuyên của tiền nhân “ở hiền gặp lành”. Không có tôn giáo con người không có sự sống thần linh hướng dẫn dễ lầm đường lạc lối và điều chắc chắn là chẳng ai nghe ai. Nhìn chung, ai cũng biết rằng cuộc sống dễ dãi sẽ đi tới chỗ diệt vong. Ai cũng biết rằng sự suy đồi của họ sẽ làm nghèo đất nước, làm khổ gia đình, và giết chết bản thân. Nhưng tính hưởng thụ đã đẩy họ vào con đường truỵ lạc để tranh thủ hưởng thụ theo kiểu mà Nguyễn Công Trứ bảo rằng:
Chơi Xuân kẻo hết Xuân đi,
Xuân tàn hoa rụng còn gì vui Xuân
Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hãy đi vào con đường hẹp. Con đường của hy sinh vì phải bỏ lại những thú vui mau qua, những đam mê tội lỗi để sống đúng với phẩm giá con người là “nhân linh ư vạn vật”. Con đường với lối đi thanh thoát, nhẹ nhàng khỏi những tham lam bất chính, những quyến luyến phù phiếm mau qua. Chúa mời gọi chúng ta cần phải sống tỉnh thức kẻo sẽ ân hận ngày mai, khi mà mọi người từ đông sang tây đều đến dự tiệc cưới còn mình bị tống ra ngoài. Chúa nhắc nhở chúng ta còn có một sự sống hạnh phúc viên mãn là thiên đàng, là hạnh phúc viên mãn bên Chúa. Đó chính là mùa xuân vĩnh viễn, là hạnh phúc ngàn đời. Đó chính là hạnh phúc mà mỗi người chúng ta phải nỗ lực tìm kiếm và chiếm hữu cho dù phải hy sinh những danh lợi thú trần gian, có khi bằng cả mạng sống ở đời này. Sự sống và hạnh phúc vĩnh viễn đó chỉ đạt được khi chúng ta biết sống hy sinh, biết tự chủ bản thân theo đường lối Chúa, biết sống cao thượng, biết tránh xa những thói đời xấu xa.
Nhưng tiếc thay, nhân loại hôm nay luôn ham sướng sợ khổ. Thích tìm sự dễ dãi hơn là những hy sinh từ bỏ. Có những bạn trẻ thích hưởng thụ nhưng không muốn làm, chỉ lêu lổng dẫn đến trở thành một gánh nặng cho gia đình và xã hội. Có những bạn trẻ tìm sự dễ dãi trong quan hệ nam nữ mà đánh mất lòng tự trọng, sự trong sạch tâm hồn. Có những người luôn tìm sự dễ dãi cho bản thân, nuông chiều theo tính xác thịt dẫn đến ngoại tình, dâm ô, trộm cắp…; Có những người đang mang trong mình những căn bệnh thời đại là hậu quả của lối sống dễ dãi, thiếu tự chủ bản năng.
Người ta vẫn nói: “Hãy dừng lại trước khi qua muộn”. Sự khôn ngoan mời gọi chúng ta đừng tìm sự dễ dãi đến mức độ nuông chiều theo bản năng. Hãy tự chủ. Hãy tỉnh thức. Hãy canh tân sửa đổi để trau dồi nhân đức cho bản thân hầu diệt trừ những tính hư nết xấu. Hãy sống cho cao thượng đúng với phẩm giá con người là “nhân chi sơ tính bản thiện”. Hãy sống công bình bác ái và yêu thương để khỏi bị luận phạt ở đời sau. Hãy sống đời này cho nghiêm túc để đời sau chúng ta được hạnh phúc muôn đời. Hãy vì sự sống vĩnh cửu mà can đảm từ bỏ những lối đường tội lỗi hôm nay.
Nguyện xin Chúa là Đường là Sự Thật và là Sự Sống dẫn dắt chúng ta đi trong chân lý vẹn toàn. Amen.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 5 PHỤC SINH (17/05/2025) .: TÌNH YÊU ĐIỀU RĂN MỚI (17/05/2025) .: LỜI TRĂN TRỐI YÊU THƯƠNG (17/05/2025) .: HÃY GIEO YÊU THƯƠNG (17/05/2025) .: PHÙ HIỆU CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ CHÚA GIÊSU (17/05/2025) .: AI YÊU THƯƠNG ĐỀU LÀ KITÔ HỮU (17/05/2025) .: TÔI LÀ MÔN ĐỆ CỦA ÁI? (17/05/2025) .: YÊU NGƯỜI NHƯ CHÚA (17/05/2025) .: YÊU NHƯ THẦY ĐÃ YÊU (17/05/2025) .: GIỚI RĂN MỚI (17/05/2025) .: HÃY YÊU NHƯ LÒNG DẠ THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA (17/05/2025) .: CÁC CON HÃY THƯƠNG YÊU NHAU (17/05/2025) .: PHỤC VỤ NHIỀU HƠN VÀ ÍT XÉT ĐOÁN HƠN (17/05/2025) .: ĐIỀU MÀ YÊU THƯƠNG LÀM ĐƯỢC (17/05/2025) .: QUA YÊU THƯƠNG, MỌI SỰ TRỞ NÊN MỚI (17/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam