Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 39
Tổng truy cập: 1378563
CUỘC KHỔ NẠN CHÚA GIÊSU
CUỘC KHỔ NẠN CHÚA GIÊSU (*)- Lm. Giuse Đinh Tất Quý
Anh chị em thân mến,
Bài Thương khó hôm nay tương đối khá dài và tự nó đã nói lên rất nhiều ý nghĩa cho mỗi người chúng ta. Tuy nhiên tôi cũng xin được chia sẻ với anh chị em một vài cảm nghĩ của tôi. Đọc bài Thương khó hôm nay, tôi thấy có một vài điểm rất đáng cho chúng ta suy nghĩ
-Điểm thứ nhất là lòng dạ của con ngưòi. Lòng dạ con người sao mà dễ thay đổi quá. Chỉ trong một thời gian không đầy một tuần lễ mà chúng ta được chứng kiến bao nhiêu cảnh thay lòng đổi dạ của con người dối với Chúa Giêsu, Chúa của chúng ta.
*a/ Trước hết là đám đông quần chúng
Lúc Chúa vào Thành thánh Giêrusalem, chúng ta không thể tưởng tượng được thái độ của họ vui mừng đến như thế nào. Họ sẵng sàng cởi áo trải xuống lót đường cho Chúa đi qua. Họ bẻ cành cây đầy lá giơ cao để đón mùng Chúa. Miệng của họ hò la đến vang trời dậy đất khiến nhà cầm quyền lúc đó cũng cảm thấy rúng động. “Hoan hô con Vua Đavid…Hoan hô….Hoan hô…Vạn tuế….Vạn tuế …Vạn tuế con Vua Đavid ….Vạn tuế Đấng nhân danh Thiên Chuá đến cùng chúng tôi”
Nhưng rồi cũng lại hầu hết những con người này, chỉ mấy ngày hôm sau lại gân cổ lên mà la thật to rằng “Hãy đóng đinh nó vào Thập giá, hãy đóng đinh nó vào Thập giá”- Và cả sau khi Chúa chịu đóng đinh rồi họ cũng vẫn chưa chịu buông tha cho Chúa: “Hãy xuống khỏi Thập giá đi để chúng ta tin nào…Kẻ đã cứu được người khác mà không cứu nổi chính mình…..Xuống khỏi Thập giá đi…Xuống khỏi Thập giá đi..”
Ôi lòng dạ của con người sao mà chóng đổi thay đến như thế.
*b/ Thứ đến là lòng dạ của một người môn đệ đã được Chúa dành cho nhiều tình thương. Người đó là ai thì tất cả chúng ta đều đã biết: Giuđa. Vâng Giuđa đã phản bội. Tin Mừng đã ghi thật rõ “Giuđa tên phản bội”. Lòng dạ của Giuđa thật ích kỷ và hẹp hòi. Anh ta đã được Chúa thương, thương hơn nhiều môn đệ khác. Anh đã được Chúa tín nhiệm, tín nhiệm hơn những anh em khác, Chúa trao cho anh quản lý tất cả những gì Chúa có. Chúng ta có thể nói như thế. Anh đâu dó thiếu gì vậy mà anh đã phản bội. Chúa rất buồn với anh, buồn tới mức độ Chúa phải thốt lên một lời, một lời mà trong suốt cả cuộc đời của Chúa, Chúa không hề nói với bất cứ một ai: “Thà nó đừng sinh ra thì hơn” Thật là xót xa cho Chúa, cho Người Thầy chí Thánh của anh, anh Giuđa ạ
*c/ Một số các nhân vật khác mà Bài thương khó hôm nay cũng nhắc tới. Đó là nhóm những người được Chúa ưu ái tuyển chọn trong đó có một người mà Chúa yêu thương rất đặc biệt. Người ấy không là ai xa lạ với chúng ta. Đó là Ông Phêrô. Phêrô theo nội dung tiếng Do Thái là đá tảng. Trước đó không bao lâu đá tảng Phêrô đã thề sống thề chết: “Dù tất cả có bỏ Thấy, con cũng không bao giờ….không bao giờ”- và Tin Mừng còn ghi “Các tông đồ khác cũng nói như vậy”. Vậy mà sau đó không bao lâu chỉ có vài lời vu vơ của một vài đứa đầy tớ gái, tảng đá Phêrô đã vỡ tan tành. Ông Phêrô ơi! Ông không biết Chúa thật sao?. Thật là đau đớn cho Chúa….Con người mà Chúa đã tin tưởng đặt làm thủ lãnh một xã hội mới lại thề thốt trước mặt mọi người rằng không biết Chúa là ai. Thật là đau xót. Thật là tủi buồn.
– Nhưng may mắn thay chúng ta còn có Chúa. Lòng Chúa không bao giờ đổi thay. Chúa luôn một lòng một dạ…một lòng một dạ với Thiên Chúa Cha, một lòng một dạ với lý tưởng yêu thương của Ngài. Vâng Chúa luôn một lòng một dạ. Lòng trung thành của Chúa không bao giờ thay đổi.
*a/ Chúng ta có thể nói sự sống của Chúa là Thánh ý của Thiên Chúa Cha: “Của ăn của Thầy là làm theo ý Đấng đã sai Thầy” Cả cuộc đời trần thế của Chúa cũng chỉ là như vậy: “Lạy Cha này con xin đến để làm theo ý Cha”. Ý Cha như thế nào con cũng một lòng một vâng theo. Trước chén đắng đầy tràn, Ngài cảm thấy run sợ nhưng lúc nào Thánh ý Thiên Chúa Cha cũng phải được đặt lên trên hết: “Lạy Cha nếu có thể được thì xin cho con khỏi uống chén này, nhưng xin đừng theo ý con mà theo ý của Cha”
*b/ Bên cạnh đó Chúa có một lý tưởng để đi theo: Lý tưởng yêu thương. “Thầy đã đem lửa xuống trần gian và Thầy mong uớc biết bao cho lửa đó được bùng cháy lên”. Chúa một lòng một dạ với lý tưởng đó. Không có cái gì trên trần gian này có thể làm cho Chúa xa rời lý tưởng đó.
Từ trên Thập giá Chúa nhìn xuống cả một đám đông vẫn còn say máu căm thù vậy mà Chúa vẫn có thể bình thản cầu nguyện “Lạy Cha xin tha cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm”.
Cả cuộc đời của Chúa là cuộc đời phục vụ. Tin Mừng cho chúng ta thấy Chúa phục vụ đến quên mình. Chúa sẵn sàng chấp nhận mọi hy sinh, kể cả cái chết trên Thập giá vì Lý tưởng yêu thương: “Không có tình yêu nào lớn hơn Tình yêu của người dám hiến mạng sống của mình cho người mình yêu”
Lạy Chúa, Chúa đã một lòng một dạ với Thiên Chúa Cha, một lòng một dạ với lý tưởng yêu thương. Xin Chúa giúp cho chúng con được luôn gắn bó vớ Chúa. Xin cho chúng con được biết yêu thương như Chúa. Để khi sống như Chúa chúng con
biết cho đi mà không tính toán
biết chiến đấu mà không sợ thương tích
biết làm việc mà không tìm an nghỉ
biết xả thân mà không tìm một phần thưởng nào khác ngoài việc biết rằng chúng con đang thi hành Thánh ý Chúa. Amen
LỜI CHỨNG CỦA THẬP GIÁ – Trích Logos C
Vào ngày 20/11/1961 John Kennedy đã tuyên thệ nhậm chức tổng thống thứ 35 của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ, trở thành vị tổng thống trẻ trung nhất (44 tuổi), hấp dẫn nhất và cũng có nhiều Bí ẩn nhất trong lịch sử của một siêu cường quốc.
Giữa không khí lạnh giá của thủ đô Washington ngày hôm ấy, trong niềm hân hoan chiến thắng sau cuộc chạy đua cực kỳ căng thẳng vào chiếc ghế tổng thống. Vị tân tổng thống đã đọc Bài diễn văn nhậm chức gửi đến nhân dân Mỹ, trong đó có một câu nói đã trở thành câu danh ngôn Bất hủ : “Đừng hỏi đất nước có thể làm gì cho các Bạn, mà hãy hỏi xem Bạn có thể làm gì cho đất nước”.
Sau Bài diễn văn đó, cả nước Mỹ đã nhiệt liệt hoan hô vị tân tổng thống với lòng ngưỡng mộ và yêu mến.
Nhưng gần 3 năm sau, vào ngày 02/11/1963 khi tổng thống John Kennedy đang trên đường đến thành phố Dallas tiểu Bang Texas để vận động tranh cử, ông đã Bị Bắn gục trên chiếc xe hơi Bằng 2 phát đạn oan nghiệt của một kẻ ám sát. Vị tổng thống đã tắt thở sau khi đem đến Bệnh viện. Hung thủ tên là Oswald đã Bị Bắt sau đó.
Hồ sơ về cái chết của tổng thống John Kennedy đã đóng lại với Biết Bao Bí ẩn mà chỉ có ông ta mới có thể giải đáp. Ông chính là một chứng nhân của lịch sử, nhưng lại không được lên tiếng nói để làm chứng cho mình và lịch sử.
Khi Chúa Giêsu cỡi lừa vào thành Giêrusalem, dân chúng và các môn đệ đã trải áo xuống đường cho Chúa đi, miệng không ngớt tung hô : “Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến”. Nhưng chỉ vài ngày sau, trước tòa án Philatô, dân chúng đã hô to : “Đóng đinh nó vào thập giá”. Chúa Giêsu đã chấp nhận Bản án chịu đóng đinh vào thập giá.
Chúa Giêsu là một chứng nhân tuyệt hảo, chứng nhân tình yêu. Chúa làm chứng không chỉ Bằng lời rao giảng, nhưng Bằng cái chết của một ngôn sứ.
Trong ngày Lễ Lá, qua việc Chúa Giêsu long trọng vào thành Giêrusalem và qua cuộc thương khó của Ngài, chúng ta Bắt gặp nhiều khuôn mặt chứng nhân.
Dân chúng đã hô to lời ca ngợi như là một lời chứng hùng hồn : “Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến”. Nhưng mấy ngày sau lại gào thét lời “phản chứng” : “Đóng đinh nó vào thập giá”.
Các môn đệ đã công khai Bày tỏ lòng tin tưởng và trung thành với Chúa như là những chứng nhân kiên cường. Các ông đã can đảm lên tiếng làm chứng trước mặt mọi người, ngay cả đối với các Biệt phái đang quyết liệt chống đối Chúa, đến nỗi những người Biệt phái nói với Chúa Bảo các môn đệ im đi, thì Ngài trả lời : “Họ làm thinh thì sỏi đá cũng sẽ kêu lên”.
Nhưng chỉ vài ngày sau, khi Chúa Giêsu Bị Bắt, các môn đệ đã chạy trốn một cách hèn nhát. Thậm chí tông đồ Phêrô đã chối Thầy 3 lần và Giuđa đã Bán Thầy.
Nhưng cũng có những chứng nhân trung thành âm thầm đi theo Chúa trên mọi nẻo đường. Họ không lớn tiếng làm chứng cho Chúa, nhưng làm chứng cho Chúa Bằng cả cuộc đời thầm lặng một cách can đảm.
Mẹ Maria đã làm chứng cho Chúa với cuộc sống đức tin trung kiên. Mẹ âm thầm đồng hành với Chúa không phải chỉ Bằng đôi chân mà còn Bằng trái tim yêu thương của người mẹ. Mẹ là chứng nhân trung thành của Con Mẹ không phải chỉ trên đường dẫn vào thành Giêrusalem, mà còn trên đường thập giá dẫn đến Núi Sọ.
Thánh Gioan đại diện cho các tông đồ khác tựa đầu vào ngực Chúa trong Bữa Tiệc Ly và trung thành đi theo Chúa đến tận chân cây thập giá. Ngài là chứng nhân cho Chúa với lòng yêu mến thiết tha.
Những phụ nữ Giêrusalem đã đi theo Chúa trên đường khổ giá, chỉ Biết làm chứng Bằng những giọt nước mắt ứa ra từ trái tim đầy thương cảm dành cho Chúa.
Simon người xứ Xyrênê đã ghé vai vác đỡ thánh giá Chúa. Từ một người đi đường trở thành một chứng nhân lịch sử. Ông được thông phần cuộc khổ nạn của Chúa.
Người trộm lành dù là một kẻ tội lỗi đã Biết ăn năn hối cải và trở thành người làm chứng cho Chúa ngay trên thập giá của mình.
Trước tòa án Philatô, Chúa Giêsu là chứng nhân cho sự thật trong hình dáng tội nhân với vòng gai trên đầu và khuôn mặt đẫm máu, thân xác nát tan.
Trên cây thập giá khi Chúa Giêsu thở hơi cuối cùng, Bầu trời trở nên u ám, màn trong đền thờ xé ra làm đôi. Một viên sĩ quan đã thốt lên : “Ông này quả thật là người công chính”. Chúa đã làm chứng cho tình yêu cao cả không Bằng lời rao giảng nữa, nhưng Bằng cái chết đau thương của mình.
Trên con đường đức tin, chúng ta được mời gọi để trở thành chứng nhân cho Chúa trong cuộc sống của mình. Chúng ta không chỉ làm chứng cho Chúa Bằng lời nói, nhưng còn Bằng cả cuộc sống : làm chứng Bằng trái tim yêu thương, Bằng đôi tay mở ra để cho đi, Bằng đôi chân đi đến với những người cô đơn Bất hạnh, Bằng tấm lòng Bao dung tha thứ, Bằng hương thơm thánh thiện lan tỏa đến mọi người.
Vào thời chiến tranh, trong lúc khẩn cấp, vị Bác sỹ giải phẫu cho một phụ nữ Bị thương mà không dùng thuốc gây mê. Trong suốt 5 giờ, người phụ nữ đã chịu đau đớn mà không kêu la một lời. Sau đó, người ta hỏi : “Sức mạnh nào khiến Bà chịu đựng được như thế ?”
Người phụ nữ xòe Bàn tay ra : giữa lòng Bàn tay có một tượng thánh giá nhỏ. Bà ta nói : “Đây là sức mạnh của tôi”.
Trong Năm Thánh Truyền Giáo, với thập giá vác trên vai, chúng ta hãy can đảm làm chứng cho Tin Mừng qua đời sống hy sinh vất vả hằng ngày. Chấp nhận “cuộc thương khó” trong đời mình là chúng ta trở thành chứng nhân tình yêu cho mọi người. Đón nhận thập giá để thông phần vào sự đau khổ của Chúa Kitô là đón nhận chính Chúa. Vì ta không thể ôm chặt lấy Đức Kitô mà không ôm chặt cả cây thập giá. Thế giới vẫn xoay vần, nhưng thập giá luôn đứng vững như lời chứng trung thành nhất của tình yêu.
CHÚA NHẬT LỄ LÁ- NĂM C
CUỘC THƯƠNG KHÓ CHÚA– Lm. Gioan M. Nguyễn Thiên Khải CMC
Tuần thánh là thời gian hết sức đặc biệt và linh thiêng nhất trong năm Phụng vụ. Tuần thánh bắt đầu từ ngày hôm nay bằng việc cử hành Lễ Lá, kỷ niệm việc Đức Giêsu đi vào thành Giêrusalem với tư cách là Đấng Mêsia.
Trong bối cảnh ngày hôm ấy, các môn đệ thì lấy áo choàng trải lên lưng lừa cho Chúa ngồi. Còn dân chúng thì tỏ lòng ngưỡng mộ đến nỗi trải áo ra và lấy những cành vạn tuế lót đường cho Chúa đi qua, rồi đồng thanh tung hô: “Vạn tuế con vua Đavít, chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến” (Mc 11,9).
Bước vào tuần thánh, Giáo hội mời gọi chúng ta dành nhiều thời giờ trong thinh lặng suy niệm cuộc thương khó Chúa để cảm nghiệm sâu hơn: Vì yêu thương nhân loại mà Chúa phải chịu muôn phần đau khổ đến chết dường ấy.
Đầu tiên là ba môn đệ thân tín nhất nơi vườn Giếtsêmani đã ngủ say đến độ bỏ rơi Chúa một mình trong cô đơn. Giuđa cả lòng dám dùng nụ hôn là dấu chỉ tình yêu để trở thành nụ hôn phản bội trao nộp Chúa cho quân dữ. Phêrô nhát đảm đến nỗi chối Thầy ba lần. Các môn đệ khác thì sợ hãi bỏ Thầy mà trốn đi hết.
Các thượng tế và luật sĩ đã vu khống cho Chúa những tội mà Chúa không hề có để trao nộp Chúa cho quan Philatô xét xử.
Philatô đã biết rõ ông Giêsu này vô tội nhưng vì sợ mất lòng dân, nên đành trao nộp Chúa cho quân dữ đóng đinh hành hạ cho đến chết.
Còn dân chúng thì mau thay lòng đổi dạ. Ngày hôm trước khi Chúa vào thành Giêrusalem, họ dùng những cành vạn tuế tung hô chúc tụng, nhưng ngày hôm sau họ biến thành những ngọn roi đánh trên thân mình Chúa.
Những cành cây, những bông hoa hôm trước trải đường cho Chúa đi qua, nhưng hôm sau họ làm thành mão gai đội trên đầu Chúa. Những lời tung hô chúc tụng sẽ được thay thế bằng những lời đả đảo sỉ nhục, thách thức và lên án: “Đóng đinh nó đi! Đóng đinh nó vào thập giá!” (Lc 23, 21).
Ôi thương thay! Dung mạo Chúa rạng ngời sáng láng trong biến cố biến hình trên núi Tabor, nay bị người đời khạc nhổ, sỉ vã và nhục mạ. Đôi mắt quan tâm với ánh nhìn bao dung tha thứ nay bị lý hình bịt lại làm thành một trò chơi như trẻ con.
Tấm thân Chúa gánh lấy bao nỗi khổ đau của nhân loại, giờ đây được phơi ra gánh lấy những trận mưa đòn bầm dập thân xác đến nỗi không còn hình tượng người ta nữa. Đôi bàn tay tựng chạm đến chữa lành bệnh nhân và nâng đỡ biết bao người, nay buộc phải giang ra cho quân dữ đóng đinh vào thập giá. Đôi bàn chân từng rong ruổi khắp nẻo đường rao giảng Tin mừng, nay không thể nâng cả thân mình đang trĩu nặng vì kiệt sức.
Dân chúng vô ơn đồng thanh đòi đóng đinh Chúa. Họ coi Chúa còn thua Baraba tên trộm cướp. Đức Giêsu đã đi đến tột cùng của bao cực hình khi Ngài cảm thấy dường như Chúa Cha cũng ruồng bỏ: “Lạy Thiên Chúa tôi, sao Ngài bỏ tôi?” (Mc 15, 34).
Nhưng thưa anh chị em, Đức Giêsu chết thương đau không những bởi người Do Thái năm xưa, mà ngay cả chúng ta cũng góp phần vào việc đóng đinh giết Chúa mỗi khi chúng ta cố tình phạm tội trọng. Và việc đóng đinh Chúa vào thập giá không chấm dứt trên đồi Calvê, nhưng vẫn còn tiếp diễn mỗi khi chúng ta chửi mắng đánh đập người khác.
Chúa Kitô vẫn bị quên lãng, mỗi khi ai đó không đồng quan điểm thì chúng ta tìm cách loại trừ chống đối.
Chúa Kitô vẫn tiếp tục chết đi từng ngày, mỗi lần chúng ta sống ích kỷ, thiếu tình liên đới chia cơm xẻ áo cho nhau. Bởi vì Chúa đã đồng hoá: “Mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những người bé mọn nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta!”(Mt 25,45).
Anh chị em thân mến,
Khi tưởng niệm cuộc khổ nạn của Đức Giêsu, là cơ hội rất tốt giúp chúng ta nhìn lại mối tương quan giữa chúng ta với Chúa. Chúng ta có cảm nghiệm thật sự lòng Chúa thương xót chúng ta không? Và chúng ta làm gì để đền đáp công ơn cao vời ấy. Ngày nay, Thánh giá được trưng bày khắp nơi như một lời nhắc nhớ chúng ta, đây là biểu tượng lòng thương xót của Thiên Chúa.
Khi ngắm nhìn Đức Giêsu chết treo trên thập giá, chúng ta cũng đừng quên rằng: Đức Giêsu đang là hiện thân nơi những anh chị em nghèo khổ, đói rách hoặc đang bị bỏ rơi.
Nhìn ngắm Chúa Kitô chịu đóng đinh, sẽ giúp ánh mắt đức tin chúng ta nhận ra giá trị nơi mỗi con người. Mạng sống con người cao quý đến độ, Con Thiên Chúa phải trả bằng một giá máu quá cao để cứu chuộc như thế.
Xin cho chúng ta ghi tâm khắc cốt công ơn cứu chuộc của Chúa. Ngài đã chết để nhân loại được sống. Và Ngài đã chết để tái sinh chúng ta trong ơn làm con Chúa. Xin cho chúng ta mỗi ngày cảm nghiệm sâu hơn tình Chúa yêu thương, để rồi chúng ta cũng cố gắng sống tình yêu đáp lại tình yêu. Amen.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 5 PHỤC SINH (17/05/2025) .: TÌNH YÊU ĐIỀU RĂN MỚI (17/05/2025) .: LỜI TRĂN TRỐI YÊU THƯƠNG (17/05/2025) .: HÃY GIEO YÊU THƯƠNG (17/05/2025) .: PHÙ HIỆU CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ CHÚA GIÊSU (17/05/2025) .: AI YÊU THƯƠNG ĐỀU LÀ KITÔ HỮU (17/05/2025) .: TÔI LÀ MÔN ĐỆ CỦA ÁI? (17/05/2025) .: YÊU NGƯỜI NHƯ CHÚA (17/05/2025) .: YÊU NHƯ THẦY ĐÃ YÊU (17/05/2025) .: GIỚI RĂN MỚI (17/05/2025) .: HÃY YÊU NHƯ LÒNG DẠ THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA (17/05/2025) .: CÁC CON HÃY THƯƠNG YÊU NHAU (17/05/2025) .: PHỤC VỤ NHIỀU HƠN VÀ ÍT XÉT ĐOÁN HƠN (17/05/2025) .: ĐIỀU MÀ YÊU THƯƠNG LÀM ĐƯỢC (17/05/2025) .: QUA YÊU THƯƠNG, MỌI SỰ TRỞ NÊN MỚI (17/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam