Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 66
Tổng truy cập: 1377454
ĐẤNG CÓ UY QUYỀN
ĐẤNG CÓ UY QUYỀN- Gioan M. Nguyễn Thiên Khải, CMC
Thưa anh chị em,
Bài Tin mừng chúng ta vừa nghe, sau khi rời bỏ quê nhà Nadarét, Chúa Giêsu đi tới Caphácnaum, một thành phố nằm ven biển Hồ Tibêria. Nơi đây dân chúng tấp nập với nghề chài lưới và buôn bán. Thành phố này được Chúa Giêsu chọn làm trung tâm hoạt động rao giảng Tin Mừng. Như thường lệ, mỗi lần tới đâu, Chúa thường vào Hội Đường cầu nguyện và giảng dạy.
Bởi vì bổn phận của mỗi tín hữu Do thái trong ngày lễ Sabát, là đến Hội Đường để cùng nhau cầu nguyện, hát Thánh Vịnh và đọc sách Luật. Chúa Giêsu cũng vậy, Ngài không miễn trừ cho mình khỏi bổn phận ấy.
Điều các tín hữu Do thái hôm nay, nhận thấy lời giảng dạy của Chúa Giêsu rất khác so với lời giảng của các Kinh Sư. Chúng ta có thể đan cử một vài sự khác biệt sau đây:
Thứ nhất, các Kinh Sư thường dựa vào lời các ngôn sứ hoặc dựa vào truyền thống của tiền nhân để giảng dạy. Nên lời giáo huấn của họ phần lớn rập khuôn theo truyền thống mà không có tính sáng tạo, thiếu đi tính thời sự.
Còn Lời giáo huấn của Chúa Giêsu thì dựa vào uy quyền Thiên Chúa, nên lời đó có giá trị vĩnh cửu. Bởi Chúa Giêsu chính là Lời hằng sống đến từ Thiên Chúa. Lời mặc khải về tình yêu và lòng bao dung tha thứ. Đồng thời cách thức giảng dạy của Chúa mới mẻ. Ngài không dài dòng giải thích các đoạn Kinh Thánh như các Kinh Sư thường làm, nhưng Ngài đặt mình vào tầm hiểu biết của dân chúng, giảng đơn sơ, nhưng sâu sắc.
Chúa Giêsu không chỉ có uy quyền trong lời giáo huấn, nhưng uy quyền đó còn được thể hiện trong hành động dưới nhiều hình thức khác nhau nữa.
Uy quyền trên thiên nhiên: Ngài khiến sóng to gió lớn trên biển cả im lặng (Mt 8,26).
Uy quyền trên ác thần: Ngài xua trừ ma quỉ (Mt 8, 28-34); Chữa các bệnh tật (Mt 8, 1-17).
Uy quyền trên sự sống: Ngài phục hồi sự sống cho Lazarô (Ga 11,1-44); Cho con trai bà góa thành Na-im (Lc 7, 11-17).
Uy quyền biểu lộ tình thương: Biến nước thành rượu (Ga 2, 1-12); Hóa bánh ra nhiều (Mc 6, 30-44).
Thứ hai, lời giảng dạy của Chúa khiến mọi người thán phục, vì Chúa luôn thích ứng lời giảng với hoàn cảnh của người nghe. Ngài dựa vào sự kiện cụ thể để giảng, nhất là khi muốn dạy một chân lý cao siêu, mới lạ, khó tin. Chẳng hạn như nói về Nước Trời. Ngài luôn lấy những sự kiện thật gần gũi quen thuộc trong đời sống minh họa cho dân chúng dễ hiểu. Đó là cách giảng dạy bằng dụ ngôn. Ví dụ như Nước Trời giống như….(Mt 13, 31-52).
Một lý do nữa, lời giảng của Chúa khiến dân chúng bỡ ngỡ thán phục, là cuối bài giảng, Ngài thường đúc kết lại thành những câu ngắn gọn dễ nhớ.
Chẳng hạn như: “Ai xin thì sẽ được”; “Ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống”; “Tôi đến để phục vụ chứ không phải để được phục vụ”; “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít”; “Kẻ được gọi thì nhiều, kẻ được chọn thì ít”…
Với một vài sự khác biệt trên đây, cũng đủ cho chúng ta thấy cách giảng dạy và nội dung lời giảng của Chúa khiến dân chúng kinh ngạc và thán phục là như thế.
Anh chị em thân mến,
Từ sứ điệp Tin mừng hôm nay, có thể chúng ta rút ra những kinh nghiệm sống:
Thứ nhất, chúng ta cần noi gương Chúa chu toàn bổn phận người tín hữu trong ngày Sabát. Có khi vì hoàn cảnh khó khăn, bởi cơm áo gạo tiền, chúng ta không thể thường xuyên đi tham dự Thánh Lễ ngày thường được, thì ít ra ngày Chúa Nhật, ngày dành riêng cho Chúa, chúng ta cố gắng đừng bỏ lễ.
Thứ hai, dân Do thái năm xưa khi nghe Chúa giảng họ sửng sốt thán phục, nhưng rất tiếc họ chỉ có tình cảm hời hợi bên ngoài lúc đó thôi, nên Lời Chúa không sinh hiệu quả trong tâm hồn họ.
Đây là điều lưu ý chúng ta. Chúng ta đừng chỉ nghe Lời Chúa hay thán phục Lời Chúa, nhưng còn biết sống Lời Chúa, đem Lời Chúa áp dụng vào đời sống hằng ngày nữa.
Thứ ba, chúng ta đang sống trong một thế giới đầy biến động, cùng với những mưu mô quỉ dữ. Một thế giới tục hoá, không tôn trọng sự sống; một thế giới đầy dẫy những bất công và đói nghèo; một thế giới thù hằn ngày càng chồng chất, chiến tranh, khủng bố đe doạ đến sự tồn tại của nhân loại, dễ làm chúng ta đánh mất niềm tin vào Thiên Chúa Chính vì thế, hơn lúc nào hết, thế giới này cần biết bao sự hiện diện của Thiên Chúa.
Ước gì lời quyền năng của Chúa xưa kia khiến cho thần ô uế xuất ra khỏi người bệnh, nay cũng được vang lên, để bớt đi những mưu mô của ác thần; làm cho thế giới này bớt đi hận thù, chia rẽ và thay vào đó là một thế giới biết quý trọng sự sống, biết yêu thương và phục vụ hướng tới một thế giới đại đồng trong sự bình an của Thiên Chúa.
Xin cho chúng ta biết đặt tin tưởng vào Chúa Kitô là vị Thầy duy nhất, là Thiên Chúa toàn năng, là niềm hy vọng vững chắc của chúng ta. Amen.
CHÚA NHẬT IV THƯỜNG NIÊN- Năm B
UY QUYỀN CHỈ CÓ Ý NGHĨA NHỜ LỐI SỐNG KHIÊM TỐN- Tu sĩ: Jos. Vinc. Ngọc Biển, S.S.P.
Là người Công Giáo Việt Nam, hẳn đa số ai cũng biết đến Đấng Đáng Kính, Đức Hồng Y Phanxicô X. Nguyễn Văn Thuận. Ngài là vị Hồng Y đặc biệt được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II mời giảng tĩnh tâm cho Giáo Triều dịp Mùa Chay năm thánh 2000. Ngoài sự trổi vượt về đời sống đạo đức, ngài còn là một vị giảng thuyết hết sức lôi cuốn đối với rất nhiều thành phần trong Giáo Hội, nhất là giới trẻ. Người ta đã coi ngài như là một người đầy quyền uy trong lời nói và việc làm!
Lý do Đức Hồng Y được người ta ca tụng như vậy, ấy là bởi vì ngài đã luôn sống yêu thương. Ngài sẵn sàng tha thứ cho những người coi ngài là kẻ thù và làm hại mình. Mặt khác, cuộc sống đơn sơ, giản dị, khiêm nhường, ngôn hành như nhất đã làm cho uy tín của ngài ngày càng lan rộng!
Tin Mừng hôm nay cũng thuật lại câu chuyện Đức Giêsu vào Hội đường Dothái và giảng dạy. Ngài giảng dạy khác hẳn với những Kinh Sư thời bấy giờ, khiến ai nấy trong Hội đường trầm trồ khen ngợi: “Ông này giảng dạy như một Đấng có uy quyền”.
Lý do tại sao Đức Giêsu được người ta khen ngợi như vậy? Đâu là điều làm cho Ngài trở nên Đấng có uy quyền trong lời nói và hành động? Và, chúng ta học được bài học gì qua phụng vụ Lời Chúa hôm nay?
Ngôn hành bất nhất nơi các Kinh sư
Tin Mừng hôm nay không nói về việc Đức Giêsu giảng gì. Cũng chẳng nói lời giảng của ngài khác với những lời giảng của những nhà thông luật thời bấy giờ ra sao! Tuy nhiên, muốn hiểu được tại sao: thiên hạ sửng sốt về lời giảng dạy của Đức Giêsu và không ngớt khen ngợi điều mới lạ nơi Giáo lý của Ngài, đồng thời không ngừng tuyên xưng về quyền uy của Đức Giêsu… (x. Mc 1, 22-28), chúng ta cần hiểu về hai cách sống, hai cung cách, hai lối giảng giữa Đức Giêsu và những Kinh sư.
Vào thời bấy giờ, người Dothái luôn coi trọng các Kinh sư, bởi vì họ là những người nắm luật, là thành phần được ngồi trên “ngai tòa Môsê” để giáo huấn. Chính vì lý do đó, nên những người này được dân chúng coi trọng và tin tưởng.
Tuy nhiên, Đức Giêsu lại không chấp nhận những điều họ làm, bởi vì ngôn hành bất nhất. Thế nên, đã nhiều lần, Ngài lên tiếng thẳng thắn nói với dân chúng về điều trái khuấy của những Kinh sư này, Ngài nói: “… những gì họ nói, anh em hãy làm, hãy giữ, còn những việc họ làm, thì đừng có làm theo, vì họ nói mà không làm” (Mt 23, 3). Lần khác, Đức Giêsu đã phân tích sự khập khiễng, mâu thuẫn giữa lời nói và hành động của những Kinh sư, bởi vì: “Họ bó những gánh nặng mà chất lên vai người ta, nhưng chính họ thì lại không buồn động ngón tay vào. Họ làm mọi việc cốt để cho thiên hạ thấy […], nào là đeo những hộp kinh thật lớn, mang những tua áo thật dài, ưa ngồi cỗ nhất trong đám tiệc, chiếm hàng ghế đầu trong hội đường, ưa được người ta chào hỏi ở những nơi công cộng và được thiên hạ gọi là “rápbi” (x. Mt 23, 4-7).
Chẳng những thế, chính Đức Giêsu đã chỉ thẳng mặt và vạch trần tội ác của họ khi nói: khốn cho các người, hỡi các Kinh sư giả hình! Các người không muốn vào nhà, nhưng lại khóa cửa không cho ai vào. Nào là sẵn sàng nuốt tài sản của bà góa nghèo. Giả bộ đạo đức…. (x. Mt 23, 13-14). Các ngươi giống như “… mồ mả tô vôi, bên ngoài có vẻ đẹp, nhưng bên trong thì đầy xương người chết và đủ mọi thứ ô uế, toàn là giả hình và gian ác! (x. Mt 23, 27-28
Như vậy, họ là những người đáng trách và không có uy quyền trong dân, bởi vì tất cả những điều họ làm không xuất phát từ lòng tôn kính Thiên Chúa, mà là muốn được phô trương thanh thế bề ngoài, còn tâm hồn thì rỗng tuếch!
Ngôn hành như nhất nơi Đức Giêsu
Ngược lại, nơi Đức Giêsu, khởi đi từ mục đích của Ngài xuống trần gian là để loan báo ơn cứu độ, băng bó những tâm hồn đau thương, an ủi kẻ âu lo, chữa lành bệnh tật, giải thoát con người khỏi tội lỗi, nhất là dạy dỗ dân chúng và vạch ra cho họ con đường đưa đến hạnh phúc đích thực là Nước Trời. Không những thế, Ngài luôn mang trong mình lòng xót thương của Thiên Chúa, nên đã đứng về phía những người đau khổ, nghèo khó, cô thế cô thân, những người bị áp bức, bóc lột để bênh vực họ….
Vì thế, từng lời Ngài dạy, từng việc Ngài làm đều ăn khớp với nhau và toát lên tấm lòng mục tử đầy nhân hậu, luôn “ngửi thấy” và “mang trong mình mùi chiên” để cứu chuộc nhân loại khổ đau.
Điểm khác biệt này chúng ta còn nhận thấy, đó là nơi các Kinh sư, những điều họ dạy, họ nói đều phải “căn cứ theo những lời dạy có sẵn trong luật”, còn nơi Đức Giêsu, tất cả “mọi quyền năng trên trời dưới đất đã được ban cho Ngài (x. Mt 28,18) vì Ngài là Đấng Thánh của Thiên Chúa.
Bài học cho chúng ta hôm nay
Ngày nay, rất nhiều người trong chúng ta đang tìm cách tô vẽ lên con người mình cũng như lựa chọn cung cách ứng xử chẳng khác gì các Kinh sư! Biết bao lần chúng ta loay hoay tìm đủ mọi cách để tô đậm chất tố “kinh sư thời hiện đại” ngay trên con người của mình, để thể hiện uy quyền với anh chị em xung quanh.
Thế nhưng, sứ điệp Lời Chúa hôm nay dạy cho chúng ta bài học vô cùng quý giá, đó là: uy tín không hẳn đến từ những lời nói hay, ngon ngọt. Lại càng không phải đến từ những người trong đầu chứa đầy kiến thức, và, hoàn toàn không phải đến từ những kẻ giả hình!
Ngược lại, uy tín và uy quyền lại đến từ những người chân thật, đơn sơ, hiền lành, khiêm nhường. Cuộc đời của Đức Giêsu và câu chuyện về Đức Hồng Y Phanxicô X. Nguyễn Văn Thuận đã chứng minh cho chúng ta thấy rõ điều đó.
Thật vô cùng ảo tưởng khi củng cố quyền lực bằng những chuyện khua chiêng gõ trống bên ngoài hay bằng tiền bạc hoặc bằng việc củng cố quyền lực qua những thói kêu ngạo giả hình….
Quả thật, uy quyền chỉ có thể thực sự hữu ích cho mình và cho tha nhân khi nó được đặt trong tâm thế của người phục vụ cách vô vị lợi chứ không phải để “ăn trên ngồi trốc” như giới Kinh sư.
Mong sao mỗi người chúng ta khi đã hiểu được sức mạnh, uy quyền của sự khiêm nhường, đơn sơ, ngay thật và thẳng thắn, chúng ta luôn sống điều đã thấy, tin điều đã cảm nghiệm và rập đời sống chúng ta theo mẫu gương của Đức Giêsu, để ngang qua cuộc sống và các mối tương quan hằng ngày nơi mỗi người, uy quyền của Thiên Chúa ngày càng được nhiều tôn nhận và Danh Chúa ngày càng được nhiều người biết đến. Amen.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 5 PHỤC SINH (17/05/2025) .: TÌNH YÊU ĐIỀU RĂN MỚI (17/05/2025) .: LỜI TRĂN TRỐI YÊU THƯƠNG (17/05/2025) .: HÃY GIEO YÊU THƯƠNG (17/05/2025) .: PHÙ HIỆU CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ CHÚA GIÊSU (17/05/2025) .: AI YÊU THƯƠNG ĐỀU LÀ KITÔ HỮU (17/05/2025) .: TÔI LÀ MÔN ĐỆ CỦA ÁI? (17/05/2025) .: YÊU NGƯỜI NHƯ CHÚA (17/05/2025) .: YÊU NHƯ THẦY ĐÃ YÊU (17/05/2025) .: GIỚI RĂN MỚI (17/05/2025) .: HÃY YÊU NHƯ LÒNG DẠ THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA (17/05/2025) .: CÁC CON HÃY THƯƠNG YÊU NHAU (17/05/2025) .: PHỤC VỤ NHIỀU HƠN VÀ ÍT XÉT ĐOÁN HƠN (17/05/2025) .: ĐIỀU MÀ YÊU THƯƠNG LÀM ĐƯỢC (17/05/2025) .: QUA YÊU THƯƠNG, MỌI SỰ TRỞ NÊN MỚI (17/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam