Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 47
Tổng truy cập: 1379320
ĐAU KHỔ.
Đau khổ.
Giáng sinh năm ấy, cha Lini đang hoàn tất những chuẩn bị cuối cùng để cử hành thánh lễ trong một bầu khí trang trọng, thì bỗng mọi người trong nhà thờ đều xôn xao. Ngẩng đầu lên, cha nhìn thấy một người phong cùi, mặt mũi xần xùi. Hai cánh tay bị cụt. Vết thương ở chân tuôn máu làm thành một vệt dài trên nền gạch bông. Toàn thân bốc ra mùi hôi thối.
Tất cả đều kinh hoàng. Còn cha thì bối rối. Một đàng không thể bắt đầu thánh lễ khi người phong cùi còn đứng đó. Đàng khác, cha cũng không thể đuổi anh ta, bởi lẽ nhà thờ là nhà của Chúa, cha chung của mọi người, không trừ một ai. Càng là bất hạnh thì lại càng đáng được ở lại để đón mừng Chúa giáng sinh.
Người phong cùi dừng lại trước bàn thờ với thái độ van xin. Thế rồi cha nói với anh:
– Bạn hãy ở lại với chúng tôi và chúng ta sẽ làm thành một gia đình duy nhất. Các vết lở loét nơi tâm hồn còn thối tha hơn những vết lở lóet nơi thân xác gấp bội. Tất cả chúng ta đều là anh em với nhau. Và dưới một góc cạnh nào đó, tất cả chúng ta đều là những người phong cùi về đời sống thiêng liêng trước mặt Chúa.
Sự việc này đã đánh động cha để rồi sau lễ giáng sinh năm ấy, cha đã dồn mọi nỗ lực để chăm sóc cho những người đáng thương này.
Từ câu chuyện trên chúng ta đi vào đoạn Tin Mừng sáng hôm nay và đưa ra câu hỏi:
– Nếu Thiên Chúa là tình yêu thì tại sao lại xảy ra biết bao nhiêu tội ác và bất hạnh trên thế giới?
Và như thánh Phaolô đã diễn tả:
– Đối với nhiều người, thập giá đã trở nên dấu chỉ của sự điên khùng và dại dột. Thế nhưng Thiên Chúa lại dùng chính sự điên khùng và dại dột này để cứu chuộc chúng ta.
Thực vậy, để cứu chuộc chúng ta Ngài không cần phải đổ máu, mà chỉ cần phán một lời hay sai một thiên thần cũng đủ. Tuy nhiên, Ngài đã không làm như vậy. Trái lại, Ngài đã xuống thế làm người để trở thành một Emmanuel, một Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Ở cùng chúng ta mà thôi chưa đủ, Ngài còn muốn chia sẻ thân phận khổ đau của kiếp người: Sinh ra trong nghèo khó. Lớn lên trong lao động cực nhọc. Cũng khổ đau. Cũng đói khát. Cũng mỏi mệt. Suốt dọc quãng đời công khai Ngài đã thực hiện biết bao nhiêu phép lạ để xoa dịu những đớn đau của những người đương thời. Như lời tiên tri Isaia: “Thần khí Chúa ngự trên tôi, vì Ngài xức dầu cho tôi, sai tôi đi loan báo tin mừng cho người nghèo khó, thuyên chữa những tâm hồn sám hối, công bố sự giải phóng cho kẻ bị giam cầm, cho người mù được xem thấy, trả tự do cho kẻ bị áp bức, công bố năm hồng ân về ngày khen thưởng…”.
Và sau cùng đã đổ ra những giọt máu cuối cùng với cái chết đầy tủi nhục, đầy ê chề trên thập giá để cứu chuộc chúng ta như lời thánh Phaolô: “Chính Ngài đã hạ mình bằng cách vâng phục cho đến chết và chết trên thập giá”. Để rồi kể từ đây, thập giá đã trở nên dấu chỉ của sự khôn ngoan, của tình thương và của ơn tha thứ.
Còn chúng ta thì sao, chúng ta có thái độ nào khi đứng trước thập giá của đời mình và nhất là chúng ta có biết nâng đỡ để làm giảm nhẹ thập giá của những người chung quanh hay không.
37. Chúng tôi phải làm gì đây?
Dân chúng tỉnh ngộ đến hỏi Gioan: “Chúng tôi phải làm gì?” (Lc 3, 10)
Khi ấy, thánh Gioan Tiền hô đã đi khắp vùng ven sông Giođan, rao giảng kêu gọi người ta chịu phép rửa tỏ lòng sám hối, như lời chép trong sách Tiên tri Isaia (Is 40, 3): hãy dọn đường cho Chúa; thung lũng hãy lấp đầy – núi đồi phải bạt xuống – quanh co uốn cho ngay – gồ ghề phải san cho bằng…. Lời rao giảng của Gioan vừa đanh thép, đánh động lòng người, vì thế dân chúng tuôn đến nghe Gioan giảng dạy, đồng thời vì xúc động và tỉnh ngộ do những lời Gioan rao giảng, nên họ đã hỏi Gioan: Lạy Thầy, chúng tôi phải làm gì? Câu hỏi này, hôm nay có phải cũng là câu hỏi của mỗi người Kitô hữu chúng ta không, nhân mùa Vọng, kính mời anh chị em cùng suy niệm.
- Câu hỏi: trong Kinh thánh, một số trường hợp người ta đến hỏi Chúa như thế:
Mc 10, 17: một anh thanh niên giàu có đến trước mặt Chúa Giêsu, sụp lạy Chúa và hỏi: “Lạy Thầy nhân lành, tôi phải làm gì để được sống đời đời?”….
Lc 10, 25-28: một kinh sư đứng lên hỏi Chúa Giêsu: “Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời……? “
Cvtđ 22, 6-11: Thánh Phaolô sau khi bị Chúa quật ngã trên đường đi Damas, đã hỏi Chúa: “Lạy Chúa, con phải làm gì đây?”
Thánh Phêrô, trong tác phẩm và phim “Quo Vadis”, khi ông muốn trốn chạy ra khỏi thành tránh cơn bắt bớ, đã bị Chúa chặn lại hỏi: “con đi đâu vậy?”, và ông cũng đã hỏi Chúa: “Lạy Chúa, con phải làm gì?”
Anh chị em thân mến, câu hỏi trên đây, Hội thánh cho chúng ta đọc lên ngay giữa Mùa Vọng này, chắn chắn phải có ý nghĩa và mục đích của nó. Chính vì thế trong bài Tin Mừng hôm nay, chúng ta còn tìm thấy câu trả lời cho dân chúng của thánh Gioan Tiền Hô nữa…
- Câu trả lời: nhiều hạng người đến hỏi Gioan Tiền Hô, ông trả lời theo hoàn cảnh họ:
* Với dân chúng cách chung, là những người chỉ thích làm toán cộng và toán nhân, để tiền của và quyền lợi càng nhiều thêm, Gioan dạy làm toán trừ và toáV chia: hãy chia sẻ. Bác ái kitô giáo là yêu thương bằng hành động, là chia sẻ với anh em khó khăn hơn mình, chứ không phải là bố thí cái dư thừa của mình. Đức Kitô đã yêu thương ta bằng một tình yêu cụ thể, sống động, và là mẫu gương trước tiên về tình yêu đó…
* Với các người thu thuế, là những người muốn thu càng nhiều chừng nào càng tốt, Gioan khuyên: đừng đòi hỏi quá mức ấn định; mỗi người hãy sống đúng cương vị và bổn phận của mình
* Với binh lính là hạng người thường lợi dụng sức mạnh để hà hiếp kẻ khác, Gioan nhắc nhở: ” hãy biết bằng lòng “.
Những điều Gioan dạy hầu như không giống thói quen ở đời, là thích được thêm; ở đây Gioan dạy phải bỏ bớt. Người đời thì hi vọng thu tích thêm cái bên ngoài, Gioan dạy hi vọng chính là giải thoát được những thứ cồng kềnh làm ta buồn, những cái làm ta chìm xuống; thoát được những thứ đó, cuộc đời sẽ vui hơn và tràn đầy hi vọng…
- Gợi ý sống và chia sẻ:
* Chúng tôi phải làm gì? Dân chúng đã khiêm tốn và tỏ lòng sám hối mà hỏi thánh Gioan, để ông chỉ cho họ con đường phải theo. Phần ta ta có đủ khiêm tốn và ăn năn, để dọn tâm hồn chờ Chúa đến không, nhất là khi ta có tội?
Thánh Gioan không nói người khác phải sống như Ngài, nhưng nhắc nhở mọi người hãy sống xứng đáng với chức vụ, địa vị và nghề nghiệp của họ. Thánh Gioan là như thế. Còn ta ta có sẵn sàng noi theo gương Ngài? để không đòi hỏi kẻ khác theo ý riêng của mình, mà giúp họ nên thánh trong ơn gọi của họ không?
38. Đấng Thánh Israel thật cao cả – Cố Lm. Hồng Phúc
Thánh Phaolô Tông đồ, trong thư gửi giáo đoàn Philiphê đã kêu lên “Anh em hãy vui luôn trong Chúa. Tôi nhắc lại một lần nữa: anh em hãy vui lên” (Philiphê 4, 4).
Chúng ta hãy vui lên vì Chúa gần đến.
Chúng ta hãy vui lên vì Chúa đến đem sự bình an, hòa bình chân chính cho nhân loại.
HÒA BÌNH không phải chỉ là tình trạng không có chiến tranh.
Hòa bình chân chính dựa trên sự nhìn nhận quyền năng của Thiên Chúa, phụng sự Ngài, yêu mến Ngài, đồng thời đối xử với tha nhân trong tình bác ái và thương yêu. Sự an bình đó mới đem lại nguồn vui chân thật mà nhà tiên tri Sophonia mô tả trong bài đọc thứ nhất.
Muốn được sự hòa bình chân chính đó phải làm sao?
Qua bài Phúc âm, Gioan tiền hô mô tả cho chúng ta.
Trước tiên, Người trả lời cho ba nhóm người đến đặt câu hỏi: “Vậy chúng tôi phải làm gì?”
Cho nhóm người thiện chí đang mong ngày Chúa đến, Gioan dạy họ, cũng như dạy chúng ta biết chia sẻ cơm áo với những người túng thiếu. Đó là điều tối thiểu. Nếu ngày nay, tiếng nhà Tiền hô còn vang vọng giữa núi đồi, Ngài sẽ kêu gọi cải thiện hoàn cảnh tương xứng, bảo vệ sức khỏe v.v… Đối với những người thu thuế, đại diện cho lớp quan chức hay tham nhũng bốc lột người ta, nhà tiên tri gọi sự liêm khiết. Và với những người có phận sự giữ trật tự công cộng, họ phải công minh, biết tôn trọng kẻ khác. Mỗi người trong địa vị, chức vụ, công việc của mình, Gioan đòi hỏi phải chu tất.
Nhưng Gioan, vị tiền hô ấy là ai? Ông không được sai đến chỉ để ban vài bài luân lý thường thức. Tiếng ông vang dội trên núi đồi, lôi kéo đoàn người tầng lớp lớp. Người ta coi ông là Đấng Messia trông đợi. Nhưng Ông chỉ là một “tiếng kêu”, một người làm phép rửa dọn đường.
Gioan là nhà tiên tri đầu tiên nói đến một “Phép Rửa trong Chúa Thánh Thần và lửa”. Ông cũng làm phép rửa, theo tục lệ Do-thái để khuấy động sự thống hối, ăn năn nhưng đây chỉ là một nghi thức tiên báo phép Rửa của Đấng Messia đã đến, đó là Phép Rửa trong Chúa Thánh Thần và lửa, là Phép Rửa tội. Thánh Gioan Tông đồ sẽ nói rõ: “Rửa trong nước và Thánh Thần” (Gio 3, 5). Phép Rửa tội bao gồm hai mầu nhiệm: Phục sinh và Hiện xuống, nhờ đó chúng ta được rửa sạch tội lỗi, liên kết với Chúa Kitô Phục sinh, nhưng đồng thời cũng được sức mạnh Chúa Thánh Thần để làm chứng nhân của Chúa Giêsu sống lại. Sau này, với thời gian Giáo hội mới tách rời thành hai là Phép Rửa tội và Thêm sức, nhưng với phép Thánh Thể được gọi chung là Bí tích gia nhập Kitô.
Chúng ta đã được rửa tội “trong nước và Thánh Thần” (Ga 3, 5).
Chúng ta đã được “rửa tội trong Thánh Thần và Lửa” (Lc 3, 16).
Nhưng chúng ta có sống ơn Rửa tội không? Chúng ta có làm cho xã hội thấm nhuần tinh thần Kitô-giáo không?
Trong thông điệp Centesimus Annus (1991) khi phân tích sự sụp đổ của cộng sản Đông Âu và sự tái thiết một xã hội mới, Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II lên án điều mà Ngài gọi là “Xã hội ăn xài” muốn giảm hạ con người vào lãnh vực kinh tế và làm thỏa mản các nhu cầu vật chất mà thôi, nghĩa là thay thế thần tượng đã sụp đổ bằng một thần tượng khác không mấy tốt đẹp hơn.
Hãy chuẩn bị tâm hồn để đón Chúa.
“Hãy hát mừng Chúa, vì Người đã làm những việc cả thể, hãy công bố việc này trên khắp địa cầu. Hãy nhảy mừng ca ngợi vì ở giữa ngươi có Đấng Thánh của Israel thật cao cả” (Is 12).
Ngài đã đến và sắp đến.
39. Sám hối.
(Trích trong ‘Manna’ – Lm. Nguyễn Cao Siêu)
Suy Niệm
Màu tím bao trùm mùa Vọng.
Các Kitô hữu lo sám hối để lãnh nhận bí tích Hòa giải. Nhiều người ngại xưng tội, ngại đào bới lại quá khứ. Xưng tội mang dáng dấp của một cái gì buồn thảm!
Thật ra bí tích Hòa giải là một điều tươi tắn hơn nhiều. Sám hối không phải chỉ là quay về quá khứ, mà còn là hướng đến tương lai với rất nhiều hy vọng.
Sám hối còn có màu hồng như màu áo lễ hôm nay.
Khi dân chúng đến với Gioan, nhận phép rửa sám hối, họ đã hỏi ông: Chúng tôi phải làm gì đây? Cả những người thu thuế và binh lính cũng hỏi những câu tương tự.
Chúng tôi: sám hối mang tính tập thể, tính liên đới. Hội Thánh chúng tôi cùng chịu trách nhiệm về sự dữ.
Phải: một thúc bách của trái tim hoán cải thực sự.
Làm gì đây: sám hối không phải chỉ là một cảm xúc, tuy thánh thiện, nhưng lại mông lung, xa rời thực tế.
Sám hối đích thực đưa đến một hành động cụ thể. Gioan đã cho ta những câu trả lời còn nguyên giá trị.
Sám hối là sống bác ái, có hai chia một. Nhường cơm sẻ áo là ra khỏi nỗi bận tâm về mình.
Sám hối là sống công bằng, không tham lam vơ vét, không dùng quyền lực để cưỡng đoạt, áp bức ai.
Sám hối là hết nô lệ cho của cải, tiền bạc, quyền lực. Như thế dọn đường cho Chúa đến bằng sám hối đòi ta chỉnh đốn lại con đường đến với tha nhân.
Trở về với Chúa diễn tả qua việc trở về với anh em.
Gioan không bắt những người thu thuế bỏ cái nghề ô nhục, cũng không đòi những người lính Do thái bỏ phục vụ Hêrôđê. Ông cũng không bảo họ lên Đền Thờ dâng lễ đền tội, hay vào hoang địa sống nhiệm nhặt như mình. Họ cứ làm nghề của họ, nhưng với một tinh thần mới.
Sám hối thực sự thì đụng đến bàn tay, một bàn tay chứa đựng cả con tim và khối óc.
Trong mùa Vọng này, chúng ta phải hỏi nhau: mình phải làm gì?
Giới trẻ hôm nay muốn cảm thấy mình có ích, và muốn dùng thời giờ của mình sao cho có ý nghĩa.
Hãy gặp nhau, chấp nhận nhau và làm việc với nhau. Hãy cùng nhau làm một điều tốt nào đó cho đồng bào. Hãy cho thấy mình là người có đức tin. Đức tin được diễn tả qua hành động yêu thương cụ thể, và yêu thương lại làm cho đức tin lớn lên.
Xưng tội cần dốc lòng chừa. Dốc lòng chừa đòi đổi lối nghĩ và lối sống.
Đứa con thứ cần sống khác, sau khi trở về nhà Cha.
Chúng ta đã được chịu phép rửa trong Thánh Thần, nhưng chúng ta vẫn cần được Thánh Thần thanh tẩy mỗi ngày. Chúng ta không thể tự sức mình canh tân cuộc sống. Trở lại với tình yêu là hồng ân của Thánh Thần. Ước gì chúng ta mềm mại để cho Ngài uốn nắn và dạy ta biết làm gì để bày tỏ lòng hoán cải.
Gợi Ý Chia Sẻ
Có những tội cá nhân và những tội tập thể. Bạn thấy nhóm của bạn, giáo xứ của bạn, Hội Thánh của bạn thường vấp vào những khuyết điểm hay thiếu sót nào, thậm chí tội nào, đối với Chúa và tha nhân?
Tội tâp thể cần có một cuộc sám hối tập thể. Nhóm của bạn định làm một việc cụ thể nào để bày tỏ lòng sám hối tích cực trong mùa Vọng này?
Cầu Nguyện
Lạy Chúa Giêsu, con đường dài nhất là con đường từ tai đến tay.
Chúng con thường xây nhà trên cát, vì chỉ biết thích thú nghe Lời Chúa dạy, nhưng lại không dám đem ra thực hành. Chính vì thế Lời Chúa chẳng kết trái nơi chúng con. Xin cho chúng con đừng hời hợt khi nghe Lời Chúa, đừng để nỗi đam mê làm Lời Chúa trở nên xa lạ.
Xin giúp chúng con dọn dẹp mảnh đất đời mình, để hạt giống Lời Chúa được tự do tăng trưởng.
Ước gì ngôi nhà đời chúng con được xây trên nền tảng vững chắc, đó là Lời Chúa, Lời chi phối toàn bộ cuộc sống chúng con.
40. Hé mầm hy vọng.
Lần mò tiến bước trong bóng đêm, ta ước ao có được ánh sáng soi chiếu, ta sẽ mừng rỡ khi bắt gặp được một tia sáng dù le lói, dù chỉ là vật được chiếu sáng. Dân Do Thái xưa cũng mừng rỡ đến đón nhận phép rửa của Gioan. Họ đã mong ngóng đợi chờ Vị Cứu Tinh và nay họ nhận thấy nơi Gioan có vẻ là Vị Cứu Tinh mà họ đang trông ngóng, họ xin ông chỉ cho họ phải làm gì để tỏ lòng sám hối. Và Gioan đã chỉ cho họ cũng như ông tự nhận về vai trò của mình.
Ta thấy được rằng lòng sám hối không chỉ được thực hiện trong tâm nhưng còn đòi hỏi phải thể hiện bằng hành động cụ thể, bằng việc thực thi công bằng bác ái. Với dân chúng “ai có hai áo thì chia cho người không có, ai có gì ăn thì cũng làm như vậy”. Với người thu thuế thì “đừng đòi hỏi gì quá mức đã quy định….” Gioan không đòi hỏi mọi người phải và sa mạc như ông nhưng hãy thực thi công bình bác ái trên chính nghề nghiệp của mình. thế nên cuộc sống thường ngày của ta chính là phương tiện giúp ta nên thánh. “Chúa thấy mọi sự đều tốt đẹp” nên mọi việc chúng ta làm dù khiêm tốn mấy đi chăng nữa nếu được thực thi với tấm lòng quảng đại vui tươi thì cũng trổ hoa nhân đức trước mặt Chúa.
Gioan cũng tiết lộ thân phận của mình cho người Do Thái. Ông nhận mình không phải là Mêssia, ông chỉ là người dọn đường, chỉ là vật được chiếu sáng bởi ánh sáng thật đang đến, ông nhận mình không đáng cởi quay dép cho Đấng Mêssia… Gioan qủa là một con người được tuyển chọn, đang khi sự nghiệp của ông đang hoang đãng, mọi người đang tín nhiệm lũ lượt kéo đến với ông nhưng ông không vì thế mà ngộ nhận về sứ mạng của mình, ông khiêm tốn nhìn nhận chính mình. khiêm tốn không có nghĩa là hạ mình nhưng là nhìn nhận chính mình. Phép rửa của Gioan chỉ là tỏ lòng sám hối không đáng gì so với phép rửa trong cái chết và sự phục sinh của Đức Kitô sẽ thực hiện. Gioan giới thiệu Đấng Mêsia cho dân chúng rằng Ngài sẽ thanh luyện để dành riêng những người con mới trong trời mới đất mới. Cũng như Gioan ta biết mình chỉ là thụ tạo được Thiên Chúa yêu thương cho hiện diện trong cuộc sống này và đã được máu châu báu của Đức Kitô đổ ra mà chuộc lại nên ta phải biết trân trọng từng giây từng phút trong cuộc sống của ta. Tuy nhiên quê hương thật của chúng ta là quê hương vĩnh cửu trên trời, ta xây dựng quê hương trần thế nhưng không vì thế mà bỏ quên quê hương thật. Nhìn nhận mình chỉ là thụ tạo còn cho ta thấy được mọi sự trong cuộc sống mà ta có được đều là ân ban. Nên tâm tình cảm tạ tri ân phải hằng luôn đặt trên môi miệng chúng ta. vì là ân ban nên mọi sự ta có đều là đón nhận, ý thức điều này cho ta biết khiêm tốn tránh thái độ tự kiêu tự mãn nhưng phải luôn dâng lời cảm tạ.
Chúa đã gần đến! Gioan đã hé mở cho dân Do Thái thấy Đấng Mêssia đã gần đến, hãy ăn năn sám hối để nhận ra Ngài. Khung trời hy vọng đã hé mở, thời kỳ muôn dân mong đợi đã gần đến.
41. Thiên đàng là thế đó – Lm. Phêrô Bùi Quang Tuấn
“Mừng vui lên Sion, này đây Chúa ngươi đến rồi.
Mừng vui lên Sion, Ngài khấng nghe lời ngươi đó.
Ngài dẫn đưa ngươi, qua những hố sâu, qua núi đồi,
Về nơi an vui, nơi suối mát trong đẹp tươi.”
Đó là lời reo ca thoát thai từ niềm tin son sắt của tiên tri Sôphônia trong cảnh tang tóc khổ đau của kiếp lưu đày biệt xứ.
Số là vào thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên, vùng đất Do thái bị áp lực và sâu xé bởi đoàn quân viễn chinh Assyria hùng mạnh ở phía Bắc và vương quốc Aicập rộng lớn ở phía Nam. Ngoài ra còn phải đương đầu với tệ nạn cướp bóc, sách nhiễu của các nước lân bang. Triều đình Do thái bị phân năm xẻ bảy. Người thì muốn cấu kết với Assyria để tránh tai hoạ, kẻ thì đòi liên minh với người Assur để chống giặc phương Bắc. Tình trạng rối rắm, bất ổn, chia rẽ, lo sợ đã làm đất nước nhỏ bé Giuđa rơi vào hoàn cảnh khốn đốn, kiệt quệ chưa từng thấy. Rốt cuộc Giêrusalem bị dày xéo, đền thờ rơi vào tay giặc, và dân cư phải đi lưu đày. Kiếp nô lệ cho đế quốc Assur bắt đầu.
Vào khoảng năm 609 trước Thiên Chúa giáng sinh, đế quốc Assur bắt đầu suy yếu. Tin tưởng ngày Giavê ra tay cứu thoát, thấy trước thời kỳ khôi phục quốc gia Giuđa, Sôphônia đã phấn chấn tâm hồn người dân lưu đày bằng lời reo vui: “Hỡi thiếu nữ Sion, hãy cất tiếng ca! Hỡi nhà Israel hãy vui mừng! Vì Chúa đã cất án phạt trên ngươi. Địch thù của ngươi, Ngài bắt phải tháo lui. Vua Israel là Chúa ở giữa ngươi, ngươi không còn phải sợ khổ cực nữa” (Xp 3:14-15).
Đây là niềm vui lớn lao cho toàn dân. Vui vì được Giavê giải thoát. Vui vì Chúa đến ở với dân Người. Chính Thánh Phaolô cũng đã nhắc đến niềm vui cứu độ này cho cộng đoàn tiên khởi Philip: “Anh em hãy vui mừng lên… vì Chúa đã gần bên” (Phi 4:4-5). Đây chính là chủ đề của Chúa nhật thứ 3 mùa vọng. Màu tím trong phụng vụ được thay bằng màu hồng. Qua đó, Giáo hội kêu mời dân Chúa hãy đổi mới thái độ sống, hãy hân hoan vui mừng, hãy hát lên, vì khổ đau kinh hoàng sẽ qua đi và bình an của trời cao đang ngự đến.
Hãy đổi mới thái độ sống cũng chính là câu trả lời của Thánh Gioan Tiền hô khi dân chúng đến hỏi “Chúng tôi phải làm gì?”
Theo Thánh Gioan, để đón chào Sứ giả Bình an, để tiếp nhận Hạnh phúc của trời cao, thì “ai có hai áo, hãy cho người không có, ai có của ăn, cũng hãy làm như vậy… Đừng đòi gì quá mức ấn định… Đừng ức hiếp ai, đừng cáo gian ai.” Phải chăng vị ngôn sứ đã muốn làm nổi bật chân lý: Hãy thương người để gặp được Chúa.
Khi hết lòng tu chỉnh thái độ sống của mình đối với anh chị em chung quanh, khi cố gắng thực thi công bình, bác ái, yêu thương và san sẻ, khi quyết tâm thay đổi tính khí xung giận hận thù, là tôi đang chân thành mở ngỏ đón mừng Đấng Cứu Thế ngự đến, là khơi dòng cho nguồn bình an tuôn tràn đến người thiện tâm, và làm cho thiên đàng thật sự chớm nở nơi trần thế.
Người Nhật thường kể cho nhau nghe câu chuyện về một hiệp sĩ Samurai hung bạo, cộc cằn không ai bằng. Một hôm chàng ta đến gặp một vị thiền sư và nói:
– Xin hãy chỉ cho tôi biết thiên đàng là gì và hoả ngục là gì?
Vị thiền sư đưa mắt nhìn con người thô bạo từ đầu đến chân rồi thất vọng trả lời:
– Dạy cho ngươi biết thế nào là thiên đàng và thế nào là hoả ngục ư? Ta không thể dạy cho ngươi bất cứ điều gì cả. Vì ngươi là một kẻ hung bạo, thô lỗ. Ngươi là nỗi tủi nhục cho hàng ngũ hiệp sĩ Samurai. Hãy cút khỏi mặt ta. Ta không chịu được ngươi nữa.
Nghe những lời sỉ vả ấy, chàng hiệp sĩ nổi nóng, liền rút gươm định chém đầu vị thiền sư. Nhưng vị này giơ tay ngăn lại và nói:
– Hỏa ngục là thế đó!
Chợt nhận ra đây là bài học thực tiễn của nhà tu hành, chàng hiệp sĩ vội dừng tay. Sự hối hận bỗng đâu dâng tràn tâm hồn, chàng ta hiểu rằng vị thiền sư muốn hy sinh cả mạng sống để dạy cho mình bài học về hoả ngục. Thế rồi chàng từ từ hạ gươm xuống, cho vào bao, đoạn đến quì gối trước mặt vị thiền sư với tất cả sự thành tâm sám hối. Vừa nâng chàng dậy, vị thiền sư vừa nhìn sâu vào đôi mắt của chàng và nói:
– Thiên đàng là thế đó!
Thiên đàng đã hiện hữu nơi cõi thế. Đấng Cứu Thế đã đến trần gian. Một Hài Nhi đã sinh ra đời. Nhưng, nếu không biết thành tâm sám hối, đổi mới thái độ, làm sao người ta có thể cảm thấu được hạnh phúc thiên đàng là gì, Chúa Hài đồng là ai, hay niềm vui cứu độ là chi. Phải chăng vì bao lâu nay tính nóng nảy, giận hờn, ích kỷ, và nhất là vì thiếu hành vi sám hối mà người ta đã gây ra không biết bao nhiêu quang cảnh tan nát, lưu đày, hoả ngục cho chính mình và cho tha nhân?
Nhưng nếu biết sống an hoà với mọi người, biết chia sẻ cứu giúp những ai bần cùng khốn khó, biết chế ngự thói xấu tật hư, biết hướng lòng lên với trời cao bằng kinh nguyện và lời tri ân, thì như lời Thánh Phaolô đoan quyết, “bình an của Thiên Chúa sẽ gìn giữ lòng trí của anh em trong Đức Giêsu Kitô” (P1 4:7)
Vinh danh Thiên Chúa trên trời. Bình an dưới thế cho người thiện tâm.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 5 PHỤC SINH (17/05/2025) .: TÌNH YÊU ĐIỀU RĂN MỚI (17/05/2025) .: LỜI TRĂN TRỐI YÊU THƯƠNG (17/05/2025) .: HÃY GIEO YÊU THƯƠNG (17/05/2025) .: PHÙ HIỆU CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ CHÚA GIÊSU (17/05/2025) .: AI YÊU THƯƠNG ĐỀU LÀ KITÔ HỮU (17/05/2025) .: TÔI LÀ MÔN ĐỆ CỦA ÁI? (17/05/2025) .: YÊU NGƯỜI NHƯ CHÚA (17/05/2025) .: YÊU NHƯ THẦY ĐÃ YÊU (17/05/2025) .: GIỚI RĂN MỚI (17/05/2025) .: HÃY YÊU NHƯ LÒNG DẠ THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA (17/05/2025) .: CÁC CON HÃY THƯƠNG YÊU NHAU (17/05/2025) .: PHỤC VỤ NHIỀU HƠN VÀ ÍT XÉT ĐOÁN HƠN (17/05/2025) .: ĐIỀU MÀ YÊU THƯƠNG LÀM ĐƯỢC (17/05/2025) .: QUA YÊU THƯƠNG, MỌI SỰ TRỞ NÊN MỚI (17/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam