Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 53
Tổng truy cập: 1379360
ĐỨC ÁI
ĐỨC ÁI– Lm.Giuse Trần Việt Hùng
Tiên tri Giêrêmia được sinh ra trong một gia đình thuộc dòng tư tế ở miền Bắc Giêrusalem. Thiên Chúa đã gọi, thúc giục và tác động cách mạnh mẽ trong tâm hồn của ông ngay khi còn thơ trẻ. Giêrêmia chấp nhận sứ mệnh ra đi giữa bao thử thách và khó khăn. Sứ mệnh của ngài kéo dài qua nhiều thập niên trong lịch sử của cộng đồng Giêrusalem. Ngài đã tiên báo về sự đe doạ và sụp đổ của thành Giêrusalem. Tiên tri có cá tính riêng và rất mạnh mẽ chịu đựng những khổ cực cùng với đoàn dân. Giêrêmia đã giúp mọi người nhận ra những hậu qủa xấu mà họ phải gánh chịu do sự bất trung và tội lỗi gây nên. Đôi khi ông cũng cảm thấy đuối sức và ngại ngùng, nên đã muốn chối từ sứ vụ đặc biệt này. Nhưng cánh tay của Chúa luôn dẫn dắt ông trong mọi nẻo đường. Ông thố lộ tâm tư qua sự mạc khải: “Trước khi cho ngươi thành hình trong dạ mẹ, Ta đã biết ngươi; trước khi ngươi lọt lòng mẹ, Ta đã thánh hoá ngươi, Ta đặt ngươi làm ngôn sứ cho chư dân.” (Gr 1,5). Chúng ta biết rằng sứ mệnh tiên tri là một ơn gọi đặc biệt vì là trung gian giữa Thiên Chúa và dân Người. Thiên Chúa hứa ban sức mạnh và đồng hành cùng ông trong cuộc hành trình đầy gian nan này. Đối diện với sự ruồng bắt và cái chết, ai mà không lo sợ cho tính mạng của mình. Giêrêmia cũng không ngoại lệ, ông cũng là con người mang nhiều sự yếu đuối và lỗi lầm như mọi người. Sứ điệp của ông là kêu gọi mọi người hãy ăn năn sám hối để trở về cùng Thiên Chúa. Ông đã đặt niềm tin vào Chúa là kiên thuẫn và dũng lực. Thiên Chúa hứa: “Chúng sẽ giao chiến với ngươi, nhưng sẽ không làm gì được, vì sấm ngôn của Thiên Chúa, có Ta ở với ngươi để giải thoát ngươi.” (Gr 1,19) Giêrêmia đã trung thành với sứ vụ được trao ban và đã chứng kiến bao cảnh thăng trầm của Dân Dothái từ năm 627 tới khoảng năm 587 BC.
Sứ mệnh khó khăn của các tiên tri là phải đối đầu với đời sống con người thế tục. Các nhà cầm quyền đã dùng mọi ảnh hưởng để loại trừ thần quyền ra khỏi cuộc sống. Họ dùng sức mạnh và bạo lực của thế quyền để đàn áp, tẩy chay và loại trừ các nhân chứng của sự thật và công chính. Lòng người thế trần bị nhuốm màu tội lỗi vì sống thả theo bản năng thú tính và tìm thoả mãn mọi đòi hỏi của tham sân si. Nhiều người không còn muốn nghe những lời khuyên răn luân lý đạo đức. Đôi khi họ cho rằng những người sống đạo hạnh, công chính và chân thật là những người dại khờ. Phải tranh đấu để sống. Sống là phải hưởng thụ. Chúng ta biết đời sống là cuộc chạy đua. Không phải mọi người đều nhận ra được con đường chính thật. Người ngu mà biết mình ngu là người có trí. Người ngu mà tưởng mình có trí thì càng ngu hơn. Không biết chính mình là người vô minh và ngu đần. Đôi khi họ lại tưởng nghĩ mình là người khôn ngoan và sành đời. Luôn tìm cách tiêu diệt những người công chính và coi họ như là cản mũi kỳ đà.
Chúa Giêsu biết rất rõ về số phận của các nhân chứng cho sự thật. Từ xưa, số phận các tiên tri hoặc ngôn sứ đã thường bị bách hại, xua đuổi và tẩy chay. Chính Chúa Giêsu cũng đã cảm nghiệm điều này ngay tại quê quán mình: “Tôi bảo thật các ông: không một ngôn sứ nào được chấp nhận tại quê hương mình.” (Lc 4,24). Làm nhân chứng cho sự thật giữa một xã hội bị tục hoá như hiện nay là một sự dấn thân hy sinh và từ bỏ. Các trào lưu xuôi dòng đang cuồn cuộn kéo lôi con người như thác lũ đi vào cuộc sống hưởng thụ thế tục. Nhiều nhà cầm quyền có xu hướng chạy theo thị yếu và mị dân chấp thuận những khuynh hướng của nền văn minh sự chết. Các thế hệ trẻ hiện nay dễ bị đầu độc bởi nền văn hóa thụ hưởng rất tinh tế và nhẹ nhàng qua cách suy tưởng và phán đoán thuận theo đa số. Là Kitô hữu, chúng ta không thể chạy theo những trào lưu hào phóng bên ngoài, nhưng phải biết tìm kiếm nguồn chân thiện mỹ. Hãy yêu chuộng những vẻ đẹp của đời sống lương tâm tự nhiên đã được in ghi trong tâm hồn. Chúa Giêsu về lại làng quê mình để gặp gỡ và truyền rao sứ mạng cứu độ. Người đồng hương ngạc nhiên về lời giảng dạy của Chúa nhưng họ không mở lòng đón nhận chân lý. Họ đòi hỏi và thách thức quyền năng của Chúa: “Họ đứng dậy, lôi Người ra khỏi thành, thành này được xây trên núi. Họ kéo Người lên tận đỉnh núi, để xô Người xuống vực.” (Lc 4,29) Chúa Giêsu đâu làm gì nên tội để bị đối xử tệ như thế. Có lẽ tâm hồn của họ bị khép kín và trái tim bị đóng băng lạnh lùng. Họ không chấp nhận lời giảng và cũng không đón nhận chính Chúa. Họ đã vào hùa với nhau chống báng và xua trừ Chúa để khỏi phải nghe những lời chân thật. Chúa Giêsu cùng đồng số phận với các tiên tri bị người đời ngược đãi và thế gian chống đối ghét bỏ.
Số phận các ngôn sứ hôm nay cũng không khá hơn các vị tiền bối. Những nhà truyền giáo và các nhân chứng sự thật đều phải đối diện với hiện trạng thờ ơ và lạnh nhạt trong đời sống luân lý, đạo đức. Dù trong hoàn cảnh nào, xem ra sự kiện có thực mới vực được đạo hay đi đạo lấy gạo mà ăn vẫn có thể kéo lôi nhiều người. Khi cuộc sống ổn định về kinh tế và tài chính, đời sống đạo cũng nhờ đó mà thăng hoa. Chúng ta chấp nhận rằng thực tế cuộc sống luôn đòi hỏi phải đáp ứng những nhu cầu cụ thể trước. Chính Giáo Hội cũng đang nỗ lực giúp đỡ những vùng truyền giáo xa xôi. Họ thiếu thốn cả tinh thần lẫn vật chất. Nhân chứng sự thật không thể tách rời khỏi những nhu cầu căn bản cuộc sống của người dân.
Một điều rất quan trọng mà thánh Phaolô nhắn nhủ chúng ta: “Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt, mà không có đức mến, thì cũng chẳng ích gì cho tôi.” (1 Cr 13,3) Đức mến là cốt lõi của việc ra đi làm nhân chứng. Là nhân chứng cho Chúa Kitô, chúng ta không thể thiếu tình yêu chia sẻ. Nếu tất cả mọi việc phục vụ tha nhân với trái tim yêu thương, sẽ mang lại niềm vui và ý nghĩa đích thực. Yêu rồi làm. Tình yêu sẽ thăng hoa tất cả. Phaolô khuyên dạy: “Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật.” (1 Cr 13,4-6)
Đức ái là nhân đức tuyệt hảo. Chỉ có tình yêu mới có thể tha thứ, bao dung và liên kết nên một. Tình yêu như lửa hun đốt và hâm nóng những tâm hồn nguội lạnh. Một thái độ cảm thông yêu mến có thể xoá nhoà mọi lỗi lầm. Một cử chỉ yêu thương có thể khơi dậy niềm hy vọng. Một dấu ấn tình yêu có thể đổi đời. Một lời nói dễ thương có thể vỗ về tâm hồn nguội lạnh. Ôi tình yêu thật diệu vời! Ai trong chúng ta cũng có trái tim để yêu, chỉ cần chúng ta biết mở cửa trái tim để trao ban và đón nhận. Tình yêu như dòng sông nước chảy, càng chảy càng thấm nhuần. Yêu là cho đi và cũng là đón nhận. Một tình yêu tuôn trào sẽ tạo nguồn sống tươi vui và hạnh phúc. Chúng ta đang ngụp lặn trong biển tình: tình Chúa, tình gia đình và tình nhân lọai. Tình yêu chính là lẽ sống. Lạy Chúa, Chúa là Tình Yêu. Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của kẻ dám hiến thân mình vì bạn hữu. Chúa đã hiến mình vì yêu thương chúng con. Xin cho chúng con biết yêu mến Chúa và yêu thương tha nhân. Chỉ có đức mến mới tồn tại muôn đời: “Hiện nay đức tin, đức cậy, đức mến, cả ba đều tồn tại, nhưng cao trọng hơn cả là đức mến.” (1 Cr 13,13).
CHÚA NHẬT IV THƯỜNG NIÊN- NĂM C
GIÁO HỘI KHÔNG BIÊN GIỚI- Lm. Phêrô Bùi Quang Tuấn
Đoạn Phúc âm tuần này tiếp nối sự kiện Đức Giêsu trở về Galilê, như là cứ điểm xuất phát đầu tiên cho chương trình cứu thế của Ngài.
Galilê, miền bắc của nước Palestine, có kích thước khoảng 50 dặm từ bắc xuống nam và 25 dặm từ đông sang tây. Danh xưng Galilê tự nó, trong tiếng Do thái, có nghĩa là vòng tròn. Vùng đất này được đặt tên như thế là vì vây quanh nó toàn là dân ngoại. Đã có thời các sử gia ghi nhận Galilê có đến 204 ngôi làng, với số dân trong mỗi làng không dưới 15 ngàn người. Vị chi có tới 3 triệu người từng cư ngụ chen chúc nhau nơi đây.
Galilê còn là vùng đất màu mỡ phì nhiêu. Văn học dân gian Do thái từng ví “Trồng một rừng cây ôliu ở Galilê còn dễ hơn nuôi một đứa bé ở Giuđêa.” Khí hậu tươi mát và nguồn nước ngọt phong phú từ hồ Tibêria đã biến Galilê thành vườn cây thiên nhiên trù phú của Palestine.
Riêng người dân Galilê thì được mô tả là “rất có óc sáng tạo, hay canh tân đổi mới, và rất thích dấy động. Họ sẵn sàng đi theo bất kỳ người nào dám đứng lên lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa. Dân Galilê dễ nổi nóng và ưa tranh biện. Họ không thiếu can đảm, nhưng bao giờ cũng lưu tâm đến danh dự hơn vật chất bên ngoài.”
Đó là những nét đặc thù của Galilê, “cứ điểm cứu thế”. Đức Kitô đã bắt đầu sứ vụ từ đó, trong một hội đường của người Do thái.
Hội đường là trung tâm sinh hoạt tôn giáo. Theo qui định, bất cứ nơi đâu có 10 gia đình Do thái trở lên, chỗ đó phải có một hội đường cho vấn đề phụng tự. Việc giảng dạy được thực thi trong các hội đường, còn việc sát tế súc vật để dâng lên Thiên Chúa thì được cử hành tại Đền thờ Giêrusalem.
Chính trong một hội đường nơi làng Nazaret mà Đức Giêsu đã bắt đầu sứ vụ cứu thế, bằng một bản tuyên ngôn hùng hồn: “Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, vì Ngài đã xức dầu cho tôi, sai tôi đi rao giảng Tin Mừng cho người nghèo khó, ban bố ân xá cho kẻ tù đày, cho người đui mù được xem thấy, kẻ bị áp bức được giải oan, và loan báo năm hồng ân của Thiên Chúa” (Lc 4:18-19).
Có lẽ bản tuyên ngôn trên không có gì mới lạ đối với dân Do thái. Không chừng họ còn nghe nằm lòng. Chắc chắn đã vài ba lần, những người được vinh dự công bố sách Luật và các Tiên tri đã đọc cho họ nghe lời tiên báo trên đây. Nó được trích trong sách tiên tri Isaiah, chương 61, nói về Đấng Cứu Thế.
Nhưng điều lạ lùng đến sinh ra bối rối kinh ngạc nơi người Do thái là vì sau khi đọc lên đoạn ấy, Đức Giêsu gấp sách lại, dõng dạc tuyên bố với cử toạ: “Hôm nay, lời Kinh thánh các ngươi vừa nghe đã ứng nghiệm” (Lc 4:21).
“Ôi! Đã ứng nghiệm rồi sao lời tiên báo của các tiên tri về Đấng Cứu Thế? Phải chăng niềm an ủi của Israel, nỗi trông chờ trải bao thế kỷ đã thành sự trước mắt chúng ta? Nhưng sao lại như thế được? Chàng Giêsu này thì ai mà không biết. Chàng đã sống giữa chúng ta. Từng giúp đỡ chúng ta chuyện này việc kia. Mới đây tự nhiên chàng bỏ làng ra đi. Không biết đi đâu. Nhưng tin đồn thì cứ đổ về làng. Nào là chàng đã làm phép lạ hoá rượu ra hàng mấy trăm lít bên làng Cana. Nào là chàng đã trừ ma diệt quỉ, chữa lành người bệnh bên làng Caphanaum. Bây giờ trở về cố hương, chàng lại tự xưng là Messiah-Đấng Cứu Thế. Chà, sao mà nghe chói tai quá,” có lẽ người Do thái xì xào bàn tán với nhau như vậy.
Thế rồi tiếng xì xào lớn dần thành lời hằn học: “Tại sao hắn lại không làm những sự cả thể thế kia nơi đây mà lại trổ tài nơi khác. Người nhà bao giờ cũng phải được ưu tiên hơn chứ…. Nhưng kìa, tại sao hắn lại nói cái gì về chuyện Êlia cứu giúp bà goá tại Sarepta trong thời kỳ hạn hán và Êlisê chữa lành cho Naaman người Syria, khi ông này bị bịnh phung cùi. Mà mấy kẻ đó đâu có phải là dân Do thái. Họ là những người ngoại, những người đáng bị kinh tởm. Ấy thế mà họ lại được ưu tiên cứu chữa mới tức chứ… Còn tên Giêsu này, nghề ngỗng thì có gì đặc biệt đâu. Anh ta không làm vài phép lạ cho bà con đồng hương xem chơi đã đành, lại còn nhắc đến mấy cái chuyện chạm tự ái dân tộc thế kia thì chịu sao nỗi.” Thế là họ đồng loạt xông lên, căm tức vô bờ, nhất tề tống xuất Đức Giêsu ra khỏi hội đường. Kinh khiếp hơn, họ còn muốn đẩy ngài xuống chân núi cho chết.
Thế mới hay lòng tự ái và ích kỷ của con người thật khủng khiếp, chỉ mong đẩy kẻ khác đi đến cái chết! Nhưng Đức Giêsu không chấp nhận thái độ ích kỷ và cục bộ đó. Tin mừng Nước Trời, niềm vui ơn cứu độ không thể giới hạn trong một làng hay một dân tộc nào, nhưng tin mừng và niềm vui đó phải được phổ quát đến tất cả mọi nước mọi dân.
Như lời tiên tri của Isaia đã ứng nghiệm nơi Chúa Giêsu thế nào, thì lời của ngôn sứ Giêrêmia cũng thành sự nơi Ngài như vậy: “Thiên Chúa phán cùng tôi rằng; Trước khi tạo thành ngươi trong lòng mẹ, Ta đã biết ngươi, và trước khi ngươi ra khỏi lòng mẹ, Ta đã hiến thánh ngươi. Ta đã đặt ngươi làm tiên tri cho các dân tộc” (Grr 1:4-5).
Không phải chỉ nơi dân tộc Israel mới có người “nghèo khó” cần cứu giúp, người “tù đày” cần tự do, người “đui mù” muốn nhìn chân lý, kẻ bị “áp bức” cần được minh oan, nhưng là khắp mọi nơi. Tin Mừng của “năm hồng ân” phải vượt khỏi ranh giới Nazaret, vươn ra ngoài biên cương Galilê và Palestine, đến cùng các dân tộc và mọi tâm hồn.
Thế nên, bao lâu mà người Kitô hữu vẫn chỉ lưu lại trong cái nhìn cục bộ, lo tìm tư lợi hơn là mưu cầu ích chung, đòi hỏi ơn riêng thay vì rộng tay ban phúc, chắc chắn “Chúa phải băng ngang giữa họ mà đi” (Lc 4:30). Vì đạo Chúa phải là đạo Công giáo, đạo cho mọi người.
CHÚA NHẬT IV THƯỜNG NIÊN- NĂM C
ĐỪNG ĐÁNH GIÁ NHAU VÌ QUÁ KHỨ- Lm. Giuse Tạ Duy Tuyền
Khi đọc câu lời Chúa : “không một ngôn sứ nào được chấp nhận tại quê hương mình” (Lc 4,24) cho tôi nhớ lại câu chuyện của người bạn kể với tôi rằng:
Một lần họp lớp trước khi ăn, mình lấy thuốc đau bao tử ra uống, liền được một cô bạn học hướng dẫn tôi cách dùng thuốc như sau:
“Nếu bị đau bao tử, bạn đừng uống thuốc này, sẽ có nhiều tác dụng xấu…” . Cô bạn ấy chỉ dẫn cho tôi cách cặn kẽ, tự tin.
Thật không ngờ cô bạn ấy lại có phong thái tự tin, vững vàng đó. Năm lớp 9, cô ấy chỉ là cô bé nhút nhát có phần chậm hiểu nữa. Có những lần tôi đã phải mất hàng giờ để giảng cho cô ấy một bài toán đơn giản. Vậy mà trong lần gặp gỡ này, cô ta lại khác hẳn.
Chúng tôi thực sự ngạc nhiên vì cô bạn tôi có một kiến thức thực phong phú, sâu rộng. Có nhiều điểm trong học tập tôi chiếm ưu thế ; thế mà bây giờ chưa chắc tôi đã hiểu được chuyên môn cách sâu sắc như vậy. Tự nhiên tôi cảm thấy tức tối. Thay vì biết xấu hổ vì mình thụt lùi, tôi lại tự mãn nghĩ rằng “Dẫu sao nó cũng chỉ học đến Trung cấp y tế thôi”.
Đây là lối nhìn của người hẹp hòi, cố chấp và lạc hậu. Họ đâu nghĩ rằng mình đã lạc hậu và bạn bè chung quanh đã tiến xa và vượt trội mình. Với cái nhìn hẹp hòi sẽ nảy sinh tính ghen tị ,cáu giận, gièm pha, đôi khi còn hại người vô tội.
Nhà văn Balzac từng nói: “Người có tính ghen tị đau khổ hơn bất cứ một người bất hạnh nào, bởi hạnh phúc của người khác cộng với sự bất hạnh của mình làm cho ta đau khổ gấp nhiều lần”.
Cuộc sống đôi khi vì thành kiến chúng ta cũng phán xét anh em mình một cách bất công. Chúng ta không nhìn nhận cái tốt, cái hay nơi anh em mà còn hạ bệ bêu xấu về những tiêu cực quá khứ của anh em . Họ không biết rằng: sông có khúc người có lúc, để biết có cái nhìn nhận tích cực về hiện tại của nhau hơn là đánh giá nhau dựa trên quá khứ.
Thật khó tin, nhưng vẫn có những người Kitô hữu sống thiếu yêu thương và bởi ghen ghét đã gây nên biết bao phiền muộn, đau khổ, bất an cho anh em mình. Họ luôn làm mất bình an trong tâm hồn và thanh danh của người lối xóm bằng những mẩu chuyện ngồi lê đôi mách, họ khinh dể những người khác địa vị xã hội và kinh tế, họ dửng dưng với những mảnh đời bất hạnh, kẻ thiếu thốn ngay bên cạnh mình. Họ sống như thể chưa bao giờ nghe Chúa nói: “hãy yêu mến người thân cận”, như thể họ chưa bao giờ nghe thánh Phaolô tông đồ khuyên: Tình yêu thì nhân hậu, khoan dung, không đố kỵ, ghen tương và luôn lấy mối dây thân ái để sống liên đới với tha nhân. Trái lại họ sống quá tàn nhẫn với người lân cận. Họ dùng thủ đoạn để lừa dối anh em, để kết án, hạ bệ và xô đẩy anh em nhằm thỏa mãn tính tự tôn tự đại của mình. Năm xưa Chúa Giêsu đã bị người đồng hương kết án, phải chăng hôm nay vẫn còn đó những người Kitô hữu bị những người đồng đạo hãm hại, nhục mạ và đẩy vào đường cùng của lầm than?
Vâng, vẫn còn đó sự khinh dể, xa lánh của người đồng đạo với những người nghèo khổ, bệnh tật và lầm than. . .
Vẫn còn đó sự kết án vô căn cứ bằng lời ra tiếng vào, thêm mắm thêm muối để hại người vô tội.
Vẫn còn đó những sự ghen ghét để rồi không nhìn nhận sự thăng tiến của bạn bè, người thân mà chỉ nhìn quá khứ của họ để khinh chê coi thường.
Thế nhưng, chúng ta vẫn cảm tạ Chúa, vì nhân loại hôm nay vẫn còn có những con người đang cố gắng thực hành giới luật yêu thương với những người thân cận mình. Họ vẫn sống bao dung, độ lượng. Họ vẫn miệt mài xây dựng tình hiệp nhất cho cộng đoàn mình.
Ước gì những người mang danh Kitô hữu đừng bao giờ hạ thủ anh em mình chỉ nhằm thỏa mãn thói kiêu căng, tự cao tự đại của mình. Xin đừng cố chấp để rồi đả phá anh em mình mà hãy đón nhận anh em với tất cả khả năng và giá trị của họ.Ước gì mỗi người chúng ta hãy biết sống theo lòng nhân hậu của Chúa để mở rộng đôi tay đón nhận anh em, để nâng đỡ, bảo vệ anh em và biết nắm lấy tay nhau tạo thành một vòng tròn thân ái, hiệp nhất và yêu thương. Amen
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 5 PHỤC SINH (17/05/2025) .: TÌNH YÊU ĐIỀU RĂN MỚI (17/05/2025) .: LỜI TRĂN TRỐI YÊU THƯƠNG (17/05/2025) .: HÃY GIEO YÊU THƯƠNG (17/05/2025) .: PHÙ HIỆU CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ CHÚA GIÊSU (17/05/2025) .: AI YÊU THƯƠNG ĐỀU LÀ KITÔ HỮU (17/05/2025) .: TÔI LÀ MÔN ĐỆ CỦA ÁI? (17/05/2025) .: YÊU NGƯỜI NHƯ CHÚA (17/05/2025) .: YÊU NHƯ THẦY ĐÃ YÊU (17/05/2025) .: GIỚI RĂN MỚI (17/05/2025) .: HÃY YÊU NHƯ LÒNG DẠ THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA (17/05/2025) .: CÁC CON HÃY THƯƠNG YÊU NHAU (17/05/2025) .: PHỤC VỤ NHIỀU HƠN VÀ ÍT XÉT ĐOÁN HƠN (17/05/2025) .: ĐIỀU MÀ YÊU THƯƠNG LÀM ĐƯỢC (17/05/2025) .: QUA YÊU THƯƠNG, MỌI SỰ TRỞ NÊN MỚI (17/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam