Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 47
Tổng truy cập: 1379842
GIA ĐÌNH MẪU MỰC CHO MỌI GIA ĐÌNH
GIA ĐÌNH MẪU MỰC CHO MỌI GIA ĐÌNH– Lm. Inhaxiô Trần Ngà
Nếu có ai đặt câu hỏi: gia đình nào xứng đáng là mẫu mực cho mọi gia đình khác noi theo, thì câu trả lời không gì khác hơn là thánh gia thất Nadarét.
Chúa Giêsu, Mẹ Maria và thánh Giuse đã cùng nhau xây nên một gia đình rất đẹp, rất thánh thiện và gương mẫu nhất đời.
Thành viên thứ nhất: thánh Giuse, người công chính.
Là người công chính, thánh Giuse đã không hành động cách nông nổi điên cuồng như bao thanh niên khác khi thấy người bạn trăm năm của mình mang thai trước khi về chung sống. Ngài đã xử sự đầy bao dung, quảng đại và khôn ngoan. (Mt 1, 19)
Thánh Giuse là một người cha luôn mau mắn phục vụ gia đình không quản khó nhọc, không quản ngày đêm: “Đang đêm, sứ thần hiện ra cùng Giuse trong giấc mơ và bảo: “hãy đem Hài Nhi và Mẹ Người trốn sang Ai-cập”, thì thánh Giuse tức tốc thi hành (Mt 2, 13-14). Rồi sau khi đã an cư lạc nghiệp bên Ai-cập, sứ thần Chúa lại báo mộng cho ông rằng: “Này ông, dậy đem Hài Nhi và mẹ Người về đất Ít-ra-en”, thánh Giuse mau mắn thi hành không do dự. ( Mt 2, 19 # 21)
Thánh Giuse là người lao động cần cù để nuôi dưỡng gia đình. Ngài chuyên chăm làm nghề mộc đến nỗi nói đến bác thợ trong làng Nadarét thì người ta nghĩ ngay đến thánh Giuse. Khi người Nadarét gọi Chúa Giêsu là con bác thợ, ai chẳng biết bác thợ đó là thánh Giuse. ( Mt 13, 55).
Thành viên thứ hai: Mẹ Maria, một người Mẹ tuyệt vời.
Một người Mẹ trổi vượt về khiêm nhường. Cho dù được sứ thần Gabrien gọi là “Đấng đầy ơn phúc” (Lc 1, 28), được bà Ê-li-sa-bét ca ngợi là người có phúc hơn mọi người nữ; (Lc 1, 42) thì Mẹ vẫn nhận mình chỉ là “nữ tì hèn mọn” (Lc 1, 48).
Một Người Mẹ đầy lòng yêu thương và phục vụ: khi vừa hay tin người chị họ cao niên được Chúa cho cưu mang con trai trong tuổi già, Mẹ tất tả lên đường tiến lên miền núi, tìm đến nhà bà Ê-li-sa-bét để chúc mừng và ở lại phục vụ người chị họ cao niên trong thời gian thai nghén và sinh nở ròng rã ba tháng trời.
Mẹ là người luôn quan tâm đến niềm vui và hạnh phúc người khác, thế nên khi dự tiệc cưới tại Ca-na, dù không phải là người nhà, Mẹ là người đầu tiên phát hiện tiệc cưới thiếu rượu và đã tìm cách chữa cháy cho sự việc nầy. (Ga 2, 3)
Là người Mẹ rất mực hiền lành, nên dù phải nôn nao, lo lắng, cực lòng tìm con suốt ba ngày ròng, khi gặp được con, Mẹ vẫn giữ được sự dịu dàng hiếm có: “Con ơi, sao con lại xử với cha mẹ như vậy? Con thấy không, cha con và mẹ đây đã phải cực lòng tìm con!”
Thành viên thứ ba: Chúa Giêsu.
Dù là Thiên Chúa Ngôi hai, Chúa Giêsu đã trở thành một người con hết lòng yêu thương và phục vụ cha mẹ trần thế. Trong ba mươi ba năm ngắn ngủi sống thân phận con người, Ngài đã bỏ ra đến ba mươi năm, tức 9/10 cuộc đời, để cùng với Mẹ Maria và thánh Giuse xây dựng gia đình Nadarét. Ngài đã đổ mồ hôi với công việc lao nhọc hằng ngày để nuôi dưỡng phục vụ Đức Mẹ và thánh Giuse cho đến tuổi ba mươi mới lên đường thi hành sứ mạng.
Dù là Thiên Chúa quyền năng nhập thể, nhưng Chúa Giêsu luôn tỏ ra là một người con hiếu thảo với cha mẹ trần gian. Thánh Luca tóm tắt cuộc sống tại gia của Ngài như sau: “Người hằng vâng phục cha mẹ… ngày càng thêm khôn ngoan, thêm cao lớn và thêm ân nghĩa đối với Thiên Chúa và người ta” (Lc 2, 51-52)
* * *
Thiên Chúa đã thiết kế và xây dựng một ngôi nhà rất đẹp, rất ấm cúng và thánh thiện là gia đình Nagiarét. Thiên Chúa nhận thấy đây là một mẫu nhà đẹp nhất nên Ngài mời gọi chúng ta dựa trên mô hình đó để dựng xây gia đình mình y như vậy.
Xây dựng gia đình mình theo mẫu nhà Nadarét là mọi người trong gia đình phải đối xử với nhau như ba Đấng trong thánh gia nầy, cụ thể là chồng phải yêu thương và phục vụ vợ con như thánh Giuse đã yêu mến và phục vụ Đức Mẹ và Chúa Giêsu; người vợ phải yêu thương và săn sóc chồng như Mẹ Maria đã yêu mến và phục vụ thánh Giuse và Chúa Giêsu; cha mẹ phải yêu mến và chăm lo cho con cái như thánh Giuse và Mẹ Maria chăm lo phục vụ Chúa Giêsu; con cái trong gia đình phải hiếu kính mẹ cha, biết thờ cha kính mẹ, phụng dưỡng cha mẹ như Chúa Giêsu đã làm đối với Đức Mẹ và thánh Giuse.
* * *
Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II, trong tâm thư gửi các gia đình, nhắn nhủ: “Thiên Chúa đã tự đồng hoá với người cha, người mẹ, người con trong gia đình… Những gì mà các thành viên trong gia đình làm cho nhau là làm cho chính Chúa”.
Thế là phần thưởng đời đời sẽ được Chúa Giêsu ưu ái trao tặng cho các thành viên gia đình biết yêu thương phục vụ lẫn nhau.
Và thế là một phần thưởng vô cùng quý báu đang nằm trong tầm tay mọi người.
GIA ĐÌNH THÁNH- Lm. Giuse Phạm Thanh Liêm SJ
Ai cũng có một gia đình. Trong đó, con cái phát triển và trưởng thành nhờ tình yêu của cha mẹ, và cha mẹ có thể được trổi trang vinh dự nhờ con cái. Đối với một vài người, gia đình cũng có thể là nơi người ta cảm thấy bị đàn áp và muốn thoát ra, nhưng cứ bình thường gia đình là mái ấm mà mọi người mong ước được trở về. Để gia đình thành tổ ấm thân thương, mỗi người được mời gọi để noi gương Thánh Gia mà Giáo Hội mừng kính hôm nay.
Con cái là qùa tặng của Thiên Chúa cho cha mẹ
Anna hiếm mọn không con, bị những người láng giềng cười chê, cho là người vô phúc, bị Thiên Chúa nguyền rủa. Dù được chồng Elkana cưng chiều nhưng bà vẫn buồn. Bà thường cầu xin với Chúa, để Chúa cho bà được một người con. Mỗi năm người Do Thái đều đi lên Giêrusalem để thờ phượng Chúa theo luật, và bà Anna đã cầu nguyện sốt sắng trong dịp này trước mắt thầy thượng tế Hêli. Thầy tưởng bà say rượu nói nhảm, nên khuyên bà đi giải rượu. Được bà Anna giải thích, thầy hiểu và đã chúc lành cho bà. Khi trở về bà có thai và sinh ra Samuel, một thẩm phán nổi tiếng kế vị Hêli, đã xức dầu phong vương cho cả Saul lẫn Đavit.
Samuel là qùa tặng Thiên Chúa ban cho bà Anna. Điều bà Anna mong ước, Thiên Chúa đã ban cho bà, và bà đã dâng Samuel lại cho Chúa như bà đã khấn nguyện. Con cái là qùa tặng Thiên Chúa ban cho cha mẹ, nên các bậc làm cha mẹ hãy cố gắng sẵn sàng dâng con cho Chúa, đừng bao giờ ngăn cản con “thuộc về Chúa”.
Con cái ngoan hiền tài giỏi, là vinh dự và niềm tự hào của cha mẹ; nhưng con hư lại là mối tủi nhục, thế nên những người làm con đừng làm hổ danh hoặc đau lòng cha mẹ mình. Hãy cố gắng thành người tốt, để cha mẹ được hãnh diện về mình.
Cách thức cha mẹ đối xử với con cái
Mỗi năm cha mẹ Đức Giêsu đều đi Giêrusalem dự lễ hội Vượt Qua. Đây là lễ kỷ niệm Thiên Chúa giúp dân Do Thái vượt qua biển đỏ, thoát khỏi sự truy lùng của người Aicập. Từ Nadarét tới Giêrusalem xa khoảng trên 100 cây số, và vì hồi đó chưa có phương tiện di chuyển như bây giờ, cũng như các ngài là những người nghèo, nên các ngài phải đi bộ khoảng ba ngày đường. Gian nan cực khổ để đi thờ phượng Chúa. Sự kiện trên cho thấy thánh Giuse và Đức Mẹ đạo đức như thế nào. Cách các ngài sống đạo rất gần với lối sống đạo của đa số dân quê Việt Nam.
Khi Đức Giêsu lên 12 tuổi, Đức Giêsu được đi cùng cha mẹ lên Giêrusalem dự lễ. Sau lễ hội khoảng một tuần, gia đình thánh cùng với tất cả người làng Nadarét ra về, nhưng Đức Giêsu đã ở lại Giêrusalem mà cha mẹ Ngài không biết, tưởng Ngài đi chung với những người khác cùng làng Nadarét. Sau một ngày đường, cha mẹ Ngài mới nhận ra Ngài không có trong đoàn lữ hành, và cha mẹ Ngài đã lập tức đi tìm. Hãy hình dung để cảm nghiệm nỗi lo lắng của Đức Mẹ và thánh Giuse như thế nào. “Tại sao con làm thế, này cha con và mẹ phải lo lắng tìm con”. Đức Giêsu đáp lại: “tại sao lại tìm con, lại không biết rằng con phải ở nhà Cha con sao?” Đức Maria và thánh Giuse không hiểu lời của Đức Giêsu. Tại sao con của mình nói như vậy? Tuy vậy Mẹ im lặng, và thánh Giuse không nói một lời.
Ở vào địa vị chúng ta, nếu con cái của chúng ta làm như Đức Giêsu đã làm, chúng ta đã đối xử với con cái của chúng ta như thế nào? Chúng ta học được gì qua cách đối xử với con của Đức Mẹ và thánh Giuse?
Cung cách hành xử của người con
Đức Giêsu trở về Nadarét cùng với Đức Mẹ và thánh Giuse, và hằng tùng phục các Ngài. Đức Giêsu càng thêm tuổi càng thêm khôn ngoan và được nhiều người yêu mến. Vâng phục cha mẹ, đó là điều dễ nhất và khó nhất mà Ngài không thua bất cứ ai.
Ngài đối xử rất tốt với các bạn cùng trang lứa, kính trọng các người lớn tuổi, chu toàn phận vụ làm con: thảo hiếu và giúp đỡ cha mẹ. Ngài đã sống như tất cả các thiếu niên khác trong làng, nhưng tâm hồn Ngài luôn hướng về Thiên Chúa Cha. Thiên Chúa vẫn là nhất đối với Ngài, dù Ngài sống ở đâu và vào bất cứ thời điểm nào.
Thánh Gia, gia đình gồm những con người thánh, nghĩa là những người chọn Thiên Chúa trên tất cả, yêu thương và tôn trọng lẫn nhau. Thánh Giuse tôn trọng và yêu mến Đức Mẹ cùng Đức Giêsu. Đức Mẹ yêu mến và trân trọng thánh Giuse và con mình. Đức Giêsu luôn yêu mến, kính trọng và tùng phục cha mẹ. Khi còn sống ở Nadarét, Đức Giêsu không làm cái gì đặc biệt khác người, trừ chính thái độ sống khiêm tốn và dễ thương đối với Thiên Chúa và con người.
Trong ngày lễ Thánh Gia, mỗi người hãy cầu nguyện cho mọi gia đình, cho cha mẹ, vợ chồng, anh chị em, được bắt chước thánh Giuse, Đức Mẹ, Đức Giêsu, để nên thánh qua cách đối xử với nhau. Nên thánh, nằm trong tầm tay của mỗi người nhưng dường như mỗi người đều bất lực. Xin Chúa giúp để chúng ta làm được tất cả, để mỗi người chúng ta nên thánh và làm cuộc sống của mình và của những người thân được hạnh phúc hơn.
Câu hỏi gợi ý chia sẻ:
-Theo bạn, thánh Giuse làm được điều gì đặc biệt hơn một người chồng và một người cha bình thường? Đức Mẹ làm được gì đặc biệt hơn một người vợ và một người mẹ bình thường? Và Đức Giêsu làm được gì đặc biệt hơn một người con bình thường?
-Theo bạn, thập giá lớn nhất của đời sống gia đình là gì?
-Theo bạn, “Đức” Giuse và Đức Maria nên thánh bằng cách nào?
SỢI CHỈ ĐỎ TÌNH YÊU- Trích Logos C
Vào tháng 9 năm 2006 vừa qua, tờ nhật Báo Bild am Sonntag, xuất Bản tại Đức đã quả quyết : năm 1920, cha mẹ của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô 16 gặp gỡ nhau nhờ mục “Tìm Bạn Bốn Phương” trên một tờ Báo vùng Bavaria, nước Đức. Nhật Báo này đã tìm được hai mẩu tin nhắn của thân phụ Đức Giáo Hoàng là ông Joseph Zatzinger với nội dung như sau : “Một công chức Bình thường, Công Giáo, độc thân, 43 tuổi, tìm một thiếu nữ Công Giáo Biết nội trợ và vá may chút đỉnh để đi đến hôn nhân”. Mấy tháng sau, một cô gái làm nghề cấp dưỡng tên Maria Peintner đã trả lời mẩu tin nhắn. Họ đã tìm hiểu nhau và kết hôn vào ngày 9/11/1920. Hai ông Bà sinh được 3 người con : Maria, qua đời năm 1991; Georg, một linh mục đã 82 tuổi và Joseph, trở thành đương kim Giáo Hoàng (Theo AP, Reuters).
Tuy nên vợ nên chồng chỉ Bằng mục “Tìm Bạn Bốn Phương”, nhưng đôi vợ chồng ấy đã xây dựng được một gia đình hạnh phúc và đạo đức. Họ đã dâng hiến cả hai người con trai cho Thiên Chúa : Một làm Linh mục, một làm Giáo Hoàng. Quả thật, gia đình của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô là một gia đình gương mẫu.
Hôm nay, ngày Lễ Thánh Gia Thất, chúng ta tự hỏi : thế nào là một gia đình gương mẫu ? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta hãy chiêm ngưỡng Thánh Gia Thất : Chúa Giêsu, Đức Maria và thánh Giuse. Đó chính là một gia đình gương mẫu tuyệt vời cho mọi gia đình qua mọi thế hệ.
Trong Bài Tin Mừng, thánh Luca đã thuật lại câu chuyện Mẹ Maria và thánh Giuse “lạc mất” Chúa Giêsu khi lên đền thờ Giêrusalem để mừng lễ Vượt Qua. Trong câu chuyện này, chúng ta nhìn vào mỗi thành viên trong Gia Đình Thánh ấy để thấy mỗi Đấng có một “điểm sáng” riêng làm nên “tấm gương sáng” rạng ngời cho chúng ta. Đàng khác, tuy “lạc nhau” nhưng các Đấng luôn tìm thấy nhau nhờ “sợi chỉ đỏ tình yêu”. Nhờ mối dây tình yêu Bền chặt ấy, các Ngài đã liên kết với nhau để trở thành một gia đình gương mẫu.
Thánh Giuse, người cha hiền lành
Trong câu chuyện Chúa Giêsu Bị “lạc mất” tại Giêrusalem, chúng ta thấy một nhân cách kỳ lạ của thánh Giuse : sự thinh lặng. Trong suốt câu chuyện, các nhân vật đối thoại với nhau rất nhiều. Trước hết là Chúa Giêsu. Sau 3 ngày tìm kiếm, cha mẹ Ngài tìm thấy Ngài trong đền thờ, ngồi giữa các vị tiến sĩ, nghe và hỏi các ông. Chúa Giêsu đã đàm đạo với các người thông giỏi và đã làm cho họ cảm phục. Thứ đến là Đức Mẹ Maria. Đoạn Tin Mừng đã ghi lại cuộc đối thoại giữa Mẹ Maria và Chúa Giêsu khi các Ngài gặp lại nhau. Hai Mẹ Con đã Bày tỏ nỗi lòng cũng như công việc của mình trong 3 ngày xa cách. Cuối cùng là thánh Giuse. Giữa những ồn ào náo động của những ngày hành hương tại Giêrusalem, giữa những cuộc đối thoại của Bao người, thánh Giuse vẫn thinh lặng. Ngài thinh lặng và nhẫn nại đi tìm Chúa Giêsu, không một lời than thở hay tức Bực. Ngài thinh lặng khi tìm thấy Chúa Giêsu, không một lời trách mắng hay phàn nàn. Ngài thinh lặng trở về Nazareth để tiếp tục vai trò của một người chồng, người cha hiền lành và siêng năng phục vụ gia đình. Sự thinh lặng của thánh Giuse không phải Biểu lộ tinh thần nhu nhược hay thiếu trách nhiệm. Nhưng ngài nói Bằng việc làm hơn là ngôn từ suông. Ngài thinh lặng, nhưng trong lòng đầy ắp tình yêu phụ tử đối với Chúa Giêsu và tình yêu phu thê đối với Mẹ Maria. Thánh Giuse xứng đáng là người cha gương mẫu cho mọi người cha.
Mẹ Maria, người mẹ hết lòng yêu con
Theo tâm lý thông thường, người mẹ khi lạc mất con sẽ vô cùng lo lắng và đau khổ. Vì thế, thật vui mừng Biết Bao khi người mẹ tìm lại được người con đã lạc mất. Mẹ Maria đã xúc động nói với Chúa Giêsu khi gặp lại Ngài : “Cha Con và Mẹ đây đã đau khổ tìm con”. Nhưng Chúa Giêsu đã đáp lại một câu khó hiểu : “Tại sao cha mẹ tìm con? Cha mẹ không Biết rằng con phải lo việc của Cha Con sao?”. Chính lúc ấy, Mẹ Maria và thánh Giuse đều không hiểu lời nói của Chúa Giêsu có ý nghĩa gì. Nhưng Mẹ Maria đã ghi nhớ và suy gẫm các sự việc trong lòng để sau đó, đã nhận ra sứ vụ cao cả của Chúa Giêsu : Ngài còn phải lo “công việc của Cha Ngài”, nghĩa là Ngài phải chu toàn sứ mạng cứu chuộc nhân loại.
Chỉ có người mẹ hết lòng yêu con mới thấu hiểu tất cả những gì thuộc về người con. Chỉ có người mẹ thương con tha thiết mới sẵn sàng hiệp thông với người con trong mọi sự. Mẹ Maria đã thể hiện vai trò từ mẫu khi thông phần vào công cuộc cứu độ trần gian của Chúa Giêsu.
Chúa Giêsu, người con hiếu thảo
Trước hết, Chúa Giêsu đã luôn tỏ ra là người con thảo hiền đối với Chúa Cha. Dù là con trong gia đình Nazareth, nhưng thực ra, Ngài chính là một Thiên Chúa cao cả, không phải thi hành luật lệ của loài người. Thế nhưng, Ngài vẫn tuân thủ lề luật. Dù luật lệ chỉ Bắt những người nam từ 13 tuổi trở lên mới phải đi lên Giêrusalem dự lễ Vượt Qua, nhưng Chúa Giêsu mới 12 tuổi đã lên Giêrusalem để thi hành luật lệ. Ngài muốn chứng tỏ lòng yêu mến lề luật và qua đó là yêu mến thánh ý Chúa Cha. Đó cũng là cách Ngài muốn làm gương cho mọi người.
Chúa Giêsu còn chứng tỏ lòng yêu mến và thảo hiếu với Cha Ngài khi Ngài tỏ lộ lòng nhiệt thành tha thiết với “công việc của Cha Ngài”. Mặc dù khi Biểu lộ sứ mạng Cứu Thế cách Bất ngờ, Ngài đã khiến cho Mẹ Maria và thánh Giuse không thể hiểu được : “Cha mẹ không Biết con phải lo công việc của Cha con ư?”. Tất cả chỉ vì tình yêu Ngài muốn dành cho Chúa Cha, Đấng đã sai Ngài.
Sau cùng, Chúa Giêsu đã Biểu lộ lòng hiếu thảo với Mẹ Maria và thánh Giuse dưới mái nhà Nazareth. Sau Biến cố tìm thấy Chúa Giêsu ở Giêrusalem, Thánh Gia Thất đã trở về Nazareth. Ở đó, Chúa Giêsu đã vâng phục cha mẹ, Ngài “luôn tiến tới trong sự khôn ngoan, tuổi tác và ân sủng, trước mặt Thiên Chúa và người ta”. Chúa Giêsu xứng đáng nên gương mẫu cho mọi người con cái trong gia đình qua mọi thế hệ.
Tóm lại, dù Chúa Giêsu, Mẹ Maria và thánh Giuse là Ba tấm gương với Ba tính cách khác nhau dưới mái gia đình Nazareth, nhưng các Ngài luôn được ràng Buộc với nhau Bởi “sợi chỉ đỏ tình yêu” xuyên suốt và Bền chặt. Thánh Giuse và Mẹ Maria yêu thương nhau trong tình nghĩa vợ chồng. Cả hai ngài yêu thương Chúa Giêsu với tình yêu của Bậc cha mẹ. Đối lại, Chúa Giêsu yêu mến và vâng phục cha mẹ như con thảo. Và “đầu mối” sợi chỉ tình yêu đó xuất phát từ Thiên Chúa Cha, Đấng là nguồn mạch của tình yêu vĩnh cửu.
Ngày nay, tất cả mọi gia đình trong Giáo Hội, nếu luôn Biết gắn Bó với nhau Bằng “sợi chỉ đỏ tình yêu” như thế, họ sẽ không “lạc mất” nhau và nhất là không “lạc mất” Chúa trong cuộc sống hằng ngày. Chính sợi chỉ tình yêu đó sẽ giúp cho họ luôn hiệp nhất nên một trong tình yêu của Thiên Chúa.
Mới đây, tại Trung Quốc, một câu chuyện tình được Bầu chọn là câu chuyện tình tuyệt vời nhất năm 2006. Câu chuyện đó như sau : Cách đây nửa thế kỷ, chàng trai tên Liu Guojiang đã yêu một quả phụ lớn hơn mình 10 tuổi tên Xu Chaoqing. Bị gia đình và mọi người phản đối, hai người đã đưa nhau lên một hang núi để chung sống. Từ đó, chàng Liu đã Bắt đầu đục 6000 Bậc thang trên núi làm lối để hai người đi. Bây giờ ông cụ Liu đã 70 tuổi, Bà cụ Xu đã 80 tuổi. Nhưng 6000 Bậc thang vẫn còn được dùng để con cháu đi lại. Người ta gọi đó là “những nấc thang tình yêu” (Báo Thanh Niên, số ra ngày 13/11/2006).
Theo mẫu gương của Thánh Gia Thất, với tình yêu, sự thủy chung và lòng hiếu thảo, mọi gia đình có thể tạo cho mình “những nấc thang tình yêu” đưa mọi người vào Bầu trời hạnh phúc viên mãn.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 5 PHỤC SINH (17/05/2025) .: TÌNH YÊU ĐIỀU RĂN MỚI (17/05/2025) .: LỜI TRĂN TRỐI YÊU THƯƠNG (17/05/2025) .: HÃY GIEO YÊU THƯƠNG (17/05/2025) .: PHÙ HIỆU CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ CHÚA GIÊSU (17/05/2025) .: AI YÊU THƯƠNG ĐỀU LÀ KITÔ HỮU (17/05/2025) .: TÔI LÀ MÔN ĐỆ CỦA ÁI? (17/05/2025) .: YÊU NGƯỜI NHƯ CHÚA (17/05/2025) .: YÊU NHƯ THẦY ĐÃ YÊU (17/05/2025) .: GIỚI RĂN MỚI (17/05/2025) .: HÃY YÊU NHƯ LÒNG DẠ THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA (17/05/2025) .: CÁC CON HÃY THƯƠNG YÊU NHAU (17/05/2025) .: PHỤC VỤ NHIỀU HƠN VÀ ÍT XÉT ĐOÁN HƠN (17/05/2025) .: ĐIỀU MÀ YÊU THƯƠNG LÀM ĐƯỢC (17/05/2025) .: QUA YÊU THƯƠNG, MỌI SỰ TRỞ NÊN MỚI (17/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam