Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 47
Tổng truy cập: 1377231
GÌN GIỮ TÂM HỒN
Gìn giữ tâm hồn
Hồi đầu thế kỷ 20, thì két sắt là nơi cất giữ tiền bạc một cách chắc chắn nhất, nhờ một hệ thống khoá bằng số mà chỉ một mình người đặt các số ấy hay là người biết những số ấy mới mở được mà thôi.
Quân đội của một nước kia đã sử dụng một chiếc két sắt như thế để cất giấu số tiền lớn. Chiếc két sắt này được đem đến một địa điểm để phát lương cho lính, thế nhưng trên đường di chuyển, khi đi ngang qua một khu rừng đã bị một bọn cướp lấy mất. Bọn cướp hì hục nhưng không sao mở được. Chúng lấy búa đập vào két hy vọng rằng két sẽ bung ra nhưng chiếc két sắt vẫn cứ trơ trơ. Chúng cho vào lửa và đốt nhưng chiếc két sắt vẫn cứ y nguyên. Chúng khiêng chiếc két lên núi rồi đẩy xuống, nhưng cánh cửa vẫn không chịu bung ra. Sau cùng, bọn cướp gài chất nổ với hy vọng sẽ phá được chiếc két nhưng nó vẫn không hề suy suyển sau tiếng nổ kinh hoàng. Quá bực tức, bọn cướp đã quăng chiếc két xuống biển. Được tin này, quân đội cho người đến nơi trục chiếc két sắt lên và khi mở ra, sồ tiền trong két vẫn còn y nguyên.
Tâm hồn chúng ta cũng là như một chiếc két sắt, chỉ một mình chúng ta mới biết những con số để mở cửa cõi lòng chúng ta ma thôi. Nếu chúng ta không chịu mở thì ma quỷ dù tài ba đến đâu cũng không thể làm gì được. Bình thường thì những thất bại của chúng ta đối với ma quỷ, không phải vì những cám dỗ bên ngoài, mà vì những điều nằm trong chính thẳm sâu cõi lòng chúng ta.
Chỉ khi nào chúng ta bỏ ngỏ, chỉ khi nào chúng ta mở cửa thì ma quỷ mới có thể hoạt động và làm hại chúng ta được mà thôi. Ma quỷ có thể tấn công chúng ta mọi mặt, nhưng nếu chúng ta không tiếp tay với chúng, thì những cố gắng của chúng cũng chỉ là luống công vô ích mà thôi.
Cuộc đời chúng ta thì vắn vỏi, hơn thế nữa cái chết thì chắc chắn, nhưng giờ chết lại bấp bênh vô định. Chúng ta không biết mình sẽ chết khi nào, chết ở đâu và chết trong tình trạng ra sao. Cái chết có thể đến viếng thăm chúng ta bất cứ lúc nào. Vì thế qua đoạn Tin Mừng hôm nay, Chúa đã phán dạy chúng ta: Hãy tỉnh thức và sẵn sàng.
Chúng ta tỉnh thức và sẵn sàng bằng cách từng giây từng phút trong cuộc sống, hãy ra sức bảo vệ tâm hồn trước những đợt tấn công, những cám dỗ của ma quỷ, để rồi bất kỳ lúc nào Chúa đến viếng thăm, Ngài cũng sẽ thấy được nơi chúng ta một tâm hồn trong sạch và đôi tay đầy công nghiệp. Đúng thế, tâm hồn trong sạch và đôi tay chất đầy công nghiệp sẽ là như tấm hộ chiếu để chúng ta được bước vào nơi quê hương Nước Trời.
7. Cho đi
Hãy bán của cải mình đi mà bố thí.
Có một bà kia, khi đi tham dự thánh lễ, đã gặp một cô bé đang ngồi van xin bố thí. Em bé nói:
- Xin bà thương cho cháu một đôi giày vì chân cháu lạnh cóng.
Bà ấy hứa cho cô bé một đôi vào chiều ngày lễ Chúa giáng sinh. Thế rồi bà ấy quên khuấy đi mất. Đúng hẹn, cô bé tìm hỏi và bà ấy chỉ biết mỉm cười xin lỗi rồi bước vào trong nhà thờ. Ngồi tham dự thánh lễ mà bà cảm thấy chẳng được an tâm chút nào. Thế là bà ấy đứng lên ra ngoài để gặp cô bé và rồi bà ấy đã nói với cô bé:
- Này nhé! chúng ta hãy trao đổi giày cho nhau. Em sẽ đi giày của tôi, còn tôi thì sẽ đi giày của em. Cô bé ngập ngừng trong giây lát rồi mới chấp nhận. Trên đường về nhà, đôi giày của cô bé làm cho đôi bàn chân của bà ấy vừa lạnh cóng vừa trầy xát vì đôi giày quá nhỏ. Thế nhưng, vừa về tới nhà thì một người đàn ông đang chờ bà. Ông này là thân nhân của một người bệnh mà bà từng chăm sóc; ông ta nói mấy lời cám ơn và trao cho bà một quà tặng và bảo:
- Đây là món quà tượng trưng nhân dịp lễ Giáng sinh để tỏ lòng biết ơn chị, đã vất vả chăm sóc cho mẹ tôi.
Món quà ấy là một đôi giày mới, rất hợp với đôi bàn chân của bà ấy. Xỏ thử đôi giàu mới này, bà ấy nhớ tới lời Chúa:
- Hãy cho thì sẽ được cho lại.
Từ mẩu chuyện trên, chúng ta đi vào đoạn Tin Mừng chiều hôm nay và chúng ta nhận thấy lý luận của Thiên Chúa thì hoàn toàn ngược lại với lý luận của loài người, như lời Kinh Thánh đã xác quyết:
- Tư tưởng và đường nẻo của Ta không giống với tư tưởng và đường nẻo của các ngươi. Như trời cao hơn đất bao nhiêu, thì tư tưởng và đường nẻo của Ta cũng cao hơn tư tưởng vào đường nẻo của các ngươi bấy nhiêu.
Thực vậy, chúng ta thường ích kỷ, càng chiếm hữu, càng thâu lượm được bao nhiêu, hay bấy nhiêu. Nền kinh tế loài người được đặt trên căn bản của sự tích luỹ. Càng tích luỹ càng trở nên giàu có. Trong khi đó, nền kinh tế của Thiên Chúa lại đặt cơ sở trên sự cho đi, với một nguyên tắc hoàn toàn khác hẳn: Càng cho đi thì càng trở nên giàu có, càng chia sẻ thì càng dư dật, bởi vì điều chúng ta cho đi, điều chúng ta chia sẻ chính là cái chúng ta giữ được cho mình ở nơi Thiên Chúa.
Nói chung, chúng ta thường có khuynh hướng sống theo cá nhân chủ nghĩa, chỉ lo đáp ứng những nhu cầu của riêng mình. Chẳng hạn, chúng ta đến với Chúa chỉ để xin ơn này ơn nọ cho bản thân. Thế nhưng cách nhìn của Chúa thì hoàn toàn khác hẳn: Hãy chia sẻ, hãy bố thí tất cả những gì chúng ta có cho người khác.
Dĩ nhiên để thực hiện được điều này, đòi hỏi chúng ta phải có một tình yêu thương dạt dào. Tình yêu thương dạt dào ấy chúng ta phải tập luyện hằng ngày. Và đó chính là bổn phận, là ơn gọicủa mỗi người Kitô hữu chúng ta. Bởi vì chúng ta được mời gọi để sống mối dây liên hệ yêu thương với Thiên Chúa và với những người chung quanh.
8. Chủ về
(Trích dẫn từ ‘Manna’)
Suy Niệm
Đức Giêsu tự ví mình như một ông chủ. Ông chủ vắng nhà vì đi ăn cưới tới khuya. Chắc chắn ông sẽ về, nhưng chẳng rõ vào giờ nào. Vì thế người đầy tớ giữ cửa phải chờ đợi.
Phúc cho đầy tớ nào còn tỉnh thức khi chủ về. Chẳng những hạnh phúc cho anh ta, mà cho cả ông chủ. Ông vui sướng khi thấy đầy tớ còn chờ mình, nhạy cảm với tiếng gõ cửa đầu tiên, mau mắn ra mở cửa, trong tay cầm đèn sáng.
Sau đó ông chủ đã làm một hành vi quá đỗi bất ngờ. Từ địa vị ông chủ, ông đã hạ mình làm người tôi tớ. Ông thắt lưng, mời các đầy tớ vào bàn ăn và phục vụ.
Ông chủ không cố ý về vào lúc đầy tớ đang ngủ.
Đức Giêsu cũng không đến bất ngờ để bắt quả tang ai. Ngài mời gọi con người kiên trì chờ đợi.
Chờ đợi là một thách đố của tình yêu.
Người biết chờ cũng là người biết yêu.
Thật ra, Chúa không đến bất ngờ. Chúa chỉ đến bất ngờ với ai không sẵn sàng tỉnh thức. Chúa chỉ bất ngờ khi chúng ta nghĩ rằng Ngài không thể đến vào lúc này, trong hoàn cảnh này.
Nếu chúng ta tin Chúa vẫn đến trong mọi tình huống thì ta sẽ gặp được những bất ngờ thú vị.
Dù Đức Giêsu ví mình đến bất ngờ như kẻ trộm, nhưng Ngài không phải là Đấng thích gieo tai ương. Trái lại, Ngài thích đem đến những niềm vui bất ngờ. Bất ngờ hơn cả là ta thấy Chúa phục vụ mình, sống như người hầu bàn, cúi xuống rửa chân cho môn đệ. Chúa là ông chủ thích phục vụ hơn là được cung phụng.
Thiên Đàng là nơi Thiên Chúa tiếp tục phục vụ nhân gian, Ngài thết tiệc cho nhiều người từ đông sang tây tham dự.
Đức Giêsu tự ví mình như một ông chủ vắng nhà.
Ông chủ này không độc đoán, nắm hết mọi quyền hành. Ông tin vào con người và giao trách nhiệm cho họ. Người quản gia được cử làm đại diện cho ông để cắt đặt công việc và phân phát lương thực cho đầy tớ.
Mọi quyền bính trong Hội Thánh bắt nguồn từ Đức Kitô. Quyền bính là phương tiện để phục vụ Dân Chúa, nhưng nó có thể bị lạm dụng để phục vụ cho bản thân. Đánh đập tôi trai tớ gái, chè chén say sưa vì nghĩ rằng còn lâu chủ mới về: đó vẫn là những nguy cơ rình rập các vị lãnh đạo.
"Chúa nói dụ ngôn này cho chúng con hay cho mọi người?"
Một tông đồ như Phêrô cũng có thể bị phạt. Tông đồ là người đã biết ý chủ nên sẽ bị đòn nhiều hơn nếu không làm theo ý đó.
Vừa hiền lành bao dung, vừa đòi hỏi nghiêm túc. Vừa đòi đầy tớ phải phục vụ, vừa phục vụ như đầy tớ. Có bao nét tương phản nơi khuôn mặt ông chủ Giêsu! Chúng ta có phải là đầy tớ trung tín và khôn ngoan không?
Gợi Ý Chia Sẻ
Có những cái chết được báo trước và được chuẩn bị kỹ càng. Nhưng cũng có nhiều cái chết bất ngờ, gây bàng hoàng cho mọi người. Theo ý bạn, có nên chuẩn bị cho cái chết của mình không? Tại sao?
Đức Giêsu cho thấy khuôn mặt một Thiên Chúa cúi xuống phục vụ như tôi tớ. Bạn ao ước gì nơi vị lãnh đạo Hội Thánh?
Cầu Nguyện
Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho chúng con những linh mục có trái tim thuộc trọn về Chúa, nên cũng thuộc trọn về con người.
Xin cho chúng con những linh mục có trái tim biết yêu bằng tình yêu hiến dâng, một trái tim đủ lớn để chứa được mọi người và từng người, nhất là những ai nghèo khổ, bị bỏ rơi.
Xin cho chúng con những linh mục biết cầu nguyện, có tình bạn thân thiết với Chúa để các ngài giới thiệu Chúa cho chúng con.
Xin cho chúng con những linh mục thánh thiện, có thể nuôi chúng con bằng tấm bánh thơm tho; tấm bánh Lời Chúa và Mình Chúa.
Cuối cùng, xin cho chúng con những linh mục có trái tim của Chúa, say mê Thiên Chúa và say mê con người, hy sinh đời mình để bảo vệ đoàn chiên và dẫn đưa chúng con đến với Chúa là Nguồn Sống thật.
9. Suy niệm của ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt
NGƯỜI QUẢN LÝ TRUNG TÍN VÀ KHÔN NGOAN
Trong một thời gian ngắn các nước Á Châu đã phải chứng kiến sự ra đi của nhiều lãnh tụ. Trước hết là việc chạy trốn của ông Fujimori. Ông Fujimori đã làm tổng thống nước Peru đến nhiệm kỳ thứ 2. Nhưng vì tham nhũng, ông đã phải trốn chạy về Nhật. Tiếp đến là ông Estrada, tổng thống nước Philippin. Ông đã thắng cử với số phiếu áp đảo. Nhưng cuối cùng phải từ chức cũng vì tội tham nhũng. Gần đây là ông Wahid, tổng thống Inđônêsia. Ông đã sang Mỹ tị nạn cũng vì tham nhũng. Tất cả chỉ vì họ đã làm sai nhiệm vụ. Họ chỉ là quản lý chứ không làm chủ đất nước. Dân mới làm chủ. Nhưng họ đã không làm tốt nhiệm vụ quản lý. Nên họ đã bị sa thải.
Chúng ta cũng là người quản lý của Thiên Chúa. Thật vậy, sự sống, tài năng, trí thông minh, sức khoẻ sắc đẹp, tất cả đều là ơn Chúa ban. Nói tóm lại, tất cả những gì ta có, tất cả những gì ta là, đều là của Chúa. Chắc chẳng có ai dám tự hỏi: Tại sao tôi không cao hơn, không mập hơn? Tại sao tóc tôi không vàng hoe, mắt tôi không xanh biếc? Tại sao tôi không có tài hội họa, có giọng ca hay? Ta không thể hỏi như vậy, vì ta không có quyền gì trên đó. Tất cả đều là của Chúa. Chúng ta chỉ là quản lý. Chúa trao sự sống, tài năng, trí thông minh cho ta gìn giữ trong một thời gian. Nói theo ngôn ngữ Trịnh Công Sơn tất cả những thứ đó chỉ “ở trọ” nơi ta.
Con chim ở trọ cành tre,
Con cá ở trọ trong khe nước nguồn…
Môi xinh ở trọ người xinh,
Duyên dáng ở trọ đôi chân Thuý Kiều…
Tôi nay ở trọ trần gian
Mai sau về chốn xa xăm với Người.
Một ngày kia Chúa sẽ đòi ta tính sổ. Lúc đó ta phải nộp cho Chúa cả vốn lẫn lãi.
Là người quản lý, ta phải có những đức tính nào? Thưa, Chúa muốn ta là người quản lý trung tín và khôn ngoan.
Là quản lý trung tín, ta phải biết sinh lợi những tài sản Chúa trao. Phải biết phát triển sao cho thân xác ngày càng khoẻ mạnh, trí thông minh ngày càng sáng suốt, những tài năng ngày càng đạt đến mức tinh vi hoàn hảo.
Là quản lý trung tín, ta phải biết chia sẻ. Chúa ban sức lực, tài năng không phải để ta ích kỷ vun quén cho bản thân, nhưng để ta dùng mà phục vụ. Người có của mắc nợ người nghèo. Người có tài mắc nợ xã hội. Nghệ sĩ mắc nợ khán giả. Giám đốc mắc nợ công nhân. Bác sĩ mắc nợ bệnh nhân. Linh mục mắc nợ giáo dân. Cha mẹ mắc nợ con cái.
Là quản lý trung tín, ta không được phải bội. Không được dùng những ơn Chúa ban để chống lại Chúa. Đừng dùng sức mạnh mà áp bức người khác. Đừng dùng tài năng phục vụ lợi nhuận riêng mình. Đừng dùng trí thông minh gieo rắc nọc độc tư tưởng. Đừng biến thân xác thành món hàng mua bán. Nhưng dùng tất cả để phục vụ Chúa. Dùng tất cả để làm cho Chúa được yêu mến, được vinh danh hơn.
Là quản lý không ngoan, ta phải biết nhìn xa. Sự sống, tài năng, sức lực, trí thông mình chỉ ở trọ nơi ta một thời gian. Phải làm cho chúng biến thành vĩnh cửu. Nhiều lần Chúa Giêsu đã dạy ta: “Hãy dùng tiền của chóng qua ở đời này mà mua lấy bạn hữu. Để sau này họ sẽ đón rước ngươi vào chốn đời đời”. Hôm nay Người dạy ta: “Hãy sắm lấy những túi tiền chẳng bao giờ cũ rách, một kho tàng chẳng thể hao hụt, là kho tàng ở trên trời, nơi không có trộm cắp bén mảng, cũng không có mối mọt đục phá”. Lạ lùng hơn nữa, cách gây dựng kho tàng trên trời khác hẳn với cách gây dựng kho tàng trần gian. Để gây dựng kho tàng trần gian, ta phải hà tiện, ích kỷ, thu tích cho mình. Trái lại, để gây dựng kho tàng trên trời, ta phải biết cho đi. Càng cho đi lại càng giàu có. Càng phân phát lại càng dư thừa. Càng ban tặng lại càng phong phú.
Là quản lý khôn ngoan, ta phải tỉnh thức. Cuộc đời ở trọ mau qua. Chúa lại hay đến bất ngờ. Nên ta phải tỉnh thức đợi chờ. Đợi chờ không phải là thụ động ngồi đó khoanh tay. Đợi chờ là phải tích cực làm việc. Thắt lưng vào, thắp đèn lên để làm việc cho minh chính như giữa ban ngày. Để phục vụ không bao giờ ngừng. Dù Chúa có đến lúc nào, Chúa cũng thấy ta đang mặc quần áo công nhân phục vụ. Dù có bất ngờ như kẻ trộm, Chúa cũng thấy quản lý đang phục vụ anh em, phân phát lúa thóc cho họ.
Lạy Chúa, xin nhắc cho con luôn luôn nhớ rằng con là người quản lý của Chúa, để dù ở đâu, dù làm gì, con cũng luôn làm cho Chúa, luôn tỉnh thức sống dưới ánh mắt của Chúa. Amen.
KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG
1- Bạn có lần nào nghĩ rằng thân xác cùng với những gì bạn có thực sự không phải là của bạn không?
2- Trong quá khứ bạn đã là người quản lý trung tín và khôn ngoan của Chúa chưa?
3- Phải làm thế nào để trở thành người quản lý trung tín và khôn ngoan?
4- Làm sao để biến những gì ta đang có thành vĩnh cửu?
10. Ngày mai không bao giờ đến – Thiên Phúc
(Trích dẫn từ ‘Như Thầy Đã Yêu’)
Tại chùa Tô Châu, có một nhà sư tên Viên Thủ Trung, tu hành đắc đạo, nhà sư thường bày trên án thư, trước chỗ ngồi, một cái quan tài con bằng gỗ bạch đàn, dài độ 5 tấc, có một cái nắp mở ra đóng vào được.
Khách đến chơi trông thấy cười nhạo nói rằng:
- Ngài chế ra cái này dùng để làm gì?
Nhà sư trả lời:
- Người ta sống tất có chết, mà chết thì vào ngay cái này. Tôi thực lấy làm lạ, người đời ai cũng chỉ biết phú quí, công danh, tài sắc, thị hiếu, lo buồn, vất vả suốt đời chẳng biết đến cái chết là gì… Mỗi khi có việc không vừa ý, tôi cầm lấy quan tài mà ngắm, tức khắc tôi cảm thấy được yên tâm trong tâm hồn ngay.
Thật là hiếm, những con người luôn ngẫm suy về cái chết của chính mình, và còn hiếm hơn nữa, những con người xem cái chết như người bạn đồng hành, giúp họ vượt qua những nỗi chán chường trong cuộc sống như nhà sư Viên Thủ Trung trong câu chuyện trên đây. Phần nhiều, người ta bôn ba để kiếm sống, họ lo thu tích cho nhiều của cải, vội vã thụ hưởng những thú vui trần tục, họ sống như thể sẽ không bao giờ phải chết.
Tin Mừng hôm nay nhắc họ hãy “tỉnh thức và sẵn sàng”. Tỉnh thức như người đầy tớ trung tín đợi chủ về, như người khôn ngoan canh chừng tên đạo tặc; sẵn sàng như người quản lý khôn ngoan biết làm theo ý chủ.
Tỉnh thức không phải là không ngủ, mà là ngủ trong thức tỉnh.
Tỉnh thức không phải là ngồi không mà chờ đợi, nhưng vẫn làm theo ý chủ trong khi đợi chờ.
Tỉnh thức không phải là nôn nao sốt ruột, mà lắng nghe tiếng gõ cửa với đèn sáng trong tay.
Chính khi nhận ra mình đang mê muội, tức là lúc bắt đầu tỉnh thức. Các thánh thường nhận mình mỏng dòn yếu đuối, nên các ngài luôn tỉnh thức và sẵn sàng.
Có một điều làm cho người ta rất đỗi hoang mang, là Chúa sẽ đến thật bất ngờ: “Vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến” (Lc 12,40). Người sẽ đến “bất ngờ như kẻ trộm”. Kẻ trộm đến không bao giờ gửi thư báo trước, vì vũ khí của anh ta là sự bất ngờ. Chúa không có ý chơi xấu chúng ta, cũng không lợi dụng lúc chúng ta lơ là thì Người đến. Thật ra, Chúa chỉ nhắc nhở chúng ta hãy luôn tỉnh thức. Đừng miệt mài trong cõi đời tạm mà quên đi cõi phúc trường sinh. Đừng mê mải thú vui trần gian mà quên đi hạnh phúc Nước Trời.
Nói cho cùng, việc Chúa đến bất ngờ là một biến cố vui mừng chứ đâu phải là bất hạnh. Chỉ bất hạnh cho những kẻ không khôn ngoan, không tỉnh thức, không trung thành với bổn phận. Còn đối với những ai tỉnh thức và trung thành thì việc Chúa đến bất ngờ lại là một ‘bất ngờ thú vị’.
Chẳng ai biết Chúa hẹn mình ở đâu, trong biến cố nào, nhưng chắc chắn cuộc hẹn phải có. Chẳng ai biết giờ chết của mình lúc nào, nhưng chắc chắn giờ ấy sẽ đến. Chỉ sợ chúng ta có một ảo tưởng hết sức nguy hiểm này, đó là nghĩ rằng mình vẫn còn thời gian. Cái ngày kinh hoàng nhất của một đời người là mình tưởng còn ‘ngày mai’ để chuẩn bị, nhưng lại phải đối diện với một thực tế rất đỗi phũ phàng là “ngày mai” ấy không bao giờ đến.
Lạy Chúa, xin dạy chúng con trở nên những đầy tớ trung tín và khôn ngoan của Chúa.
Xin nhắc chúng con luôn tỉnh thức và sẵn sàng, để chúng con không phải bàng hoàng khi Chúa bất ngờ đến gõ cửa. Amen.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 5 PHỤC SINH (17/05/2025) .: TÌNH YÊU ĐIỀU RĂN MỚI (17/05/2025) .: LỜI TRĂN TRỐI YÊU THƯƠNG (17/05/2025) .: HÃY GIEO YÊU THƯƠNG (17/05/2025) .: PHÙ HIỆU CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ CHÚA GIÊSU (17/05/2025) .: AI YÊU THƯƠNG ĐỀU LÀ KITÔ HỮU (17/05/2025) .: TÔI LÀ MÔN ĐỆ CỦA ÁI? (17/05/2025) .: YÊU NGƯỜI NHƯ CHÚA (17/05/2025) .: YÊU NHƯ THẦY ĐÃ YÊU (17/05/2025) .: GIỚI RĂN MỚI (17/05/2025) .: HÃY YÊU NHƯ LÒNG DẠ THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA (17/05/2025) .: CÁC CON HÃY THƯƠNG YÊU NHAU (17/05/2025) .: PHỤC VỤ NHIỀU HƠN VÀ ÍT XÉT ĐOÁN HƠN (17/05/2025) .: ĐIỀU MÀ YÊU THƯƠNG LÀM ĐƯỢC (17/05/2025) .: QUA YÊU THƯƠNG, MỌI SỰ TRỞ NÊN MỚI (17/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam