Flag Counter

Tìm hiểu giáo lý

Thống kê truy cập

Đang online: 32

Tổng truy cập: 1379258

HẠNH PHÚC THẬT Ở ĐÂU ?

Hạnh phúc thật ở đâu?

(Suy niệm của Jos. Vinc. Ngọc Biển, SSP)

Trong cuộc sống, không ai là người lại không muốn cho mình được hạnh phúc! Người thì cho rằng: vợ đẹp con khôn là hạnh phúc; người khác lại nghĩ có được nhà lầu xe hơi mới là hạnh phúc; lại có người nghĩ mình phải phấn đấu để được giữ chức nọ việc kia thì sẽ hạnh phúc, nhưng có người lại chỉ hy vọng rất đơn giản là làm sao có cơm ba bữa, quần áo mặc cả ngày cũng là hạnh phúc lắm rồi!

Như vậy, mỗi người đều mong cho mình được hạnh phúc, tuy nhiên quan niệm về hạnh phúc thì lại khác nhau.

Hôm nay, Đức Giêsu cho chúng ta thấy: hạnh phúc của người Tín hữu Kitô chính là việc được đón nhận hồng ân đức tin. Có được đức tin là chúng ta được sống trong tình yêu của Thiên Chúa. Đây là những người hạnh phúc đích thực.

Vì thế, Đức Giêsu rất quan tâm đến mối liên hệ trong đức tin hơn là sự liên hệ tình cảm thuần túy.

Vì thế, khi thấy được những điều kỳ diệu Đức Giêsu làm và những lời giảng dạy tuyệt vời của Ngài, một người đã thốt lên lời khen ngợi, hay nói đúng hơn là lời chúc mừng Đức Maria là người đã sinh ra và nuôi dưỡng Ngài: "Phúc cho dạ đã cưu mang Thầy và vú đã cho Thầy bú!". Tuy nhiên, Đức Giêsu lại nói: "Những ai nghe và giữ lời Thiên Chúa thì có phúc hơn".

Khi nói như thế, Ngài không có ý hạ thấp vai trò của Đức Maria, nhưng một cách gián tiếp, Ngài đang đề cao Mẹ Maria hơn bao giờ hết, bởi vì trong số những người lắng nghe lời Thiên Chúa, hẳn Mẹ là người trung thành và trọn vẹn nhất. Vì thế, Đức Giêsu muốn đưa Đức Maria ra làm mẫu gương về việc lắng nghe Lời Chúa.

Lời Chúa hôm nay gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh mỗi người chúng ta, vì: ngày nay, trong cuộc sống có quá nhiều sự bon chen, con người phải chạy đua với chúng như trò chơi đuổi nhau của bọn trẻ. Họ phỏng chiếu hạnh phúc qua lăng kính của tiền, tài, tình, quyền.... Còn đứng trước lời mời gọi của Chúa qua chính Lời Ngài thì hẳn chúng ta không muốn nghe, nói gì đến việc tuân giữ!

Sứ điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi mỗi người: hãy xin Chúa ban đức tin cho ta, từ đức tin đó, chúng ta cộng tác với ơn Chúa để làm cho đức tin ngày càng lớn mạnh. Dấu hiệu của người có một đức tin trưởng thành là yêu mến và tuân giữ Lời Chúa, suy đi nghĩ lại và đem ra thực hành. Được như thế, chúng ta sẽ là những người hạnh phúc.

Lạy Chúa Giêsu, xin ban thêm đức tin cho chúng con. Xin cho chúng con được yêu mến và tuân giữ Lời Chúa cách trung thành như Mẹ Maria khi xưa. Amen.

 

15. Chú giải mục vụ của Jacques Hervieux

I. Đức Giêsu và satan (3,22-30)

Giữa hai lần can thiệp đầy thù địch của những người bà con với Ngài (3, 20-21 và 31-35) Maccô nói đến cuộc đấu khẩu giữa Chúa Giêsu và đám luật sĩ kẻ thù “ra mặt” của Ngài (c. 22a). Cuộc tấn công này quả là nghiêm trọng. Các thủ lĩnh nhóm biệt phái đến từ Giêrusalem, thành trì giáo quyền của Israel. Lời cáo buộc của họ cũng thật nặng nề. Chúa Giêsu không chỉ là một người bị bà con mình cho là đồ điên (3,21); Ngài còn là tác nhân của ma quỷ! Bêeldêbun là một trong những tên gọi của Satan, tên gọi này được gán cho một thần linh của dân ngoại là “Ông Hoàng Baal”. Chắc chắn các “nhà thông thái” này không phủ nhận sự kiện Chúa Giêsu thực hiện các cuộc trừ quỷ. Trong thế giới Do Thái thời Chúa Giêsu, việc trừ quỷ khá phổ biến và được mọi người chấp nhận (Cv 19,13). Tuy nhiên, các nhà thông thái này lại tố cáo Chúa Giêsu đã hành động như thế dựa trên một năng lực siêu nhiên của chính Satan, chứ không phải phát xuất từ Thiên Chúa (c. 22c).

Nghe lời vu khống này, Chúa Giêsu không thể nào để yên. Đây là lần đầu tiên Ngài sử dụng dụ ngôn như một hình thái văn chương: Ngài dùng cách “so sánh” từ những hình ảnh thường nhật để buộc họ suy nghĩ. Ngài nêu ra hình ảnh thường nhật để buộc họ suy nghĩ. Ngài nêu ra hình ảnh một gia đình chia rẻ lẫn nhau: gia đình này chỉ có nước tàn lụi (c. 24-25). Luận lý của Chúa Giêsu rất vững vàng: Nếu Satan tự chống lại chính nó thì chắc chắn nó sẽ tự tiêu diệt (c. 26). Từ đó Chúa Giêsu khéo léo đưa ra thêm một dụ ngôn thứ hai rất ngắn gọn (c. 27). Ngài chẳng cần phải dài dòng giải thích câu đố được nêu ra. Chỉ cần Ngài mô tả bằng hình ảnh là người nghe đã xác nhận được, Đấng Mêsia đang cướp bóc ngôi nhà của Satan, gã “lực sĩ”. Muốn chiến thắng “nhân vật” tượng trưng cho Thần Dữ này thì trước tiên Ngài phải cột được hắn lại. Ngược với những đánh giá của đám luật sĩ, nơi Chúa Giêsu, Đấng Mêsia hiện đang tận diệt “vương quốc của Satan”. Hãy nhớ lại tiếng kêu la của lũ quỷ dữ vừa bị Chúa Giêsu, Đấng Mêsia hiện đang tận diệt “vương quốc của Satan”. Hãy nhớ lại tiếng kêu la của lũ quỷ dữ vừa bị Chúa Giêsu trục xuất ra khỏi các nạn nhân của chúng: “Hỡi ông Giêsu Nadaret, ông muốn gì ở chúng tôi? Ông đến để tiêu diệt chúng tôi sao?” (1,24). Rõ ràng Chúa Giêsu không phải là người hỗ trợ mà chính là Đấng nắm chủ quyền trên Satan.

Cuộc khẩu chiến kết thúc bằng lời Chúa Giêsu cảnh cáo nghiêm khắc các đối thủ Ngài: mọi tội lỗi của loài người đều có thể được Thiên Chúa thứ tha ngoại trừ một thứ tội. Điều này rất đáng cho chúng ta suy nghĩ (c. 28-29). Lời tuyên bố long trọng và khá mạnh bạo này của Chúa Giêsu khiến cho mọi độc giả thuộc mọi thời đại đều phải suy nghĩ. Người ta đã bình phẩm nhiều về tội “phỉ báng Thánh Thần”, thứ tội không thể nào được tha thứ này. Đúng ra là thứ tội gì? Người ta liệt kê ra những tội mà họ cho là “đáng chết”. Tuy nhiên người ta vẫn không tìm ra những tội nào thực sự được gọi là không thể tha thứ. Muốn hiểu được ý Chúa Giêsu thì không nên tách lời Ngài nói ra khỏi mạch văn, vì chính mạch văn mang lại ý nghĩa cho lới ấy: “Chúa Giêsu nói thế bởi vì bọn họ bảo rằng: “Ông ta đã bị quỷ ô uế ám” (c. 30). Đám luật sĩ đã dám gán cho Satan công việc do cần thiết thực hiện. Maccô rất cẩnt hận chứng tỏ rằng ngay từ lúc khở đầu sứ vụ, Chúa Giêsu đã được Thánh Thần Thiên Chúa tấn phong. Chính Giêsu chịu phép rửa và giúp Ngài hành động để giải phóng loài người khỏi sự dữ (1,9-12). Cho rằng lúc trừ quỷ Chúa Giêsu dựa vào năng của ma quỷ tức là cố ý khép kín tâm hồn không thèm đón nhận ơn tha thứ mà Chúa ban cho tất cả mọi Người. Chỉ riêng tội nghịch cần thiết này là không thể nào tha thứ được.

Vào lúc Maccô ghi chép lại Tin Mừng này, các Kitô hữu đang phải là bia hứng chịu bao lời cáo sai lạc của đám dân Do Thái thù nghịch, đám người này không chịu nhìn nhận Chúa Giêsu là Đấng Mêsia chiến thắng lũ thần Dữ. Dầu sao, mọi người đều phải chọn lựa hoặc theo Chúa Giêsu hoặc theo Satan.

II. Gia đình đích thực của Chúa Giêsu (3,31-35)

Cảnh này là đoạn cuối của tiến trình khởi đầu từ 3,20-21. Bà con Chúa Giêsu toan tiến tới giữ lấy Ngài. Lý do là vì Ngài bị đám đông tràn ngập: “Ông ấy mất trí rồi!” (c. 21b). Quả là cuộc xung đột không kết quả. Giờ đây lại một cuộc xung đột nữa (c. 31). Cũng vẫn như lần trước, Chúa Giêsu đang giảng dạy (c. 32a). Người ta loan báo cho Chúa Giệsu mẹ và anh em Ngài đột xuất ghé thăm (c. 32b). Maccô nhấn mạnh tới hai lần: thân quyến Chúa Giêsu chờ “Ở ngoài”. Điều này đối ngược với vòng người đang vây quanh nghe Chúa giảng. Nếu ra khỏi nhà để gặphọ là đồng nghĩa với sự tách lìa sứ vụ. Chắc chắn đó là lý do tại sao Chúa Giêsu thốt ra câu nói cứng cỏi như thế với mẹ ruột Ngài (c. 33). Điều này hẳn làm chúng ta ngạc nhiê. Tuy vậy Maccô thường hẳn chú tâm đến cái rắc rối về mặt tâm lý. Người ta cũng thắc mắc các “anh em” của Chúa Giêsu là ai, bởi vì theo truyền thống thì Ngài là người con trai độc nhất. Thực ra trong bối cảnh vùng Sêmit, từ ngữ “anh em” còn dùng để chỉ bà con gần. Điều mà Maccô nhấn mạnh ở đây chính là Chúa Giêsu không hề đặt nặng quan hệ về huyết thống. Trọng điểm của trình thuật sẽ xác nhận rõ điều này. Ngài đảo mắt nhìn tất cả những kẻ đang vây quanh (c. 34a). Đối với Maccô, cái nhìn chăm chú này luôn báo hiệu một thời khắc quan trọng sắp diễn ra (x. 3.5; 10,23; 11,11). Quả thế, Chúa Giêsu sắp đưa ra một tuyên bố hệ trọng (c. 34b). Ngài không định vị gia đình đích thực của Ngài trong tương giao huyết nhục mà theo tiêu chuẩn kẻ nào biết nghe theo lời Ngài. Ngài thẳng thắn xác định điều đó: “Ai thi hành ý muốn của Thiên Chúa, người đó là anh chị em tôi là mẹ tôi” (c. 35).

Đây là một cách thức vừa rõ ràng vừa đơn giản mà Maccô muốn trình bày cho các Kitô hữu đương thời về Giáo Hội. Cuộc bách hại của người La Mã đã đẩy nhiều gia đình đến những cuộc phân ly đâu đớn. Những kẻ trở lại đạo thường bị bó buộc phải chọn lựa hoặc là thân quyến hoặc là cộng đoàn Kitô hữu. Maccô chứng tỏ cho họ thấy ngay chính Chúa Giêsu cũng từng bị bó buộc phải đoạn tuyệt trọn vẹn với thân quyến Ngài: Vì thế các Kitô hữu cũng không thể đòi cho mình được đặc quyền hơn Ngài. Như thế trên con đường rao giảng của Chúa Giêsu, Maccô đưa ra hai loại tương giao giữa Chúa Giêsu và những kẻ đương thời của Ngài: một số từ khước và một số đón nhận Ngài.

Trước hết là những kẻ đối nghịch với Chúa Giêsu, trong số này đám biệt phái và luật sĩ là những người cay cú nhất. Họ căm ghét Ngài đến mức dám phỉ báng cả Chúa Thánh Linh khi rêu rao rằng Chúa Giêsu bị quỷ ám (c. 30). Tuy nhiên đám bà con Chúa Giêsu cũng phạm phải tội lỗi giống họ khi tuyên bố rằng Chúa Giêsu bị mất trí rồi (c. 21). Người ta tự hỏi Maccô có ý gì khi lồng sự can thiệp dữ dằn của bà con thân thuộc Chúa Giêsu (c. 20-21 và 31-35) vào trước và sau cuộc tranh luận của Chúa về Bêeldêbun (c. 22-30)? Hai cuộc can thiệp của bà con Ngài tuy khác nhau nhưng dầu sao cũng có nhiều điểm trùng hợp, đó là họ tỏ ra thù nghịch với sứ vụ của Chúa Giêu. Đối với Maccô, thân tộc Chúa Giêsu đã hành động như một “gia đình tự phân rẽ” mà Ngài từng nói đến trong cuộc xung đột với đám luật sĩ (3,25). Như thế sự ráp nối hai đoạn văn này lại sẽ cho chúng ta nhiều ý nghĩa.

Đối ngược với loại người trên là các môn đệ của Chúa Giêsu. Trước hết là nhóm Mười Hai (3, 13-19), và rộng hơn là đám quần chúng sẵn sàng đón nhận Tin Mừng từ miệng Ngài rao giảng. Vào lúc đầu đám đông chỉ “tụ lại” quanh Chúa Giêsu và theo Ngài về nhà (c. 21). Còn vào lúc cuối thì xem ra họ “nghiêm chỉnh” hơn bởi vì đã biết “ngồi quanh” nghe Ngài giảng (c. 32a và 34a). Đối đầu với những kẻ “bên ngoài’, cộng đoàn các môn đệ ngày càng gia tăng. Và Chúa Giêsu cho biết kẻ thuộc về Ngài chính là kẻ thực hành ý muốn của Thiên Chúa. Về sau, khi cùng tham dự vào Lễ Hiện Xuống, các Kitô hữu sẽ thực sự được gọi là “anh chị em” của Chúa Giêsu, bởi vì họ đã thiết lập nên một dòng dõi thiêng liêng, tức gia đình đích thực của Chúa Giêsu trong cộng đoàn có tên là “Giáo Hội” (x. Plm 1-2).

 

16. Chú giải của Noel Quesson

Đức Giêsu trở về nhà. Dân chúng lại kéo đến đông đảo, thành thử Người và các môn đệ không sao mà ăn uống được.

Lúc khởi đầu rao giảng Đức Giêsu đã thành công. “Đám đông" thường tuôn đến quanh Người để nghe giảng. Thánh Mác-cô viết lại lời giảng của Thánh Phêrô, ghi nhận rằng một hôm dân chúng đông đến nỗi không còn chỗ nào cho người trong nhà dùng bữa. Nhà đó chắc hơn là nhà của ông Simôn Phêrô, tại Ca-phác-na-um, mà Chúa Giêsu coi như nhà của mình (Mc 1,29 - 2,1 - 3,20 - 9,28 - 9,33 - 10,10).

Trong số phế tích còn lại hiện nay của thành Ca-phác-na-um, những nhà khảo cổ đã tìm được nền của một căn nhà giản dị của những người đánh cá từ thế kỷ thứ nhất trước Đức Giêsu, trên nền đó có thiết dựng một cung cách Kitô giáo rất cổ xưa. Những hình vẽ đạo đức trên tường được khắc nổi trên thạch cao giúp ta nhận ra căn nhà đó là nơi Đức Giêsu thường cư ngụ. Từ ngày Chúa nhập thể, nhà cửa của chúng ta có một phẩm giá mới. Chúng ta tưởng tượng Đức Giêsu đang ở trong một căn nhà như vậy, nhà một thủy thủ nghèo ở bến cảng, giữa những căn nhà khác trong làng, nằm trong những ngõ hẻm chằng chịt.

Thân nhân của Người hay tin ấy, liền đi bắt Người, vì họ bảo: "ông ấy mất trí rồi".

Đó là những gì người ta đã nói về Người, trong thân nhân của Người: ' Đó là một kẻ cuồng nhiệt. Người đã điên rồi... Người đã mất trí rồi..." rõ ràng trong ít thời gian gần đây cuộc sống của Người khác hẳn với nếp sống bình dị của Người suốt 30 năm tại Na-za-rét! Thân nhân của Đức Giêsu chắc hẳn đã biết rằng, Người bị giáo quyền lúc bấy giờ “coi thường". Người sẽ làm chúng ta bị lôi thôi. Vì thế họ đến để đem Người trở về cuộc sống bình thường. Chúng ta có sẵn sàng chấp nhận những ơn gọi hơi "điên rồ" mạo hiểm thiếu hợp lý, theo sự thận trọng của con người không? Chúng ta có bao giờ theo Đức Giêsu mà có vẻ như một người hơi "điên khùng?" Vì chúng ta không theo những tiêu chuẩn thông thường của thế gian trong công việc, trong vấn đề lương tâm, trong cung cách đối xử với cá nhân hay tập thể?

Còn các kinh sư từ Giêrusalem xuống thì lại nói: "ông ấy bị quỷ vương Bê-en-dê-bun ám" và rằng: "Ông ấy dựa thế quỷ vương mà trừ quỷ".

Một dư luận thu hai nặng hơn, đang xì xầm quanh Đức Giêsu. Chẳng những Người đã "điên" mà lại còn "bị quỷ ám". Đó là những lời nói bóng gió đầy nham hiểm, không ai phủ nhận được tính xác thực tủa các phép lạ Người làm. Nhưng Người có quyền lực đó là nhờ Satan, mà người Do Thái thời bấy giờ gọi bằng một tên khinh miệt là "Đồ Baal-phân-nhơ" (bée!-zéboul). Chính những "kinh sư và những "học giả” đã tung ra sự nghị ngờ này.

Người liền gọi dân chúng đến, dùng dụ ngôn mà nói với họ: "Satan làm sao trừ Satan được? Nước nào chia rẽ nước ấy sẽ mất, nhà nào chia rẽ, nhà ấy sẽ tan. Vậy Satan mà chống Satan, Satan mà tự chia rẽ, thì không thể tồn tại, nhưng hẳn đã đến ngày tận số. Không ai vào nhà một người mà có thể cướp của được, nếu không trói người mạnh ấy trước đã rồi mới cướp sau”.

Đây là dụ ngôn đầu tiên và ngắn gọn mà Thánh Mác-cô đã thuật lại: Hình ảnh của một cuộc chiến xáp lá cà nhanh chóng và quyết liệt. Đức Giêsu đã minh chứng Người "mạnh hơn" Satan. Ngày nay điều đó vẫn luôn đúng thực. Cuộc chiến vẫn tiếp diễn và Đức Giêsu đang ở cùng chúng ta trong cuộc chiến chống lại sự dữ. Chúng ta lạc quan hay bi quan, khi phải đương đầu với những thế lực xấu ác đang ào ạt diễn ra trên thế giới.

Tôi bảo thật anh em: Mọi tội của con cái loài người, kể cả tội nói phạm thượng và nói phạm thượng nhiều đến mấy đi nữa, thì cũng còn được tha, "nhưng ai nói phạm đến Thánh Thần, thì chẳng bao giờ được tha, mà còn mắc tội muôn đời". Người nói thế, vì họ đã bảo: "ông ấy bị quỷ ám".

Vấn đề đặt ra không phải là bản chất của tội lỗi, cũng không phải là giới hạn của lòng thương xót Thiên Chúa, khiến cho tội đó không thể tha thứ, nhưng chỉ là thái độ cố chấp trong tội ác. Phải lặp lại điều này với Đức Giêsu. Người không lên án ai cả. Người thứ tha mọi tội lỗi cho tất cả mọi người. Nhưng có những người nhất định. Khép kín lòng mình không đón nhận sự tha thứ này: Đó là "nói phạm đến Thánh Thần" Người tha thứ cũng uổng công: Vì một số người khước từ thứ tha tội. Có lẽ đó là hỏa ngục rồi.. Không ai trong số những người tự lên án hỏa ngục cho mình lại muốn ra khỏi đó cả. Nếu không người đó sẽ được cứu rỗi ngay, vì Chúa "tha mọi tội lỗi kể cả tội nói phạm thượng".

Sự khước từ ngoan cố triệt để này có thường xảy ra không? Không ai có thể xét đoán người anh em mình theo bề ngoài, nhưng mỗi người hãy tự xét trường hợp của chính mình: Vào lúc này; ngày này tôi đang hiện hữu, câu hỏi tôi phải đặt ra không phải là "tôi có tội hay không?" bởi vì mọi người đều là tội nhân (Rm 3,23) nhưng câu hỏi duy nhất là tôi có đón nhận sự tha tội của Chúa không? Tôi có nói phạm thượng đến Thánh Thần không? Tôi có coi thường tình yêu của Chúa luôn giải án tuyên công cách vô điều kiện cho mọi người tội lỗi không? (Rm 3,24).

Lạy Đức Giêsu, xin thương xót con là kẻ có tội "Christe eleison".

Đó là lời cầu xin Chúa Giêsu nổi tiếng mà tín hữu phương Đông thường lặp đi lặp lại không biết mỏi mệt.

Lúc bấy giờ, mẹ và anh em Đức Giêsu đến.

Máccô đã lồng hai đoạn: "Thái độ khước từ của kinh sư” và "cuộc đi tìm kiếm của thân nhân Đức Giêsu”. Đó là cách hành văn Máccô quen làm để mời gọi chúng ta tìm ra mối liên kết giữa hai tình huống. Đức Giêsu bị ngược đãi bị chối từ ngay trong những thân nhân của Người. Từ "anh em" trong tiếng Hêbơrơ vừa có nghĩa là anh em ruột hay anh em bà con. Những anh em này đã lôi kéo bà cô, bà dì của mình là Mẹ Đức Giêsu để đem Người về. Chúng ta hãy ghi nhận thái độ mạnh dạn về Đức Maria? Và để thực hiện chuyện đó, quả thật Tin Mừng không hề tìm cách tô đẹp câu chuyện. Đó là những chuyện người ta không thể bịa đặt ra được.

Mẹ và anh em Đức Giêsu đến, đứng ở ngoài, cho mời Người ra. Đám đông dân chúng đang ngồi chung quanh Người. Có kẻ nói với Người rằng: "Thưa Thầy, có mẹ và anh em Thầy ở ngoài kia đang tìm Thầy".

Ta hãy tưởng tượng ra quang cảnh trên: Dân chúng đang ngồi dưới đất thành một vòng chung quanh một người đang nói. Trong Tân Ước đó là thế ngồi quen thuộc của những "môn đệ" khi lắng nghe “Thầy" (Lc 10,39; Cv 22,3).

Đối lại với những người đang ở "trong nhà", hai lần Thánh Máccô ghi rằng, thân nhân của Đức Giêsu "ở ngoài". Kiểu nói "những kẻ ở ngoài" vẫn thông dụng trong Giáo Hội những thế kỷ đầu, để ám chỉ "những người không phải là Kitô hữu (Tx 4,12; 1 Cr 5,12-13; Cl 4,5; Tm 3,7). Thánh Máccô sẽ dùng lại cách nói này để phân loại người thành hai loại, tùy theo họ tin tưởng lắng nghe Đức Giêsu hay họ còn "ở bên ngoài". "Mầu nhiệm Nước Thiên Chúa được tỏ ra cho anh em, còn với người ngoài tất cả đều là bí hiểm, không thể hiểu nổi (Mc 4, 11).

Cảnh này, trong đó Đức Maria và những anh em họ của Đức Giêsu đến để cố ngăn cản sứ vụ của Đức Giêsu phải làm cho chúng ta suy niệm lâu về bản chất của đức tin. Đức tin của Mẹ Maria, không hơn gì đức tin của chúng ta, không phải là cái gì "được làm sắn" một lần là thay cho tất cả Đức tin chỉ được định nghĩa như một thực tại tiến triển dần dần. Không phải ngay từ lúc đầu được truyền tin mà Đức Maria đã hiểu ngay con trai của mình là ai, dù Ngài đã được soi sáng đặc biệt.

Thánh Luca cũng ghi nhận trong một vài dịp Đức Maria đã không hiểu được Đức Giêsu (Lc 2,50).

Nhưng Người đáp lại: "Ai là mẹ tôi? Ai là anh em tôi?" Rồi Người rảo mắt nhìn những kẻ ngồi chung quanh và nói: "Đây là mẹ tôi, đây là anh em tôi. Ai thi hành ý muốn của Thiên Chúa, người ấy là anh chị em tôi là mẹ tôi”.

Máccô thường ghi lại những cách nhìn như thế của Đức Giêsu (Mc 3,5 - 5,32 - 10,21 - 11,1 1 - 12,41). Một trong những cách cầu nguyện đơn giản nhất mà chúng ta có thể thực hiện là nghĩ rằng: Ngay trong lúc này Đức Giêsu đang nhìn là "Ai thi hành ý muốn của Thiên Chúa, người ấy là anh chị em tôi, là mẹ tôi". Thánh ý của Chúa Cha lúc nào cũng ám ảnh Đức Giêsu.

Đức Giêsu luôn say mê và là Người yêu của Thiên Chúa. Người nói, những ai yêu Thiên Chúa đều là thân nhân của Người, thực sự thuộc về gia đình duy nhất của Người. Với tư cách đó, Đức Maria làm mẹ Đức Giêsu tới hai lần. Sự cao cả đích thực của Người là "làm theo ý Chúa". "Ngồi theo vòng tròn chung quanh Đưc Giêsu... dưới cái nhìn của Đức Giêsu, chúng ta có thể nói, đó là cộng đoàn Kitô hữu đầu tiên.

Mỗi Thánh lễ cho phép chúng ta sống lại cảnh này. Giáo lý cốt yếu đối với mọi người thuộc mọi lứa tuổi là Phụng vụ Lời Chúa". Lạy Chúa xin cho chúng con biết lắng nghe và thực hành Lời Chúa, để được vào trong gia đình của Chúa.

 

home Mục lục Lưu trữ