Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 65
Tổng truy cập: 1377675
HÃY ĐI VÀ LÀM NHƯ VẬY
HÃY ĐI VÀ LÀM NHƯ VẬY- Lm. Gioan M. Nguyễn Thiên Khải CMC
Sống ở đời chúng ta đều mang một ước mơ là mong sao cho mình được bình an hạnh phúc, trường sinh bất tử. Nhà luật sĩ cũng nằm trong khát vọng đó nên tìm đến với Đức Giêsu để nói lên ước vọng của mình: “Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời?”. Đức Giêsu hỏi lại: “Ông đọc thấy trong sách luật có viết điều gì?”. Nhà luật sĩ trả lời ngay: “Hãy yêu mến Chúa hết lòng….. và yêu tha nhân như chính mình”. Đức Giêsu khen ông trả lời chính xác, và Ngài bảo: “Ông hãy đi, và làm như vậy”.
Thế nhưng, xem ra ông chưa hài lòng nên thưa lại với Đức Giêsu: ” ai là thân cận để tôi yêu?”. Đức Giêsu không trực tiếp trả lời nhưng Ngài kể cho ông nghe câu chuyện người Samaria nhân hậu.
Đọc trong Tin mừng, chúng ta thấy có những người không có đạo, nhưng họ lại sống tinh thần đạo. Chẳng hạn như: Người vác đỡ thập giá cho Chúa trên đường lên núi Sọ là ông Ximong ngoại đạo. Người tỏ lòng biết ơn khi được Chúa chữa lành bệnh phong cùi là người ngoại đạo. Người tin nhận “Đúng ông này là Con Thiên Chúa”, là anh lính Rôma, ngoại đạo. Người có lòng thương cảm đối với nạn nhân trong dụ ngôn hôm nay cũng là người ngoại đạo. Trong khi đó Thầy Tư Tế, Thầy Lêvi là những người có đạo, những người rao giảng về đạo, nhưng lại không thi hành cốt lõi của đạo thánh Chúa.
Khi sống giữa nhân loại, Đức Giêsu đã không ngần ngại nhận chúng ta là anh em. Ngài là người Samaria nhân hậu đến trần gian để băng bó và chữa lành vết thương bầm dập vì tội lỗi, giúp con người trở về tình trạng thánh thiện nguyên thuỷ. Nhờ máu Người đổ ra trên Thập giá, Thiên Chúa đã đem lại bình an và ơn giải thoát cho con người.
Từ câu chuyện dụ ngôn trên, Đức Giêsu muốn dạy chúng ta con đường dẫn đến sự sống đời đời là tình yêu. Tình yêu không đóng khung trong lề luật như thầy tư tế, như thầy Lêvi, nhưng tình yêu phải trải rộng ra không phân biệt màu da chủng tộc, giai cấp, tôn giáo. Tình yêu không dừng lại ở cảm xúc, nhưng ở hành động cụ thể như người Samaria đã làm trong Tin mừng hôm nay.
Nhìn vào cung cách sống của người xứ Samaria, chúng ta cần xem lại đời sống đạo của mình. Nếu chúng ta dự lễ đọc kinh hằng ngày như thầy Tư tế, như thầy Lêvi, mà chúng làm ngơ trước nỗi khổ của tha nhân… thì chúng ta mắc tội thiếu sót, đây là một trong bốn tội mà trước mỗi thánh lễ chúng ta đều thưa lên: “Tôi đã phạm tội nhiều trong tư tưởng, lời nói việc làm và những điều thiếu sót”. Tội thiếu sót này Chúa nói rõ trong dụ ngôn nhà Phú hộ đối với Lazarô nghèo khó.
Bởi lẽ, có Lời Chúa dạy: “Ai yêu mến Thầy sẽ giữ Lời Thầy”. Đạo của Chúa là đạo tình yêu. Yêu Chúa, yêu người là hai mặt của một tình yêu duy nhất. Yêu Chúa đích thực thì phải yêu người. Thánh Gioan viết: “Ai nói mình yêu Chúa mà không yêu người thì là kẻ nói dối”. Còn đối với thánh Phaolô: “Yêu thương là giữ trọn lề luật”. Bởi vì, nếu không có tình yêu thì việc làm dù có tốt đến đâu cũng vô giá trị: “Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt, mà không có đức mến thì cũng chẳng ích gì cho tôi”.
Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II nói rằng: ” Chúng ta không thể an vui hạnh phúc, nếu ở đâu đó người hành khất Lazarô vẫn còn đứng chờ trước cửa nhà chúng ta”.
Người Samaria nhân hậu đã sống đức yêu thương cách tuyệt vời, đó là “yêu bằng việc làm”. Anh đã cho đi mà không tính toán, không chờ đợi một lời cảm ơn nào, Đức Giêsu mời gọi chúng ta sống và thực thi yêu thương: “Hãy đi và làm như vậy”.
Trên thế giới ngày nay có quá nhiều người đau khổ cùng cực đủ mọi hoàn cảnh khác nhau. Chúa cần bàn tay chúng ta nâng đỡ những người đau khổ trên đường phố.
Chúa cần đôi chân chúng ta đi đến thăm viếng những người bệnh tật, những người bị con cháu bỏ rơi.
Ước gì mỗi người chúng ta hãy là những Samaria nhân hậu; hãy là Gioan Thiên Chúa; hãy là Mẹ Têrêsa Cacutta…. biết chạnh lòng thương trước nỗi khổ của tha nhân. Hãy đem những mãnh đời đau thương dập nát về quán trọ của lòng mình, bằng ánh mắt quan tâm, với đôi tay rộng mở.
Vậy, sau khi chúng ta được nuôi dưỡng bằng Lời Chúa và Thánh Thể, có Chúa ở với chúng ta. Xin cho chúng ta biết thể hiện niềm tin của mình bằng hành vi yêu thương người thân cận. Người thân cận được hiểu là người ta đang sống, đang gặp gỡ, đang mời gọi chúng ta cảm thông, nâng đỡ và yêu thương họ. Amen.
CHÚA NHẬT XV THƯỜNG NIÊN- NĂM C
ÔNG HÃY ĐI VÀ LÀM NHƯ VẬY – Lm. Giuse Đinh Tất Quý
Kính thưa anh chị em!
Chúng ta vừa đọc lại một trong những câu chuyện hay nhấttrong Tin Mừng.
Câu chuyện được bắt đầu từ câu hỏi của một người luật sĩ: “Thưa Thầy tôi phải làm gì để được sống đời đời”(Lc 10,25).Tiếng PHẢI trong câu hỏi của ông thật quan trọng. PHẢI LÀM. Cách ông hỏi Chúa thật rất rõ ràng.
Đây là một câu hỏi không dễ trả lời nhất là khi người ta nghĩ đến hệ thống luật pháp phức tạp của người Do thái thời đó.
Đứng trước câu hỏi đó, Chúa Giêsu không trả lời ngay. Thay vì trả lời Ngài hỏi lại ông ta:
– Trong Luật đã viết gì? Ông đã đọc thấy gì trong đó?(Lc 10,27)
Chúa không trả lời trực tiếp. Người muốn ông quay trở về với lòng mình để nhớ lại những gì ông đã biết. Có lẽ ở đây Chúa cũng muốn giành cho ông một cơ hội để ông có thể cho mọi người thấy những sự hiểu biết về luật pháp của ông trước mặt mọi người. Chúng con thấy ông rất giỏi. Ông đã trả lời ngay lập tức, không cần phải suy nghĩ và câu trả lời của ông thật khôn ngoan và rất đúng ý Chúa. Đây chúng con nghe lại câu trả lời đó.
– Người hãy yêu mến Thiên Chúa là Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực và hết trí khôn của người và hãy yêu người thân cận như chính mình (Lc 10,27).
Chúa khen ông ta: “Ông đã trả lời rất đúng” Và Chúa bảo tiếp: “Cứ làm như vậy thì sẽ được sống”(Lc 10,28).
Như thế là Chúa đã để cho ông tự tìm lấy câu trả lời cho câu hỏi chính ông đặt ra để thử Chúa.
Giả như câu chuyện dừng lại ở đây thì chúng con thấy có thể cũng là đủ, thế nhưng ông luật sĩ chưa muốn dừng lại ở đó. Thánh Luca cho chúng ta một chi tiết khác: “Người đó muốn chứng tỏ. Ông muốn chứng tỏ có nghĩa là ông muốn cho Chúa thấy ông không phải là loại người tầm thường như những người khác đâu mà ông là người Chúa phải nể phục đấy. Bởi vậy ông hỏi Chúa:
– Nhưng ai là người thân cận của tôi? (Lc 10,29).
Câu hỏi của ông luật sĩ đã tạo cho Chúa một cơ hội để Chúa tiếp tục cuộc nói chuyện với người luật sĩ tài giỏi này.
Khi ông hỏi Chúa: “tôi phải làm gì” thì rõ ràng người ông đã không muốn nhắm vào những điều mình đã biết. Những gì ông biết thì ông đã nói rồi. Nhưng đây là việc thực hành.
Chúng con thấy người luật sĩ này đã rất ranh ma. Ông đã muốn gài Chúa vào chỗ thật khó và ông tưởng Chúa sẽ bị bí không trả lời được. Thế nhưng chúng con thấy một lần nữa Chúa lại tỏ ra mình là người rất khôn khéo. Chúa đã không trả lời bằng những định nghĩa rằng ai là người thân cận nhưng Chúa trả lời bằng cách kể một câu chuyện và với câu chuyện này thì Chúa đã cố ý nhấn mạnh đến việc phải làm. Và cũng qua câu chuyện này Chúa muốn dạy cho mọi người bài học. Bài học đó là thay vì đi tìm một định nghĩa xem ai là người thân cận của mình thì mình hãy cố làm cái gì đó để trở thành người thân cận đối với người khác.
Chúa muốn bảo ông: theo đạo không phải chỉ là biết đạo mà là sống đạo và làm theo những việc đạo dạy.
Con đường Giêrusalem xuống Giêricô là con đường có thực. Câu truyện về sự cướp bóc trên con đường này cũng là truyện rất hay xảy ra.
Người bị cướp hôm ấy là một người Do thái. Ông ta bị bọn cướp đánh nhừ tử và để ông nửa sống nửa chết ở giữa đường. Trước khi ông được người Samaria cứu thì đã có hai người Do thái khác đi qua. Một người là thầy Tư tế, một người là thầy Lêvi.
Thầy Tư tế và thầy Lêvi đi qua, trông thấy nhưng vẫn bình thản lách qua một bên mà đi.
Tại sao họ làm như vậy?
Chắc chắn không phải là vì họ không biết luật yêu thương, cũng không phải vì lòng họ chai đá không biết yêu thương là gì, nhưng rõ ràng là chỉ vì họ sợ phiền hà, sợ tốn phí, sợ mất giờ, sợ bị liên lụy v.v
Ở đời lúc bình thường thì người ta dễ trở thành thân cậnnhưng khi hoạn nạn thì con người lại dễ trở thành xa lạ đối với nhau.
Còn người Samaria mà Chúa gọi là nhân hậu thì hoàn toàn khác hẳn. Ông cũng gặp nạn nhân như giống y hệt như thầy Tư tế và Lêvi nhưng thay vì rẽ qua một bên mà đi thì ông đã xuống lừa, làm tất cả những gì cần làm cho người bị nạn. Ông đã không đặt vấn đề đây là người Do thái hay là người Samaria. Ông ta chỉ thấy đây là một con người bất hạnh, không được may mắn. Ông cảm thấy có bổn phận phải yêu thương và giúp đỡ như chính mình.
Thật là những hành vi hiếm có trên đời.
Kể xong câu truyện Chúa Giêsu hỏi lại người luật sĩ: “Vậy theo ông nghĩ”(Lc 10,36). Chúa Giêsu đã dành cho ông một cơ hội để ông bày tỏ ý kiến riêng tư của mình chứ không phải là những gì ông đã biết được theo sách vở. Vâng đúng như thế. “Theo ông nghĩ thì trong ba người đó ai đã tỏ ra là người thân cận với người đã bị rơi vào tay bọn cướp?”(Lc 10,36)
Người thông luật trả lời. Câu trả lời rất đúng ý Chúa: “Chính là người đã thực thi lòng thương xót đối với người ấy”(Lc 10,37).
Ông trả lời không sai ý Chúa một tí nào.Và chẳng cần dài dòng Chúa Giêsu đã chấm dứt câu chuyện bằng một lệnh lên đường: “Ông hãy đi và cũng hãy làm như vậy”(Lc 10,37).
Một vị đạo sĩ kia kể rằng, ngày nọ, ông từ trên núi cao đầy băng tuyết đi xuống với một người Tây Tạng. Dọc đường ông gặp một người ngã quỵ trên băng tuyết, ông nói với người Tây Tạng đồng hành:
– Chúng ta mau lại kia giúp đỡ người gặp nạn đó!
Nhưng người Tây Tạng trả lời:
– Không ai bắt buộc chúng ta phải giúp đỡ kẻ khác, khi mà chính mạng sống của chúng ta đang bị giá lạnh đe dọa.
Nhưng vị đạo sĩ nói:
– Dù chúng ta có phải chết vì lạnh đi nữa thì chúng ta cùng chết vì đã giúp người khác, đó là điều tốt đẹp hơn.
Nói rồi vị đão sĩ chạy lại vác người bị nạn lên vai và khệ nệ xuống núi, trong khi người Tây Tạng đã bỏ xuống trước. Đi được một quãng xa, vị đạo sĩ thấy người bạn đồng hành người Tây Tạng đang nằm dài trên tuyết bất động. Thì ra, anh ta mệt quá, ngồi nghỉ và bị lạnh cóng lúc nào không biết, còn vị đạo sĩ vì phải hết sức vác người bị nạn nên cơ thể nóng lên thêm, và do đó thoát chết vì lạnh.
Lạy Chúa, chúng con biết rằng
cần phải nối vòng tay lớn
xuyên qua các đại dương và lục địa.
vòng tay người nối với người,
vòng tay con người nối với Tạo Hoá.
Chúng con thích Chúa đứng chung một vòng tròn
với tất cả loài người chúng con,
nắm lấy tay chúng con và đưa chúng con lên cao.
Ước gì việc Chúa giang tay trên thập giá
giúp chúng con biết cầm lấy tay nhau
và nhận nhau là anh em.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 5 PHỤC SINH (17/05/2025) .: TÌNH YÊU ĐIỀU RĂN MỚI (17/05/2025) .: LỜI TRĂN TRỐI YÊU THƯƠNG (17/05/2025) .: HÃY GIEO YÊU THƯƠNG (17/05/2025) .: PHÙ HIỆU CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ CHÚA GIÊSU (17/05/2025) .: AI YÊU THƯƠNG ĐỀU LÀ KITÔ HỮU (17/05/2025) .: TÔI LÀ MÔN ĐỆ CỦA ÁI? (17/05/2025) .: YÊU NGƯỜI NHƯ CHÚA (17/05/2025) .: YÊU NHƯ THẦY ĐÃ YÊU (17/05/2025) .: GIỚI RĂN MỚI (17/05/2025) .: HÃY YÊU NHƯ LÒNG DẠ THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA (17/05/2025) .: CÁC CON HÃY THƯƠNG YÊU NHAU (17/05/2025) .: PHỤC VỤ NHIỀU HƠN VÀ ÍT XÉT ĐOÁN HƠN (17/05/2025) .: ĐIỀU MÀ YÊU THƯƠNG LÀM ĐƯỢC (17/05/2025) .: QUA YÊU THƯƠNG, MỌI SỰ TRỞ NÊN MỚI (17/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam