Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 49
Tổng truy cập: 1379175
HÃY ĐỐI XỬ NHÂN TỪ VỚI NHAU
Hãy đối xử nhân từ – Lm. Trần Bình Trọng
Theo khuynh hướng đổi chác tự nhiên của loài người, thì ai làm ơn cho mình, mình nên trả ơn cho họ; ai ghét mình, mình phải ghét lại; ai chửi mình, mình phải chửi lại họ. Theo luật công bình cũng vậy. Luật công bình trong Cựu ước đòi: mắt đền mắt; răng đền răng. Điều đó có nghĩa là ai móc mắt mình, mình có quyền móc lại mắt họ, và ai bẻ gẫy răng mình, mình có quyền bẻ lại răng họ, Luật cônh bình trong xã hội hiện tại cũng vậy. Người phạm pháp phải bị kết án tuỳ theo tội nặng nhe họ đã phạm.
Vì thế mà lời Chúa dạy trong Phúc âm hôm nay phải yêu kẻ thù có thể trở thành đề tài cho người đời nhạo báng. Làm sao người ta có thể yêu kẻ thù? Ai lại nhu nhược đến nỗi theo lời Chúa dạy khi người khác vả má này, mình lại đưa cả má kia cho họ vả. Ai lại khờ dại đến nỗi khi người khác lấy áo ngoài, lại cho cả áo trong. Ai lại vô tư đến nỗi khi người khác lấy gì của mình, mình không đòi lại. Trong cái xã hội hưởng thụ và tranh sống, cái nguyên tắc yêu vô vị lợi của Chúa xem ra như là một giáo lý không tưởng, xa lạ với cuộc sống thực tế.
Chúa đến dạy ta luật từ bi, nhân hậu và bác ái thay vì luật báo thù báo oán. Nếu chỉ nghĩ đến chuyện tư lợi, trao đổi và đề đáp, thì đó là đổi chác và thương mại. Chúa nhận xét: Nếu anh em yêu những kẻ yêu thương mình,.. làm ơn cho kẻ làm ơn cho mình,.. cho vay mà hi vọng đòi lại được, thì còn gì là ân với nghĩa, ngay cả người tội lỗi cũng làm như vậy (Lc 6:32-34). Và rồi Chúa bảo: Anh em hãy yêu kẻ thù, hãy làm ơn và cho vay mà chẳng hề hi vọng được đền trả (Lc 6:35). Và Chúa bảo thêm: Anh em hãy có lòng nhân từ, … Anh em đừng xét đoán, … Anh em đừng lên án, … Anh em hãy tha thứ, … Anh em hãy cho, … (Lc 6:36-38).
Hôm nay ta cần nhận thức rằng xét đoán là quyền của Chúa, và chỉ có Chúa là Đấng phán xét công minh, vì Chúa thấu suốt tâm hồn của mỗi người. Khi ta đoạt lấy quyền xét đoán của Chúa, thì cái xét đoán của ta rất dễ bị sai lầm. Ngay cả tại tòa án dân sự, mặc dầu có luật sư biện hộ cho can phạm, chánh án và bồi thẩm đoàn cũng sai lầm. Theo hiệp hội tranh đấu cho tự do nhân quyền ở Hoa ky, thì từ năm 1900 tới 1992, có 25 người bị hành quyết oan, vì toà kết án lầm và 318 người bị tù cũng vì toà án lầm lẫn. Trước toà án lương tâm của mỗi người, biết bao lần ta cũng kết án người khác cách vô căn cớ. Tệ hơn nữa ta còn kết án người khác là xấu thay vì chỉ kết cái cái hành động xấu của họ. Hành động xấu của một người có thể chỉ xẩy ra một lần vì yếu đuối hay vì bệnh hoạn. Ta kết án người khác nhiều khi chỉ dựa trên một lời nói, một cử chỉ hay một hành động của họ, thay vì dựa trên toàn diện con người của họ và dựa trên tất cả các công việc làm của họ.
Nguyên tắc từ bi, nhân hậu, bác ái của Chúa dạy ta tránh việc phê bình, xét đoán. Tuy nhiên trong cuộc sống hằng ngày, ta vẫn phê bình, chỉ trích và xét đoán. Vậy có lẽ ta cần tìm ra cái căn nguyên cội rễ của việc tại sao có chuyện phê bình, xét đoán vô cớ. Tìm ra cái căn nguyên cội rễ của việc hay phê bình chỉ trích vá xét đoán vô căn cớ là bước khởi đầu cho việc chữa trị tính xét đoán. Sở dĩ người ta phê bình, chỉ trích, xét đoán có thể là để che đậy những cái chướng, những khuyết điểm và thất bại của mình để đánh lạc hướng người khác về mình. Và đó là một hình thức tự vệ.
Sống đức ái chân thực như lời Chúa phán là cái thước đo cái mối liên hệ của mỗi người với Chúa, thước đo mức độ đời sống thiêng liêng của mỗi người. Ta không thể trở nên môn đệ đích thực của Chúa, nếu giáo lý về đức ái chân thực của Chúa không ăn nhập gì đến cuộc sống hiện tại của mỗi người.
48. Yêu người như Chúa -ĐTGM Giuse Ngô quang Kiệt
Bài đọc I và bài Tin mừng hôm nay đều nói về sự tha thứ. Nhưng ở mức độ khác nhau.
Bài đọc I tường thuật sự tha thứ của Đa-vít. Đa-vít làm ơn mà mắc oán. Sau khi chiến thắng Gô-li-át, giải phóng dân Do thái khỏi tay người Phi-li-stinh, ông được dân chúng ca ngợi. Sự ngưỡng mộ của dân chúng đối với Đa-vít khiến vua Sa-un ghen tỵ. Sa-un tìm bắt Đa-vít để giết đi. Hôm nay, sau một cuộc săn lùng mệt mỏi, Sa-un ngủ thiếp đi trong hang đá. Đa-vít đến mà không ai hay biết. Có thể giết Sa-un, nhưng Đa-vít đã không làm. Trong Đa-vít có cái mà ta gọi là bao dung, độ lượng, cao thượng. Tuy nhiên sự tha thứ của Đa-vít vẫn chưa hoàn toàn tự phát. Ông không dám giết Sa-un một phần vì sợ xúc phạm đến “người được Thiên chúa xức dầu”.
Trong quan hệ giữa người với người, nếu tha thứ bạn sẽ được tiếng là độ lượng, còn người được tha thứ bị coi là thua kém bạn. Bạn được lợi còn người kia bị thiệt.
Trong bài Tin mừng, Đức Giêsu đòi hỏi người môn đệ phải vượt qua cái thường tình. Người muốn môn đệ vươn đến sự tha thứ hoàn hảo. Sự tha thứ hoàn hảo của Tin mừng phải biểu lộ bằng hành động cụ thể: “Ai vả anh em má bên này, thì hãy giơ cả má bên kia nữa. Ai đoạt áo ngoài của anh em, thì cũng đừng cản họ lấy áo trong. Ai xin thì hãy cho, ai lấy cái gì của anh em, thì đừng đòi lại”.
Không chỉ dừng lại ở hành động bên ngoài, sự tha thứ hoàn hảo phải thấm sâu vào lý trí, không lấy ác báo ác, nhưng cũng không nghĩ xấu về người khác: “Anh em đừng xét đoán, thì sẽ khỏi bị Thiên chúa xét đoán. Anh em đừng lên án, thì sẽ khỏi bị Thiên chúa lên án”.
Thấm vào lý trí đã là một bước tiến dài nhưng vẫn chưa đủ, sự tha thứ còn phải lan đến tận trái tim là trung tâm của tình yêu. Khi đã chiếm lĩnh được trái tim, sự tha thứ trở nên một sức mạnh kỳ diệu dẫn đến những hành động tích cực, lấy đức báo oán, đem yêu thương xoá bỏ hận thù. Khi ấy ta mới có thể thực hành Lời Chúa dạy: “Anh em phải yêu thương kẻ thù và làm ơn cho kẻ oán ghét mình, phải chúc lành cho kẻ nguyền rủa mình và cầu nguyện cho kẻ nhục mạ mình”.
Với những lời dạy dỗ trên, Đức Giêsu muốn cho môn đệ của Người tha thứ và yêu thương không phải như người thường nhưng như Thiên Chúa “Người nhân hậu cả với những phường vô ân, với những quân độc ác”. Người muốn cho các môn đệ của Người “từ bi như Cha trên trời là Đấng từ bi”.
Với những lời dạy dỗ trên, Đức Giêsu muốn thanh tẩy thế giới sạch mọi oán thù. Không phải chỉ sạch oán thù ngoài mặt nhưng sạch từ trong thâm tâm mỗi người. Không phải chỉ bằng mặt mà còn phải bằng lòng. Sào huyệt vững chắc nhất của oán thù không phải ở nơi người khác nhưng ở trong lòng ta. Muốn thế giới hết oán thù, chính bản thân ta phải từ bỏ oán thù trước. Muốn thế giới sống trong yêu thương, chính ta phải yêu thương trước. Yêu thương giống như ngọn lửa thắp lên rồi sẽ cháy lan mạnh mẽ. Yêu thương giống như bầu khí toả ra sẽ lan tới từng buồng phổi, sẽ thấm vào từng mạch máu. Yêu thương chính là sức mạnh biến đổi thế giới sâu xa nhất. Yêu thương là cuộc cách mạng bền vững nhất.
Đức Giêsu không chỉ nói suông. Chính Người đã thực hành những điều Người nhắn nhủ các môn đệ. Người để cho quân lính bắt đi như con chiên hiền lành đứng trước người thợ xén lông. Người chữa lành tai cho kẻ đến bắt Người. Người không nói một lời nào trách móc những kẻ làm điều ác cho Người. Sau cùng, lúc bị treo trên thánh giá, Người còn cầu nguyện cho những kẻ giết Người. Người đã minh chứng một tình yêu nguyên tuyền không bợn chút oán thù. Người đã minh chứng một tình yêu mãnh liệt vượt qua mọi ghen ghét.
Hạt giống yêu thương Người đã gieo xuống. Người mong ta tiếp tục vun tưới cho cây yêu thương kết trái đơm hoa. Ngọn lửa yêu thương Người đã thắp lên. Người mong ta hãy đem lửa ấy chiếu soi khắp thế giới.
Lạy Trái Tim Chúa Giêsu hiền lành và khiêm nhường trong lòng, xin uốn lòng con nên giống Trái Tim Chúa.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ
1- Khi có người xúc phạm đến bạn, bạn thường tìm cách báo thù hay tìm cách tha thứ?
2- Mỗi khi mang mối oán thù trong lòng, bạn cảm thấy thế nào? Thanh thản hay bứt rứt?
3- Bạn đã tha thứ cho ai bao giờ chưa? Bạn cảm thấy thế nào sau khi đã tha thứ?
4- Bạn đã được tha thứ nhiều. Bạn cảm thấy thế nào mỗi khi lầm lỗi mà được tha thứ?
49. Chú giải của William Barclay
Luật Vàng
Không có giới răn nào của Chúa Giêsu gây nhiều tranh luận bàn cãi cho bằng giới răn dạy yêu kẻ thù mình. Trước khi có thể vâng giữ luật đó, chúng ta phải tìm hiếu ý nghĩa của nó. Ngôn ngữ Hy Lạp có ba từ dùng chỉ yêu thương. Có danh từ “eran” diễn tả ái tình xác thịt, như nam yêu nữ. Có từ “philein” diễn tả tình yêu đối với người thân thuộc, gần gũi, một tình yêu đằm thắm. Cả hai từ này đều không được dùng ở đây. Chữ dùng ở đây là “agapan” mà chúng ta phải phiên dịch khá dài dòng.
Agapan diễn tả một cảm thức của lòng trắc ẩn mạnh mẽ đối với nhưng không, nó có nghĩa là mặc dù người đó cư xử tệ, xấu thế nào đi nữa, chúng ta cũng chỉ mong ước cho người đó được hoàn toàn hạnh phúc, chúng ta sẽ tình nguyện và quyết tâm hy sinh để ăn ở tử tế nhân từ với người đó. Điều này rất có ý nghĩa, chúng ta không thể yêu kẻ thù như yêu những người thân thuộc nhất của chúng ta, vì như thế là phản tự nhiên, không thể có được. Nhưng chúng ta có thể nhận thấy rằng, bất kể người nào đó làm gì với chúng ta, dù họ làm nhục chúng ta, bạc đãi, làm tổn thương chúng ta, thì chúng ta vẫn cứ làm điều tốt lành cho họ. Điều nảy sinh từ chỗ này là tình yêu của chúng ta đối với người thân thuộc là điều tất yếu tự nhiên không tránh được. Chúng ta nói đến sự “phải lòng”, đó là một sự việc xảy đến cho chúng ta. Nhưng tình yêu đối với kẻ thù không những là một việc của trái tim, mà còn là việc của ý chí nữa. Đó là một việc mà nhờ ơn Chúa giúp chúng ta sẽ thực hiện được.
Đoạn Kinh Thánh này gồm hai thực tại lớn về nền luân lý Kitô giáo:
- Luân lý Kitô giáo là tích cực. Nó không bao gồm những việc cấm, mà nói đến những việc phải làm. Chúa Giêsu ban cho chúng ta Luật Vàng này: chúng ta hãy làm cho kẻ khác y như chúng ta muốn người khác làm cho mình vậy. Luật này thấy trong những bài học của nhiều tác giả dưới hình thức tiêu cực. Hillel một trong những rapbi nổi tiếng của Do Thái, đã trả lời hco người xin ông dạy cho tất cả Lề Luật chỉ trong thời gian anh ta có thể đứng cò một chân, ông bảo: “Điều chi đáng ghét cho người thì ngươi đừng làm cho người khác, đó là tất cả Lề Luật, các sự khác chỉ là giải thích”. Philo, một vĩ nhân Do Thái tại Alexandria đã nói “Điều gì anh ghét chịu đựng thì đừng làm cho bất cứ ai”. Isocrates, một nhà hùng biện Hy Lạp nói: “Những gì khiến anh bực bội bởi tay kẻ khác gây ra, thì đừng làm những sự ấy cho kẻ khác”. Các triết gia thuộc phải Khắc Kỷ có một luật căn bản là: “Điều gì anh không muốn kẻ khác làm cho anh thì anh đừng làm cho ai khác”. Khi có người hỏi Đức Khổng Tử rằng: “Có lời nào có thể làm luật thực tiễn cho cả dao con người không?”. Ông trả lời: “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân”.
Các hình thức trên đều là tiêu cực. Không phải dễ khi giữ mình đừng làm các việc đó, và càng vô cùng khó khi chúng ta phải ép mình để làm cho kẻ khác điều mà chúng ta muốn họ làm cho mình. Chính bản chất của luân lý Kitô giáo là không phải chỉ không làm điều xấu, nhưng phải tích cực làm điều tốt.
- Luân lý Kitô giáo đặt nền tảng trên điều vượt mức bình thường. Chúa Giêsu nhắc lại đường lối chung của đời sống rồi Ngài loại bỏ tất cả bằng câu hỏi: “Đieù đó có hơn gì?”. Thường thì người ta khoe mình cũng tốt như những người chung quanh. Rất có thể họ đúng như vậy. Nhưng Chúa Giêsu hỏi: “Ngươi tốt hơn người thường được bao nhiêu?”. Tiêu chuẩn để chúng ta so sánh không phải là với người lân cận, có thể chúng ta bằng họ. Nhưng chúng ta phải so sánh mình với tiêu chuẩn của Chúa, và như vậy, chúng ta còn xa lắm với tiêu chuẩn của Ngài.
- Lý do cho lối sống Kitô giáo là gì? Là để chúng ta được nên giống như Chúa, vì đó là ý muốn của Chúa trong các hoạt động của Ngài. Chúa khiến mưa xuống trên kẻ lành và kẻ dữ. Chúa nhân từ đối với kẻ làm vui lòng Ngài mà cũng nhân từ đối với kẻ làm buồn lòng Ngài. Tình yêu của Chúa ôm ấp thánh nhân cũng như tội nhân. Chúng ta phải noi gương mẫu tình yêu đó. Nếu chúng ta cũng tìm ích lợi nhất cho kẻ thù, thì chúng ta mới thực sự là con cái Chúa.
Câu 38 nghe có vẻ lạ “họ… mà đổ vào vạt áo anh em”. Người Do Thái mặc chiếc áo dài rộng xuống tới gót chân và thắt một đai ở ngang hông. Khi kéo áo lên cao, người ta có thể để được nhiều thứ ở phần bên trên. Theo ý đó, ngày nay chúng ta sẽ nói “người ta sẽ đổ đầy túi ngươi”.
50. Tha thứ sẽ được thứ tha
(Suy niệm của Jos. Vinc. Ngọc Biển, SSP)
“Hãy yêu kẻ thù, hãy làm ơn cho những kẻ ghét mình, hãy chúc phúc cho những kẻ nguyền rủa mình”. Đây là lệnh truyền của Đức Giêsu và là nội dung của Luật Thiên Chúa. Khi sống theo tinh thần này của Đức Giêsu, chúng ta đã đi vào cốt lõi của tình yêu, bởi vì nếu yêu thì đâu còn ranh giới giữa bạn và thù!
Hôm nay, Đức Giêsu đã dạy các môn đệ của mình yêu thương kẻ thù. Lấy cái thiện mà thắng cái ác.
Đức Giêsu không chấp nhận sự dữ, lòng gian ác, cũng như tội lỗi. Tuy nhiên, không vì thế mà Ngài loại bỏ họ, vì sứ mạng của Ngài đến để cứu người tội lỗi ra khỏi sự gian ác, biến người tội lỗi thành người công chính. Điều này đã được chứng minh qua hình ảnh nhân từ của Đức Giêsu với người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình, hay như Giakêu, người thu thuế, như Phêrô kẻ chối Chúa, như người trộm lành bị đóng đinh cùng… Đỉnh cao của sự tha thứ chính là lời cầu xin Chúa Cha tha tội cho kẻ giết mình.
Sứ điệp Lời Chúa hôm nay nhắc cho chúng ta một định luật căn bản rằng: muốn được yêu thế nào thì hãy yêu người khác như vậy. Ai lại không muốn được kẻ khác yêu thương? Ai lại muốn kẻ khác ghét mình bao giờ?
Nếu yêu được cả kẻ thù thì hẳn sẽ không còn chuyện mắt đền mắt, răng đền răng… Không còn ranh giới giữa bạn và thù, không còn chuyện phe tả phe hữu. Đồng thời, khi có tình yêu với ngay cả kẻ thù, chúng ta sẽ không rơi vào tình trạng mong muốn ơn huệ theo kiểu có qua có lại như: “Ông mất chân giò, bà thò nậm rượu”. Mặt khác, chúng ta sẽ dễ vượt qua chuyện xét đoán, vì ý thức rằng mình cũng đâu hơn gì người khác, thế mà mình đã được Chúa yêu thương bỏ qua, đến lượt mình, hãy tha thứ để được thứ tha, đừng xét đoán để khỏi bị xét đoán.
Lạy Chúa Giêsu, xin ban ơn can đảm cho chúng con, để chúng con sẵn sàng đi vào và sống tận căn của Lề Luật, đó là yêu kẻ thù và làm ơn cho những người ghét chúng con. Xin cũng cho chúng con hiểu rằng, đây là điều kiện cần để được Thiên Chúa thứ tha. Amen.
51. Chú giải của Noel Quesson
Thầy nói với anh em là những người đang nghe Thầy đây: Hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em, hãy chúc lành cho kẻ nguyền rủa anh em và cầu nguyện cho kẻ vu khống anh em.
Điều hoàn toàn mới mẻ của Tin Mừng nằm trong các lệnh truyền mà Đức Giêsu ban cho những người chấp –nhận lắng nghe người. Đặc tính của đạo Đức Kitô giáo không chỉ là yêu thương bởi vì mọi đạo Đức của cqn người đều đòi hỏi điều đó mà là yêu “kẻ thù của chúng ta”. Đây là một tình yêu thương phổ quát không loại trừ một ai.
Từ “kẻ thù mà Đức Giêsu sử dụng là một từ rất mạnh có nguy cơ bị hiểu sai. Người ta thoáng nghe nói “Tôi không có kẻ thừ’. Vả lại Đức Giêsu đã cẩn thận đưa ra các ví dụ không hạn chế về kẻ thù: Những ai ghét tôi… những ai nói xấu tôi… những ai vu khống tôi… Và để nắm hết mọi tâm mức của đạo đức Tin Mừng, chúng ta phải hiện thực hóa từ ngữ “kẻ thù”.
Trên bình diện cá nhân: Đức Giêsu đòi tôi phải yêu thương những ai phê bình tôi… những ai chọc tức tôi… những ai không đồng ý với tôi… những ai công kích tôi bằng mọi cách suy nghĩ, phục sức, cầu nguyện, bỏ phiếu của họ…
Trên bình diện của nhóm và môi trường tôi sống: Đức Giêsu đòi hỏi các môn đệ của Người yêu mến những ai là kẻ thù của nhóm các môn đệ, những người bách hại, những người chống đối, những hạng người và nhóm người không suy nghĩ như tôi.
Quả là một cuộc cách mạng to lớn trên thế giới, nếu mỗi Kitô hữu bắt đầu thực hiện thật sự điều Đức Giêsu đã nói chúng ta phải làm!
Trước khi đi xa hơn trong bài đọc và suy niệm của tôi tôi dừng lại một lúc để đặt những cái tên và những khuôn mặt vào những lời này của Tin Mừng và để cầu mong điều tốt lành, để cầu nguyện thật sự… cho họ.
Ai vả anh má bên này, thì hãy giơ cả má bên kia nữa. Ai đoạt áo ngoài của anh, thì cũng đừng cản nó lấy áo trong. Ai xin thì hãy cho, ai lấy cái gì của anh, thì đừng đòi lại.
Sau những thái độ “nội tâm”, luôn luôn đứng đầu trong quan điểm của Đức Giêsu, giờ đây là những thái độ bên ngoài” và là hậu quả cụ thể của thái độ nội tâm. Lòng yêu thương kẻ thù phải đi đến những hành động tích cực đối với họ.
Nhưng cùng với những nhà chú giải, chúng ta hãy quan niệm rằng Đức Giêsu không ban bố một luật pháp gồm bốn điểm về “cái và”, “áo ngoài”, “sự: xin xỏ”, sự “lấy trộm”… Thật vậy, ở đây chúng ta có những ví dụ nhằm minh họa một cách hành động hoàn toàn mới. Những ví dụ này cố tình nghịch lý và dễ nhớ. Người ta sẽ chứng tỏ mình thiếu ý thức về sự chú giải Kinh Thánh và đơn giản là thiếu lương tri khi giải thích theo mặt chữ và theo đường lối chính thống những lời ấy của ngôn ngữ ‘Do Thái, như thể thật sự phải đưa má trái cho người đã vả má phải của bạn.
Ví dụ mà Đức Giêsu dùng ở đây liên quan đến cùng một loại nghịch lý như khi Người nói phải móc mắt mình hoặc chặt tay mình (Mt 5,29-30). Trong thực hành, những cách hành động ấy sẽ hoàn toàn vô ích. Mắt bị móc không bảo vệ người ta tránh khỏi một sự vấp phạm khác. Cái vả thứ hai cũng không ngăn cản được cái vả thứ ba và còn lâu mới làm cho kẻ ác có những tình cảm tốt lành hơn! Chính Đức Giêsu sẽ cho lời giải thích tốt nhất về câu nói của Người khi Người không đưa má kia cho người thuộc hạ đã vả Người trước mặt’ thượng Tế: “Nếu, tôi nói phải, sao anh lại đánh tôi?” (Ga 18,23).
Nhưng nếu chúng ta phải tìm cho mình những thái độ tương ứng với những công kích mà chúng ta phải chịu, không nên vì thế làm giảm nhẹ yêu sách của Tin Mừng. Thật vậy nếu Đức Giêsu đã không “giơ má kia ra”. Người đã đi xa hơn nhiều: Người đã để Người ta đánh đòn Người đến đổ máu, Người đã hiến hoàn toàn thân xác cho những kẻ đánh đập Người… “Tôi đã đưa lưng cho người ta đánh đòn giơ má cho người ta giật râu. Tôi đã không che mặt khi bị mắng nhiếc, phỉ nhổ” (Isaia 50,6). Các “gương ấy ở trong Kinh Thánh. Và Đức Giêsu không yêu cầu chúng ta điều gì mà Người đã không làm trước.
Anh em muốn người ta làm gì cho mình, thì cũng hãy làm cho người ta như vậy.
Đây chính là điều mà người ta gọi là “quy luật vàng”. Một trong các nguyên tắc sơ đẳng của mọi nền đạo đức.
Thầy Hillel, cùng thời với Đức Giêsu đã nói: “Anh không thích điều gì, chớ làm điều đó cho người thân cận”. Và các triết gia khắc kỷ đã nói tương tự: “Điều gì anh không muốn người ta làm cho mình, anh đừng làm cho ai khác”. Nhưng chúng ta nhận thấy rằng chính Đức Giêsu đem lại cho luật ấy một hình thức tích cực. Phải làm mọi điều tốt lành có thể làm được cho người thân cận… dù với kẻ thù.
Nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình, thì có ân nghĩa gì đâu? Ngay cả người tội lỗi cũng yêu thương kẻ yêu thương họ. Và nếu anh em làm ơn cho kẻ làm ơn cho mình, thì còn gì là ân với nghĩa. Ngay cả người tội lỗi cũng làm như thế. Nếu anh em cho vay mà hy đọng đòi lại được, thì còn gì là ân với nghĩa? Cả người tội lỗi cũng cho kẻ tội lỗi vay mượn để được trả lại sòng phẳng. Trái lại anh em hãy yêu kẻ thù, hãy làm ơn và cho vay mà chẳng hề hy vọng được đền trả.
Là những Kitô hữu, những môn đệ của Đức Giêsu, chúng ta không tốt hớn những người khác… Tuy nhiên, rõ ràng Đức Giêsu đòi hỏi chúng ta khác những người khác. Sự khác nhau ấy là gì? Điều gì phải là đặc tính của một Kitô hữu? Đó là “yêu thương những người không yêu thương chúng ta”. Tư tưởng sâu sắc của Đức Giêsu là tình yêu thương của chúng ta phải được giải phóng khối mới cộng đồng tự nhiên của chúng ta: Gia đình, môi -trường, quốc gia, nòi giống của chúng ta. Giữa những người giống nhau, sự liên đới là tự nhiên, tự phát. Phải dám nói điều này: sự liên đới không phải là một sự thiện tự thân; ngay cả những “người tội lỗi”, những người độc ác, những kẻ áp bức, ích kẻ… có thể sống với nhau bằng sự liên đới rất vụ lợi hoàn toàn hướng về lợi lộc và chống lại những người khác. Hỡi ôi! đâu phải vì tính ích kỷ trở thành tập thể mà nó sẽ ít nguy hiểm hơn.
Tình yêu thương của Kitô giáo là một. tình yêu thương không biên giới, không giới hạn.
Nhân đây, chúng ta hãy ghi nhận bằng cách nào mà Luca muốn làm cho người nghe ngài tức là dân ngoại hiểu được nên đã thay đổi câu nói của Đức Giêsu mà Mát-thêu thuật lại trong bản văn bang tiếng Do Thái: “Ngay cả người ngoại cũng chặng làm như thế sao?”. (Mt 5.47). Luca đã thay bằng từ “người tội lỗi”. Và biến đổi lối nói “nghi vấn” thành lối nói “khẳng định”: “Ngay cả người tội lỗi cũng làm như thế” (Lc 6,33)Vì thế, Sự khẳng định của Đức Giêsu trở nên hoàn toàn rõ ràng, và áp dụng cho tất cả mọi người!
Cũng thế, trong đoạn văn song song, Mátthêu không nói, về việc “cho vay”. ‘Còn Lu ca không bao giờ bỏ mất cơ hội. Rồi về “tiền bạc”. Đối với ngài, trong toàn bộ Tin Mừng của mình, việc chia sẻ của cải là dấu chỉ thật sự, rõ ràng của Tình yêu thương. Và chúng ta phải thừa nhận rằng quả thật cho tiền bạc của mình cũng khó như yêu thương các kẻ thù của mình!
Như vậy phần thưởng dành cho anh em sẽ lớn lao, và anh em sẽ là còn Đấng Tối Cao, vì Người vẫn nhân hậu với cả phường vô ân và quân độc ác.
Những lời này nhấn mạnh nhân tính thông thường chỉ ở mức trung bình, cách xa dự án của Thiên Chúa biết bao… Và Thần Khí, Vương quyền của Thiên Chúa phải chiếm lĩnh chúng ta từ bên trong để biến đổi chúng ta. Cho đến thời Đức Giêsu, nhân loại đã dùng bạo lực để trả đũa bạo lực. Và, ngay cả trong Kinh Thánh, phải gây ra thánh chiến để tiêu diệt, đập tan kẻ thù, dùng tôn giáo để loại trừ những kẻ thủ của Thiên Chúa! (Đệ nhị luật 7, 1-6-20,10-18 – 25,19; Giosuê 6,17; Dân số 21,2; 1 Samuen 15,18). Cho đến thời Đức Giêsu, và ngay cả trong Kinh Thánh người ta cầu nguyện chống lại các kẻ thù (Tv 17,13; Tv 28,4 – 69,23-29; v.v…). Từ khi Đức Giêsu đến, chúng ta phải “cầu nguyện cho họ “.
Và lý tưởng đề ra sẽ không là gì cả nếu không có Thiên Chúa, chính Thiên Chúa… một lý tưởng phải không ngừng đạt đến và không có giới hạn, Lời nói ấy làm người ta ngạc nhiên! Con người yêu mến kẻ thù sẽ nhận một phần thưởng: Sẽ là “con của Đấng Tối Cao” và rõ ràng là danh hiệu này là danh hiệu đã ban cho Đức Giêsu trong ngày đức Maria!được truyền tin! (Lc 1,32). Ơn làm con Thiên Chúa được ban cho người nào “kiến tạo hòa hình” (Mt 5,9). Yêu thương kẻ thù chúng ta là việc siêu phàm… thánh thiêng! Đó là điều mà Thiên Chúa không những làm… vì Người vẫn” nhân hậu với cả phường vô ân – và quân độc ác” , như lời Đức Giêsu đã bày tỏ.
Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ. Anh em đừng xét đoán, thì anh em sẽ không bị Thiên Chúa xét đoán. Anh em đừng lên án, thì sẽ không bị ‘Thiên Chúa lên án. Anh em hãy tha thứ thì sẽ được Thiên Chúa thứ tha. Anh em hãy cho thì sẽ được Thiên Chúa cho lại. Người sẽ đong cho anh em dấu đủ lượng đã dằn, đủ lực và đầy tràn, mà đổ vào vạt áo anh em. Vì anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy.
Đức Giêsu mạc khải cho chúng ta bản tính thâm sâu của Chúa Cha: Người nhân hậu và yêu thương đến tận cùng. Người ta sẽ không bao giờ nói lại điều đó cho đủ: Thiên Chúa không phán xét ai, Thiên Chúa không kết tội ai, Thiên Chúa tha thứ cho tất cả các kẻ tội lỗi. Và Người yêu cầu chúng ta bắt chước Người. Và Người còn đi đến chỗ nói với chúng ta rằng sự phán xét của riêng chúng ta có thể nói được trả v~ trong tay chúng ta: “Đó là… anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy… xin tha tội cho chúng con như chúng con lòng tha…”.
Điều đó không có nghĩa là Thiên Chúa chấp nhận sự ác! Không có gì giống nhau, và sẽ không bao giờ có gì giống nhau giữa Thiên Chúa và sự bất công, sự hành hạ, độc ác hèn hạ, ích kỷ. Và những người nào làm những việc như thế sẽ không có phần với Người”. Những kẻ bất hạnh khốn nạn ấy tự mình làm hại mình, tự mình lên án mình khi ngoan cố từ chối sự tha thứ của người. Và Thiên Chúa sẽ khóc với những giọt lệ đời đời (đó là thập giá! ) trên những ai từ chối yêu mến Người. Hoả ngục, đó là mặt trái của Thiên Chúa, và không do Thiên Chúa tạo ra. Chính Thiên Chúa, chỉ là lòng nhân hậu. Còn bạn, bạn đã ở về phía Thiên Chúa chưa?
52. Suy niệm của Noel Quesson
Trong đoạn Tin Mừng hôm nay, Luca tóm tắt một số lời khuyên quan trọng của Đức Giêsu, mà Mát-thêu đã tập họp lại trong Bài giảng trên núi.
Đó là những thái độ chủ yếu của Tin Mừng.
Thầy nói với anh em là những người đang nghe Thầy đây: Anh em phải yêu thương kẻ thù …
Trên lý thuyết, chúng ta quá quen “biết” những lời này.
Tuy nhiên, theo Đức Giêsu, đó không phải là điều thuộc phạm vi hiểu biết, hay lý thuyết. Những “kẻ thù” được nói đến, Đức Giêsu liệt kê trong những thí dụ sau đây: Kẻ oán ghét … kẻ nguyền rủa … kẻ nhục mạ … kẻ vu khống … kẻ đánh đập … kẻ lột áo … kẻ cướp đoạt …
Tất cả những hạng người này, không phải là những ý tưởng, cũng không phải là những yêu ma không thực, mà là những con người bằng xương bằng thịt.
Phải dám kiếm tìm chung quanh mình những con người mà để yêu thương họ ta phải khó khăn vất vả nhất … Đó là những kẻ làm “hại” ta cách này hay cách khác.
Hãy yêu thương họ … Hãy làm ơn cho họ … Hãy chúc lành cho họ … Hãy cầu nguyện cho họ … Hãy cho … Đừng đòi lại …
Đó không phải là những ý tưởng, những tình cảm … mà là những hành động thực sự, những thái độ cụ thể.
Quả thực, Tin Mừng không phải là điều dễ sống. Nó không phải là thứ “nước bông” trang điểm!
Anh em muốn người ta làm gì cho mình, thì cũng hãy làm cho người ta như vậy.
Hãy tự đặt mình vào địa vị người khác. Lạy Chúa, đó là việc khó biết bao! Xin hãy đến giúp con.
Nếu anh em chỉ yêu thương kẻ yêu thương mình, thì có gì là ân với nghĩa? Ngay cả những người tội lỗi cũng yêu thương kẻ thương họ.
Và nếu anh em chỉ làm ơn cho kẻ làm ơn cho mình, thì có gì là ân với nghĩa? Ngay cả những người tội lỗi cũng làm như thế.
Mát-thêu dùng hai hình ảnh để so sánh “những người thu thuế” và “những người dân ngoại” (Mt 5,46-47). Còn Luca, để khỏi động chạm đến độc giả của mình, là những người anh em dân ngoại trở lại hay sẽ trở lại, ông đã chuyển dịch lời của Đức Giêsu theo kiểu nói dễ hiểu hơn với họ, nên dùng: “những người tội lỗi”. Thực ra, đó cũng chỉ diễn tả một tư tưởng, nhưng với kiểu nói mới mẻ hơn.
Đúng vậy, tư tưởng cốt yếu của Đức Giêsu là: “tình yêu” của chúng ta phải mang tính phổ quát, bằng cách cố giải gỡ mình khỏi những cộng đồng tự nhiên (như gia đình, môi trường sống, quốc gia, chủng tộc): Ở đó, hầu như ta thể hiện yêu thương cách tự phát. Tình liên đới không phải là điều tốt tự nó. Cần phải nói như thế, bởi vì ngay cả những kẻ tội lỗi, những kẻ ác độc, những người chuyên đàn áp, những kẻ ích kỷ … cũng có thể sống tình liên đới rất vụ lợi giữa họ, nhắm tới tư lợi và chống lại kẻ khác!
“Tình yêu không biên giới” là một nhu cầu bức thiết: nó vượt trên mọi luật tâm lý và xã hội, tuy những luật đó rất tự nhiên và thực tế. Tình yêu của chúng ta phải nối kết được mọi chiều kích của toàn thể nhân loại, kể cả những kẻ thù và đối nghịch!
Anh em phải yêu thương kẻ thù, phải làm ơn và cho vay mượn mà không mong đền trả.
Đó là thứ tình yêu vô vị lợi, cho không.
Như vậy, phần thưởng dành cho anh em sẽ lớn lao bội phần, và anh em sẽ được gọi là con Đấng Tối Cao, vì Người nhân hậu cả với phương vô ân, với những quân độc ác. Anh em phải có lòng từ bi, như Cha anh em là Đấng từ bi.
Như thế, không chỉ là mọi sự vượt xa về “lượng” (số người được yêu trên toàn thế giới rộng lớn, tăng hơn), mà còn là một vượt xa về “phẩm” (yêu như Thiên Chúa yêu, bằng cách mô phỏng tình yêu vô biên, từ đó trở nên dấu chỉ của tình yêu Chúa Cha, Đấng yêu thương hết mọi người, ngay cả “những kẻ thù của Người”).
Đừng xét đoán … Đừng lên án … Hãy tha thứ … Hãy cho …
Tôi để cho mỗi lời vang lên trong tôi, từng lời một, lời này nối tiếp lời kia. Rồi tôi cầu nguyện …
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 5 PHỤC SINH (17/05/2025) .: TÌNH YÊU ĐIỀU RĂN MỚI (17/05/2025) .: LỜI TRĂN TRỐI YÊU THƯƠNG (17/05/2025) .: HÃY GIEO YÊU THƯƠNG (17/05/2025) .: PHÙ HIỆU CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ CHÚA GIÊSU (17/05/2025) .: AI YÊU THƯƠNG ĐỀU LÀ KITÔ HỮU (17/05/2025) .: TÔI LÀ MÔN ĐỆ CỦA ÁI? (17/05/2025) .: YÊU NGƯỜI NHƯ CHÚA (17/05/2025) .: YÊU NHƯ THẦY ĐÃ YÊU (17/05/2025) .: GIỚI RĂN MỚI (17/05/2025) .: HÃY YÊU NHƯ LÒNG DẠ THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA (17/05/2025) .: CÁC CON HÃY THƯƠNG YÊU NHAU (17/05/2025) .: PHỤC VỤ NHIỀU HƠN VÀ ÍT XÉT ĐOÁN HƠN (17/05/2025) .: ĐIỀU MÀ YÊU THƯƠNG LÀM ĐƯỢC (17/05/2025) .: QUA YÊU THƯƠNG, MỌI SỰ TRỞ NÊN MỚI (17/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam