Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 36
Tổng truy cập: 1376682
KHÔNG MẶC Y PHỤC LỄ CƯỚI
Không mặc y phục lễ cưới
(Trích trong ‘Manna’)
Suy Niệm
"Thiên Chúa chúng ta chỉ toàn đưa ra những cấm đoán", một bạn trẻ đã bực bội nói như vậy khi anh nhớ lại nền giáo dục mình phải chịu.
Thật ra Thiên Chúa không phải là người khắt khe. Ngài mời chúng ta đến dự tiệc vui, tiệc cưới. Ngài thích chia sẻ niềm vui và sự sống cho con người. Ngài cần con người đáp lại lời mời đó, để sự hiệp thông giữa đôi bên được trọn vẹn.
Có ai nếm được nỗi chờ mong của Thiên Chúa không khi khách mời không chịu đến?
Có ai nếm được nỗi đau của Thiên Chúa không khi con người hờ hững trước bữa tiệc mà Ngài đã đặt vào đó cả lòng mình?
Tôi có trăm ngàn lý do để từ chối lời mời: Chuyện làm ăn, chuyện học hành, chuyện gia đình, bè bạn, chuyện giải trí, chuyện lo cho sự nghiệp tương lai... Tôi có nhiều thứ ưu tiên khác nên việc đến gặp gỡ Thiên Chúa bị đẩy xuống hàng thứ yếu.
Biết bao lần chúng ta lỡ hẹn với Ngài, từ chối niềm vui và sự sống đích thực để chạy theo những cái bóng. Nhưng Thiên Chúa vẫn cứ sai người đi mời. Bàn tiệc lúc nào cũng sẵn sàng.
Vấn đề là tôi có đến không, tôi có đặt Chúa lên trên những bận tâm về mình không?
Dân tộc Do Thái chính thức được mời dự tiệc. Thiên Chúa đă sai đến với dân Ngài yêu mến những ngôn sứ và những nhà rao giảng Tin Mừng. Nhưng họ đã khước từ và một số bị giết đi. Bữa tiệc linh đình vốn dành cho khách quý nay trở thành bữa tiệc cho mọi người mà các đầy tớ tình cờ gặp ngoài đường phố. "Từ phương đông, phương tây, nhiều người sẽ dự tiệc cùng các tổ phụ Abraham, Isaác và Giacóp..."
Chúng ta là dân ngoại, được mời vào phòng tiệc, được gia nhập Hội Thánh qua phép Rửa.
Có người đã vào phòng tiệc mà vẫn bị mời ra, vì không mang y phục lễ cưới. Có người theo đạo mà vẫn không được vào Nước Trời vì họ đánh mất tấm áo trắng ngày Rửa tội.
Chúng ta phải coi chừng kẻo lại rơi vào sự tự mãn như người Do Thái. Được làm con cái Chúa, được sống trong Hội Thánh đó không phải chỉ là những ơn để nhận, mà còn là ơn để sống.
Mặc y phục lễ cưới là thực sự đổi đời, là cho thấy mình coi trọng bữa tiệc của Chúa. Chúng ta phải thường xuyên tự hỏi mình có mặc y phục lễ cưới không?
Gợi Ý Chia Sẻ
Thiên Chúa mời chúng ta chung hưởng hạnh phúc với Ngài, nhưng chúng ta luôn có lý do để từ chối lời mời đó. Bạn nghĩ gì về chỗ đứng của Chúa trong đời bạn?
Có những Kitô hữu bị loại khỏi Nước Trời và sa hoả ngục. Bạn tin có hỏa ngục không? Bạn có sợ hỏa ngục không?
Cầu Nguyện
Lạy Chúa Giêsu, xin cho con biết con, xin cho con biết Chúa. Xin cho con chỉ khao khát một mình Chúa, quên đi chính bản thân, yêu mến Chúa và làm mọi sự vì Chúa. Xin cho con biết tự hạ, biết tán dương Chúa và chỉ nghĩ đến Chúa. Ước gì con biết hãm mình và sống trong Chúa. Ước gì con biết nhận từ Chúa tất cả những gì xảy đến cho con và biết chọn theo chân Chúa luôn.
Xin đừng để điều gì quyến rũ con, ngoài Chúa.
Xin Chúa hãy nhìn con, để con yêu mến Chúa.
Xin Chúa hãy gọi con, để con được thấy Chúa.
Và để con hưởng nhan Chúa đời đời. Amen (Thánh Âu-Tinh).
26. Áo cưới – Achille Degeest.
(Trích trong ‘Lương Thực Ngày Chúa Nhật’)
Dụ ngôn tiệc cưới theo như Matthêu viết gồm có hai phần tách biệt rõ ràng. Phần thứ nhất kể viêc thay thế những khách không đến bằng những người nghèo. Phần thứ nhì không liên lạc được với phần thứ nhất, nên có thể tự hỏi có phải nó dùng kết luận một dụ ngôn khác thánh Matthêu tường thuật chăng? Phần ấy thuật lại việc mỗi người dự tiệc bất kính. Việc thay cho kẻ được mời bằng những người gặp ngoài đường báo trước việc các dân ngoại được vào vương quốc của Đấng Thiên sai thế chỗ dân Do thái đã bị các ký lục của họ lôi kéo về những viễn tượng khác nên đã không chịu vào. Các bài đọc của những Chúa nhật vừa rồi đã bàn đến đề tài này. Chúng ta hãy dừng lại ở dụ ngôn tóm tắt về người dự tiệc vô lễ. Phong tục thời ấy coi như thô lậu sỉ nhục việc vào dự một bữa tiệc cưới mà không mặc y phục xứng hợp. Trong dụ ngôn này chúng ta gặp lại ý tưởng chuẩn bị và tỉnh thức mà những ai chờ đợi vào Nước trời phải có, hãy nhớ lại dụ ngôn 10 trinh nữ; 5 cô bị loại, 5 cô được nhận. Có lẽ truyện người dự tiệc bị loại thuộc một dụ ngôn không thuật lại ở đây trong đó có thể Chúa Giêsu đã nhấn mạnh đến sự cần thiết phải tự chuẩn bị để được nhận vào đoàn thể các bạn hữu Thiên Chúa. Việc chuẩn bị ấy gồm hai khía cạnh: một khía cạnh tiêu cực từ bỏ, một khía cạnh tích cực bác ái.
1) Từ bỏ. Khi sửa soạn mặc áo dự hội, người khởi đầu bằng việc tắm rửa sạch sẽ. Sự sạch sẽ cần thiết để vào Nước Thiên Chúa đòi hỏi nỗ lực luân lý tẩy rửa khỏi những gì làm dơ bẩn tinh thần và tấm lòng. Các tiên tri thường nhấn mạnh đến sự cần thiết phải thanh tẩy tâm hồn để được đến gần Thiên Chúa. Các ngươi hãy tắm rửa, hãy tự thanh tẩy, hãy cất những hành động gian tà của các ngươi khỏi mắt Ta, hãy thôi làm điều dữ, hãy tìm kiếm sự công chính, hãy cứu giúp kẻ bị áp bức, hãy bênh đỡ kẻ mồ côi, hãy biện hộ cho người góa bụa (Is 1, 16-17). Ngày nay có một bữa tiệc thiêng liêng tối hậu, Lễ Tế Tạ Ơn. Phaolô viết cho tín hữu Cô-rin-tô dạy: ai ăn và uống bất xứng Mình và Máu Đức Kitô, tức là ăn và uống chính án phạt mình. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI nói với một nhóm người hành hương ngày 9 tháng 6 năm 1971: “Phải có tâm hồn trong sạch- phải tìm lại được ân sủng bằng lòng thống hối và bằng bí tích phục hồi nếu cần, trước khi đến nhận cái hôn của Đức Kitô. Ngày nay có nhiều người mưu định miễn cho tín hữu việc chuẩn bị ấy. Nhưng họ có còn tin không, những người bỏ qua việc chuẩn bị ấy?”.
2) Bác ái. Một truyền thống bắt nguồn từ những thế kỷ đầu của GH, coi áo cưới như biểu hiệu của đức bác ái. Đức bác ái bao gồm hai động tác của tâm hồn, hướng về Thiên Chúa và hướng về người lân cận, cả hai tạo thành một thực tại siêu nhiên duy nhất. Người ta đã ví đức bác ái như một tấm vải. Có những khung dệt đặt một loại chỉ theo chiều ngang, một loại chỉ khác luồn theo chiều thẳng. Có đường canh và đường cửi của thợ dệt. Áo cưới cũng vậy, được dệt bằng hai chuyển động của tâm hồn, một dọc nghĩa là hướng về Thiên Chúa, một ngang nghĩa là hướng về loài người. Việc se kết sống động và không ngừng nghỉ của hai chiều hướng tình yêu ấy dệt nên tấm áo lễ hội xứng hợp với tiệc Thiên Chúa. Về điểm này không ai có thể viện cớ túng thiếu như cách một người nghèo có thể phân trần không có một bộ áo đẹp. Áo bác ái đòi buộc hết mọi Kitô hữu đều có bổn phận và khả năng dệt nên áo ấy.
27. Hãy đến dự tiệc cưới – Charles E. Miller.
(Trích trong ‘Mở Ra Những Kho Tàng’)
Có vẻ như Chúa Giêsu không bao giờ từ chối một cuộc mời ăn tối, không có vấn đề người chủ đó là ai hay ai sẽ là những thực khách ở đó. Vào thời ấy, Người đã bị không ít phiền phức với những người công chính đương thời, họ bị sốc “khi Chúa tiếp đón những người tội lỗi và ăn uống với họ”. Có thể Chúa Giêsu chấp nhận cuộc mời ăn tối bởi vì Chúa là một người rao giảng lưu động, rày đây mai đó như chính Người đã thú nhận là nhiều lần, Người đã không có ngay cả một cục đá để tựa đầu nữa. Người sẵn sàng sự phần vào một bữa ăn ngon.
Sâu xa hơn là Chúa Giêsu Giêsu đã nhìn thấy bữa ăn trong kinh nghiệm của con người nhân loại là một biểu tưởng sự hiệp nhất chúng ta với Người và Cha Người trên thiên đàng, chúng ta sẽ trở nên một nhờ Chúa Thánh Thần, sự liên kết tình yêu. Đó là lý do vì sao người ám chỉ Nước Trời giống như một bữa tiệc cưới. Niềm vui và tình bạn bè, ngày lễ và tiệc mừng là những đặc tính của một bữa tối long trọng dành cho đôi bạn mới nối kết với nhau bằng sợi dây hôn nhân, là một hình ảnh không bao giờ tàn úa của những điều kỳ thú nơi Thiên đàng.
Vì sao những thực khách được mời trong dụ ngôn lại từ chối lời mời đến dự tiệc, một lời mời của một bậc vị vọng như là một vị vua? Dụ ngôn muốn ám chỉ đến những người chống đối Chúa Giêsu, những người đã bị sốc khi thấy Người thân mật với những người thu thuế và những người tôi lỗi. Trong sự tự kiêu giả dối của họ, họ không muốn Chúa Giêsu là Đấng Cứu Chuộc của họ chút nào. Thật ra họ đang âm mưu giết Người và khi đứng dưới chân thập giá chỉ để cười nhạo Người.
Một số ít biết tình yêu của Chúa Giêsu rất lớn lao, Người đã chết vì họ cũng như Người đã chết vì mẹ Người và các môn đệ của Người. Chúa Giêsu giang rộng đôi tay trên thánh giá là để tiếp đón hết thảy mọi người sẽ đến với Người trong đức tin và sự khiêm nhường. Thật ra, trên thánh giá mọi sự đã được biểu hiện bằng bữa tiệc cưới đã viên mãn.
Thánh giá cũng có nghĩa là sự giảng hoà của chúng ta với Thiên Chúa. Một cách nào đó thì nòi giống nhân loại giống như một người vợ bỏ chồng mà đi theo trai vậy, cô ta đã quên đi tình yêu thuở ban đầu mà họ đã cùng sống với nhau. Ly dị đã củng cố sự cách biệt. Chúa Giêsu đã can thiệp vào hoàn cảnh đáng buồn của chúng ta. Người được Cha Người sai đến để tìm lại cô dâu của mình. Bằng cái chết, Chúa Giêsu đã xé đi cái quyết định ly dị và bằng chính Máu của Mình, Chúa Giêsu đã viết và ký tên một bản hôn ước mới xác thực và vĩnh cửu, giao ước đã được đóng dấu sự hợp nhất của hôn nhân giữa Thiên Chúa và dân Người (hình ảnh minh hoạ này của tiên tri Hôsê, ngài đã trình bày Thiên Chúa như người chồng và dân Người như người vợ).
Giao ước hôn nhân mới và vĩnh cửu này được cử hành trong một bữa tiệc cưới cao cả, đó là hy tế Thánh Thể. Bữa tiệc cưới được cử hành một lần duy nhất, ngay lập tức sau khi cuộc hôn nhân vừa diễn ra. Nhưng sự hợp nhất của chúng ta với Thiên Chúa cũng quan trọng như vậy mỗi khi chúng ta đến nhà thờ tham dự thánh lễ. Chúng ta hiện diện nơi đây là vì chúng ta chấp nhận chứ không loại bỏ lời mời của Thiên Chúa.
Đừng để cho chúng ta bị sai lầm. Chúng ta hiểu rằng trong khi tìm kiếm tình yêu và hạnh phúc là chúng ta tìm kiếm Thiên Chúa. Trong lúc cử hành hy tế Thánh Thể, chúng ta sẽ vui mừng và sung sướng vì Chúa Giêsu đã cứu độ chúng ta, rằng Người đã đến để dắt chúng ta đến với Cha Người. Khi thời gian chúng ta ở trên thế gian này chấm dứt, Chúa Giêsu sẽ dẫn chúng ta đến sống nơi nhà của Cha Người cho đến muôn đời. Ở đó chúng ta sẽ tiếp tục bữa tiệc cưới vĩ đại, bữa tiệc đời đời cho tình yêu hợp nhất của chúng ta với Thiên Chúa trên Nước trời. (Có vẻ tốt hơn khi dùng hình thức của Phúc âm, từ khi nhiều nhà thông thái nói rằng câu chuyện người không có trang phục áo cưới là một dụ ngôn riêng biệt).
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 5 PHỤC SINH (17/05/2025) .: TÌNH YÊU ĐIỀU RĂN MỚI (17/05/2025) .: LỜI TRĂN TRỐI YÊU THƯƠNG (17/05/2025) .: HÃY GIEO YÊU THƯƠNG (17/05/2025) .: PHÙ HIỆU CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ CHÚA GIÊSU (17/05/2025) .: AI YÊU THƯƠNG ĐỀU LÀ KITÔ HỮU (17/05/2025) .: TÔI LÀ MÔN ĐỆ CỦA ÁI? (17/05/2025) .: YÊU NGƯỜI NHƯ CHÚA (17/05/2025) .: YÊU NHƯ THẦY ĐÃ YÊU (17/05/2025) .: GIỚI RĂN MỚI (17/05/2025) .: HÃY YÊU NHƯ LÒNG DẠ THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA (17/05/2025) .: CÁC CON HÃY THƯƠNG YÊU NHAU (17/05/2025) .: PHỤC VỤ NHIỀU HƠN VÀ ÍT XÉT ĐOÁN HƠN (17/05/2025) .: ĐIỀU MÀ YÊU THƯƠNG LÀM ĐƯỢC (17/05/2025) .: QUA YÊU THƯƠNG, MỌI SỰ TRỞ NÊN MỚI (17/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam