Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 48
Tổng truy cập: 1376996
KINH MÂN CÔI
Kinh Mân Côi
Trong một vài phút vắn vỏi này, tôi muốn chia sẻ một vài ý tưởng đơn sơ về kinh Mân Côi.
Trước hết kinh Mân Côi là một cuốn Tin Mừng rút gọn.
Thực vậy, ngày xưa việc học hỏi Kinh Thánh chưa được phổ biến rộng rãi. Đó là việc dành riêng cho những nhà chuyên môn. Chẳng hạn vào thế kỷ thứ 9, chỉ các tu sĩ mới đọc 150 thánh vịnh của vua Đavít để thưa chuyện với Chúa. Còn dân chúng thì không có đủ phương tiện và thời gian để học hỏi và thấu triệt những tâm tình của thánh vịnh để mà cầu nguyện. Vì thế người ta đã nghĩ phải làm thế nào để mọi tín hữu có thể dễ dàng đọc kinh hầu thờ phượng và cảm tạ Thiên Chúa.
Thế là người ta dựa vào 150 Thánh vịnh mà lập ra kinh Mân Côi gồm 150 kinh Kính Mừng. Những kinh ấy được lặp đi lặp lại mà không hề cảm thấy nhàm chán vì chúng được dựa trên nền tảng Lời Chúa. Ban đầu để khỏi quên 150 kinh, người ta phải dùng đá sỏi, hạt đỗ. Và sau này người ta đã xâu lại thành từng chuỗi. Hơn thế nữa, hai mươi mầu nhiệm của kinh Mân Côi đã tóm tắt tất cả Tân Ước và những biến cố quan trọng của cuộc đời Chúa Giêsu. Cho nên, chúng ta cũng có thể nói kinh Mân Côi là một bản tóm lược đời sống của Chúa Giêsu nơi trần gian. Kinh Mân Côi là một cuốn Phúc Âm rút ngắn.
Tiếp đến kinh Mân Côi là một việc đạo đức được Mẹ ưa thích.
Chính Mẹ đã nhiều lần nhắn nhủ con cái Mẹ siêng năng chăm chỉ lần chuỗi. Tương truyền rằng thánh Đaminh đã phải vất vả đi chinh phục những người theo bè rối Albigeois ở miền nam nước Pháp, nhưng tất cả những cố gắng của ngài đều vô ích. Cuối cùng thánh nhân đã chạy đến nhờ cậy Mẹ và được Mẹ ban cho một phương thế hữu hiệu đó là kinh Mân Côi. Nhờ kinh Mân Côi mà thánh Đaminh đã chiến thắng bè rối và dẫn đưa nhiều người lầm đường lạc lối trở về cùng Hội Thánh.
Năm 1511, kinh Mân Côi đã giúp cho đoàn quân Công giáo chiến thắng tại vịnh Lépante. Để kỷ niệm chiến thắng này, Giáo Hội đã thiết lập lễ Mân Côi vào ngày 7.10 mỗi năm.
Trong thế kỷ 19 và 20, nhiều lần Mẹ đã hiện ra. Tại Lộ Đức, Mẹ đã bảo chị Bernadette lần chuỗi để cầu nguyện cho nhân loại và những kẻ tội lỗi. Năm 1917 tại Phatima, Mẹ đã truyền cho chúng ta ba mệnh lệnh, trong đó có việc siêng năng lần hạt Mân Côi. Và chính Ngài vào ngày 13.10.1917 đã tuyên bố: Ta là Mẹ Mân Côi. Mẹ cũng cho chúng ta hay: Phanxicô sẽ được lên trời, miễn là phải lần hạt nhiều trước đã. Như thế chúng ta thấy, kinh Mân Côi đã đem lại biết bao nhiêu ơn lành, cho bản thân, gia đình, xã hội cũng như Giáo Hội.
Và qua dòng thời gian, các Đức Giáo Hoàng luôn nhắc nhủ và khuyến khích chúng ta chăm chỉ lần chuỗi, nhất là mỗi khi Giáo Hội gặp phải những gian nan thử thách, để xin Mẹ nâng đỡ và chở che. Kinh nghiệm cũng cho thấy: Người giáo dân Việt Nam, mặc dù hiểu biết về Kinh Thánh, về giáo lý không được bao nhiêu, nhưng nhờ việc siêng năng lần chuỗi mà đức tin luôn kiên vững qua muôn vàn sóng gió. Noi gương các bậc cha ông chúng ta hãy thành kính dâng lên Mẹ những đoá hồng tươi xinh, đó là những lời kinh Mân Côi chân thành, để xin Mẹ nâng đỡ, phù trợ cho chúng ta luôn mãi.
2. Lễ Mẹ Mân Côi (Lc 1,26-38)
(Trích trong ‘Sống Tin Mừng’ – Radio Veritas Asia)
"Hỡi Maria, xin đừng sợ, vì Bà được đầy ơn phước trước Thiên Chúa, Bà sẽ cưu mang và sinh hạ một con trai và đặt tên trẻ ấy là Giêsu" (Lc 1,30-31).
Thời gian viên mãn đã đến, người trinh Nữ mà dấu chỉ của lời loan báo trước đây đã được thực hiện một cách sáng tỏ. Đó là Đức Maria, Đấng làm tâm hồn chúng ta tràn đầy tin tưởng và niềm vui, cùng thiên thần Gabriel, chúng ta cất lên lời chào: "Kính Mừng Maria, Hãy Vui Lên".
Qua lời chào và mời gọi của Thiên Chúa: "Hỡi Maria, hãy vui lên", vì thời giờ thực hiện lời hứa đã đến. Như vậy, làm sao Mẹ Maria không vui lên được khi biết chính mình đã được chọn để thực hiện lời Chúa hứa, làm dấu chỉ loan báo hòa bình sắp đến. Mỗi lần chúng ta chào Mẹ qua Kinh Kính Mừng, thì chính khi ấy chúng ta được tham gia vào niềm tri ân và niềm vui của Mẹ đối với Thiên Chúa.
"Mẹ là Đấng Đầy Ơn Phước", vì chính Mẹ được Thiên Chúa chúc phúc, Mẹ hoàn toàn thuộc về tôi tớ Giavê, như được loan báo nơi sách tiên tri Isaia: "Đây là tôi tớ Ta, Đấng Ta tuyển chọn, Người đẹp lòng Ta mọi đàng" (Is 42,1). Mẹ được đầy ơn phúc vì Đấng sắp ngự đến nơi Mẹ là Con yêu dấu của Thiên Chúa. Mẹ Maria là người được đầy tràn niềm vui, vì Mẹ đã được Thiên Chúa cho nếm trước niềm vui là Ngôi Lời Thiên Chúa Nhập Thể trong lòng Mẹ. Nhờ Thiên Chúa mạc khải, Mẹ Maria hiểu được sứ mệnh của Mẹ như là dấu chỉ của niềm hy vọng, dấu chỉ Thiên Chúa chu toàn lời hứa của Ngài cho dân Israel. Suốt đời Mẹ là bài ca trung thành của Thiên Chúa, như Mẹ đã thốt lên nơi nhà ông Zacaria: "Linh hồn tôi ngợi khen Chúa, Ngài đã trung tín với lời hứa cho Abraham và con cháu ông".
"Thiên Chúa ở cùng Bà". Đó là lời Mẹ đã từng suy niệm, khi tiên tri Isaia loan báo trước về biến cố cứu rỗi sắp đến. Vì vậy, những lời Thiên Chúa ở cùng Bà". Giây phút quan trọng nhất của lịch sử đã đến, đó là lúc Maria được hay tin Đấng là: "Emmanuel: Thiên Chúa ở cùng chúng ta". Mẹ vui mừng vì chính Đấng được gọi là Emmanuel: Thiên Chúa ở cùng chúng ta, ở trong chính cung lòng Mẹ. Chúng ta hiệp với Mẹ trong niềm vui mừng và cảm tạ Thiên Chúa, vì Ngài đã đến ở với nhân loại.
"Hỡi Maria đừng sợ". Kinh nghiệm sự hiện diện của Thiên Chúa nơi chính mình không khỏi làm cho con người run sợ, không những Mẹ cảm nghiệm, nhưng Mẹ còn được mạc khải cho biết giờ đây lời hứa thành sự thật nơi Mẹ. Đây là một điều mà không bao giờ Mẹ dám nghĩ đến. Nhưng Thiên Chúa đã mạc khải chính những ý định của Ngài cho Mẹ. Vì thế, Mẹ rất vui mừng, nhưng niềm vui mừng ấy đi kèm với niềm run sợ, một sự run sợ thánh.
Kinh nghiệm sống đời Kitô của chúng ta cũng có hai tâm tình này như Mẹ Maria: "Vui và Sợ". Mẹ Maria nhờ ơn Chúa giúp để thắng vượt cái sợ và Mẹ đã phó thác tin tưởng hoàn toàn trong Ngài. Xin Mẹ giúp chúng ta tham dự vào niềm vui của Mẹ, được trở thành dấu chỉ thực hiện ơn cứu rỗi của Ngài nơi anh chị em xung quanh.
Lạy Cha là Chúa trời đất, chúng con chúc tụng Cha, vì Cha đã không mạc khải những mầu nhiệm cao cả ấy cho kẻ khôn ngoan kiêu ngạo, nhưng Cha đã mạc khải cho những kẻ bé mọn và khiêm tốn. Cha đã chọn Đức Maria để thực hiện lời hứa cứu rỗi chúng con, nhờ lời cầu khẩn của Đức Maira và nhân danh Đấng Emmanuel là Đức Giêsu Kitô, Đấng Thiên Chúa ở cùng chúng con, xin cho chúng con nhận ra sự hiện của Người và tiếp rước Người đến ở với chúng con.
Lạy Mẹ Maria, chúng con Kính Mừng Mẹ, Đấng "Đầy Ơn Phước", Mẹ đã lãnh nhận mọi ơn lành của Thiên Chúa để giúp chúng con chu toàn thánh ý Chúa. Thiên Chúa ở cùng Mẹ để Thiên Chúa ở cùng với chúng con, chúng con sẽ cảm nhận được điều này như Mẹ nếu chúng con biết sống trung thành với ơn gọi làm con cái Thiên Chúa.
Xin Mẹ cầu bầu cho chúng con được luôn sống trong niềm vui như Mẹ, đó là luôn có Chúa hiện diện bên cạnh trong cuộc sống hằng ngày của chúng con. Amen.
3. Niềm vui cứu rỗi
Cái tin mà Chúa Giêsu đem xuống trần gian là một tin mừng, cho nên đạo của chúng ta là đạo của niềm vui.
Thực vậy, đọc lại Kinh Thánh chúng ta nhận thấy trong suốt dòng lịch sử, dân Do Thái luôn sống trong vui mừng và hy vọng, chờ đón ngày Đấng Cứu Thế xuất hiện ngay giữa lòng dân tộc và giải thoát họ. Trong cuộc hành trình tiến về miền đất hứa, mỗi khi họ gặp phải khó khăn hoạn nạn, thì Thiên Chúa hằng ở bên và nâng đỡ họ, để họ được sống trong niềm vui mừng và hy vọng. Nội dung những lời rao giảng của các tiên tri mà Thiên Chúa gởi đến với họ đều kêu gọi họ hãy hân hoan vui mừng vì Chúa sẽ đến cứu độ họ: Vui lên Sion này ánh sáng huy hoàng. Vinh danh Giavê đang tràn lan khắp nơi. Vui ca lên nào thiếu nữ Sion, vì Đấng cứu độ rất oai hùng, Ngài ngự trong nhà ngươi.
Theo quan niệm Do Thái thì cá nhân không phải chỉ là một con người riêng biệt, mà còn là hiện thân của tổ tiên. Những người quá cố vẫn đang sống và hiện diện qua hình hài của con cháu họ. Do đó mỗi người đều liên kết khắng khít với cha ông, với tổ tiên, với gia đình, với họ hàng và với cả dân tộc mình. Vì thế, lời mời gọi người thiếu nữ Sion hãy vui mừng cũng chính là lời mời gọi được gởi đến cho cả một tập thể dân tộc Người Nữ sẽ sinh ra một Adong mới. Ngài sẽ đến phá tan mọi xiềng xích tội lỗi.
Lời mời gọi ấy Thiên Chúa cũng muốn gởi đến cho cả một dân tộc mới của Ngài, đến cho những người tin vào tình yêu của Ngài. Kinh Kính mừng là lời chào hân hoan mà thiên sứ Gabriel đã dành cho Mẹ Maria, cũng chính là lời mời gọi cho toàn thể Giáo Hội cũng như cho mỗi người chúng ta là hãy vui lên vì đã được Chúa cứu độ.
Kinh Kính mừng chính là lời chào mang lại Tin Mừng bởi vì Tin Mừng đã được khởi đầu từ đó. Với hai tiếng xin vâng đầy tin tưởng và phó thác, Mẹ đã cưu mang Chúa, Đấng đem lại niềm vui cho nhân loại. Lời chào mừng của sứ thầy Gabriel cũng được Thiên Chúa gởi đến với mỗi người chúng ta.
Tuy nhiên điều quan trọng đó là thái độ đáp lại của chúng ta. Liệu chúng ta có sẵn sàng xin vâng, có sẵn sàng mang Đức Kitô trong tâm hồn và trong cuộc sống của mình hay không? Liệu chúng ta có chấp nhận tình yêu của Thiên Chúa hay không? Chấp nhận tình yêu của Chúa là chấp nhận đi vào niềm vui ơn cứu độ. Chúng ta có biết rằng mỗi lần đọc kinh Mân Côi là một lần chúng ta đi vào niềm vui của Mẹ, niềm vui có Chúa ở cùng hay không?
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 5 PHỤC SINH (17/05/2025) .: TÌNH YÊU ĐIỀU RĂN MỚI (17/05/2025) .: LỜI TRĂN TRỐI YÊU THƯƠNG (17/05/2025) .: HÃY GIEO YÊU THƯƠNG (17/05/2025) .: PHÙ HIỆU CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ CHÚA GIÊSU (17/05/2025) .: AI YÊU THƯƠNG ĐỀU LÀ KITÔ HỮU (17/05/2025) .: TÔI LÀ MÔN ĐỆ CỦA ÁI? (17/05/2025) .: YÊU NGƯỜI NHƯ CHÚA (17/05/2025) .: YÊU NHƯ THẦY ĐÃ YÊU (17/05/2025) .: GIỚI RĂN MỚI (17/05/2025) .: HÃY YÊU NHƯ LÒNG DẠ THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA (17/05/2025) .: CÁC CON HÃY THƯƠNG YÊU NHAU (17/05/2025) .: PHỤC VỤ NHIỀU HƠN VÀ ÍT XÉT ĐOÁN HƠN (17/05/2025) .: ĐIỀU MÀ YÊU THƯƠNG LÀM ĐƯỢC (17/05/2025) .: QUA YÊU THƯƠNG, MỌI SỰ TRỞ NÊN MỚI (17/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam