Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 36
Tổng truy cập: 1379140
KÝ THÁC
Ký thác
“Đức Giêsu và các môn đệ được mời dự”.
Có một thanh niên nọ khao khát được nhìn thấy Chúa. Ngày đêm Anh cầu xin. Chúa đã nhậm lời anh. Chúa hiện đến với anh. Chúa đề nghị anh cùng đi với Chúa một đoạn đường. Vui sướng quá mức, anh không thể nào từ chối được lời mời gọi ngọt ngào đó. Đi được một quảng xa, Chúa nhờ anh đi tìm cho Ngài một ít nước uống. Mấy khi có được cơ hội phục vụ Chúa, anh vui vẻ đi về phía bờ sông. Tại đây, anh gặp một thiếu nữ xinh đẹp. Anh lân la làm quen. Họ yêu thương nhau, cưới nhau, sinh con cái. Anh quên hết nhiệm vụ lấy nước của mình. Một thời gian sau tại vùng anh ở xảy ra một đại lụt. Gia đình anh phải chuyển sang vùng khác. Khi đi qua một chiếc cầu, dòng nước hung tợn đã cướp mất sinh mạng vợ con anh.
Anh may mắn bám được một gốc cây to, khóc thương cho phận bọt èo của vợ con và cũng khóc cho số kiếp cô đơn của mình. Lúc này anh mới nhớ đã “bỏ quên” Chúa bên vệ đường nhưng sao còn kịp nữa, đã biết bao năm rồi. Bỗng Chúa hiện ra, mĩm cười Ngài bảo: “Con đi dâu lâu quá để Ta chờ cả tiếng đồng hồ. Sao, có lấy được nước không?”
Vâng, Thiên Chúa là như vậy đó. Ngài vẫn trung thành với chúng ta. Ngài không bao giờ lỗi hẹn. Chúng ta đi nhiều nơi, làm nhiều việc, gặp gỡ nhiều người. Vậy mà chúng ta không mãi mai nhớ gì đến Chúa. Khốn khổ cho chúng ta là chúng ta không biết mình cần Chúa. Trong những khi vui vẻ, thành công thì chẳng biết Chúa đâu, nhưng khi thất bại tủi hờn, hoạn nạn thì quày quả Chúa ơi Chúa à. Đó phải chăng là một thất bại của con người? Chúa vẫn ở bên ta, vẫn yêu ta mà ta đâu có hay.
Chúa Giêsu đến dự tiệc cưới ở Canaan hôm nay ngoài mối quan hệ tự nhiên là tình bà con thân thuộc. Chúng ta còn thấy rằng: Đức Giêsu đâu phải là con người lạnh lùng, chỉ biết mỗi chuyện “trên trời”. Ngài cũng đi dự tiệc cưới để chia sẻ niềm vui với chú rễ. Rồi Ngài còn làm phép lạ để lấy lại uy tín cho nhà đám. Ai đời tiệc còn đang rơm rả như vậy mà hết mồi, hết rượu thì quả là thất lễ với bà con và xấu hỗ quá chừng. Đặc biệt ở xứ Do thái thì điều này chắc là ngàn năm bia miệng vẫn còn. Đức Giêsu hiểu và thông cảm cho nỗi lo canh cánh đó. Ngài đã cứu một bàn thua trông thấy. “Nhất tiễn tam điêu”. Nhà đám được tiếng thơm muôn đời là thết đãi rượu ngon làm vui say thực khách. Các cô hầu lé mắt. Các môn đệ nở mũi vì sư phụ đại tài. Nhưng mà, Đức Giêsu không nhắm đến các mục tiêu này cho bằng muốn cho các môn đệ vững lòng tin vào mình hơn. Phép lạ này cũng chứng thật vương quyền của Người.
Qua đây, chúng ta cũng có quyền tự hào vì lòng hào phóng của Thiên Chúa. Ngài đã chăm lo cho con cái mình không phải thiếu thốn về bất cứ điều gì, từ chuyện “dưới đất cũng như trên trời”. Ngài đã sống trọn kiếp người, vui với người vui, khóc với người khóc. Để cho chúng ta “như trai tài sánh duyên cùng thục nữ. Như cô dâu là niềm vui cho chú rễ. Đấng tác tạo ngươi sẽ cưới ngươi về”. “Để không ai còn réo tên ngươi đồ bị ruồng bỏ. Xứ sở ngươi sẽ nức tiếng là duyên thắm chỉ hồng”.
“Chúa để mắt trông nom người kính sợ Chúa, kẻ trông cậy vào lòng Chúa yêu thương, (Tv 33,18).Thiên Chúa yêu thương và chăm lo cho chúng ta là thế, nhưng chúng ta cứ giả điếc làm ngơ. Có bàn tay của Ngài thì có điều gì mà không thể. Uớc gì trong mọi ngày trong đời sống, bạn luôn khám phá sự thật tuyệt vời ấy để bạn luôn tin tưởng và phó thác cho Ngài: “Hãy ký thác đường đời cho Chúa. Tin tưởng vào Người, Người sẽ ra tay” (Tv 37, 5).
38. Nước hằng sống – Lm. Vũ Đình Tường
Hai năm trước đây vào tháng giêng 2011 nhiều nơi trong thành phố Brisbane chìm dưới nước. Suốt mấy tuần lễ sau đó hàng ngày đều có thông báo và tiên đoán những thành phố nào kế tiếp sẽ là nạn nhân của giòng thác lũ. Những tiên đoán trên đã xảy ra đúng như những gì thông báo. Năm nay trái lại, khí hậu khô, oi bức. Không phải khô hạn chỉ gây nóng bức, khó chịu mà còn gây cháy rừng toàn lục địa. Người người, nhà nhà cầu trời đổ mưa; kẻ không tin mong trời xả nước giập tắt hoả hoạn cháy rừng. Người người vẫn còn mong đợi.
Nước đóng một vai trò quan trọng trong Kinh Thánh. Thời Cựu Ước nước được nhắc đến giải thoát cơn khát sa mạc của đoàn lữ hành trên đường về Đất Hứa. Thời Tân Ước nước dùng để thanh tẩy mang lại ơn thánh hoá. Đức Kitô dùng hình ảnh nước thường diễn giải nước hằng sống cho người phụ nữ thành Samarita khi Ngài nói cùng cô:
Ai uống nước này sẽ lại khát. Còn ai uống nước tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa. Và nước tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời (Ga 4,14)
Tuần trước chúng ta nghe về phép thanh tẩy của Gioan và ông cũng là người ban phép thanh tẩy cho Đức Kitô trước khi Ngài bắt đầu cuộc đời rao giảng công khai. Tuần này chúng ta nghe về phép lạ Đức Kitô biến nước thành rượu tại tiệc cưới Cana tại Galilê. Việc biến nước thành rượu thượng hảo hạng đã làm kinh ngạc cả thực khách lẫn người quản tiệc. Ông diễn tả điều ngạc nhiên như sau:
Ai ai cũng thết ruợu ngon trước, và khi khách đã ngà ngà mới đãi rượu xoàng hơn. Còn anh, anh lại giữ rượu ngon mãi cho đến bây giờ (Ga 2,10)
Cuối bài Kinh Thánh kết luận:
Đức Kitô đã làm dấu lạ đầu tiên này tại Cana miền Galilê và tỏ vinh quang của Người. Các môn đệ đã tin vào Người (Ga 2,12)
Các môn đệ tin vào Đức Kitô trước khi Ngài làm dấu lạ. Nếu không tin vào Ngài các ông đã không bỏ mọi sự để đi theo. Chính việc các ông bỏ mọi sự để đi theo cho thấy niềm tin của các ông. Điều Kinh Thánh diễn tả trong trình thuật này cho biết một điều khác hơn là đức tin của các ông. Các môn đệ tin vào Đức Kitô nhưng các ông không biết Lời Ngài có sức sáng tạo. Các ông biết sau khi chứng kiến Đức Kitô làm dấu lạ. Các ông nhìn thấy các người giúp việc múc nước đổ vào chum. Các ông nghe Ngài nói với các người giúp việc lấy nước trong chum đưa cho người quản tiệc và các ông nghe người quản tiệc khen rượu ngon. Có lẽ chính các ông cũng được nếm thử thứ rượu hảo hạng đó. Các ông nghe, thấy và tin Lời Thầy có sức mạnh. Lời Thầy có sức thánh hoá. Lời Thầy có sức biến đổi nước thành rượu. Như thế dấu lạ không ban đức tin cho người Kitô hữu nhưng thêm sức mạnh cho đức tin, làm cho người Kitô hữu hiểu thêm, hiểu sâu hơn về niềm tin.
Niềm tin của các tông đồ có trước sau đó mới đến dấu lạ. Không phải thấy dấu lạ rồi mới có đức tin mà chính là ngược lại, các tông đồ có đức tin rồi mới thấy dấu lạ.
Tin theo Đức Kitô luôn có những ngạc nhiên tốt đẹp đến trong đời. Điều ngạc nhiên tốt đẹp nhất, trọng đại nhất đến sau cùng. Đó chính là nước hằng sống mà Ngài hứa ban cho chị phụ nữ thành Samarita. Đây cũng là niềm hy vọng của mỗi người trong chúng ta những kẻ tin theo Chúa.
Và nước tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời (Ga 4,14).
39. Ngày thứ Ba – Lm. Vũ Đình Tường
Ngày thứ ba hay số ba đóng một vai trò quan trọng trong chương trình cứu độ của Đức Kitô.
Ngày thứ ba không nhất thiết phải là sau ngày thứ hai trong tuần. Ngày thứ ba có một nghĩa khác là sau ba ngày. Sau ba ngày có thể là bất cứ ngày nào trong tuần kể từ khi sự việc xảy ra. Có cách diễn tả khác đó là ba ngày sau.
Đức Kitô làm phép lạ đầu tiên tại tiệc cưới Cana tại Galilê vào ngày Thứ Ba. Quan trọng hơn nữa Ngài sống lại từ cõi chết sau ba ngày. Cũng là con số ba. Quan trọng nhất là tín điều Một Thiên Chúa Ba Ngôi: Cha, Con và Thánh Thần.
Đổi mới
Ngày thứ ba trong tiệc cưới Cana có đổi mới. Nước lã biến thành rượu ngon.
Bầu cũ, bình da cũ tượng trưng cho một dân tộc, cá nhân, mà tinh thần bạc nhược, hèn nhát, không còn minh mẫn, sáng suốt nhận biết chân giả, đúng sai. Để phân biệt hư thực đúng sai, điều tốt lành, trọn hảo dân tộc đó, cá nhân đó, cần một tinh thần mới, sức sống mới. Đó là loại rượu mới.
Rượu mới tượng trưng cho trật tự mới. Một trật tự có nguồn gốc phát xuất từ tình yêu. Mọi lời nói, cử chỉ, việc làm do tình yêu chân thành thúc đẩy, hướng dẫn, đều bắt nguồn từ trật tự mới. Đó là đạo lí mới, cách sống mới, được Lời Chúa hướng dẫn, chỉ dậy cách sống, cách thờ phượng mới.
Trật tự mới rút ra từ trật tự cũ đó là nước lã. Châm ngôn ‘lạt như nước ốc’ diễn tả một tấm lòng thiếu chân thành, tự nguyện, một tình cảm nhạt nhẽo, không ân cần, săn đón, chăm sóc.
Rượu mới, đạo lí mới, cách sống mới Đức Kitô rao giảng tốt hơn đạo lí cũ, cách xử thế cũ. Cách xử thế cũ nặng hình thức, trình diễn bên ngoài được thay thế bằng cách sống mới đầy yêu thương.
Cựu Ước cũng nhắc đến tầm quan trọng của con số ba. Sách Xuất Hành chương 19 nhắc lại biến cố dân Israel sau ba tháng bỏ đất cũ Ai Cập đến miền đất mới Sinai. Tại nơi đây Môsê nhận lệnh từ Giavê Thiên Chúa, sau ba ngày Ngài thiết lập Giao Ước, Môsê nhận Mười Điều răn.
Đức Kitô chịu phép rửa tại sông Giođan, ba ngày sau Ngài nhận hai môn đệ là Philiphê và Nathanaen.
Ngày thứ ba trong cuộc Phục Sinh của Đức Kitô mang đến cho nhân loại một chiến thắng khải hoàn. Qua đó những ai tin sẽ nhận ơn cứu độ, thoát ách xiềng xích của ma quỉ do tội lỗi gây nên và trở nên con Thiên Chúa, dân tuyển chọn. Đây là một đổi mới toàn diện con người, bắt đầu từ trong tâm, tràn đầy yêu thương, cảm thông và tha thứ. Thành quả sau ba ngày mai táng trong mồ. Ngài sống lại ban cho nhân loại sự sống mới.
Tiệc cưới
Kinh thánh dùng hình ảnh ngày vui tiệc cưới nói về niềm vui nước trời cho những ai đáp lại lời Đức Kitô mời gọi. Người tham dự tiệc cưới cần có sốt sắng tham dự và tinh thần sẵn sàng. Dụ ngôn mười trinh nữ dự tiệc cưới cho thấy chuẩn bị và sẵn sàng là thiết yếu. Thiếu chuẩn bị sẽ thua thiệt vì bị từ chối nhập tiệc (Mt 25).
Dự tiệc cưới nước trời cần mặc áo cưới. Trước khi dự tiệc cưới mặc áo nào cũng được mời. Sau khi vào tiệc, cần phải mặc áo cưới.
Đây là điều bắt buộc.
Bấy giờ nhà vua tiến vào phòng quan sát khách dự tiệc, thấy ở đó có một người không mặc y phục lễ cưới, mới hỏi người ấy. Này bạn, làm sao bạn vào đây mà lại không có y phục lễ cưới. Người ấy câm miệng không nói được gì. Bấy giờ nhà vua bảo gia nhân trói tay chân nó lại, quăng nó ra chỗ tối tăm bên ngoài, ở đó người ta sẽ phải khóc lóc nghiến răng. (Mt 22, 11)
Bài học cần lưu ý cho những ai ăn bận, diêm dúa, loè loẹt, thiếu kín đáo và thiếu chuẩn bị khi tham dự thánh lễ. Họ trả lời thế nào về tinh thần và thái độ sẵn sàng tham dự tiệc cưới. Vẫn biết quyền phán xét dành riêng cho Chúa nhưng nhìn y phục khó tránh khỏi nhận xét về tư cách.
Tinh thần
Tinh thần đóng một vai trò quan trọng liên quan đến y phục. Đây không phải là cơ hội trưng diện, khoe khoang. Cần ăn mặc lịch sự thích hợp cho việc tham dự thánh lễ. Như thế nào là lịch sự, thích hợp?
Một tấm lòng yêu mến thiết tha, biết ăn mặc thế nào cho xứng khi đón nhận Chúa vào lòng. Cần chuẩn bị kĩ trong ngoài trước khi đến gặp Chúa. Đến với Chúa trong tâm tình khiêm nhường, lòng thiết tha và tinh thần vui tươi. Đến với Chúa với tâm tình đơn hèn vui thích, không cảm thấy dự lễ là điều bắt buộc, chu toàn lề luật. Đến do lòng mong ước, tâm tình yêu mến, sẵn sàng tham dự các nghi thức một cách chân thành, vui vẻ và hoà đồng với những anh chị em khác.
Quí bạn dự lễ đứng ngoài thánh đường cần xét lại cách thờ phượng riêng mình. Lí do giải thích cho việc đứng ngoài có nhiều. Chính đáng hay không mình bạn biết. Thực tế việc làm gây nên một số điều không hay. Vì nhiều lí do.
– Dễ bị chia trí khi dự lễ.
– Khó tập trung khi nghe các bài đọc và bài giảng.
– Tâm tình cầu nguyện bị chi phối bởi hoàn cảnh.
– Đôi khi vừa dự lễ vừa chuyện vãn.
– Là gương mù cho người khác bắt chước.
Bạn nghĩ thế nào khi mình là duyên cớ cho người khác vấp phạm.
40. Có Mẹ ở kề bên – Huệ Minh
Đám cưới là một nghi lễ rất quan trọng. Chính vì vậy ở Palestine cũng là dịp và cơ hội thật sự quan trọng của gia đình hai bên, nhất là của đôi bạn trẻ.
Theo luật Do thái, lễ cưới của một trinh nữ phải tổ chức vào ngày thứ tư. Điều này rất thú vị, vì nó cho chúng ta căn cứ để tính lui lại: nếu đám cưới nhằm ngày thứ Tư, thì ngày Chúa Giêsu gặp Anrê và Gioan lần đầu tiên phải là ngày sa-bát, và cả hai đều ở với Ngài trọn ngày đó. Tại Palestine tiệc cưới kéo dài hơn một ngày, lễ cưới chính thức cử hành vào buổi xế chiều sau khi dự tiệc.
Sau buổi tiệc, đôi tân hôn được đưa về nhà mới. Bấy giờ trời đã tối, họ được đưa đi qua các con đường làng, dưới ánh đuốc, có lọng che đầu. Họ được đưa theo con đường càng dài càng tốt để có thể gặp được nhiều người chúc mừng.
Ở Palestine vợ chồng mới cưới không đi hưởng tuần trăng mật. Họ ở tại nhà mở cửa suốt tuần để tiếp khách. Họ đội vương miện và mặc y phục hôn lễ. Họ được đối xử như vị vua và hoàng hậu, và lời nói của họ là luật. Nếu suốt đời người ta phải sống cơ cực vất vả, thì được một tuần tiệc tùng, vui vẻ, quả thực là cơ hội vô cùng đặc biệt trong đời người. Chúa Giêsu đã vui vẻ tham dự ngày hạnh phúc ấy. Nhưng đã có trục trặc xảy ra.
Trong đám tiệc của người Do thái, rất cần rượu. Các Rabi vẫn nói: “Không rượu thì không vui”. Không phải vì mọi người nghiện rượu, nhưng bên Đông phương món rượu thật quan trọng.
Thật ra, đối với họ say rượu là một điều xấu hổ, nên họ uống pha hai phần rượu và ba phần nước lã. Lúc nào thiếu thức ăn, thức uống là có vấn đề, vì ở Đông phương tiếp khách là một nhiệm vụ thiêng liêng; thiếu thức ăn, thức uống trong một tiệc cưới là điều xấu hổ, nhục nhã cho cả cô dâu lẫn chú rể.
Qua trang Tin Mừng của Thánh Gioan hôm nay, ta thấy tiệc cưới Cana hôm nay đã rơi vào cảnh bi đát đến tột cùng: hết rượu. Thế nhưng, đứng trước hoàn cảnh bế tắt đó, Mẹ Maria đã sẻ chia bằng lời của Mẹ gởi đến Chúa Giêsu con Mẹ.
Sự hiện diện của Chúa Giêsu và Mẹ Maria trong tiệc cưới Cana là hình ảnh sự hiện diện của các Ngài trong gia đình và trong cuộc đời của chúng ta. Các Ngài hiện diện để thi ân giáng phúc cho chúng ta, bởi các Ngài là Cha, là Mẹ của chúng ta. Các Ngài hiểu rõ mọi nhu cầu của đời sống chúng ta, dù chúng ta chưa trình bày với các Ngài. Các Ngài sẽ bao bọc, sẽ chở che, sẽ yêu thương, sẽ dẫn dắt chúng ta qua mọi nẻo đường và trong mỗi khoảnh khắc của cuộc sống.
Chính vì vậy, Đức Maria đã báo cho Chúa Giêsu biết sự bi đát mà gia đình của đôi tân hôn gặp phải. Và, ta thấy Chúa Giêsu đã bày tỏ quyền năng của Ngài để cứu gia đình mộc mạc này khỏi bị tổn thương nhục nhã. Ngài đã hành động vì lòng ưu ái, tử tế, thông cảm với những người mộc mạc đơn sơ.
Không chỉ có đám cưới này hết rượu, ngày nay có nhiều gia đình, nhiều đám cưới đã biết bao nhiêu lần chén hạnh phúc của chúng ta đã vơi đi, hay đã cạn hết rồi. Ngày hôm nay, tình yêu của gia đình đang ở tình trạng báo động.
Men của tình yêu, của niềm vui, của sự thành công, của sung túc không còn. Ngay cả khi tất cả những điều ấy phải trả giá bằng mồ hôi, nước mắt, bằng xương, bằng máu mới có được… Vậy mà chỉ sau một biến cố nào đó, đã mất hết, đã cướp hết, mình hoàn toàn trắng tay, chỉ để lại trong lòng nỗi cô đơn dằn xé, nỗi chán chường đến mức bạt nhược… Những lúc như thế, mỗi người chúng ta cần lắm một lời van xin của Mẹ đến với Chúa “Họ hết rượu rồi”, để Chúa an ủi và ban nghị lực, ban đức tin giúp ta có thể vượt qua những đắng cay cồn cào ấy.
Sự hiện diện của Chúa Giêsu và Mẹ Maria không bao giờ là một tai họa, nhưng luôn mang lại ân phúc. Vấn đề là chúng ta có cho các Ngài nhập hộ khẩu vào trong gia đình và trong cuộc đời của mình hay không?
Hôm nay, chúng ta đã thấy rõ rồi đó, dù bảo rằng “Giờ của con chưa tới” và đám tiệc còn hay hết rượu thì chẳng có liên quan gì đến chúng ta cả Mẹ ơi, thế nhưng, phép lạ vẫn cứ xảy ra thật. Chúa đã biến nước thành rượu thật. Không chỉ thành rượu, mà còn là rượu ngon. Và đám cưới không chỉ cứ tiếp tục vui, mà còn vui hơn.
Vì thế, chúng ta có thể xác quyết rằng: Lời cầu nguyện của Đức Mẹ là lời hiệu nghiệm và có uy lực. Lời đó mang lại giá trị cho đời sống chúng ta. Nó cho thấy Đức Mẹ có quyền năng trong lời chuyển cầu của mình. Lời chuyển cầu hiệu nghiệm và uy lực ấy rất cần cho chúng ta, vì nó mang lại giá trị cho đời sống, mang lại hạnh phúc cho con người, mang lại những phép lạ lớn lao tưởng chừng như không thể xảy ra.
Vì thế, khi tôn thờ Thiên Chúa, mỗi người chúng ta cũng hãy yêu mến Đức Mẹ. Hãy tâm sự với Đức Mẹ, hãy bày tỏ cuộc đời mình với Đức Mẹ. Vì chúng ta thâm tín rằng, chính trên thập giá, trước khi trút hơi thở cuối cùng, Chúa đã trối Mẹ cho Gioan, và Gioan cho Mẹ. Đấy là lúc chúng ta trở thành con cái Mẹ, lẽ nào Mẹ lại không nhận biết những nhu cầu để giúp đỡ chúng ta sao?
Ngày xưa khi còn tại thế, lời cầu của mẹ đã hiệu nghiệm đến thế, huống chi bây giờ Mẹ đang tột cùng vinh hiển bên cạnh Con Mẹ. Mẹ đang vinh hiển, tràn đầy uy quyền, nắm giữ kho báu ân sủng của Con Mẹ, Mẹ lại tiếc với chúng ta sao? Chuyện quan trọng là ta có tín thác, có chạy đến bên Mẹ để Mẹ chở che, phù hộ cho ta hay không mà thôi. Nguyện xin Mẹ Maria cầu bầu cùng Chúa cho các gia đình trong giáo xứ chúng ta luôn bình an và ngập tràn niềm vui trong tình thương quan phòng của Chúa.
41. Dấu chỉ tiệc cưới Cana – Radio Veritas Asia.
(Trích trong ‘Suy Niệm Lời Chúa’)
Alkasami, một nhà thần bí người Ba Tư qua đời năm 1330, đã viết về tình yêu của Thiên Chúa như sau: “Cái đẹp đích thực, tình yêu đích thực chính là Thiên Chúa. Và tất cả những gì là đẹp, là dễ yêu trên thế giới này đều tỏ lộ trọn vẹn về tình yêu của Ngài. Mỗi lần chúng ta nhận ra một người đẹp, đôi mắt trí tuệ của chúng ta phải hướng vọng lên Chúa và tấm lòng của chúng ta phải hướng về Ngài. Cuộc đời của Kitô hữu phải là mọt cuộc chiêm ngắm triền miên về Ngài. Cuộc đời của Kitô hữu phải là một cuộc chiêm ngắm triền miên vẻ đẹp tuyệt vời là Thiên Chúa, và phải là tiệc cưới tươi vui vì có Chúa Giêsu Kitô là vị hôn phu là rượu mới thơm ngon của thời cứu thế”.
Đó là sứ điệp Giáo Hội muốn nhắn gởi chúng ta qua các bài đọc Chúa nhật hôm nay. Bắt đầu vào thế kỷ thứ XIII trước tây lịch, với tiên tri Môisê, mối tương quan giữa Thiên Chúa và dân Israel không còn được trình bày trong thứ ngôn ngữ chính trị ngoại giao của Giao ước nữa, mà được diễn tả trong thứ ngôn ngữ của hôn nhân, của liên hệ vợ chồng, của cuộc gặp gỡ đối thoại thân tình và tươi vui như trong một tiệc cưới. Tiên tri Isaia III, một đồ đệ của trường phái Isaia sống vào sau thời lưu đày đã muốn ca tụng các liên hệ thân tình ấy của Thiên Chúa với dân Israel. Các chương từ 56-66 là một bài ca cảm tạ Thiên Chúa vì Ngài đã lại đoái nhìn đến Israel và cho họ được trở về quê hương sau 50 năm lưu đày bên Babylon.
Trong Kinh Thánh, thành Giêrusalem bị tàn phá và dân Israel phải sống kiếp lưu đày được giải thích như hâu quả cuộc sống tội lỗi của dân Chúa chọn, vì Israel đã chạy theo tôn thờ các thần linh giả tạo khác, không nhận biết Chúa và không kêu cầu Ngài nữa, nên phải sống kinh nghiệm đắng cay sự làm thinh của Thiên Chúa. Thiên Chúa rút bàn tay đỡ nâng lại và giấu cánh tay phải trong lòng không dang ra trợ lực họ nữa. Nhưng trong chương 62, tiên tri Isaia III cho thấy Thiên Chúa lại bắt đầu ngỏ lời với dân Israel.
Trong ngôn ngữ Thánh Kinh, nếu sự thinh lặng diễn tả cảnh hoang tàn buồn thảm, nếu thinh lặng là sa mạc trống vắng vực thẳm, không có sự sống, thì lời nói diễn tả sức sáng tạo. Thành Giêrusalem được tái thiết và đổi mới lại trở thành người đối thoại với Thiên Chúa y như người nam và người nữ đã từng được chuyện vãn thân tình với Thiên Chúa vào thời khai nguyên vũ trụ. Giêrusalem tái thiết, là dấu chỉ của sự tạo dựng hữu hiệu của Thiên Chúa bị tàn phá vì tội lỗi bất trung của mình. Giêrusalem đã trở thành biểu tượng của con người được Thiên Chúa phục hồi vẻ trong sáng và hình ảnh của Ngài. Và Kinh Thánh diễn tả tình trạng cuộc tái sinh ấy của con người trong ơn thánh Chúa thứ ngôn ngữ của hôn nhân, Giêrusalem không bị bỏ rơi nữa mà trở thành hôn thê của Thiên Chúa, đầu đội vương miện, phẩm giá mới cao trọng của một nữ hoàng và được Thiên Chúa gọi là niền vui của Ta.
Cuộc sống của chúng ta ngày nay tuy chúng ta có lỗi, nhưng Thiên Chúa trao ban cho chúng ta cuộc sống mới và phẩm giá mới là con cái của Ngài. Và còn hơn thế nữa, Thiên Chúa biến đổi chúng ta thành người yêu, niềm vui của Ngài. Qua tường thuật tiệc cưới làng Cana, thánh Gioan cho thấy Chúa Giêsu cũng tỏ lộ con người và sứ mạng của Ngài trong khung cảnh một bữa tiệc cưới. Khác với các thánh sử của ba Phúc Âm nhất lãm hay dùng từ phép lạ, thánh Gioan dùng từ “dấu chỉ”. Trong Kinh Thánh, rượu là dấu chỉ của thời cứu thế và của niềm vui mà Đấng Cứu Thế khơi dậy nơi tâm lòng con người. Khi biến đổi nước thành rượu ngon, Chúa Giêsu cho thấy Ngài là thứ rượu hảo hạng của tiệc cưới thời cứu thế mà Thiên Chúa ban cho loài người. Đây là dấu chỉ, qua đó Chúa Giêsu cho thấy trước vinh quang của Ngài để các môn đệ tin vào Ngài. Nhưng trong nhãn quan thần học của thánh Gioan, vinh quang đích thực của Chúa Giêsu sẽ chỉ được tỏ hiện trên thánh giá và trong sự Phục sinh của Ngài mà thôi. Thánh Gioan gọi là giờ của Chúa Giêsu. Tuy nhiên, ngay lúc này đây, dấu chỉ ấy đã bắt đầu tỏ hiện. Lời xin của Mẹ Maria diễn tả cái lo lắng vật chất. Câu trả lời và kiểu cách làm của Chúa Giêsu diễn tả viễn tượng cứu thế trong tương lai. Và cũng giống như đoàn tông đồ, Mẹ Maria được Chúa Giêsu dẫn đưa vào con đường lòng tin, con đường mà mỗi một môn đệ đều phải đi theo, để có thể hiểu biết toàn vẹn bản chất đích thực con người của Chúa Giêsu.
Trong khung cảnh của tiệc cưới Cana, bên cạnh Chúa Giêsu là rượu mới của thời cứu thế, là vị hôn phu của cộng đoàn Giáo Hội và là chủ tiệc Thánh Thể, Mẹ Maria cũng là một dấu chỉ. Mẹ không cho chúng ta thấy một vị Thiên Chúa nghiêm nghị khắc khổ, mà giúp chúng ta hiểu Chúa Giêsu, con Mẹ là vị Thiên Chúa của sự sống, của niềm vui và của tình bạn hữu.
Có rất nhiều Kitô hữu gồm cả các vị lãnh đạo cộng đoàn quan niệm rằng, niềm vui không thể đi đôi với nỗ lực sống nghiêm chỉnh lòng tin Kitô, chỉ có ăn chay hãm mình mới là sống đạo. Chỉ khi chịu đựng những gì nặng nề, nhàm chán và khó chịu, mới có công phúc và mới là sống đạo, còn tươi vui hớn hở không phải là thái độ nghiêm trang kính trọng đối với Thiên Chúa. Quan niệm sai lầm nay khiến cho tín hữu có kiểu sống đạo khô khan, nhăn nhó và phục vụ Thiên Chúa với gương mặt cau có khó thương, chịu đựng hy sinh, tốn kém cho cái dịch vụ thờ phượng như với gương mặt sầu thảm làm sao. Do đó họ không cảm hứng vui lên trong Chúa khi phụng sự Ngài trong tiếng đàn ca.
Dấu chỉ tiệc cưới Cana cho thấy Thiên Chúa yêu thích cho chúng ta sống vui tươi hồn nhiên và trong sáng, bởi vì Tin Mừng cứu độ mà Chúa Giêsu đem đến cho chúng ta, chỉ là tin vui thật sự nếu chúng ta có thái độ sống lòng tin thật sự, nếu gương mặt, ánh mắt và cuộc sống chúng ta phản ánh niềm vui đó. Dấu chỉ tiệc cưới Cana dạy cho chúng ta biết rằng, để gặp gở Chúa Kitô chúng ta không cần phải là người thoát tục trở thành thiên thần, nhưng chỉ cần hiểu rõ thành loài người hơn, sống trọn vẹn ơn gọi làm người của chúng ta hơn theo mẫu gương của Chúa Giêsu Kitô nhập thể. Và để có thể hiện thực ơn gọi làm người, cần phải tập và sống các nhân đức nhân bản mỗi ngày, càng biết sống sâu đậm các nhân đức căn bản tự nhiên, chúng ta càng giống Chúa Giêsu làm người. Đó là nền tảng vững chắc đầu tiên, cần thiết trong cuộc sống ơn gọi Kitô. Thiếu các nhân đức căn bản này, người tín hữu mất quân bình, thường trở thành cuồng tín, có thái độ sống đạo lệch lạc.
Ngoài ra dấu chỉ của tiệc cưới Cana còn dạy cho chúng ta biết rằng, của cải trần gian và các tiện nghi vật chất tự chúng không có gì là xấu xa và nguy hại, chúng chỉ xấu xa nguy hại và đáng khinh, khi chúng khiến cho chúng ta đánh mất đi chất người của mình, và biến chúng ta trở thành ích kỷ hàm hồ, ác độc, bất công và nô lệ chúng. Nhưng thật ra, chỉ có con người là đáng chê trách vì ta trở thành xấu xa và gian tham ác độc chớ không phải của cải. Cũng chính vì thế, nên trong chương 12, thư thứ nhất gởi tín hữu Côrintô, thánh Phaolô khuyến khích mọi người hãy biết sử dụng đúng đắn tất cả mọi đặc sủng mà Thiên Chúa rộng ban cho họ. Kẻ ít người nhiều ai cũng nhận được một số đặc sủng tùy theo sự khôn ngoan quan phòng của Thiên Chúa. Cần tận dụng tất cả mọi ơn đó, tất cả mọi đặc sủng và tài khéo đó mà Chúa Thánh Thần đã ban cho chúng ta để làm vinh danh Chúa và mưu ích cho tha nhân và trong cộng đoàn. Chính các đặc sủng khác nhau ấy làm thành sự phong phú của dân Chúa, những ơn Chúa ban đều có mục đích giúp cộng đoàn trở thành vững mạnh.
Tóm lại sống lòng tin Kitô có nghĩa là ý thức được ơn Chúa ban cho chúng ta, là luôn tươi vui tận dụng để phục vụ Thiên Chúa trong thân nhân theo mẫu gương của Chúa Giêsu Kitô.
42. Chúa đến mang lại niềm vui và hạnh phúc.
(Trích trong ‘Cùng Đọc Tin Mừng’ – Lm. Ignatiô Trần Ngà)
Một số người cho rằng Chúa Giêsu đến trần gian chỉ nhằm cứu rỗi phần hồn con người; còn phần xác thì chẳng đáng bận tâm.
Thật ra không phải thế, vì ngoài việc loan Tin Mừng và tự hiến đời mình cứu độ nhân loại, cho họ được hưởng hạnh phúc đời sau, Chúa Giêsu còn thiết tha đem lại niềm vui và hạnh phúc cho mọi người ngay trên cõi đời nầy nữa.
Sự kiện xảy ra tại tiệc cưới Cana chứng tỏ điều đó.
Hôm ấy, Chúa Giêsu đến tham dự tiệc cưới tại Cana cốt để đem lại niềm vui cho cô dâu chú rể và chúc lành cho họ được trăm năm hạnh phúc. Chúa Giêsu xem đây là điều quan trọng nên Người không chỉ tham dự một mình mà cùng đi với Mẹ Maria và các môn đệ để cho niềm vui của đôi hôn nhân được tăng lên.
Thế rồi, đang giữa tiệc vui bỗng hết rượu. Đây là chuyện không may và ngày vui của đôi tân hôn có nguy cơ trở thành ngày rầu rĩ vì cô dâu chú rể sẽ bị gièm pha trách móc, tiệc cưới sẽ để lại ấn tượng đáng buồn trong lòng khách dự tiệc.
Trước tình thế đó, Mẹ Maria tìm đến với Chúa Giêsu để xin Người cứu vãn. Thế là mặc dù “giờ của Người” chưa đến (Ga 2,4), Chúa Giêsu cũng đã thực hiện phép lạ đầu tay, hoá nước thành rượu ngon với số lượng dư dật để đem lại niềm vui cho mọi người.
Sự việc nầy cho thấy hạnh phúc đời nầy của con người là mục tiêu quan trọng mà Chúa Giêsu nhắm tới. Sau nầy, Chúa Giêsu thực hiện nhiều phép lạ khác cũng không ngoài mục tiêu đó.
Vì muốn đem lại niềm vui và hạnh phúc cho người goá phụ Na-in nên Chúa Giêsu đã cho con trai bà đã chết được sống lại, dù bà chưa ngỏ lời van xin. (Lc 7,11-17)
Vì muốn đem lại niềm vui và hạnh phúc cho hai chị em Mác-ta và Maria ở Bêtania đang sầu thảm vì mất em, Chúa Giêsu đã truyền cho Ladarô chết chôn trong mồ được sống lại. Nhờ đó, cả gia đình được chan hoà niềm vui. (Ga 11, 32-43)
Cũng vì muốn đem lại niềm vui cho hai môn đệ Em-mau đang sống trong ưu phiền thất vọng, Chúa Giêsu phục sinh đã hiện ra, cùng đồng hành với các ông, đem lời kinh thánh sưởi ấm tâm hồn sầu muộn của các ông. (Lc 24, 32)
Và rất nhiều phép lạ khác Chúa Giêsu đã thực hiện như cho người mù được xem thấy, cho người điếc được nghe, người què đi được, người phong hủi được sạch, người câm được nói, cho người đói được ăn, cho người nghèo được nghe Tin Mừng… cũng đều nhằm đem lại niềm vui và hạnh phúc cho tha nhân.
Hơn nữa, Chúa Giêsu không muốn đem lại cho người đời một niềm vui chóng qua, một thứ hạnh phúc mau tàn, nhưng là một thứ hạnh phúc vững bền đặt nền trên tình yêu thương huynh đệ.
Biết rằng con người sẽ luôn luôn bất hạnh nếu thiếu vắng tình thương, rằng tình thương là yếu tố cốt thiết đem lại niềm vui và hạnh phúc cho muôn người, nên Chúa Giêsu không ngừng kêu gọi mọi người hãy yêu thương đùm bọc nhau như anh chị em một nhà: “Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau; anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.” (Gioan 13, 34).
Người cũng báo trước cho mọi người biết rằng hạnh phúc đời đời trên thiên quốc chỉ dành riêng cho những ai yêu thương phục vụ người khác, đồng thời cảnh báo rằng khổ hình đời đời trong hỏa ngục là hậu quả phải đến cho những kẻ không sẵn sàng cứu giúp những người khốn khổ quanh mình. (Mt 25, 31-46)
Như thế, đem lại niềm vui và hạnh phúc cho những người chung quanh không còn là chuyện nhỏ nhưng là một quan tâm hàng đầu của Chúa Giêsu.
Là ki-tô hữu, là cánh tay nối dài của Chúa Giêsu, chúng ta cũng được mời gọi tiếp tay với Người để vun đắp niềm vui và hạnh phúc cho những người đang sống quanh ta bằng quyết tâm sống theo luật yêu thương của Người, để nhờ đó, gia đình, thôn xóm và đất nước chúng ta được hạnh phúc an vui.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 5 PHỤC SINH (17/05/2025) .: TÌNH YÊU ĐIỀU RĂN MỚI (17/05/2025) .: LỜI TRĂN TRỐI YÊU THƯƠNG (17/05/2025) .: HÃY GIEO YÊU THƯƠNG (17/05/2025) .: PHÙ HIỆU CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ CHÚA GIÊSU (17/05/2025) .: AI YÊU THƯƠNG ĐỀU LÀ KITÔ HỮU (17/05/2025) .: TÔI LÀ MÔN ĐỆ CỦA ÁI? (17/05/2025) .: YÊU NGƯỜI NHƯ CHÚA (17/05/2025) .: YÊU NHƯ THẦY ĐÃ YÊU (17/05/2025) .: GIỚI RĂN MỚI (17/05/2025) .: HÃY YÊU NHƯ LÒNG DẠ THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA (17/05/2025) .: CÁC CON HÃY THƯƠNG YÊU NHAU (17/05/2025) .: PHỤC VỤ NHIỀU HƠN VÀ ÍT XÉT ĐOÁN HƠN (17/05/2025) .: ĐIỀU MÀ YÊU THƯƠNG LÀM ĐƯỢC (17/05/2025) .: QUA YÊU THƯƠNG, MỌI SỰ TRỞ NÊN MỚI (17/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam