Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 68
Tổng truy cập: 1377164
LỜI KINH LẠY CHA
LỜI KINH LẠY CHA- Lm. Gioan M. Nguyễn Thiên Khải CMC
Thưa anh chị em,
Khi xuống trần gian, Đức Giêsu không dạy điều gì mà Ngài không làm gương trước cho chúng ta. Cả cuộc đời Đức Giêsu là một chuỗi cầu nguyện liên lỉ không ngừng. Ngài cầu nguyện mọi lúc, mọi nơi và trong mọi hoàn cảnh.
Nhìn Thầy Giêsu cầu nguyện, các môn đệ cũng muốn học cách cầu nguyện của Thầy: “Lạy Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện như Gioan đã dạy môn đệ của ông”. Và Đức Giêsu chỉ dạy một lời kinh duy nhất, đó là kinh Lạy Cha. Kinh Lạy Cha là lời cầu nguyện kiểu mẫu, để giúp chúng ta biết cầu nguyện thế nào cho đúng ý Chúa. Bởi vì đến với Chúa, nhiều khi chúng ta cầu xin hơn là cầu nguyện.
Vậy thế nào là cầu nguyện và thế nào là cầu xin? Nếu chúng ta để ý thì trong kinh Lạy Cha có hai phần: phần đầu là cầu nguyện, còn phần hai là cầu xin.
Cầu nguyện là chúng ta dâng lên Chúa những tâm tình thờ lạy, chúc tụng, cảm tạ, ngợi khen. Chúng ta đọc “Lạy Cha, chúng con ở trên trời”, là chúng ta nói lên mối tương quan tình nghĩa Cha con. Chúa là Cha còn chúng ta là con của Ngài. Thế thì, chúng ta có cảm thấy hạnh phúc vì được gọi Chúa là Cha, và chúng ta là con của Ngài không?. Đồng thời, người con hiếu thảo là người con cầu mong cho danh Cha mình được cả sáng, có nghĩa là được mọi người nhận biết Chúa là Cha, và tất cả mọi người đều là anh em với nhau. “Tứ hải giai huynh đệ”.
Thật vậy, Đức Giêsu dạy: Lạy Cha chúng con… Xin Cha cho chúng con… Chứ Chúa không dạy: Lạy Cha của con…Xin Cha cho con… Nghĩa là tất cả mọi người có cùng một Cha. Mọi người đều thuộc về gia đình Thiên Chúa Ba Ngôi. Là anh em con cùng một Cha, nên phải sống hiệp nhất yêu thương, liên đới với nhau trong đời sống, và liên đới với nhau trong cả lời cầu nguyện. Như trong bài đọc I, tổ phụ Abraham đã nêu gương sống tình liên đới khi tha thiết cầu nguyện cho thành Sôđôma khỏi bị phạt.
Phần thứ hai Chúa dạy chúng ta cầu xin: “Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày”. Có nghĩa là xin Chúa ban cho lương thực phần hồn, phần xác. Xin Chúa cho mọi người trên trái đất này có công ăn việc làm, nghề nghiệp ổn định. Biết chạnh lòng thương chia cơm xẻ áo cho những người kém may mắn. Chúa không muốn một số người cứ phòng cơ tích trữ, hay sống xa hoa lãng phí, chủ nghĩa cá nhân, trong khi đồng loại còn thiếu nhà ở, còn phải đói khát ăn xin, nằm đầu đường xó chợ…
Có những người xin Chúa ban lương thực hằng ngày mà cứ mãi mê ăn chơi, hoặc nằm ngửa chờ sung rụng, thì làm sao có lương thực được?.
Rồi có những lời cầu xin hết sức vụ lợi. Chẳng hạn như: xin cho con trúng số; xin cho con mua may bán đắc, bạc cắc không cần nhưng cần đôla. Xin cho con cái này, xin cho con cái nọ, xin vài lần mà không thấy Chúa nhúc nhích, thì đâm ra chán nản thất vọng bỏ Chúa đi coi thầy xem bói.
Cuối cùng, với tâm tình sám hối, chúng ta xin Chúa giúp chúng ta sẵn sàng tha thứ để được Chúa thứ tha. Và xin ban Thánh Thần xuống để Người cầu nguyện trong chúng ta và giúp chúng ta luôn sống theo lời của Chúa.
Anh chị em thân mến,
Ngoài kinh Lạy Cha, Chúa còn dạy chúng ta cầu nguyện phải kiên trì tin tưởng vào Thiên Chúa là Cha đầy yêu thương. Thiên Chúa là Cha đầy quyền năng sẽ ban cho chúng ta những gì tốt đẹp nhất, và Ngài còn là Người Cha khôn ngoan, biết những gì cần thiết ích lợi cho chúng ta. Người cha ở đời mà còn biết cho con cái mình những cái tốt lành, huống chi là Thiên Chúa. Ngài là người Cha giàu lòng thương xót sẽ rộng ban những điều hữu ích cho chúng ta. Vì Chúa hứa: “Hãy xin, sẽ được; hãy tìm, sẽ thấy; hãy gõ, sẽ mở”.
Chúa là Cha nhân lành luôn làm điều tốt lành cho con cái. Nhưng điều chúng ta cầu xin phải phù hợp với thánh ý Chúa, vì Thiên Chúa muốn ban cho chúng ta “bánh” chứ không cho “hòn đá”; muốn ban “cá” chứ không cho “con rắn”, muốn ban “trứng” chứ không cho “bọ cạp”.
Cử hành Thánh lễ là dịp tốt nhất giúp chúng ta cầu nguyện đẹp lòng Chúa. Vì chúng ta cầu nguyện chung với cả Giáo Hội. Cầu nguyện nhờ công nghiệp của Chúa Kitô, chính nhờ Người với Người và trong Người.
Xin cho chúng ta biết cầu nguyện theo tinh thần Chúa dạy, và xin Chúa nhận lời cầu xin của chúng con dâng lên Chúa hôm nay. Amen.
CHÚA NHẬT XVII THƯỜNG NIÊN- NĂM C
XIN THÌ SẼ ĐƯỢC – Lm. Jos. Phạm Thanh Liêm SJ
Lời Chúa hôm nay cho thấy lời cầu nguyện có giá trị như thế nào! Và không chỉ thế, Thiên Chúa sẽ ban Thánh Thần cho tất cả những ai cầu xin Ngài.
Cha trên trời sẽ ban Thánh Thần
Đức Yêsu dạy các tông đồ cầu nguyện. Qua đó Ngài cũng dạy tất cả chúng ta.
“Lạy Cha, nguyện danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến”. Danh Thiên Chúa cả sáng khi con người tin Thiên Chúa, và để Thiên Chúa ngự trị trong tâm hồn mình. Nước Thiên Chúa là vương quốc của tình yêu. Khi con người sống yêu thương nhau, Nước Thiên Chúa đang hiện diện.
“Danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến” không phải là chuyện con người có thể làm được. Chỉ có Thiên Chúa mới có thể làm cho con người tin nhận Ngài và sống theo luật tình yêu. Đó là lý do tại sao chúng ta nài xin.
“Xin cho chúng con lương thực hằng ngày”. Cơm bánh hằng ngày, là những điều rất bình thường nơi người ta no đầy sung túc, và người ta tưởng đó là những điều tự nhiên, và không cần tạ ơn Chúa; nhưng ở những nơi đói kém, con người dễ nhận ra “cơm bánh” mình ăn hằng ngày, là những hồng ân đặc biệt Thiên Chúa ban. Nếu không nhận biết “cơm bánh” hằng ngày là ơn, con người đã hành xử như người vô ơn.
“Xin tha tội chúng con, để chúng con cũng tha lỗi cho những người xúc phạm đến chúng con”. Xin cho chúng con cảm nhận lòng từ bi nhân hậu của Chúa, để chúng con cũng giúp người khác cảm nhận tình yêu tha thứ của Chúa, qua việc chúng con tha thứ lỗi lầm cho họ.
“Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ”. Con người mỏng dòn, mong manh, dễ vỡ! Ai dám nói mình không bao giờ sa ngã? Bây giờ tôi rất mạnh, nhưng lúc khác có thể tôi rất yếu. Không sa ngã phạm tội, đó là hồng ân vô cùng lớn mà nhiều lần tôi đã không ý thức để tạ ơn Thiên Chúa. Ở trong tình nghĩa với Chúa, là một ơn mà mỗi tối khi xét mình, chúng ta cần nhận ra để tạ ơn Chúa.
Người đời, những con người bất toàn và ích kỷ, mà còn không thể dửng dưng trước những lời van xin của đồng loại, huống chi Thiên Chúa, Đấng yêu thương con người vô cùng. Nếu con người còn biết cho con cái mình những điều tốt, huống chi là Thiên Chúa, chẳng lẽ Ngài không ban điều tốt cho con người sao? Quả thực, Thiên Chúa đã ban “Thánh Thần” cho con người. Thánh Thần là quà tặng quý nhất mà Thiên Chúa và Đức Yêsu ban cho con người. Khi người ta tặng quà ai, món quà càng giá trị càng diễn tả tình yêu. Món quà quý nhất mà Thiên Chúa trao tặng con người, là chính Thiên Chúa, Chúa Con và Thánh Thần.
Được Thiên Chúa, được Thánh Thần, chúng ta được tất cả những điều khác.
Thiên Chúa nhân từ hơn con người tưởng
Cuộc “trao đổi” giữa Abraham và Thiên Chúa, làm người ta lầm tưởng Abraham nhân từ hơn Thiên Chúa. Thực ra đoạn Lời Chúa cho thấy Thiên Chúa là Đấng nhân hậu, và Ngài sẵn sàng làm tất cả những gì Abraham nài xin. Abraham xin gì, Thiên Chúa cũng ban. Ngài sẵn sàng bớt từ 50, đến 40, 30, 20 và 10. Tại sao Abraham không rút xuống nữa? Có lẽ vì lòng nhân từ của con người “có hạn”, hay tại Abrahm chưa đủ lòng tin rằng Thiên Chúa nhân từ, chứ nếu Abraham có đủ can đảm và lòng tin xin rút xuống nữa, chắc chắn Thiên Chúa cũng ban cho.
Sôđôma, là mẫu gương để con người xa tránh tội lỗi. Thật không đúng nếu nói Thiên Chúa không thương những người ở Sodoma. Đức Yêsu nói: Sodoma còn được xét xử khoan dung hơn nhiều thành ở Israel (x. Mt.10, 15).
Hình ảnh của Abraham trong St.18, 20-32 rất đẹp. Lòng nhân từ và thương xót, làm con người trở nên xinh đẹp, vì điều đó làm con người giống Thiên Chúa hơn.
Chỉ cần mười người công chính, đủ để cứu cả thành. Chỉ cần là người công chính, là đã làm được bao nhiêu điều mà những người tài giỏi, quyền thế, giầu sang, không thể làm được. Ước gì mỗi người chúng ta đều có khao khát trở nên người công chính. Để với sự công chính Thiên Chúa ban, chúng ta có thể cứu được những người khác, chẳng hạn qua gương sáng đời sống đạo đức, chúng ta có thể giúp người khác trở lại, hoặc cố gắng vươn lên.
Thái độ của con người trước Thiên Chúa
Abraham xin với Thiên Chúa như một người “ăn xin”, ý thức những điều mình xin tuỳ thuộc Thiên Chúa đồng ý hay không. Con người tuy dù được Thiên Chúa yêu những tự bản chất chỉ là tạo vật, là hư không đối với Thiên Chúa. Con người đâu phải ngang bằng với Thiên Chúa mà đòi hỏi điều này điều kia. Thái độ khiêm tốn, chấp nhận những gì được ban như hiện tại, cảm tạ Thiên Chúa, là thái độ cần thiết của tạo vật trước Thiên Chúa.
Thiên Chúa không cần chúng ta nài xin, Ngài cũng ban những điều cần thiết cho chúng ta. Khi chúng ta thấy những gì cần cho chúng ta và nài xin Ngài, Ngài sẵn sàng ban để chúng ta nhận biết “Ngài là tình yêu” hơn nữa. Thiên Chúa đã ban Đức Yêsu cho chúng ta, nhờ Ngài chúng ta là tạo vật mới, và chúng ta được tất cả nhờ Đức Yêsu Kitô.
Đức Yêsu vì yêu thương đã coi chúng ta là bạn hữu với Ngài. Tuy dù được yêu thương, nhưng khi ngỏ lời với Thiên Chúa, Abraham rất kính cẩn. Đây cũng là bài học cho chúng ta, để mỗi khi chúng ta cầu nguyện, chúng ta phải có thái độ như thế nào đối với Thiên Chúa.
Câu hỏi gợi ý chia sẻ:
- Bạn có hay “xin” Thiên Chúa điều này điều kia không? Điều nào quan trọng nhất trong đời mà bạn đã xin? Bạn có được điều đó không? Xin chia sẻ nếu được.
- Lời nào trong kinh Lạy Cha bạn thích nhất? Tại sao?
- Có khi nào bạn cầu nguyện một điều rất chính đáng mà không được không? Bạn phản ứng ra sao với Thiên Chúa trong trường hợp đó? Phản ứng đó đúng hay sai? Tại sao?
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 5 PHỤC SINH (17/05/2025) .: TÌNH YÊU ĐIỀU RĂN MỚI (17/05/2025) .: LỜI TRĂN TRỐI YÊU THƯƠNG (17/05/2025) .: HÃY GIEO YÊU THƯƠNG (17/05/2025) .: PHÙ HIỆU CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ CHÚA GIÊSU (17/05/2025) .: AI YÊU THƯƠNG ĐỀU LÀ KITÔ HỮU (17/05/2025) .: TÔI LÀ MÔN ĐỆ CỦA ÁI? (17/05/2025) .: YÊU NGƯỜI NHƯ CHÚA (17/05/2025) .: YÊU NHƯ THẦY ĐÃ YÊU (17/05/2025) .: GIỚI RĂN MỚI (17/05/2025) .: HÃY YÊU NHƯ LÒNG DẠ THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA (17/05/2025) .: CÁC CON HÃY THƯƠNG YÊU NHAU (17/05/2025) .: PHỤC VỤ NHIỀU HƠN VÀ ÍT XÉT ĐOÁN HƠN (17/05/2025) .: ĐIỀU MÀ YÊU THƯƠNG LÀM ĐƯỢC (17/05/2025) .: QUA YÊU THƯƠNG, MỌI SỰ TRỞ NÊN MỚI (17/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam