Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 52
Tổng truy cập: 1378287
LUẬT CŨ NGHĨA MỚI
Luật cũ nghĩa mới
“Đây là giới răn của Thầy là các con hãy yêu thương nhau”.
“Anh em đừng để mắc nợ ai điều gì ngoài món nợ tình thương” (Rm 13,18). Tình thương giữa người với người không bao giờ là một đề tài xa lạ hay lỗi thời từ ngàn xưa cho đến thời nay. Bao lâu và ở bất cứ nời nào có con người hiện diện thì ở đó cần có tình yêu. Điều ấy như một điều tất phải có để con người có thể tồn tại và phát triển. Tất cả văn hoá của các dân tộc, giáo huấn của các tiền nhân dù là công giáo hay ngoài công giáo đều không thể thiếu giáo luật yêu thương. Bởi đó không chỉ là điều lệ tự nhiên của con người mà còn là giáo huấn của trời, của Chúa. Và Đức Giêsu đã cho giới luật yêu thương ấy một ý nghĩa tuyệt vời hơn nữa. “Cứ dấu này mà người ta sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy là anh em hãy yêu thương nhau” (Ga 13, 35).
Chúa Giêsu xuống thế làm người, người ta đã nghĩ rằng Ngài sẽ dạy những giáo lý cao siêu huyền bí, cho con người thực hành những chuyện cao vời hơn chính tầng mây để đạt được cuộc sống vĩnh cữu. Thế mà thực tế lại hoàn toàn trái ngược. Ngài lại dạy một giáo lý hết sức quen thuộc mà ai cũng đã biết rõ, thuộc nằm lòng từ thuở còn trong nôi. Hãy yêu thương nhau. Đó thực ra là điều Thiên Chúa đã phú bẩm trong lương tâm tất cả nhân loại này. “Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” dạy về điều gì thì ai ai cũng hiểu. Ngay bên Trung Hoa với một nền văn hoá đậm bản sắc Phong kiến thì cũng không thiếu những luật lệ như Kiêm Ái của Mặc tử. Yêu người như yêu mình, yêu bằng hành động cụ thể. Đức Phật bên Ấn Độ thì dạy phải có lòng từ bi. Và cũng với lòng từ bi ấy mà Ngài đã lên đường tìm cho đồng bào mình con đường đến hạnh phúc. Như thế, cho đến khi giáo lý yêu thương của Đức Giêsu ra đời thì điều ấy đã được nói đến rất lâu rồi. Đến Đức Giêsu cũng không dạy điều gì khác hơn. Có khác là Ngài đã dám thí mạng sống mình cho người mình yêu (Ga 15,13). Tức là giá trị và ý nghĩa của hành vi yêu thương ấy. Một tình yêu nhưng không và hiến dâng.
Bài học yêu thương ai cũng nhớ, cũng thuộc, cũng có thể trình bày rõ ràng, rành mạch. Nhưng xem ra nhân loại này vẫn còn đầy dẫy những đau thương và thách đố do chính con người tạo ra cho đồng loại mình. Nguyên nhân chính là bởi con người đã không thể yêu như Chúa yêu. Vì khi làm như thế, con người sẽ bị mất mát, bị đau thương và có khi phải chết nữa. Con người mở rộng trí khôn để đón nhận giáo huấn nhưng lại đóng cửa trái tim và bàn tay nên giáo huấn ấy không thành hiện thực. Lịch sử loài người cho thấy con người ngày càng tách biệt nhau. Nếu Thời công xã nguyên thuỷ con người sống thành “bầy đàn”, mọi sự là của chung, thì thời hiện đại “mạnh ai nấy sống”. Rồi khi con người tiến dần đến thềm văn minh thì cũng là lúc con người tiến dần đến ranh giới của chia cắt. Phân chia quốc gia, lãnh thổ, dân tộc, gia đình, rồi đến sự phân chi tài sản, giàu nghèo, thân phận. Đó là số phận của cái gọi là văn minh hiện đại. Tình yêu như mờ nhạt dưới bảo táp của giá cả, của miếng ăn, áo mặc, danh dự, uy quyền. Ai dám “liều yêu” thì coi như kẻ lập dị, không biết thời thế. Đức Giêsu đến để làm sống lại nền văn minh tình thương ấy. Ngài đã tự huỷ, bỏ mình để gắn kết, để hiệp thông. Ngài đã làm gương cho chúng ta về một đời sống yêu thương trọn hảo. “Thầy là Chúa, là Thầy mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng hãy rửa chân cho nhau” (Ga 13,14). Khi sống giới luật yêu thương thì không những chúng ta đã hoàn thành cái nhiệm vụ của con người với con người mà chúng ta còn được cứu độ. “Phúc cho ai biết thương xót thì họ sẽ được Thiên Chúa thương xót” (Mt 5,7). Lẽ ra chúng ta không được cái phần thưởng ấy vì đó là nhiệm vụ chúng ta phải làm, phải thực hiện. Nhưng Thiên Chúa đã cho hành vi tự nhiên ấy một phần thưởng thì quả thật hành vi ấy phải rất cao trọng và lớn lao. Khi yêu thương thì chúng ta chu toàn lề luật của Thiên Chúa (x. Rm 13,18).
Người ta thích nói về tình yêu nhưng ngại sống cho tình yêu. Lạy Chúa, xin cho chúng con biết yêu thương nhau, biết dám vì người khác mà hy sinh bản thân mình để chúng con cũng xứng đáng được gọi là môn đệ của Chúa.
35. Ai là gương mẫu của chúng ta? – Achille Degeest
(Trích trong ‘Lương Thực Ngày Chúa Nhật’)
Giuđa đi khỏi, bầu khí phòng tiệc trở lại đầm ấm. Chúa đối thoại thân thiết với các môn đệ. Người nói ra những điều Người đang suy nghĩ. Sắp tới giờ Người được tôn vinh. Lời nói Chúa phát xuất từ thâm tâm và muốn động tới thâm tâm các môn đệ. Đối với Chúa, tôn vinh nghĩa là, sau khi hoàn tất sứ mạng, Người sẽ tỏ rõ phẩm vị của Người là Con Thiên Chúa, là Đấng Cứu Chuộc nhân loại. Chịu khổ nạn và sống lại, hành vi tuyệt đỉnh ấy của sứ mạng đang tiến đến gần, do đó có câu: Thiên Chúa sắp tôn vinh Con Người. Mầu nhiệm sự sống qua cõi chết, vinh quang qua ô nhục và sống lại, sắp hoàn tất. Mầu nhiệm đã kết thúc ở sự biểu dương đời sống Thiên Chúa trong Con Người, không những vì được Thiên Chúa thêm sức sống, mà chính vì Người là Con Thiên Chúa. Từ ngữ các con bé nhỏ Chúa dùng để nói với các môn đệ biểu lộ niềm thương mến của một người Cha. Chúa nghĩ đến nỗi buồn sầu sắp tới của các môn đệ, nỗi hoang mang của họ trước cuộc Thương Khó. Chúa dạy họ hãy sát cánh đương đầu với thử thách, và lệnh truyền của Người là thương yêu nhau bằng một tình yêu phát xuất từ Thiên Chúa. Chúng ta nêu hai câu hỏi:
1) Lệnh truyền của Chúa mới lạ ở điểm nào?
Trong Cựu Ước đã có huấn lệnh thương yêu tha nhân như chính mình (Lêvi 19,18). Lề Luật tuy không minh thị đặt người ngoại chủng ra ngoài, nhưng trực tiếp nhắm vào những thành phần khác trong dân Chúa, coi họ là tha nhân. Mặt khác, sự giải thích của người đồng thời với Đức Giêsu về huấn lệnh trên, nói đúng ra, nặng phần tiêu cực, người ta phải tránh gây thiệt hại cho tha nhân để khỏi bị tha nhân ăn miếng trả miếng. Đức Giêsu nhắc lại huấn lệnh, trả lại cho huấn lệnh giá trị tích cực. Người đi a hơn Lề Luật, dạy người ta phải thương yêu cả những kẻ thù nghịch. Và điểm hoàn toàn mới lạ, chính là gương Đức Giêsu sắp nêu cao về tình yêu của Người bằng cách chịu chết trên thập giá để cứu chuộc chính những kẻ giết Người. Gương mẫu ấy phải soi sáng tình yêu của người Kitô hữu.
2) Lện truyền của Chúa thực hiện theo cách nào?
Lời đáp nằm trong chỉ dẫn: như Ta đã thương yêu các con. Tình yêu của Đức Kitô đối với nhân loại phát xuất từ đâu? Như Cha đã yêu Ta, Ta cũng đã yêu các con (15,9). Tình yêu của Đức Kitô đối với nhân loại bắt nguồn từ Chúa Cha. Tình yêu của chúng ta đối với tha nhân bắt nguồn từ Chúa Kitô, và chung cục bắt nguồn từ Thiên Chúa. Người ta chỉ thật sự thương yêu nếu tình yêu phát xuất từ nguồn mạch. Giả sử nguồn mạch bị giới hạn, ví dụ nguồn mạch là trái tim con người cho dẫu trong sạch chăng nữa, tình yêu tất bị giới hạn. Nếu nguồn mạch là Thiên Chúa, là trái tim Đức Kitô, thì tình yêu trở nên bất tận. Hơn nữa, trong Đức Kitô không một tình yêu nào làm giảm tình yêu khác. Nếu tình yêu của chúng ta phát xuất từ Thánh Tâm Chúa, tình yêu ấy có thể biểu hiện như một thực tại thần hoá, nghĩa là dẫn đưa con người đến đích của niềm khát vọng.
36. Vương quốc tình yêu – Lm. Anmai.
Lịch sử nhân loại đã mở đầu bằng sáng tạo thì sẽ kết thúc bằng tái tạo (sáng tạo mới).
Người ta vẫn thường dùng chữ tận thế để diễn tả sự tan vỡ của lịch sử và vũ trụ vật chất. Sự tan vỡ, sự tận thế là điểm tất yếu để cho thế giới mới xuất hiện. Tận thế, theo cách nói, cách diễn đạt của con người chính là giây phút quặn đau để chấm dứt cõi tạm và đưa vào con người vào cuộc sống mới (Rm 8, 21.22; 2 P 3, 10.13; Kh 21, 1.5)
Gioan đã được “ơn” để thấy vũ trụ thời cánh chung. Trời cũ đất cũ đã qua đi. Cách riêng, biển là nơi ủ ấp những sự dữ cũng sẽ không còn nữa. Một trời mới đất mới sẽ xuất hiện để thay cho trời cũ đất cũ. Một Giêrusalem mới tự trời cũng sẽ xuống và chỉnh tề như một tân nương. Hội Thánh mới là dân Thiên Chúa sẽ xuất hiện đó là mỗi người chúng ta. Tất cả trong tư thế sẵn sàng để đón chờ đức lang quân. Người đến đó chính là Thiên Chúa và Thiên Chúa ở cùng họ. Với tình thương, Thiên Chúa sẽ lau khô giọt lệ trên khuôn mặt của họ. Chúa sẽ khử trừ sự chết. Thiên Chúa phán: này Ta làm mới mọi sự.
Thế giới mới, cuộc sống mới mà Thiên Chúa hứa này hoàn tất mọi lời hứa và công trình của Ngài. Ơn cứu độ đã hứa, đã chuẩn bị một thời gian thật dài trong lịch sử nay hoàn thành. Chúa Giêsu là thủ lãnh của vạn vật tập họp tất cả trong Ngài và Ngài trong tư cách là con trao lại Thiên Chúa Cha để như lời Chúa Giêsu nói là tất cả mọi sự là của Cha.
Thế giới mới này đã được hoàn tất và sẽ phục hồi tất cả những gì đã mất, đã hư hỏng để công trình cứu độ của Thiên Chúa hoàn thành. Thế giới mới này không chỉ phục hồi tình trạng nguyên khởi của nhân loại mà còn tiến xa hơn, đạt tới viên mãn hơn. Tất cả cái xấu bị loại bỏ. Cái bất toàn được cải thiện và nâng cao. Cái tốt do lòng tin – cậy – mến được giữ lại làm chất liệu để xây dựng trời mới đất mới.
Niềm tin để xây dựng trời mới đất mới được Phaolô và Banaba nhắc nhở cho mọi người.
Phaolô và Banaba đi rao giảng Tin mừng. Khởi đầu từ Antiôkia là nơi Thánh Thần “thổi hơi” cho các ông và mời gọi các ông đi rao giảng. Các ông đã đi từ thành này sang thành khác, đảo nọ sang đảo kia với biết bao nhiêu khó khăn vất vả, lo lắng, sỉ nhục và thậm chí còn bị cầm tù. Thế nhưng vượt trên tất cả những khó khăn ấy lại là niềm vui vì danh Chúa và cứu độ các linh hồn. Lòng các ông dần dần thay đổi. Các ông yêu những người các ông được sai đến như Chúa Giêsu đã yêu các ông. Các ông đã thực thi giới răn mới nhận được từ Chúa. Vì thực thi như vậy, những ai tiếp xúc, những ai gặp gỡ nhìn thấy nơi các ông hình ảnh của Chúa Giêsu.
Cuộc đời của các tông đồ quả là cuộc đời đầy gian nan khốn khổ ấy vậy mà các ông lại để giờ khích lệ và khuyên nhủ người ta giữ vững đức tin “Chúng ta phải chịu nhiều gian khổ mới được vào Nước Thiên Chúa.” Các môn đệ có lẽ phần nào giống như Thầy của mình trong bàn Tiệc Ly. Dù biết phải đón nhận đau khổ, đón nhận cái chết trên thập giá nhưng lại bảo các môn đệ giữ vững niềm tin. Các môn đệ mời gọi con người ta đi theo con đường hẹp, đi theo con đường thập giá.
Đó là niềm tin. Niềm hy vọng thì qua thánh Gioan tông đồ, chúng ta được mời gọi để chờ đợi cái ngày trời mới đất mới đến. Trời mới đất mới mà Gioan thấy cũng chỉ là trong viễn tượng và là viễn tượng của lòng tin. Nếu không hy vọng vào trời mới đất mới đến thì sẽ nản lòng và cứ mãi bám vào cái cũ, bám vào cái trời cũ đất cũ mà con người đang sống. Để có một niềm hy vọng vào lời của Gioan không phải là chuyện đơn giản.
Thêm một bậc nữa để sống trong trời mới đất mới đó là tình yêu, đó là lòng mến. Tình yêu và lòng mến đó ngày hôm nay Chúa Giêsu đã trình bày hết sức rõ ràng trong Tin mừng theo Thánh Gioan
Chúa Giêsu biết trước cái ngày mà Ngài phải ra đi nhưng rồi Ngài loan báo cách hiện diện mới mẻ của Ngài. “Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha của Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha của Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy” (Ga 14,23). Và thánh Gioan quảng diễn như sau: “Nếu chúng ta yêu thương nhau, thì Thiên Chúa ở lại trong chúng ta” (1 Ga 4,12).
Vâng, tình yêu đích thực là một “sự hiện diện thực sự” của Thiên Chúa. “Ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ”. Chúa Giêsu hiện diện giữa những người cùng nhau cầu nguyện (Mt 18-20). Những gì các người đã làm (cho ăn, cho mặc, viếng thăm, săn sóc) cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta, là “các ngươi đã làm cho chính Ta vậy”. Chúa Giêsu luôn hiện diện trong mọi người đang cần đến tôi và tôi đang phục vụ (Mt 25,31-46).
Nếu thực là thế! Nếu thực là “Thiên Chúa đã chết”, thì sự vắng mặt của Thiên Chúa trong thế giới hiện tại chỉ là hiện tượng tình yêu đã chết”. Nhưng hãy để ý, vì tiếng nói lừa dối của thế giới hiện đại không ngừng thay đổi giọng điệu với ta, qua những làn phát sóng, trong mọi thứ quảng cáo. Người ta chỉ bàn luận, chỉ ca ngợi “tình yêu”. Nhưng là thứ tình yêu nào chứ? Éros hay Agapè, “tình yêu bản thân” hay “tình yêu kẻ khác”? tình yêu là từ hàm hồ nhất, giả dối nhất. Khi chúng ta nói: “Tôi thích bánh bía Sóc Trăng!”… chúng ta có thích nó thực sự hay chúng ta sử dụng nó nhằm thoả mãn cho lợi ích của chúng ta? Khi chúng ta yêu một người nào đó, chúng ta có yêu họ theo cách đó… nghĩa là chỉ vì chúng ta hay vì họ? Ngôn ngữ Hy Lạp ít hàm hồ hơn, vì có hai từ khác biệt nhau để diễn tả hai thực tại yêu thương đối nghịch nhau:
– Éros: Yêu mình… đó là tình yêu lợi dụng kẻ khác đến hủy hoại họ.
– Agapé: Yêu tha nhân… đó là tình yêu sẵn sàng hy sinh cho kẻ khác.
Chúa Giêsu nói: như Thầy đã yêu thương anh em, anh em hãy thương nhau. Với một từ “như” hết sức đơn giản… nhưng đã vạch trần mọi hình thức tình yêu giả tạo của chúng ta dễ dàng lặp đi lặp lại.
Yêu như Chúa Giêsu yêu! Đó là quỳ gối xuống rửa chân cho anh em mình, một cử chỉ phục vụ thấp hèn nhất (Ga 13,14). Đó là việc Chúa Giêsu vừa làm. Yêu như Chúa Giêsu yêu! Đó là “hiến mạng sống cho kẻ mình yêu thương” (Ga 10,11-15,13). Đó là điều Người sắp thực hiện, vào ngày mai, trên thập giá.
Chúa Giêsu nói với thánh nữ Angèle de Foligno: “Việc cha yêu con, đâu phải trò đùa”. Tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta đã dẫn Người đến thái độ hoàn toàn từ bỏ bản thân mình.
Để yêu tha nhân đúng như con người, và nhận biết họ trong chính sự “khác biệt” của họ, chúng ta cần từ bỏ quan niệm coi mình là trung tâm mọi giá trị. Đối với Thiên Chúa, tình yêu tha nhân đã dẫn Chúa Giêsu chấp nhận thập giá Thiên Chúa đã yêu thương con người đến nỗi yêu thương họ, trong cả khả năng thụ tạo nhầm lẫn của họ. Khả năng đó, “kẻ khác” đã chiếm hữu trong tự do của họ, để phủ nhận tôi, trở nên một địch thù với tôi, và kết án tử hình tôi!
Đối với Chúa Gỉêsu, tình yêu không phải là cái gì cứ lặp đi lặp lại cách dễ dàng và nhàm chán đến độ vô nghĩa. Mọi người xem ra đều nói đến yêu thương. Thế mà, Chúa Giêsu quả quyết, giới răn của Người thì mới mẻ. Phải, yêu như Chúa Giêsu hẳn là phải rất độc đáo, rất mới lạ. Đó là một thứ luân lý mới. Người ta không khi nào biết được nơi mà tình yêu đó dẫn bạn tới.
Ở điểm này, mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy: “là anh em có lòng yêu thương nhau”.
Vỏn vẹn với 3 dòng Tin Mừng, Chúa Giêsu đã ba lần lặp lại điệp khúc: Yêu thương nhau. Sự lặp lại rất có ý nghĩa. Nhờ đó, Người đã gợi lên ba lý do bổ sung cho nhau, khiến chúng ta phải yêu thương.
Đó là lệnh truyền của Chúa Giêsu: “Thầy ban cho anh em một điều răn mới”.
Đó là gương mẫu của Chúa Giêsu: “Yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”.
Sau cùng, đó là dấu chỉ Chúa Giêsu: “Người ta sẽ nhận biết anh em nhờ tình yêu…”.
Như vậy, Chúa Giêsu thực sự mời gọi các môn đệ tiếp tục sứ vụ của Người, lúc Người rời bỏ thế gian. Tình yêu huynh hệ là “thể thức” thực sự, giúp Đức Kitô tiếp tục hiện diện suốt dòng “Thời gian cuối cùng”, mở đầu bằng cài chết của Người. Gioan đã không thuật lại việc lập phép Thánh Thể, như ta mong đợi. Nhưng bù lại, ông đã tường thuật việc rửa chân ” và trao ban “giới răn mới quan trọng” như thể dưới mắt ông, Tình yêu là một tái diễn sự Hiện Diện đích thực của Đức Kitô, cũng thực sự và hữu hiệu, như dấu chỉ hữu hình, của Bí tích Thánh Thể. Nhằm bổ sung những gì mà các thánh sử khác không nói đến, có thể nói thánh Gioan đã giảm thiểu tính thiêng thánh của nghi thức, để đề cao nội dung hơn”. Theo thánh Mát-thêu, Máccô và Luca, Chúa Giêsu nói: “Này là Mình Thầy sẽ bị nộp, và Máu Thầy sẽ đổ ra”. Còn theo Gioan, Chúa Giêsu đã nói: “Thầy rửa chân cho anh em, Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”. Nhưng, đó cũng chính là “sự hiện diện” có tình nghi thức và thực sự. Có một điều gì đó chất vấn mạnh mẽ các Kitô hữu khi tham dự thánh lễ. Dấu chỉ mà người ta nhận ra môn đệ Chúa Giêsu không chỉ là Thánh lễ. “Ở điểm này, mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy: là anh em có lòng yêu thương nhau”.
Chúa Giêsu từ vương quốc Tình Yêu đến và Ngài lại trở về vương quốc Tình Yêu. Ngài đã mở đường bằng Tình Yêu và những ai yêu thật sự như Chúa Giêsu yêu sẽ có một chỗ trong vương quốc Tình Yêu ấy.
Muốn có chỗ trong trời mới đất mới hay vương quốc Tình Yêu của Chúa Giêsu thì ngay trong cái cõi tạm, ngay trong cái trời cũ đất cũ này con người phải sống niềm tin, niềm hy vọng và đặc biệt tình yêu mà Chúa Giêsu đã sống.
37. Giới luật yêu thương
(Lễ Thiếu nhi)
Chúng ta đang sống trong tuần 5 mùa phục sinh. Bây giờ con xin hỏi các em thiếu nhi:
- Chúng ta vừa nghe đọc bài Tin Mừng Chúa Giêsu theo thánh nào? Thưa thánh Gioan. Thầy xin hỏi các em câu thứ 2:
- Thánh Gioan đã định nghĩa Thiên Chúa là gì? Thưa: “Thiên Chúa là Tình yêu”.
Bài Tin Mừng thánh Gioan mà chúng ta vừa nghe nằm trong bối cảnh những lời giã biệt của Chúa Giêsu trước khi Ngài bước vào cuộc thương khó.
Chúng ta cũng đặc nghi vấn:tại sao Hội Thánh lại chọn bài Tin Mừng này, khi chúng ta đang sống trong những ngày hoan lạc Phục Sinh? Xin thưa rằng: chúng ta đang sống trong giai đoạn cuối của mùa Phục Sinh. Lúc này là thời gian cuối cùng mà Chúa Giêsu Phục Sinh hiện diện với các tông đồ, vì Ngài sắp về trời vinh hiển.
Giáo Hội muốn cho chúng ta nghe lại những lời giã biệt của Chúa Giêsu, vì những lời đó như là lời trăn trối, là lệnh truyền của Chúa cho các môn đệ và cho mọi người chúng ta.Lệnh truyền này như một điều răn mới truyền lại cho chúng ta.Vậy thầy xin hỏi tiếp các em thiếu nhi:
- Điều Răn mới mà Chúa Giêsu ban cho các tông đồ cũng như cho chúng ta là điều gì? Thưa là điều luật yêu thương: “anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”.
Thật vậy, dấu hiệu nhận biết chúng ta là người con Chúa là chúng ta biết yêu thương nhau. Chính Chúa Giêsu đã truyền cho các tông đồ và cho chúng ta điều đó: “Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau”.Nhiều người không cùng đạo với chúng ta cũng rất thán phục chúng ta, khi họ thấy chúng ta biết sống đoàn kết yêu thương nhau, yêu thương mọi người. Qua đời sống tốt lành, đời sống yêu thương đó, họ sẽ có thiện cảm với chúng ta với đạo của chúng ta.
Các em thiếu nhi thân mến, Chúa cũng mời gọi các em sống tình yêu thương của Chúa ngay trong gia đình qua việc biết sống ngoan hiền, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, anh chị em. Các em cũng thể hiện tình yêu thương đó tại những nơi công cộng, nơi học đường, nơi trường lớp của các em bằng cách kính trọng, lễ phép với những người lớn tuổi, với thầy cô giáo. Các em cố gắng học tập tốt, biết yêu thương giúp đỡ mọi người, đối xử tốt với bạn bè.
Khi các em sống gương mẫu, hiền hòa như vậy, các em đang sống đúng ý Chúa, các em đang thể hiện tình yêu thương của Chúa cho mọi người. Chúng ta luôn tâm niệm rằng: khẩu hiệu của người Công Giáo của chúng ta là biết yêu thương nhau.
Lạy Chúa, xin giúp chúng con luôn biết sống yêu thương mọi người như Chúa đã yêu thương chúng con. Amen.
38. Suy niệm của Lm Phaolô Cao Thế Bình
Kính thưa qúi ông bà anh chị em, thỉnh thoảng ta xem trên truyền hình hay băng DVD về những lễ như: lễ đăng quang của Đức Giáo Hoàng, hay lễ phong vương của vua chúa ngày xưa, mà ngày nay gọi là: lễ nhận chức tổng thống. Tất cả những người được phong vương, phong chức ấy đều hiểu theo nghĩa “Được tôn vinh”. Nghĩa là ngày hân hoan vui mừng vì được tôn lên, được đạt đến đích điểm của quyền cao chức trọng. Và để được sự tôn vinh đó người ta cũng phải trải qua bao lao nhọc, khó khăn, vất vả bởi học hành, bởi dày công tập luyện.
Hôm nay trong bài Tin Mừng của Thánh Gioan cũng nói tới việc ‘tôn vinh’. “Đức Giêsu nói: Giờ đây, Con Người được tôn vinh”. Nhưng việc Đức Giêsu được tôn vinh là qua sự đau khổ, đớn đau bởi: bị phản bội, bị bắt bớ, sĩ nhục, vu oan, cáo vạ, bị đánh đập và bị giết chết một cách ô nhục trên thánh giá. Một sự tôn vinh khác hẳn con người nhân loại được tôn vinh. Sự tôn vinh của Chúa Giê-su là tôn vinh của một Vị Thiên Chúa, mà Chúa Cha được tôn vinh nơi Chúa Giêsu, đồng thời Chúa Giêsu cũng được tôn vinh. Giờ phút Chúa Giê-su được tôn vinh là giờ phút mà Giuđa phản bội bỏ ra đi khỏi phòng hội, cử toạ là Thầy Chí Thánh Giêsu cùng với 11 trò còn lại.
Giờ phút từ giã trần thế, nhất là từ giã những người yêu qúi để đi cho đến cùng của yêu thương, trong bầu khí liêng thiêng và hệ trọng như thế, nên lời căn dặn cũng ở tầm mức không những quan trọng mà còn tha thiết, mong mỏi mọi người thực hành đến nỗi nó trở thành điều răn, lệnh truyền; lệnh truyền mới: “Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau; anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”. Chính vì điều này mà: “Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: Là anh em có lòng yêu thương nhau”. ( Ga 13, 34-35).
Điều răn mới ở chổ nào? Đó là: “Yêu như Thầy đã yêu thương anh em”. Khác với giới luật yêu thương cũ: “Yêu thương người ta như chính mình ngươi”. Yêu thương như thế cũng là tốt lắm rồi; vì ai cũng yêu mình, và nếu yêu mình thế nào để yêu người khác được như vậy, qủa là một cuộc cách mạng lớn lắm rồi, thế giới cũng đổi thay lắm rồi; thế mà điều răn Chúa đưa ra còn vượt xa hơn nhiều: vì lấy Thầy Chí Thánh làm chuẩn mực vì: “Anh em gọi Ta là ‘Thầy’ là ‘Chúa’, quả thật là vậy, Thầy là Thầy, là Chúa. Vậy, nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau. Thầy đã làm gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em.” (Ga 13, 13). Đây là điều mới không ai tưởng tượng nổi, một vị Thiên Chúa quyền năng cao cả mà cúi mình xuống phục vụ các môn đệ của mình, kể cả kẻ phản bội mình nữa, Chúa cúi mình xuống phục vụ như một đầy tớ phục vụ ông chủ. Quả thật cuộc đời của Chúa Giê-su là hy sinh phục vụ, phục vụ quên mình, phục vụ bằng liều mình chết bởi tình yêu, với tình yêu và cho tình yêu. Tình yêu (Agapé); tình yêu tuyệt hảo đó là: yêu và yêu cho đến cùng, yêu cho đến nỗi chấp nhận cái chết không những cho người dễ thương, dễ yêu mà còn cho kẻ thù nghịch, bội phản, chống đối mình nữa.
Một tình yêu tuyệt vời, một tình yêu trọn vẹn, một tình yêu mang lại sự sống đời đời nên: tình yêu này trở nên lệnh truyền, trở nên điều răn mới. Và khi đã trở thành lệnh truyền và điều răn thì không phải là chuyện (giỡn chơi), nên dù muốn, dù không thì ai ai cũng phải thực thi, phải tuân giữ, nếu không thì cuộc sống con người đau khổ, cay đắng và trầm luân. Chính vì thế mà Chúa phải đưa ra lệnh truyền; vì Chúa muốn thông chia cuộc sống hạnh phúc và sự sống đời đời cho con người qua sự yêu thương nhau, và chỉ có yêu thương nhau mà thôi; bởi vì khi con người sống ngược lại với sự yêu thương thì con người sẽ loại trừ nhau, thanh toán nhau, và đủ bao thảm hoạ đau thương xẩy ra như chúng ta đang chứng kiến ngày hôm nay; từ cá nhân, gia đình, đến đoàn thể, cộng đoàn, giáo xứ, xã hội, thế giới, đâu đâu cũng có cảnh đau thương xẩy ra và không chừng nhiều người trong chúng ta đang ngồi đây là nạn nhân, là những người đang sống trong cảnh địa ngục trần gian, bởi vì ở đó vắng bóng tình yêu.
Vậy thì, hơn bao giờ hết; từ cá nhân, gia đình, cộng đoàn, giáo xứ, thế giới muốn có sự hòa bình, muốn có sự bình an đích thực, sống niềm vui và hạnh phúc thì phải tuân giữ lệnh truyền của Chúa Giê-su: “Các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con. Thầy truyền cho các con một điều răn mới là: các con hãy yêu thương nhau” (Ga 13, 34). Đây như một định luật không có gì có thể thay thế được, cho dù nhân loại đang cố gắng lấy tiền bạc, tiện nghi, giải trí này, giải trí kia để trám lấp cho tình yêu, và càng sai lầm khi nghỉ rằng những thứ đó thay thế cho tình yêu đích thực, nhưng than ôi! Đó chỉ là những sự chắp vá nhất thời, để rồi sau đó là một sự trống vắng, chán chường, ghê tởm đáng sợ, bởi những đau thương này chồng chất lên đau thương khác không bao giờ dừng lại.
Và giờ đây, hỡi bạn! tôi mời bạn, kể cả tôi nữa, chúng ta hãy yêu thương nhau, cho dù bạn là ai đi chăng nữa. Bạn không phải là người Ki-tô hữu ư? Bạn hãy yêu người khác như chính bạn. Bạn và tôi là những người Ki-tô hữu ư? Chúng ta lại càng phải vượt xa hơn nữa bởi một tình yêu vị tha; yêu như Đức Ki-tô đã yêu và đang mời gọi bạn và tôi bước theo con đường tình yêu đó, có như thế mới cứu vãn được thế giới đang bị băng giá vì thiếu vắng tình yêu sưởi ấm. Và khi chúng ta có được một tình yêu đích thực thì tình yêu đó sẽ dạy cho chúng ta có trăm phương, ngàn cách để làm cho người khác được những sự tốt đẹp. Và đây là lời của thánh Augustino: “Bạn hãy yêu đi đã rồi muốn làm gì thì làm”.
Lạy Chúa, xin tạo cho chúng con một quả tim mới; một quả tim biết yêu thương nhau, yêu như Chúa đã yêu thương chúng con và truyền dạy chúng con. Amen. Halleluia.
39. Chúa Nhật 5 Phục Sinh
Trước khi một ai đó sắp chết, họ thường gọi người thân lại để trăn trối những điều quan trọng. Cũng vậy, khi biết mình sắp đi vào cuộc khổ nạn, Chúa Giêsu quy tụ các môn đệ lại bên bàn tiệc ly để trao lại một lời trăn trối đầy tâm huyết: ” Các con hãy yêu thương nhau như chính Thầy đã yêu thương các con”. Để thực hiện Lời trối của Chúa Giêsu: “hãy yêu thương nhau như chính Thầy đã yêu thương”, trước tiên, chúng ta hãy tìm hiểu xem Chúa Giêsu đã yêu môn đệ của Ngài như thế nào? Cứ mỗi Chúa Nhật, OBACE đến nhà thờ dự lễ, chúng ta được nghe đọc Phúc âm. Phúc âm chính là những lời ghi lại những hành động yêu thương của Chúa Giêsu dành cho nhân loại, và cách riêng là dành cho các môn đệ của Ngài. Hành động yêu thương ấy thể hiện cách cụ thể qua việc: Chúa Giêsu tin tưởng chọn gọi các môn đệ, tận tình hướng dẫn dạy dỗ cho các ông nhiều điều, đồng hành cảm thông chia sẻ với các ông những vui buồn, khó khăn trong cuộc sống. Tình yêu của Chúa Giêsu dành cho các môn đệ còn được diễn tả một cách ấn tượng và cảm động qua việc Chúa Giêsu hạ mình rửa chân cho từng người môn đệ trong buổi tiệc ly. Hành động hạ mình này như là một sứ điệp tóm kết ý nghĩa của tất cả những gì Chúa Giêsu đã làm cho các môn đệ từ xưa đến nay: “hy sinh phục vụ vì yêu”.
Trong cuộc sống đời thường xung quanh con, con nhận ra có một tấm gương hy sinh phục vụ giống Chúa: “Gần nhà con có một người bác, con quen gọi là bác út. Bác Uùt vào tuổi 45, có được 8 người con. Đùng một cái, vợ bể nợ bỏ xứ đi xa. Từ đó, mỗi ngày, bác phải đi làm thuê đóng thùng suốt lúa cho người ta, lãnh 7000 đồng mỗi ngày mua gạo nuôi con. Ngày thường, nhà ăn cực ăn khổ lắm. Đến Chúa Nhật, bác út dành ít tiền mua miếng thịt heo kho cho các con ăn. Trong bữa ăn, bác chỉ ăn toàn là nước thịt với rau, còn thịt thì nhường cho con. Mấy đứa con hỏi, sao cha không ăn thịt đi? Bác trả lời: bên chỗ làm, ba ăn sung sướng lắm, tụi con đừng lo, cứ ăn đi. Mỗi khi trong gia đình có thức ăn ngon, bác đều nhường hết cho con. Sau này, các con đã khôn lớn, trong một lần dạy con, bác mới nói thiệt: thật ra, chỗ làm của cha ăn uống cũng kham khổ lắm nhưng vì cha thấy các con còn nhỏ, cần phải ăn nhiều để lớn, để có sức học, mà gia đình mình lại nghèo nên cha phải nhường cho tụi con ăn.“
Không chỉ có người cha trong câu chuyện, mà con biết rằng trong OBACE đây, cũng có rất nhiều người có cách yêu giống như Chúa: yêu bằng hy sinh phục vụ. Trước tiên là các ông chồng. Các ông là trụ cột trong gia đình, con nhận thấy việc hy sinh của các ông là cố gắng đổ mồ hôi, vất vả kiếm đồng tiền để lo cái ăn, cái mặc trong gia đình. Hay hơn nữa, con nghe nói có một số ông hy sinh cả việc uống rượu, cờ bạc để tiết kiệm tiền cho con ăn học, cho vợ sắm sửa quần áo mới. Có những ông rành tâm lý hơn, đi làm về mệt lắm, mà còn xuống bếp phụ vợ nấu nồi cơm, lặt bó rau, để tìm kiếm nụ cười trên khuôn mặt vợ, để tạo thêm bầu khí đầm ấm trong gia đình. Còn các bà, các chị thì việc hy sinh cũng chẳng kém. Sáng sớm đã phải thức dậy nấu cơm nước cho chồng con ăn, quét dọn nhà cửa, khệ nệ bưng thao đồ đi giặt, rồi còn phải đưa con cái đi học. Ban ngày, để san sẻ gánh nặng với chồng, chị còn tìm một việc gì đó để làm kiếm thêm vài chục ngàn. Có nhiều người vợ khác vì kinh tế gia đình khó khăn, dù chân yếu tay mềm mà cũng vất vả đi làm như chồng để cùng chồng xây dựng tương lai gia đình. Chưa kể những khó nhọc chất trên vai các chị khi con bệnh, con đau, khi gặp phải người chồng không biết lo, lại quen cờ bạc, rượu chè, gặp phải người mẹ chồng không biết cảm thông, tối ngày cứ để ý đến những chuyện vụn vặt để bắt lỗi, để chì chiết làm khổ dâu con.
Vợ chồng hy sinh cho nhau, hy sinh cho con để xây dựng hạnh phúc gia đình là điều đáng khen. Nhưng đáng mừng hơn nữa, có nhiều đôi vợ chồng công giáo còn quảng đại hơn, biết hy sinh cho bà con lối xóm. Hễ nghe làng xóm có hữu sự, đám ma, đám cưới, đám dỗ, thì sắp xếp người trong gia đình đến tiếp giúp. Mỗi tuần, hai vợ chồng làm lương cũng đâu có bao nhiêu, vậy mà một tuần lễ dám bỏ tiền ra mua một chục kg gạo, mấy chai nước mắm, 50g bột ngọt để cho gia đình nghèo trong xóm. Vợ chồng đồng lòng với nhau trong rất nhiều việc, nhưng đáng trân trọng nhất ở đây là anh chị biết tâm đầu ý hợp trong việc hy sinh phục vụ người nghèo. Đó là những việc làm rất hay thể hiện tình người với nhau và cũng là một hành động truyền giáo thiết thực nhất trong hoàn cảnh xã hội hôm nay.
Con vừa mới kể những tấm gương hy sinh phục vụ thiết thực trong đời sống gia đình, trong tương quan xóm làng. Con thiết nghĩ đây cũng là dịp thuận tiện để mỗi người trong chúng ta nhìn lại đời sống đạo của mình, tôi có biết hy sinh phục vụ cho người khác chưa hay tôi luôn là gánh nặng để người ta phải hy sinh. Thay cho lời kết, nguyện xin Đức Kitô Phục sinh ban cho chúng ta có được cách yêu giống Chúa, để từ đó, mỗi người chúng ta biết quảng đại hy sinh cho nhau bằng những việc cụ thể trong đời sống hằng ngày, hầu xây dựng hạnh phúc trần thế trong hiện tại và hướng đến thiên đàng vĩnh cửu mai sau. Amen.
40. Qua yêu thương, mọi sự trở nên mới
(Suy niệm của Lm. Giuse Phạm Thanh Liêm, SJ)
Theo Tin Mừng Máccô, không có tông đồ nào tin Đức Giêsu phục sinh cho đến khi các ngài được chính Đức Giêsu Phục Sinh hiện ra cho: “Sau khi sống lại vào lúc tảng sáng ngày thứ nhất trong tuần, Đức Giêsu hiện ra trước tiên với bà Maria Magdala, là kẻ đã được Người trừ cho khỏi bảy quỷ. Bà đi báo tin cho những kẻ đã từng sống với Ngài mà nay đang buồn bã khóc lóc. Nghe bà nói Ngài đang sống và bà đã thấy Người, các ông vẫn không tin. Sau đó Ngài tỏ mình ra dưới một hình dạng khác cho hai người trong nhóm các ông, khi họ đang trên đường đi về quê. Họ trở về báo tin cho các ông khác, nhưng các ông ấy cũng không tin hai người này. Sau cùng, Người tỏ mình cho chính nhóm Mười Một đang khi các ông dùng bữa. Người khiển trách các ông không tin và cứng lòng, bởi lẽ các ông không chịu tin những kẻ đã được thấy Người sau khi Người trỗi dậy” (Mc.16, 9-14).
Đức Giêsu đã phục sinh. Từ biến cố này, với sự trợ giúp của Thánh Thần, các tông đồ nhận biết Đức Giêsu không chỉ là một con người, một tiên tri, một vị Kitô vua (Mc.8, 27), nhưng còn là Đấng vô cùng đặc biệt: Ngài là Đấng ngự bên hữu Thiên Chúa (Mc.14, 62), ngang hàng với Thiên Chúa, là một với Thiên Chúa Cha (Ga.10, 30), có trước Abraham (Ga.8, 57-58), có quyền tha tội (Mc.2, 5.7). Những trích dẫn này giả sử người đọc đều biết cái nhìn của các sách tin mừng về chân tướng của Đức Giêsu, là cái nhìn về Đức Giêsu dưới ánh sáng Phục Sinh. Khi Đức Giêsu nói những điều trên, các tông đồ đã không hiểu; nhưng một khi Đức Giêsu phục sinh, với ơn Thánh Thần, các tông đồ nhớ lại những lời của Đức Giêsu, và lúc đó họ hiểu lời Đức Giêsu đã nói với họ.
Tác giả tin mừng Gioan, sau một thời gian dài suy gẫm, đã nhận ra Lời hằng ở nơi Thiên Chúa từ đời đời (Ga.1, 1), và Lời đã nhập thể (Ga.1, 14). Đức Giêsu là Lời Thiên Chúa nhập thể, nên Ngài có trước Abraham. Những suy tư về Ba Ngôi sau này, có cùng quan niệm của Gioan về Lời hằng có và nhập thể. Vào thời điểm của tin mừng Gioan và trước đó, chưa có từ ngữ Ba Ngôi, nhưng tin mừng Matthêu cũng đã nhắc đến Cha, Con, và Thánh Thần: “vậy anh em hãy đi làm muôn dân thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha, Con, và Thánh Thần” (Mt.28, 19).
Một điều quan trọng cần hiểu, là tương quan giữa Cha, Con, và Thánh Thần. Đức Giêsu ý thức “Cha trọng hơn Thầy” (Ga.14, 28); có những điều “chẳng có ai biết, kể cả Con Người, chỉ có Cha biết thôi” (Mc.13, 32). Tuy nhiên, Đức Giêsu cũng ý thức “nếu các ông không tin rằng Tôi Hằng Hữu, các ông sẽ mang tội lỗi mình mà chết” (Ga.8, 24), đồng thời cũng nhận ra mọi người phải tôn vinh Ngài: “để ai nấy đều tôn vinh người Con như tôn kính Chúa Cha. Kẻ nào không tôn kính người Con thì cũng không tôn kính Chúa Cha, Đấng đã sai người Con” (Ga.5, 23). Đức Giêsu luôn được phân biệt với Thiên Chúa Cha, ngay cả khi Ngài nói: “Ta và Cha là một” (Ga.10, 30).
Các nhà thần học hiểu rằng, cách nói như thể Đức Giêsu kém Thiên Chúa Cha là nói theo nhiệm cục cứu độ, chứ thật sự ba ngôi đều ngang bằng nhau và là một trong tất cả. Nói trong nhãn quan nhiệm cục cứu độ, Chúa Cha là nguyên ủy và cùng đích mọi sự, Chúa Con thực hiện công trình cứu độ, và Thánh Thần thánh hóa và hoàn tất những gì Chúa Con đã khởi đầu. Con người và công trình cứu độ con người, là điều vô cùng kỳ diệu Thiên Chúa đã và đang làm trong dòng lịch sử. Khi cứu độ con người, Thiên Chúa, qua những sáng kiến để cứu độ con người, cho con người biết Thiên Chúa tuyệt vời như thế nào.
Đức Giêsu là Lời Thiên Chúa nhập thể. Ngài sống và hành xử, chính là Thiên Chúa sống và hành xử. Đức Giêsu đã yêu thương con người, phản ánh Thiên Chúa yêu thương con người. Đây chính là con đường giúp con người hạnh phúc. Trước khi chịu khổ hình, Đức Giêsu đã nói với các môn đệ: “Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau; anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga.13, 34-35). Yêu thương tha nhân như chính mình (Mc.12, 31) đã là một điều khó, thế mà Đức Giêsu còn dạy: hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. Đức Giêsu đã yêu thương con người đến chết, đến hiến mạng sống cho con người. Yêu như Chúa yêu, đó là huấn lệnh của Đức Giêsu cho các môn đệ của Ngài.
Yêu thương nhau như Thầy yêu thương anh em. Đây là điều rất khó, nhưng nó làm con người được hạnh phúc thật. Thiên Chúa là tình yêu, Ngài là Đấng chỉ biết yêu thương, làm tất cả vì yêu thương. Thiên Chúa yêu thương con người ngay lúc con người còn là tội nhân, Ngài thông cảm với những yếu đuối của con người, Ngài biết tại sao họ lại hành xử và phản ứng như vậy, nên Ngài thông cảm và tha thứ cho họ. Để chúng ta có cùng cách hành xử của Thiên Chúa, có con tim giống như Chúa, bao dung nhân hậu giống như Chúa, mình cũng cần có cái nhìn giống như Chúa; có như vậy, mình mới có thể yêu thương, tha thứ cho tha nhân.
Thù hận, tìm cách trả thù, chỉ làm cho con người khổ sở bất hạnh. Ngay cả khi người ta xúc phạm đến mình, nếu mình tha thứ, mình sẽ sống an bình và hạnh phúc hơn. Yêu thương, là cung cách hành xử của Thiên Chúa, là vương đạo, là Thiên Chúa đạo. Thiên đàng, là nơi người ta yêu thương, quan tâm đến nhau, và như vậy con người hạnh phúc. Không có con đường hạnh phúc nào khác ngoài con đường yêu thương. Yêu thương cả kẻ thù ghét mình, vì nếu mình không yêu thương mình không được hạnh phúc thật
Làm sao để người ta có cung cách hành xử của Thiên Chúa? Làm sao để người ta có cái nhìn về người khác như Thiên Chúa nhìn họ? Làm sao để có thể yêu thương tha thứ và khoan dung đối với người khác như Thiên Chúa đối với họ? Cầu nguyện, chiêm ngắm Đức Giêsu hành xử, đối xử với tha nhân, đối xử với những người ghét Ngài, chúng ta sẽ dần dần trở nên giống như Đức Giêsu, sẽ trở nên giống Thiên Chúa.
Với Đức Giêsu và Thánh Thần, Thiên Chúa đang làm mới tất cả. Khi đón nhận tin mừng Phục Sinh, người ta được biến đổi. Người ta có cái nhìn mới về Thiên Chúa và về vũ trụ này. Một khi sống như Đức Giêsu chỉ dạy: yêu thương như Ngài yêu thương, thì Kitô hữu làm cho thế giới này dễ thương và đáng yêu đáng sống hơn. Thiên Chúa đang làm mới mọi sự, trong và nhờ Đức Giêsu Kitô.
41. Trời mới đất mới – Lm. Jos. Phạm Thanh Liêm
Thiên Chúa là Đấng luôn mới, Ngài luôn có những chương trình và sáng kiến tuyệt vời để can thiệp và cứu độ con người trong những tình huống khác nhau. Ngài vẫn tiếp tục làm mới tất cả và đặc biệt con người. “Này đây Ta làm mới tất cả”
“Trăng bao nhiêu tuổi trăng già?
Núi bao nhiêu tuổi, vẫn là núi non!”
Một đồ vật, cũ theo thời gian. Một cái máy, không làm cái gì “mới” vì người ta biết cái gì sẽ xảy ra. Làm một cách “máy móc”, nghĩa là người ta có thể biết những hành động tiếp sau.
Con vật không có tự do, thế nên người ta có thể kiểm soát và chi phối chúng, bắt chúng làm theo ý người ta; chẳng hạn những con vật được dùng để làm xiếc. Khi một người nô lệ tiền bạc, người khác có thể dùng tiền bạc để chi phối hay điều khiển họ. Một người ham sắc, có thể bị điều khiển bởi người nữ. Chuyện Bao Tự- Kỷ vương là một thí dụ. Những người như vậy, tuy tự do mà chẳng tự do. Ai mà không thể cưỡng lại điều gì, e rằng người đó không còn tự do nữa.
Con người luôn luôn mới vì con người luôn tự do. Con người, có thể thay đổi. Đổi thành tuyệt hơn hoặc tệ hơn. Tốt hơn và tuyệt hơn, không phải là chuyện “đã qua”, nhưng luôn là chuyện “hiện tại”. Vấn đề không là “quá khứ tôi tốt”, nhưng chính yếu là “lúc này tôi có tốt không?” Vấn đề không là “hôm qua nó xấu”, nhưng chính yếu là “bây giờ người đó thế nào?” Con người, luôn luôn có thể mới. Không ai biết được! Những lần trước, họ như vậy, nhưng không có nghĩa họ như vậy lần này. 999 lần trước, họ như vậy, nhưng lần này, có thể họ khác. Con người có thể mới, con người luôn luôn có thể mới.
Con người có tự do, không ai bắt họ “đổi” được. Cha mẹ, anh em, những người thân, muốn điều tốt cho họ, thế nhưng tất cả đều bất lực. “May ra Thiên Chúa có thể làm gì được chăng!” Thiên Chúa có thể làm được, nhưng Ngài lại cho con người “tự do”, nên dường như Ngài cũng “bất lực”!
Chỉ có Thiên Chúa mới có thể biến đổi con người mà con người vẫn tự do. Thiên Chúa có thể làm điều đó, vì Ngài yêu con người vô cùng. Ngài có cách làm con người biến đổi. Dường như chỉ Thiên Chúa mới có thể làm con người biến đổi, vì “dường như” chỉ Thiên Chúa mới yêu thương “ai đó” vô cùng! Tình yêu có sức biến đổi con người mà con người vẫn tự do.
Thiên Chúa vẫn đang làm mới tất cả, qua Đức Yêsu chết và phục sinh.
Yêu nhau như Thầy yêu anh em
“Thầy để lại cho anh em một giới răn mới, là anh em hãy yêu thương nhau. Như Thầy yêu thương anh em, anh em hãy yêu thương nhau. Cứ dấu này mà người ta nhận biết anh em là môn đệ Thầy, là anh em yêu thương nhau”.
Luật Cựu Ước dạy: “yêu thương tha nhân như chính mình” (Lv.19, 18). Chúa Yêsu dạy: “yêu thương tha nhân như chính Chúa yêu thương chúng ta”. Chúa đã yêu thương chúng ta đến độ Ngài sẵn sàng chết để chúng ta được sống, và Ngài mời gọi mỗi người hãy yêu thương người khác như Ngài yêu họ.
Yêu thương người khác như chính mình, đã là một điều khó; phương chi bây giờ Ngài mời gọi yêu thương đến hiến mạng sống cho tha nhân. Ai dám nói yêu thương là điều dễ? Yêu, phải hy sinh quên mình, và làm tất cả những gì là tốt lành cho người mình yêu.
Dấu chỉ để nhận ra một người là môn đệ Chúa, không là “được rửa tội”, không là “có đi lễ Chúa Nhật”, cũng không là “mặc áo dòng”, mà là “yêu thương nhau”! Không yêu thương nhau mà nhận mình là người theo Chúa, là phản chứng. Không yêu thương mà nói mình biết Thiên Chúa, là nói dối; vì “ai yêu thương thì biết Thiên Chúa; ai không yêu thương thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là tình yêu” (1Ga.4, 7-8). Cái biết ở đây, không là biết nói “như con vẹt”, nhưng là biết bằng hành động, bằng con tim, bằng cảm nhận.
Thiên Chúa đang làm mới tất cả qua những trung gian
Thánh Thần Thiên Chúa đã dùng các Kitô hữu sai gởi Phao-lô và Barnaba đi rao giảng Tin Mừng. Thiên Chúa đã dùng Phao-lô và Barnaba để rao giảng và củng cố đức tin của các tín hữu.
Thiên Chúa vẫn đang dùng những con người hôm nay, những Ki-tô hữu, để làm con người đương thời tin vào Tin Mừng, tin vào Thiên Chúa, tin vào con người. Thiên Chúa đang làm mới tương quan giữa con người và Thiên Chúa qua các chứng nhân rao giảng Tin Mừng, qua thừa tác viên bí tích hoà giải. Thiên Chúa đang làm mới tương quan giữa người với người qua việc làm con người tin vào nhau, khi Thiên Chúa làm cho con người biến đổi, khi Thiên Chúa làm cho con người tin vào Thiên Chúa để có thể tin vào nhau.
Thiên Chúa vẫn đang làm mới con người, trái đất này, vũ trụ này qua những trung gian và phương tiện khác nhau. Khi tin vào Thiên Chúa, tin vào Đức Kitô, chúng ta trở thành con người mới, tạo vật mới.
Tạ ơn Chúa, và cám ơn tất cả mọi người- những trung gian của Chúa cho tôi.
Câu hỏi gợi ý chia sẻ:
- Bạn có thấy ai chán nản và tuyệt vọng không? Đâu là nguyên do làm con người tuyệt vọng?
- Con người luôn có thể không trung tín, vậy tại sao con người có thể tin vào nhau? (chẳng hạn vợ chồng, bạn bè)
- Bạn có kinh nghiệm được Thiên Chúa dùng như trung gian để làm mới ai đó không? Nếu được xin bạn chia sẻ.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 5 PHỤC SINH (17/05/2025) .: TÌNH YÊU ĐIỀU RĂN MỚI (17/05/2025) .: LỜI TRĂN TRỐI YÊU THƯƠNG (17/05/2025) .: HÃY GIEO YÊU THƯƠNG (17/05/2025) .: PHÙ HIỆU CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ CHÚA GIÊSU (17/05/2025) .: AI YÊU THƯƠNG ĐỀU LÀ KITÔ HỮU (17/05/2025) .: TÔI LÀ MÔN ĐỆ CỦA ÁI? (17/05/2025) .: YÊU NGƯỜI NHƯ CHÚA (17/05/2025) .: YÊU NHƯ THẦY ĐÃ YÊU (17/05/2025) .: GIỚI RĂN MỚI (17/05/2025) .: HÃY YÊU NHƯ LÒNG DẠ THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA (17/05/2025) .: CÁC CON HÃY THƯƠNG YÊU NHAU (17/05/2025) .: PHỤC VỤ NHIỀU HƠN VÀ ÍT XÉT ĐOÁN HƠN (17/05/2025) .: ĐIỀU MÀ YÊU THƯƠNG LÀM ĐƯỢC (17/05/2025) .: QUA YÊU THƯƠNG, MỌI SỰ TRỞ NÊN MỚI (17/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam