Flag Counter

Tìm hiểu giáo lý

Thống kê truy cập

Đang online: 51

Tổng truy cập: 1379586

MỞ RỘNG TÂM HỒN ĐÓN CHÚA

Mở rộng tâm hồn đón Chúa Giáng Sinh

(Suy niệm của Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ)

Sau khi đã ngưng nghỉ nhìn lại chặng đường đã qua với niềm vui vì những gì đã đạt được, nay lễ Giáng sinh đã gần kề, tâm hồn chúng ta rạo rực hẳn lên, thôi thúc chúng ta phải làm hết sức những gì có thể để hưởng trọn vẹn niềm vui ngày Con Chúa ra đời.

Lời của ngôn sứ Mikha lôi kéo chúng ta hướng nhìn về Belem, châu thành bé nhỏ của nước Giuđê, chứng tá của một biến cố vĩ đại: “Hỡi Bêlem Ephrata, ngươi nhỏ nhất trong trăm ngàn phần đất Giuđa, nhưng nơi ngươi sẽ xuất hiện một Đấng thống trị Israel, và nguồn gốc Người có từ nguyên thuỷ, từ muôn đời” (Mk 5,1). Một ngàn năm trước Chúa Kitô giáng sinh, Bêlem đã là sinh quán của Ðavít đại vương, mà Kinh Thánh trình bày như là tổ tiên của đấng Mêsia. Tin Mừng thánh Luca thuật lại rằng, Chúa Giêsu đã sinh ra tại Bêlem bởi vì ông Giuse, chồng của bà Maria, “thuộc dòng dõi Ðavít” phải trở về nơi ấy để kiểm tra dân số, và chính vào lúc đó Maria đã hạ sinh Hài Nhi Giêsu (x. Lc 2,1-7).

Hôm nay thánh Luca tiếp tục giới thiệu cho chúng ta hai nhân vật là Đức Maria và người chị họ là Isave như hai mẫu gương tiêu biểu cho người thủ đắc niềm vui vì có Chúa, đồng thời mời gọi chúng ta cần phải có thái độ nội tâm xứng đáng giống hai bà với đức tin năng động, để chiêm ngắm sự kiện nhập thể và giáng sinh của Con Một Chúa.

Isave, với sự khiêm tốn chân thành, “được đầy Chúa Thánh Thần, bà kêu lớn tiếng rằng: “Bà được chúc phúc giữa các người phụ nữ, và Con lòng Bà được chúc phúc! Bởi đâu tôi được Mẹ Chúa tôi đến viếng thăm tôi?” (Lc 1,41-43). Nhờ tin mà Isave được Chúa Thánh Thần mách bảo cho biết, Maria người em họ mình là mẹ Thiên Chúa của bà. Bà cũng không ngần ngại tuyên xưng niềm vui của đức tin với Đức Maria: “Phúc cho Bà là kẻ đã tin” (Lc 1,45).

Đây là một thái độ đức tin mà chúng ta phải sống trong những ngày này. Noi gương Đức Maria và bà Isave, với một đức tin năng động. Chúng ta phải bày tỏ lòng biết ơn và niềm vui có đức tin của chúng ta. Giống như Đức Maria, chúng ta phải thể hiện bằng việc chúng ta làm. “Maria chỗi dậy, vội vã ra đi tiến lên miền núi, đến một thành xứ Giuđêa. Bà vào nhà ông Dacaria và chào bà Isave” (Lc 1,39-40), để chúc mừng và giúp đỡ người chị họ (Lc 1,56).

Thật là hữu ích cho những ngày này, chúng ta suy tư về trình thuật cuộc găp gỡ lịch sử giữa hai bà mẹ đang mang thai là Đức Maria và bà chị họ là Isave. Hai bà mẹ tràn ngập niềm vui. Niềm vui của Đức Maria là niềm vui có Thiên Chúa ở cùng. Niềm vui ấy lan tỏa sang bà Isave. Bà Isave vui với niềm không ai có được là Mẹ Thiên Chúa đến viếng thăm. Chính lời chào của Mẹ Maria, kẻ đã tin, làm cho Isave ngập tràn vui sướng, đến hài nhi cũng nhảy mừng trong lòng bà (x. Lc 1, 39-45).

Quả là một mầu nhiệm tuyệt vời! Gioan chưa sinh ra, ông đã cất lời tiên báo; thậm trí ông còn chưa thể cất tiếng khóc chào đời, ông đã bắt đầu nghe bằng hành động; sống đời rao giảng về Thiên Chúa; chưa thấy ánh áng, ông đã chỉ cho người ta thấy mặt trời; ông còn chưa lọt lòng mẹ đã nhanh nhẹn thi hành sứ mạng tiền hô, đi trước Chúa và loan báo cho mọi người biết: Đây là Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội của trần gian (Ga 1, 29).

Có người hỏi: Thưa ông Gioan, hãy nói cho chúng tôi biết, lúc ông còn trong dạ mẹ, làm thế nào để ông thấy được và nghe được? Làm thế nào để ông nhìn thấy mọi sự của Thiên Chúa? Làm thế nào ông có thể nhảy mừng trong dạ mẹ vì vui sướng? Gioan trả lời: đây là mầu nhiệm vĩ đại được hoàn thành, là hành động vượt quá sự hiểu biết của con người. Luật tốt hảo tôi phải đổi mới trong trật tự thiên nhiên vì người phải đổi mới trong trật tự siêu nhiêu. Tôi đã thấy, ngay cả khi tôi chưa sinh ra, vì tôi cám thấy chứa đựng Mặt Trời công chính (Ml 3, 20). Tôi cảm nhận được bằng thính giác, bởi vì đi vào thế giới. Tôi là tiếng kêu trước của Ngôi Lời. Tôi kêu lên, vì tôi thấy Đấng tạo dựng vũ trụ nhận thấy thân phận con người. Tôi nhảy mừng,vì tôi nghĩ rằng Đấng Cứu Chuộc thế gian đã mặc lấy xác phàm. Tôi là Tiền Hô đi trước Người và làm chứng cho Người.

Đức Maria với niềm vui diễm phúc ngập tràn, vì Mẹ đã tin, đức tin của Mẹ hệ tại việc lắng nghe Lời Chúa để phó thác cho Lời của Chúa trong thái độ hoàn toàn sẵn sàng trong tâm trí. Qua lời thưa “Xin vâng” tràn đầy niềm tin, Mẹ ý thức rằng, chính Thiên Chúa yêu cầu và Mẹ hoàn toàn tín thác nơi Chúa và phó thác cho tình yêu Chúa.

Biết bao lần Chúa đi qua cuộc đời chúng ta và bao nhiêu lần Chúa gửi một thiên thần đến với chúng ta: bao nhiêu lần chúng ta không ý thức điều đó, vì chúng ta quá bận rộn và chìm đắm trong những công việc của mình.

Ngày hôm nay, cũng như vào thời Chúa Giêsu, lễ Giáng sinh là lời đáp trả của Thiên Chúa cho nhân loại đang cầu mong hòa bình. Ngôn sứ nói về đấng Mesia như là “Người sẽ đem lại hòa bình cho chúng ta”. Phần chúng ta, chúng ta hãy mở rộng cửa để đón tiếp Người. Chúng ta hãy học hỏi Ðức Maria và thánh Giuse cũng như bà Isave: nhờ đức tin, chúng ta hãy phục vụ kế hoạch Thiên Chúa. Mặc dù không hiểu biết tường tận kế hoạch ấy, nhưng chúng ta hãy ký thác cho Thiên Chúa là Ðấng khôn ngoan và tốt lành. Tiên vàn chúng ta hãy tìm Nước Chúa, và Chúa Quan phòng sẽ giúp đỡ chúng ta. Chúng ta hãy sửa soạn tâm hồn để có một chỗ xứng đáng, nơi Chúa Giêsu Hài Ðồng cảm thấy mình được đón tiếp với đức tin và tình thương!

 

64. Chúa muốn chúng ta thăm và giúp đỡ tha nhân.

(Suy niệm của JKN)

Câu hỏi gợi ý:

  1. Ta học được những gì trong việc Đức Maria thăm viếng bà Êlisabét? Thăm viếng có phải là một việc mà tình yêu đòi buộc phải có không?
  2. Thăm viếng cũng là dịp đem Chúa đến cho người khác. Nhưng đem Chúa đến cho người mình thăm viếng bằng cách nào?
  3. Giữa những hành động cụ thể biểu lộ yêu thương đích thực, và những lễ tế, kinh kệ làm theo thói quen, Thiên Chúa ưa chuộng cái nào?

Suy tư gợi ý:

  1. Viếng thăm là một hành động biểu lộ tình thương

Vừa nghe sứ thần truyền tin cho biết bà Êlisabét có thai được sáu tháng, Maria liền vội vã lên đường đến thăm bà. Bà Êlisabét sống ở miền núi, chắc chắn cuộc hành trình của Maria lên miền núi để thăm người bà con không tránh được mệt nhọc, vất vả. Chắc chắn việc Đức Maria đến thăm bà Êlisabét là do sự thúc đẩy của yêu thương. Ngài không đến thăm thì bà Êlisabét chẳng trách Ngài được, lý do là bà ấy đâu biết rằng Ngài biết bà mang thai. Vả lại chính Ngài cũng đang mang thai, mà đường xá lại xa xôi. Chính tình thương đã thúc đẩy Ngài đi, vì Ngài rất giàu tình thương. Và cũng chính vì giàu tình thương mà Ngài xứng đáng làm Mẹ của Đức Giêsu, là hiện thân của tình yêu Thiên Chúa.

Tình yêu đòi hỏi phải biểu lộ ra, chứ không giữ kín bên trong. Một tình yêu giữ kín, không được biểu lộ thành hành động, không phải là một tình yêu đích thực. Tương tự như lời thánh Giacôbê: “Đức tin không có việc làm là đức tin chết” (Gc 2, 26). Cũng vậy, tình yêu không việc làm, không được biểu lộ là tình yêu chết. Tình yêu phải được biểu lộ ra thành sự quan tâm, chăm sóc, năng tìm cách gặp gỡ, giúp đỡ, hy sinh cho người thân, làm cho người thân trở nên tốt đẹp, hạnh phúc hơn. Câu tục ngữ “Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo, thất bát sông cũng lội, cửu thập đèo cũng qua” có nghĩa như thế!

Tình yêu đích thực đòi hỏi phải năng gặp nhau, nhất là những lúc người mình yêu có chuyện vui hoặc buồn. Đức Phật nói: “Yêu nhau mà không được ở gần nhau, mà phải xa cách nhau thì sẽ đau khổ”, ngài gọi cái khổ ấy là “ái biệt ly khổ”. Tục ngữ có câu: “Nhất nhật bất kiến như tam thu hề!” (một ngày không gặp nhau thì dài như ba năm). Do đó, đi thăm viếng nhau là đòi hỏi của tình yêu đích thực, là biểu lộ sự quan tâm đến nhau. Vì thế, chúng ta hãy năng thăm viếng những người chúng ta yêu mến. Mà đã là người Kitô hữu, tất nhiên chúng ta có rất nhiều người mình phải yêu mến, nhất là những người lâm cảnh đau khổ, túng thiếu, những người lâm vào thế kẹt, những người cần chúng ta tới thăm viếng hơn cả. Đến thăm nhau là một cách tuyệt vời để biểu lộ tình huynh đệ, tình yêu thương của Kitô giáo.

  1. Đến thăm để đem Chúa đến cho người mình thương

Khi Đức Maria đến thăm bà Êlisabét, Ngài cũng đem Chúa đến cho bà ấy. Nhờ Đức Maria mang Chúa đến, nên không chỉ bà Êlisabét vui mừng, mà hài nhi trong bụng bà cũng vui theo mà “nhảy lên” trong bụng mẹ. Và chắc chắn cũng chính vì Đức Maria mang Chúa đến, mà niềm vui của bà Êlisabét và hài nhi mới tăng lên một cách lạ thường như thế. Sự hiện diện của Đức Maria cùng với bào thai Giêsu chẳng những mang niềm vui, mà còn biến đổi hai mẹ con bà Êlisabét, khiến hai người được tràn đầy Thánh Thần, và nhờ đó nhận ra được sự hiện diện của Thiên Chúa nơi Đức Maria, đồng thời tin vào Thiên Chúa vững mạnh hơn.

Như thế, đến thăm không chỉ là một phương cách biểu lộ tình yêu, nói lên sự quan tâm, mà còn là một dịp thuận lợi để đem Chúa đến cho người mình thăm viếng. Nhờ ta đem Chúa đến, mà niềm vui của người được thăm tăng lên gấp bội, và họ nhận lãnh được Thánh Thần nhờ sự hiện diện của Chúa do ta mang đến. Chính Thánh Thần của Chúa trong ta sẽ thánh hóa, biến đổi họ nên tốt lành, thánh thiện, chứ không phải ta.

Đem Chúa đến cho người mình thăm viếng, không có nghĩa là mình nói thật nhiều thật hay về Chúa cho họ nghe. Có những người nói về Chúa rất nhiều và rất hay, nhưng họ không thật sự có Chúa trong bản thân họ. Chúa là tình thương, ta chỉ mang Chúa đến cho tha nhân, khi chính ta thật sự yêu thương họ bằng một tình yêu chân thực. Đức Maria có nói gì về Chúa với bà Êlisabét đâu! Ta chỉ mang Chúa đến cho tha nhân khi ta đến họ với ý muốn làm hiện thân của Chúa đối với họ, và coi họ cũng là hiện thân của Chúa đối với mình.

  1. Hãy là hiện thân của Chúa khi đi thăm viếng

Thiên Chúa vì yêu thương nhân loại vô cùng, nên Ngài đã đến với con người trong lịch sử, cách đây 2000 năm, để cứu độ và đem hạnh phúc đến cho mọi người, cho từng người. Khi còn tại thế, Ngài đã đến thăm nhiều người, săn sóc nhiều người, cải hóa nhiều người, biểu lộ tình yêu thương cho nhiều người. Nhưng vì nhập thể làm người, Ngài bị giới hạn trong không gian và thời gian, Ngài chỉ sống tại thế có 33 năm, chỉ quanh quẩn trong đất nước Do Thái, và chỉ có thể tiếp xúc được với một số rất ít người. Do tình yêu vô biên phổ quát của Ngài, Ngài muốn tiếp xúc với tất cả mọi người trên trần gian, để phục vụ, săn sóc họ, từng người một. Nhưng hiện nay Ngài không thể làm điều đó bằng chính thân xác của Ngài. Vì thế, Ngài muốn nhờ chính chúng ta làm điều ấy. Ngài muốn trở thành chính bản thân chúng ta để làm những công việc ấy, và chúng ta có thể giúp Ngài được toại nguyện ý đó.

Ngài muốn dùng chính bản thân chúng ta để thăm viếng những người chúng ta quen biết, yêu thương. Ngài muốn an ủi, vỗ về, khuyến khích, khuyên lơn, cảnh tỉnh họ bằng miệng lưỡi của ta. Ngài muốn săn sóc, làm việc phục vụ họ bằng chính bàn tay của ta. Ngài muốn yêu thương họ bằng chính trái tim của ta. Ngài muốn quan tâm tới họ bằng chính tâm trí của ta. Qua ta, Ngài muốn biểu lộ tình thương vô biên của Ngài cho họ. Muốn thế, Ngài mong muốn ta trở thành hiện thân của yêu thương, thứ yêu thương bằng hành động chứ không phải chỉ bằng lời nói. Ta có là hiện thân của tình thương, thì ta mới trở nên hiện thân của Ngài. Và chính lúc ấy, ý muốn của Ngài là yêu thương phục vụ họ mới được thỏa mãn hoàn toàn.

Vấn đề là ta có muốn trở nên hiện thân của Ngài hay không. Ngài không bao giờ muốn ép buộc ta, thúc bách ta, nhưng luôn luôn mời gọi ta. Ta có nghe thấy tiếng Ngài mời gọi không? Nếu có, hãy đáp lại lời mời ấy một cách quảng đại. Đó là cách chứng tỏ cụ thể nhất rằng ta yêu mến Ngài. Yêu mến Ngài thì phải yêu thương giống như Ngài, chứ không phải yêu Ngài bằng cách dâng lên Ngài thật nhiều thánh lễ, đọc thật nhiều kinh kệ, và quỳ hàng giờ trước nhà tạm. Nếu ta yêu Ngài thật sự, thì hãy yêu Ngài, phục vụ Ngài trong những người anh chị em gần gũi ta. Khi ta đến với họ, Ngài cũng muốn ta coi họ như hiện thân của Ngài, nghĩa là như chính bản thân Ngài.

Ngài đã chẳng từng nói: “Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: “Lạy Chúa! Lạy Chúa!” là được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ những ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời mới được vào mà thôi!” (Mt 7,21). Mà ý muốn của Thiên Chúa là: “Thầy ban cho anh em một điều răn mới, là anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 13,34). Về việc dâng quá nhiều lễ tế, đọc kinh kệ quá nhiều mà thiếu lòng yêu thương nhau, Thiên Chúa đã dùng miệng ngôn sứ Isaia để nói lên sự chán ngấy của Ngài: “Ngần ấy hy lễ của các ngươi, đối với Ta nào nghĩa lý gì? Lễ toàn thiêu chiên cừu, mỡ bò mập, Ta đã ngấy (…) Thôi đừng đem những lễ vật vô ích ấy đến nữa. Ta ghê tởm khói hương, ta chịu không nổi những ngày đầu tháng, những ngày sabát, ngày đại lễ, không chịu nổi những người cứ phạm tội ác rồi lại cứ lễ lạc linh đình (…) Khi các ngươi dang tay cầu nguyện, Ta bịt mắt không nhìn, vì tay các ngươi đầy những máu…” (Is 1,11-15; xem bài đọc 2 được nêu ở trên). Chỉ có tình yêu đích thực mới làm Chúa hài lòng!

CẦU NGUYỆN

Lạy Chúa, xin giúp con trở thành hiện thân của Chúa để giúp Chúa phục vụ mọi người qua chính bản thân của con. Xin cho con biết quan tâm đến niềm vui, nỗi khổ, và nhu cầu của từng người sống chung quanh con. Xin giúp con biết hy sinh thì giờ cho dù rất quí báu của con để năng đến gặp gỡ họ, thăm viếng họ, hầu nhờ đó thông cảm được những nỗi vui buồn và nhu cầu của họ. Xin giúp con biết sẵn sàng chia vui sẻ buồn và tìm mọi cách để thỏa mãn những nhu cầu chính đáng của họ. Amen.

 

65. Chiếc xe van của Anne

Vào tháng Ba năm 1987, nhà nhật ký Maura Rossi viết về câu truyện của Anne Donahue. Anne tốt nghiệp Trường Đại Học Georgetown và tình nguyện giúp việc tại một trung tâm tên là Covenant House tại thành phố New York. Mục đích của trung tâm này là giúp chỗ ăn chỗ ở cho những người vô gia cư.

Mỗi buổi tối vào lúc mười giờ, Anne và những người tình nguyện khác chất đồ ăn lên xe. Trong vòng vài tiếng đồng hồ, chiếc xe van với hình một con bồ câu trên một cánh cửa, sẽ đi vòng quanh các vùng trong thành phố mà có những thanh thiếu niên mãi dâm. Những người tình nguyện sẽ phát cho những người đó những chiếc bánh mì sandwich và sô-cô-la nóng.

Có lẽ các bạn đang suy nghĩ, tại sao trung tâm Covenant House mong muốn đạt mục đích gì khi họ cứ đi phát đồ ăn mỗi đêm như thế?

Anne trả lời cho câu hỏi này là: “Chúng tôi đi ra ngoài đó, bởi vì chúng tôi biết rằng có rất nhiều người trẻ còn chưa biết đến trung tâm Covenant House. Khoảng chừng hai phần ba trong số đó chưa từng bao giờ nghe biết về chúng tôi.”

Anne còn tiếp rằng qua việc từ thiện đó, họ còn đạt được một điều khác nữa. Khi họ làm như vậy thì họ cho những người trẻ mãi dâm đó biết rằng họ được yêu thương, và còn có những người đến với họ mà không phải để mua hoặc bán họ.

Liên quan đến năm đầu tiên trong tư cách là một người tự nguyện, Anne nói: “Tôi đã trải qua những lúc căng thẳng. Chúa là Chúa gì đây mà để cho những người trẻ đó phải đau khổ như thế?… Sau hết tôi đã vượt qua… Chúa không xuống thế gian và chỉ cho tôi biết tình yêu của Ngài. Chúng ta phải để cho tình yêu của Chúa làm việc qua chúng ta.”

Cô ấy nói rất đúng. Thiên Chúa đã làm việc đó qua con người của Chúa Giêsu. Đó là tất cả ý nghĩa của Mùa Vọng. Vì thế: “Chúng ta phải để cho tình yêu của Chúa làm việc qua chúng ta.”

Cũng như Chúa Cha đã làm việc qua Chúa Giêsu khi Ngài còn sống trên thế gian này thế nào, thì Chúa Giêsu dậy chúng ta cũng hãy để cho Chúa Cha làm việc qua chúng ta trong cuộc sống dương gian này như thế. Chúng ta hãy trở nên những dụng cụ của ơn Chúa cho người khác, như chính Chúa Giêsu đã làm.

Cô Anne đã phục vụ như là một dụng cụ của ơn Chúa đến với rất nhiều người trẻ đang sống trong thiếu thốn. Cô đã làm điều mà Mẹ Maria đã làm trong bài Phúc Âm hôm nay. Cô đã thưa tiếng xin vâng với sự mời gọi của Thiên Chúa để trở nên phương tiện cho tình yêu của Ngài trong thế giới ngày nay.

Điều mà Anne và Mẹ Maria đã làm thì chúng ta cũng phải làm. Chúng ta không biết rằng nếu Chúa Giêsu có xuống thế gian làm người một lần nữa, thì sự việc đó phải qua chúng ta.

Đôi lần chúng ta đã quên mất rằng, trong một số trường hợp trong cuộc sống trần gian này, Thiên Chúa mời gọi chúng ta hãy nói điều mà Mẹ Maria đã nói: “Này tôi là nữ tỳ của Chúa, xin hãy làm nơi tôi theo như lời ngài truyền.”

Chúa Giêsu đã sinh xuống trần gian. Tại sao Chúa Giêsu đã xuống thế gian? Bởi vì qua việc làm đó, chúng ta học được bài học mang Chúa đến cho người khác.

Đó là một bài học quí giá nhất. Bởi vì đó là bài học mà Chúa Giêsu đã dạy chúng ta khi Ngài nhập thể xuống trần gian.

Như Mẹ Maria đã mang Chúa đến với chúng ta qua những lời của Mẹ nói với thiên thần trong bài Phúc Âm hôm nay, chúng ta cũng hãy mang Chúa đến cho người khác. Chúng ta phải học được bài học này, nếu không, chúng ta đánh mất đi cái ý nghĩa của ngày lễ mà chúng ta đang chuẩn bị để cử hành.

 

66. Niềm vui của việc tin tưởng

Đức Maria “vội vã” lên đường. Đây là bước đầu của những chuyến đi trong thánh Luca, tác giả Phúc Âm chuyên viết về những con đường. Sách Phúc Âm của ngài chuyển động, cũng thế đối với quyển sách thứ hai của ngài, quyển Công vụ Tông đồ. Từ Nagiarét, sự cứu độ sẽ tiến về Giêrusalem, rồi sau Phục sinh, sự cứu độ sẽ bắt đầu chinh phục thế giới. Chúa Giêsu nói: “Anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giê-ru-sa-lem, trong khắp các miền Giu-đê, Sa-ma-ri và cho đến tận cùng trái đất”. Thánh Phêrô giải thích các chứng nhân là những người “đã cùng chúng tôi đi theo Chúa Giêsu suốt thời gian Người sống giữa chúng ta”.

Đây là bước truyền giáo đầu tiên: Đức Maria vội vã lên đường khi đang còn vang vọng lời truyền tin. “Xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói”, Đức Maria vội vã đi xem sự kỳ diệu đầu tiên được loan báo: “Êlisabét, người họ hàng với bà, tuy già rồi, mà cũng đang cưu mang một người con trai: bà ấy vẫn bị mang tiếng là hiếm hoi, mà nay đã có thai được sáu tháng”. Đức Maria tin điều ấy. Tất cả đều lạ lùng và bà tin. Một niềm vui xâm chiếm bà, thúc đẩy bà; niềm vui tin tưởng, niềm vui đi vào trong thời đại cứu độ và là người mở ra thời đại đó. “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa”.

Việc Đức Maria thăm viếng bà Êlisabét chiếu sáng niềm vui của việc tin tưởng. Bà Êlisabét thốt lên nhiều lời vui mừng: “Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này?”, “Tai tôi vừa nghe tiếng em chào, thì đứa con trong bụng đã nhảy lên vui sướng”, “Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em”. Đức Maria trả lời bằng bài ca Magnificat, bài hát vui mừng của người.

Luca cống hiến cho chúng ta niềm vui rất đặc biệt này của đức tin.: Thánh Thần. Thánh Thần xuống trên Đức Maria. Ngài tràn đầy trong lòng bà Êlisabét. Ngài tràn ngập nơi các môn đệ vào lễ Hiện Xuống. Ngài đầy tràn chúng ta khi chúng ta tin và công bố rằng Chúa Giêsu là Chúa, nghĩa là Đấng Cứu Thế, Đấng Cứu Độ, nhưng là Đấng Cứu Thế không như người Do thái nghĩ: Thiên Chúa ban Con Ngài cho chúng ta.

Đức tin và niềm vui của chúng ta tuỳ thuộc vào sức mạnh mà chúng ta tin vào điều đó. Chúng ta sa lầy trong những điều phụ thuộc. Chúng ta những Kitô hữu tranh luận với nhau vì những chi tiết thay vì sống trọn và loan truyền điều cốt yếu, mặc khải kỳ diệu: Con Trẻ sẽ sinh ra từ Đức Maria là Con Thiên Chúa. Có một bài hát khác phát xuất từ bài Magnificat, bài Benedictus: “Chúc tụng Chúa, Ngài đã viếng thăm dân Ngài”.

Đích thân Thiên Chúa đến viếng thăm chúng ta! Có nhiều điều phải tin: sự phục sinh của Chúa Kitô, sự hiện diện của Ngài trong Thánh Thể, việc tha tội lỗi cho chúng ta, chiến thắng cuối cùng của sự sống trên đau khổ và cái chết. Nhưng đối với tất cả những điều đó, đức tin của chúng ta sẽ dễ dàng và vững chắc nếu chúng ta bám rễ vào điều khó nhất: tin rằng Thiên Chúa đã đến trên các con đường của chúng ta: ‘Chúng ta đã thấy các bước chân của Thiên Chúa gặp gỡ các bước chân của con người’.

Để Ngài đến ở với chúng ta, phải có Mẹ Maria. Không gì có thể làm cho chúng ta tôn sùng Mẹ hơn là việc thấy Mẹ hạnh phúc biết bao khi tin và dâng hiến Con Trẻ để cho những niềm vui đầu tiên của đức tin bùng nổ. Muốn nói về Đức Maria, Công Đồng đã có từ ngữ rất đẹp này: Mẹ đã giới thiệu Sự Sống cho thế giới. Chính điều này đã làm con trẻ của Êlisabét nhảy mừng, và đó là điều làm chúng ta vui mừng trước mặt Đức Maria: Mẹ là Sự Viếng Thăm của Thiên Chúa, Mẹ giới thiệu cho chúng ta Sự Sống, Sự Sống trở thành sự sống của con người đối với chúng ta.

Nếu tin điều này là niềm vui của chúng ta thì chúng ta đừng quá che đậy niềm vui đó. Chẳng hạn trong một cuộc thăm viếng mà sự tiếp xúc có thể được thực hiện trong một chiều sâu nào đó, ai mà biết được? Trong khi lắng nghe chúng ta, hay có thể chỉ nhìn chúng ta mà thôi, một người nào đó có thể vui mừng.

 

67. Hãy đón nhận Chúa

(Suy niệm của Lm. Anthony Việt Toàn)

Mầu nhiệm Nhập thể là là mầu nhiệm Ngôi Lời được cưu mang. Khi chấp nhận làm người, Con Thiên Chúa cần một người mẹ.Và Ngài được thụ thai cách nhiệm mầu trong lòng trinh nữ. Nói một cádch khác: Để chương trình cứu độ được thành công, Thiên Chúa cần sự cộng tác của con người. Mặc dù khi dựng nên con người, Thiên Chúa không cần hỏi ý kiến, nhưng để cứu chuộc, Thiên Chúa cần con người cộng tác bằng hành động cụ thể đó là đón tiếp Ngài. Tin Mừng hôm nay ghi nhận Đức Maria như một mẫu gương đã đón nhận Thiên Chúa.

Thật vậy, Đức Maria đã đón nhận Thiên Chúa bằng lời xin vâng. Nhờ đó mà Đấng thi hành thánh ý của Thiên Chúa mới ngự xuống trong cung lòng Mẹ. Lời xin vâng này của Đức Mẹ, không phải chỉ là một ưng thuận bên ngoài, nhưng xuất phát từ một người có niềm tin vững chắc vào Lời Chúa: “Phúc cho bà là kẻ đã tin rằng Lời Chúa phán cùng Bà sẽ được thực hiện” (Lc 1,45). Nói một cách khác, hai tiếng xin vâng của Đức Mẹ, phát xuất từ một nếp sống, đã có những nhân đức và tư cách khả dĩ lôi kéo được sự chú ý đặc biệt của Thiên Chúa, đã khiến Thiên Chúa tuyển chọn Mẹ hơn bất cứ phụ nữ nào khác.

Và Đức Maria là người có diễm phúc không phải chỉ trong hay giữa các phụ nữ mà còn hơn hết mọi phụ nữ. Bởi vì Con Mẹ đang cưu mang trong lòng chính là nguồn hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc của Mẹ lệ thuộc vào hạnh phúc của Con và do Con mà có, vì Con trong lòng Mẹ là Đấng Thánh, là Con Đấng Tối Cao, là Con Thiên Chúa và là chính Thiên Chúa; cũng chính do nguồn hạnh phúc đó mà bà Elisabeth được tham dự vào hạnh phúc vì được Mẹ Thiên Chúa đến viếng thăm; hơn nữa hài nhi mới được 6 tháng trong lòng bà cũng cảm nhận được hạnh phúc tràn đầy nên cũng nhảy mừng khi mẹ mình vừa nghe lời Đức Maria chào.

Đức Maria như một đại diện nhân loại đã đón nhận Thiên Chúa một cách hoàn hảo. Mẹ là gương mẫu cho tất cả những người muốn đón nhận Chúa. Vấn đề đặt ra hôm nay là: chúng ta đã chuẩn bị đón nhận Chúa như thế nào trong lần kỷ niệm ngày giáng sinh này? Có phải chỉ là những chuẩn bị quà bánh, đèn sao, máng cỏ,…mà thôi? Bởi vì Đức Maria đã đem Chúa Giêsu đến cho chúng ta thì chúng ta cũng phải đón nhận bằng chính cuộc sống mình.

 

68. Những cách viếng thăm

(Suy niệm của Lm. Anthony Trung Thành)

Sống ở đời “Không ai là một hòn đảo”, vì con người sống là sống cùng sống với và sống cho. Chính vì vậy, viếng thăm nhau không chỉ là chuyện bình thường trong cuộc sống mà còn để chu toàn bổn phận và thể hiện lòng bác ái yêu thương. Có nhiều cách viếng thăm. Qua bài Tin mừng hôm nay, chúng ta cùng nhau suy niệm gương viếng thăm của Đức Maria. Từ đó, chúng ta suy ngắm gương viếng thăm của Đức Giêsu và gần đây là gương viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô. Cuối cùng, chúng ta tìm hiểu một chút về những cuộc thăm viếng của con người hôm nay để rút ra những bài học cho bản thân.

Thứ nhất, gương viếng thăm của Đức Maria

Khi nghe tin bà Êlizabét, người họ hàng với mình, tuy già rồi, mà cũng đang cưu mang một người con trai được sáu tháng (x. Lc 1,36). Đức Mẹ nghĩ rằng: Tuổi già là tuổi cần chăm sóc giúp đỡ. Hơn nữa, tuổi già mà còn mang thai thì lại cần phải chăm sóc hơn. Chính vì vậy, Mẹ đã “vội vã lên đường” đi thăm bà chị họ. Sau cuộc hành trình dài đầy gian nan, Mẹ đã gặp được bà Êlizabét. Đây là cuộc gặp gỡ mang tính lịch sử, vô tiền khoáng hậu. Sáu tháng nay, bà Êlizabét sống trong niềm vui mừng. Chắc chắn hằng ngày không ngớt dâng lời tạ ơn Thiên Chúa vì đã cất nỗi khổ nhục son sẻ của hai ông bà, đã cho bà cưu mang con trong tuổi già. Nay niềm vui đó được nhân lên vì có Đức Maria đến viếng thăm. Ngoài Mẹ ra, còn có Chúa Giêsu mà Mẹ đang cưu mang trong lòng. Bà Êlizabét đã nhận ra điều đó khi đứa con trong lòng mình “nhảy mừng”. Bà kêu lớn tiếng rằng: “Bà được chúc phúc giữa các người phụ nữ, và Con lòng Bà được chúc phúc! Bởi đâu tôi được Mẹ Chúa tôi đến viếng thăm tôi? Vì này, tai tôi vừa nghe lời Bà chào, hài nhi liền nhảy mừng trong lòng tôi. Phúc cho Bà là kẻ đã tin rằng lời Chúa phán cùng Bà sẽ được thực hiện”(Lc, 43,45).

Hiệu quả của cuộc viếng thăm này vô cùng to lớn: Đem niềm vui đến cho cả gia đình ông Giacaria; Thánh Gioan được khỏi tội tổ tông truyền ngay từ trong lòng Mẹ; bà Êlizabét được Mẹ giúp đỡ trong những ngày thai nghén sinh nở. Tinh thần thăm viếng không dừng lại ở đó, Mẹ vẫn tiếp tục thăm viếng con người. Đáng kể nhất là cuộc thăm viếng tại tiệc cưới Cana: Mặc dầu giờ chưa đến nhưng nhờ lời chuyển cầu của Mẹ, Chúa Giêsu đã làm phép lạ cho nước hoá thành rượu ngon để làm vui lòng gia đình chủ tiệc. Khi đã về trời, Mẹ cũng không ngừng viếng thăm nhân loại. Đó là những cuộc viếng thăm: Ở Lộ Đức năm 1858; tại Lavang năm 1798; ở Fatima năm 1917. Và rất nhiều cuộc viếng thăm khác của Mẹ nhằm mục đích thi ân giáng phúc cho con cái loài người.

Thứ hai, gương viếng thăm của Đức Giêsu

Vâng lệnh Chúa Cha, Đức Giêsu đã xuống thế mang thân phận của một con người ngoại trừ tội lỗi. Trong ba năm hoạt động công khai, Ngài đã đi khắp mọi nơi, gặp gỡ mọi người: Đến với miền Samari; miền duyên hải Tirô-Siđôn; miền Ghêrasa. Đối tượng viếng thăm của Ngài là phổ quát: Ngài đến với những người tội lỗi; với những người bệnh tật; với những người có chức quyền danh vọng. Ngài đến với họ để mong muốn biến đổi họ: Một Lêvi trở thành Mathêu Tông đồ; một Giakêu người thu thuế trở thành người biết cho đi; một Maria Mađalêna tội lỗi trở thành một vị thánh. Nhờ những cuộc viếng thăm của Ngài, những người bệnh hoạn tật nguyền trở thành những người khoẻ mạnh: Người mù thấy được; người què đi được; người điếc được nghe; người bệnh được khỏi. Nhờ Ngài viếng thăm mà con trai bà goá thành Naim, con gái ông Giaia và ông Lazarô chết rồi được sống lại.

Không thể kể hết ra đây những hiệu quả mà những cuộc viếng thăm của Chúa Giêsu mang lại cho con người. Ngài viếng thăm ai là biến đổi cuộc đời của họ trong niềm vui và sự bình an.

Thứ ba, gương viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô

Tiếp tục tinh thần của Đức Mẹ và Chúa Giêsu, Giáo hội qua mọi thời đại vẫn đến với muôn dân. Gần đây nhất phải kể đến những cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô. Ngài đã đi khắp nơi, đến với mọi hạng người: Đến với những người vô thần; đến với những người Do thái giáo; đến với những người Anh giáo; đến với những người Hồi giáo; đến với những người Chính thống giáo; đến với tù nhân; đến với những người tị nạn; đến với những người nghèo; đến với những người thất nghiệp; đến với các bệnh nhân. Ngài đến để đem niềm vui và trao ban tình thương cho họ. Tình yêu thương của Ngài đã chạm đến trái tim từng người mà Ngài gặp gỡ. Xin được trích dẫn một bằng chứng: “Tờ Washington Post, xuất bản tại Hoa Kỳ, trong số đề ngày 6 tháng 11 năm 2013, nữ ký giả Elizabeth Tenety đã viết bản tin có tựa đề Đức Giáo Hoàng Phanxicô ôm một người đàn ông có dị tướng tại quảng trường thánh Phêrô. Đức Thánh Cha đã âu yếm ôm hôn người tật bệnh này vào cuối buổi triều yết chung, ngày thứ Tư 6 Tháng 11 năm 2013. Bệnh nhân có diện mạo và thân thể rất kỳ dị đáng thương đến nỗi nhiều người cho rằng ông ta không còn có hình dạng con người. Ký giả tờ Washington Post viết rằng: Nếu phải dùng từ ngữ thì cần cả ngàn từ mới diễn tả được ý nghĩa Đức Thánh Cha ôm hôn người dị tật. Hình ảnh Đức Thánh Cha ôm hôn người dị tật đã nhanh chóng được phổ biến trên các mạng lưới xã hội và nhiều cơ quan thông tấn quốc tế đã đưa bản tin đặc biệt này. Hình ảnh Đức Thánh Cha ôm hôn và cầu nguyện cho người dị tật làm nhiều người tưởng nhớ đến hình ảnh Chúa Giêsu đã chữa những người phong cùi, và thánh Phanxicô Assisi đã săn sóc người tật bệnh nghèo đói”(Theo Nguyễn Long Thao).

Ông cho biết việc gặp gỡ Đức Thánh Cha Phanxicô “như ở trên Thiên Đàng vậy” và cuộc gặp gỡ này là khởi điểm mới của cuộc đời ông. Người đàn ông bất hạnh nhưng có phước này bày tỏ cảm nhận của mình khi được chính vị giáo hoàng ôm lấy như sau:

“Đôi tay của ngài hết sức mềm dịu. Và nụ cười của ngài rất ư là tươi nở. Thế nhưng cái đánh động tôi nhất đó là việc ngài không lưỡng lự về việc có nên ôm lấy tôi hay chăng. Tôi không gây lây nhiễm, nhưng ngài đâu có biết như thế. Ngài chỉ biết làm điều ấy thôi: ngài đã ve vuốt cả khuôn mặt của tôi và khi ngài làm thế thì tôi chỉ cảm thấy rằng mình được yêu thương. Trước hết ngài đã hôn lấy bàn tay của tôi, trong khi bàn tay kia của ngài mơn trớn đầu tôi và các vết thương của tôi. Sau đó ngài kéo tôi vào mà ôm chặt lấy tôi, hôn lên gương mặt của tôi. Đầu của tôi dựa vào ngực của ngài, hai cánh tay của ngài ôm choàng lấy tôi. Điều này kéo dài hơn một phút, nhưng đối với tôi nó dường như là vô tận” (Theo Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, phóng dịch theo http://www.zenit.org/en/articles/severely-disfigured-man-embraced-by-pope-gives-interview).

Thứ tư, những cuộc viếng thăm của con người hôm nay

Họ viếng thăm nhau bằng nhiều cách: Có những cuộc viếng thăm để khử trừ nhau. Có những cuộc viếng thăm vì ngoại giao. Có những cuộc viếng thăm chỉ vì lợi ích phe nhóm. Có những cuộc viếng thăm vì lợi ích của bản thân mình: Vì tiền bạc; vì chức quyền danh vọng; vì tình cảm ngang trái. Có những cuộc viếng thăm vì bổn phận. Có những cuộc viếng thăm vì tình yêu thực sự: Thăm viếng bệnh nhân; thăm viếng người tù tội; thăm viếng cha mẹ già yếu; thăm viếng người tàn tật, neo đơn; thăm viếng những người cần sự thăm viếng để động viên, yên ủi và giúp đỡ họ.

Với chúng ta hôm nay, chắc chắn Chúa muốn chúng ta noi gương Đức Maria, Đức Giêsu và Đức Thánh Cha Phanxicô. Đối tượng viếng thăm của chúng ta phải là phổ quát. Những cuộc thăm viếng của chúng ra phải phát xuất từ tình yêu thực sự. Chúng ta là hiện thân của Chúa để đem niềm vui và bình an đến với mọi người. Nói về vấn đề này, tôi sực nhớ tới câu chuyện ấn tượng trong cuộc đời mục vụ của tôi: Có ông cụ nọ, trạc tuổi 80. Dù tuổi cao, lại bị bệnh nằm liệt giường nhưng ông cụ vẫn còn minh mẫn. Mỗi lần thấy tôi đến viếng thăm, ông cụ đều cất tiếng chào: Kính chào Chúa Giêsu. Ông còn giải thích cho mọi người hiểu: Cha là Chúa. Lời ông cụ giúp tôi tự nhắc nhủ mình rằng: Tôi phải thực sự là hiện thân của Chúa khi đến với anh chị em mình.

Lạy Chúa, xin cho mỗi chúng con biết ra khỏi chính mình để đến với anh chị em xung quanh. Xin cho những cuộc viếng thăm của chúng con không phải vì tiền bạc, của cải, danh vọng nhưng đem niềm vui và tình thương của Chúa đến với mọi người. Để những cuộc viếng thăm của chúng con thực sự là hiện thân của Chúa với những người chúng con gặp gỡ. Amen.

 

69. Thưa vâng với Thiên Chúa

Đoạn Phúc Âm này bắt nguồn từ những bản văn người ta mệnh danh là ‘truyện thời thơ ấu Chúa Giêsu’ và cho rằng tất cả chỉ là ‘thần thoại’. Có những thuyết nhìn thấy trong đó một sự pha trộn những chuyện tưởng tượng của một số tôn giáo cổ. Ở đây không xét đến lập trường ấy, chúng ta căn cứ vào những công trình khảo cứu theo phương pháp khoa học nghiêm chỉnh nhất và học thuyết của Giáo Hội. Thật ra Phúc Âm chứa đựng đức tin thuần khiết và trọn vẹn, cho nên phải đọc Phúc Âm với một tâm tình thanh khiết.

Đức Maria đi thăm chị họ là bà Êlisabét và được đón chào: “Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ”. Lúc đó xảy ra một sự kiện quan trọng cho cả chủ lẫn khách: Gioan Tẩy giả nhảy mừng trong lòng mẹ khi Đức Maria đang mang thai Chúa Giêsu vừa tới nơi. Đoạn tả cảnh thăm viếng kết thúc bằng tiếng hô lớn của bà Êlisabét, nhận định của bà đối với hết thảy chúng ta rất là quan trọng: “Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em”.

Giáp lễ Giáng sinh là lúc thích hợp để suy niệm về mầu nhiệm Đức Maria:

1) Mầu nhiệm trinh khiết.

Ơn trinh khiết của Đức Maria có tính cách thanh sạch trọn vẹn bao trùm và thấm nhuần tất cả hồn xác Người. Dường như bà Êlisabét cảm biết sự thật ấy trong con người của Đức Maria vì bà nghĩ rằng, nhờ lời Chúa, Đức Maria trở thành mẹ Đấng Cứu thế. Được ơn linh hứng của Chúa Thánh Thần và đáp trả ân huệ đó, Đức Maria quan niệm cuộc đời mình chỉ là để trao phó tất cả hồn xác cho Chúa trong niềm cung hiến thuần khiết trọn vẹn nhất. Khi thiên sứ xin Người trả lời, Đức Maria nhìn rõ toàn diện vấn đề đặt ra cho mình. Ngay lúc đó, hành vi tin của Đức Maria đối với Thiên Chúa cho Người cảm biết sự thụ thai vượt khỏi định luật nhân loại chính là phương cách triệt để nhất, hoàn toàn nhất để thuộc về Thiên Chúa. Tiếng vâng của Đức Maria là sự thánh hiến đức trinh khiết của Người.

2) Mầu nhiệm làm mẹ

So sự ưng thuận làm mẹ, Đức Maria gia nhập mầu nhiệm Đức Giêsu trong đời sống thế gian của Chúa, bắt đầu từ khoảnh khắc truyền tin cho tới khoảnh khắc sau cùng là Chúa sống lại, qua những giai đoạn Chúa sống ẩn dật, Chúa đi rao giảng, Chúa chết trên thập giá.

Thái độ Đức Maria trong những giai đoạn ấy có thể vạch cho chúng ta hai hướng cầu nguyện:

+ Thưa vâng với Thiên Chúa trong đức tin, dù gặp những hoàn cảnh phi lý nhất, đó là con đường chắc chắn để hoàn thành sứ mạng mình.

+ Thưa vâng với Thiên Chúa trong đức tin, chung cục đem niềm vui đến với chúng ta nhờ kết hợp mật thiết với mầu nhiệm Đức Giêsu Kitô hấp hối và sống lại để cứu độ chúng ta và thế giới.

 

70. Chú giải mục vụ của Hugues Cousin

THĂM VIẾNG

Cảnh này không có cảnh tương ứng thì không có gì lạ: kết quả của nó là việc thành công sự giao liên giữa chu kỳ của Gioan và chu kỳ của Chúa Giêsu. Việc gặp gỡ của hai phụ nữ mang thai cho phép liên kết hai em bé sắp sinh ra. Trong bố cục của Luca, thực ra vị tiên hô bị tống giam trước khi Chúa Giêsu Kitô đến nhận phép rửa (3,20-21).

Đề tài của cuộc hành trình xuất hiện lần đầu tiên trong một tác phẩm mà các nhân vật di chuyển nhiều: Lời bắt đầu lên đường và cuộc hành trình (mau lẹ) sẽ dẫn Lời đến tận La Mã, tượng trưng cho ranh giới cuối cùng của miền đất có người ở (Cv 1,8; 28,30-31). Việc ngự đến của thần khí tiên tri trên bà Elizabeth chắc chắn muốn nói rằng Thiên Chúa đang hành động; nhưng sự can thiệp thần linh này cần sự thông hiệp và suy tư của những con người; ở đây cũng như ở Cv 10 với cuộc gặp gỡ giữa Phêrô và Conêliô, Lời chính là sự gặp gỡ của các nhân vật.

Thực vậy, vai trò của các nhân vật không hoàn toàn thụ động. Khi đã nhận lời thiên sứ chào, Đức Maria liền chuyển giao lời ấy; và điều đó mở đầu cho tiến trình. Khi lời chào vang đến tai bà Elizabeth, con trẻ sắp sinh nhảy mừng trong dạ mẹ. Em được đầy Thánh Thần như sứ thần đã loan báo (1,15), em bé thấy hừng lên bình minh của thời đại mới và nói tiên tri bằng việc nhảy mừng và không phải bằng lời nói, khi hân hoan nhận ra sự hiện diện của Đấng mà thiên hạ đợi trông vào thời cuối cùng. Được đầy thần khí tiên tri, lúc ấy Elizabeth hiểu được đầy đủ ý nghĩa của việc vừa xảy ra trong lòng dạ bà; bà không chỉ bằng lòng nhận ra rằng Đức Maria và đứa con bà cưu mang là đối tượng cho phúc lành của Chúa. Bà còn tuyên xưng người bà con của mình là Mẹ của Chúa tôi; bà Elizabeth nói bằng chính môi miệng mình điều mà đứa con bà đã xác nhận bằng cách nhảy mừng: con của Đức Maria là Đấng Kitô, Chúa đã loan báo trong Thánh vịnh 110, câu 1 (được trích dẫn bởi Lc 20,41-44 và Cv 2,34-36).

Như vậy tiếng kêu lớn của bà Elizabeth như vậy trước hết có ý nghĩa Kitô học: điều được nói về mẹ lại đến trước sự cao cả của Người Con. Nếu Đức Maria cưu mang Đấng Cứu Thế thì thật sự Ngài được chúc phúc hơn mọi phụ nữ. Tự nó, việc thụ thai đồng trinh đề cao Người Con chứ không phải người mẹ – như “Tin Mừng thời thơ ấu” của Mt 1-2 đã cho thấy. Tuy nhiên, Luca cũng lưu ý đến nhân vật Maria, và qua việc đó ông cho thấy một điều mới mẻ. Lời chúc phúc liên quan tới lòng tin của Đức Maria tự căn bản khác với cô thiếu nữ trong sách tiên tri Giacaria (c. 45) và những câu 42-45 cho phép Luca quy tụ trong Đức Maria hai cái phúc, phúc vì được làm mẹ và phúc vì có lòng tin mà ông tách rời ra trong đoạn 11,27-28. Khi tin rằng các lời của Thiên Chúa sẽ được thực hiện, Đức Maria trở thành mẹ; rõ ràng đức tin của người là thiết yếu để cho những lời ấy được thực hiện. Người là mẫu mực cho những ai nghe lời, là gương mẫu cho tín hữu, là Kitô hữu đầu tiên. Người ta cũng không coi thường việc Luca căn cứ vào lời cầu nguyện và suy tư sau này của Giáo Hội về người trinh nữ thành Nagiaret. Diễn ngữ Mẹ của Chúa chắc chắn cũng là dùng để tôn vinh Đức Maria: théotokos, mẹ của Thiên Chúa, cũng như lời nguyện cầu sẽ làm thành phần thứ hai của kinh “kính mừng”.

Lúc ấy, Đức Maria xướng lên bài thứ nhất trong bốn bài thánh ca của Lc 1-2. Đó là một bức tranh ghép toàn bằng những trích dẫn Cựu ước, theo bản dịch Hy Lạp Bảy Mươi. Như thánh ca của Anna (Sm 2,1-10) được Luca đường như khuôn mẫu, thánh ca ngợi khen này có một điểm nối kết với mạch văn, chỉ có câu 48 nối liền với trình thuật trước đó khi gợi lại một cách kín đáo việc truyền tin. Tuy nhiên, kinh Ngợi khen này có ý nghĩa của nó chính nhờ việc Luca đặt nó vào chỗ này. Vai trò của bản thánh ca này làm ta nghĩ đến vai trò của các giai điệu trong một bản nhạc kịch: cử điệu tạm thời bị ngưng lại và tiếng hát lời ca biểu lộ tâm lý của nhân vật trong cảnh hoặc ý nghĩa của biến cố.

Như bà Anna, người đã thụ thai một cách lạ lùng, Đức Maria bắt đầu bằng việc diễn tả điều Ngài cảm thấy (c. 46-47). Sau đó, tới lý do lời ngợi khen: bởi vì, lúc truyền tin, Người đã nhìn đến sự thấp hèn của nữ tỳ nữ Người và bởi vì, Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi những điều kỳ diệu; lý do này bị gián đoạn giữa chừng bởi cái phúc của người tì nữ (c. 48b). So sánh bới St 30,13 thấy rằng: mọi thế hệ sẽ khen Đức Maria có phúc vì người con mà Ngài đang mang trong dạ chứ không phải do một công nghiệp cá nhân nào. Nhưng đồng thời, dường như Luca đã muốn bày tỏ qua điều diễm phúc này một thái độ tự nhiên của Kitô hữu đối với người mẹ đầy niềm tin của Chúa. Dù thế nào đi nữa, đối với nền tảng này của các suy tư sau đó về Đức Maria, điều đáng chú ý là từ câu này trở đi Thiên Chúa là chủ từ mọi động từ, trừ hai câu trong ngoặc này: Người chỉ được diễn tả là Đấng quyền năng, thánh thiện và nhân từ (c. 48-50).

Những câu 51-53 làm thành phần thứ hai cho thấy cảnh đổi lộn các tình huống và giá trị làm nổi bật bước chuyển từ thế giới này sang thế giới mới. Sự can thiệp cứu độ của Thiên Chúa, được bắt đầu với việc thụ thai con người, là Đấng Mêsia, sẽ ưu tiên xét xử công bình cho người thấp hèn, kẻ bị chà đạp. Đó là một suy tư mà Luca ưa thích và ông sẽ khai triển dài hơn khi trình bày các mối phúc và những nỗi bất hạnh (Lc 6,20-26) để giải thích luận đề này. Chúng ta hãy chỉ ghi nhận rằng bố cục của Luca đã đặt trên môi miệng Đức Maria một ngôn ngữ sẽ làm nổi bật tính cách hiển thị của Vương Quốc trong lời rao giảng của Đức Giêsu.

Trong phần kết, sự can thiệp có tính cách cứu độ bắt đầu thực hiện lời hứa với các tổ phụ, cho con cháu của Abraham (cc. 54-55). Luca cẩn thận không nói trước đến đề tài lương dân vào đạo, cũng như tô điểm cho bài thánh ca màu sắc Kitô học hậu-Phục Sinh.

Đức Maria ở lại nhà bà Elizabeth độ ba tháng. Đối với Luca, khoảng thời gian trong khi Đức Maria xa cách Giuse là một dấu chỉ, dưới mắt độc giả, xác minh cho việc thụ thai đồng trinh. Đồng thời, không có vấn đề Đấng Mêsia hiện diện – dù là trong dạ mẹ – vào ngày vị tiền hô sinh ra! Đức Maria trở về nhà mình.

 

71. Suy niệm của R. Gutzwiller

THĂM VIẾNG

  1. Những sự kiện

Cuộc gặp gỡ giữa bà Êlisabét và Đức Maria mang nhiều ý nghĩa, một khi được liên kết với hai khung cảnh Kinh thánh ta thấy ở trên. Êlisabét biểu hiệu Israel: già cả, gia đình tư tế, bị son sẻ tự nhiên, và nhờ phép lạ của Thiên Chúa trở thành người mẹ có con cái sinh ra vị tiền hô của Đấng Cứu Thế. Maria tượng trưng cho Giáo Hội: trẻ trung, trinh tiết, thành người Mẹ nhờ phép lạ của Thiên Chúa, sắp sinh hạ là Đấng Messia, Đấng Cứu độ. Hai người mẹ mà việc làm Mẹ mang một tầm vóc lịch sử, đã tìm gặp nhau và cùng liên kết với nhau để cùng tụng ca vinh quang Thiên Chúa.

Maria lên đường đến thăm viếng phần vì –một cách rất tự nhiên- muốn thông dự vào biến cố vĩ đại và rồi bày tỏ tâm tình của mình, nhưng cũng vì muốn giúp đỡ và cuối cùng là đón nhận một dấu hiệu Thiên Chúa đã chỉ: như vậy, Mẹ đã đi sâu vào chương trình vĩ đại của Thiên Chúa.

Đằng sau tất cả những cái đó, người ta khám phá ra được sáng kiến, quyết định cá nhân của Mẹ. Một lời nói của Thiên Thần và sự thúc đẩy của ơn thánh đã đủ. Mẹ hiểu và Mẹ hành động. Tin mừng nói thêm là Mẹ vội vã. Ưng thuận thánh Ý Chúa, vâng lời tiếng mời gọi của Ngài thì không được chậm trễ và nặng nề, nhưng vui vẻ và lanh lẹ. Người nào đi theo tiếng gọi của Thiên Chúa và được Thần Khí thúc đẩy, phải bước đi với tâm hồn hài lòng và tinh thần cởi mở, dầu trên con đường đầy khó khăn.

Việc Maria cất bước đâu phải việc tự nhiên. Một thiếu nữ trẻ tuổi tự ý làm một cuộc hành trình dài ba ngày đường, rồi ở lại cả mấy tháng trời xa nhà xa cửa, hẳn phải là cái gì gây kinh ngạc cho người Do thái thời đó- và có thể được coi là quá đáng. Nhưng Maria đã để kệ tất cả những cái nhìn phàm trần đó một khi muốn thực thi Thánh Ý Chúa.

  1. Lời nói

Đức Maria đến chào thăm Êlisabét trong căn nhà của Giacaria. Chúng ta không biết đó là lời chào bình thường hay cùng lúc đó truyền đạt sứ điệp thiên thần đã cho biết liên quan đến biến cố kỳ diệu kia. Trong mọi trường hợp, lời nói của Đức Maria làm cho Êlisabét và con bà đang mang trong lòng một sự cảm động và nhiệt tình cả về tự nhiên lẫn thần hứng của Thánh Thần. Chính vì đó mà khi đáp lại lời chào, bà Êlisabét đã thốt lên với vẻ cảm động sâu xa: ‘Em có phúc hơn mọi người nữ, và hoa quả bởi lòng em thật đáng chúc phúc’. Phần đầu của Kinh Kính mừng được Thiên thần Chúa phát biểu, phần sau đã được Êlisabét xướng lên, và do đó bởi lòng thán phục của loài người. Sau này Giáo Hội đã thêm vào phần thứ ba trong ý nghĩa và theo tinh thần của con người tội lỗi.

Kinh Kính mừng như vậy hoàn toàn có nguồn gốc Kinh Thánh và Giáo Hội, đã là một trong những lời kinh đẹp nhất, sâu xa nhất, nhờ nó mà Êlisabét và Cựu ước nôí kết với Đức Maria và Tân ước, tất cả kết thúc bằng lời Giáo Hội, trong đó hết thảy đều quy tụ về.

Hoa quả của lòng Đức Nữ Trinh đã làm nên đối tượng cho việc vinh chúc, chính vì thế ta hiểu được tại sao Đức Mẹ đáng được ca tụng giữa hàng phụ nữ. ‘….Việc làm Mẹ của Đức Maria là một bí nhiệm của vẻ lớn lao của Mẹ, đồng thời cũng nói lên sự bí mật trong việc sùng kính Đức Mẹ của tất cả những ai suy nghĩ và tin tưởng theo Kinh Thánh.

‘Và bởi đâu tôi được Mẹ Chúa đến với tôi?’. Bà Êlisabét, dù đã cao niên, cũng nhận thức được và tuyên xưng sự nhỏ bé của mình, ngạc nhiên và sung sướng, ca tụng người em họ này ‘Mẹ của Chúa tôi’: bà biết trẻ nhỏ nằm trong lòng trinh nữ là ai, và trẻ này sẽ làm Chúa theo hai nghĩa của danh từ. Vì Ngài là Chúa của mọi người, nên cũng là Chúa của Bà và là Chúa là Vua của vị loan tin, của vị tiền hô mà Bà sắp sinh hạ.

‘Phúc cho em là kẻ đã tin: vì tất cả những gì Chúa đã phán với em, sẽ nên trọn’. Đức Maria thật đã cao cả trong sự kiện, và nhiệm vụ làm Mẹ của Chúa; Mẹ còn cao cả xét về cá nhân Mẹ, vì lòng tin vào sức mạnh và quyền năng của Lời Thiên Chúa. Đức tin này hoàn toàn nghịch laị với sự cứng tin của loài người.

Ngay từ khởi đầu lịch sử ơn cứu độ, đức tin đã được biểu hiện như một sự chấp nhận tiêng nói đòi hỏi, ưng chịu, mời gọi, ban ơn sủng, sinh hạ và tạo thành. Ơn Cứu độ đến từ Thiên Chúa, là công việc của Thiên Chúa. Tuy nhiên,con người phải đón nhận bằng sự sẵn sàng vì Thiên Chúa không thể bỏ qua sự cộng tác này. Hoạt động của Thiên Chúa đòi hỏi sự tham gia của con người. Sự tham gia, cộng tác này, chính là lòng tin biểu lộ ra bằng việc làm: đức tin sống động, câu trả lời quả quyết của cả con người đáp ứng lời mời gọi của Thiên Chúa.

Êlisabét ca tụng Đức Mẹ, đó là Israel ca tụng Giáo Hội. Đó là việc Cựu ước thừa nhận Tân ước và đó cũng là sự kính trọng của dân cũ của Thiên Chúa đối với dân mới của Ngài.

Toàn cảnh trên đây đã tạo nên nền tảng cho việc sùng kính Đức Mẹ, vì sự sùng kính này rút từ nguồn gốc của lời nói và trình thuật Kinh thánh, diễn tả hai vẻ lớn lao của Đức Mẹ: lớn lao nơi con người và nơi nhiệm vụ của Mẹ, đồng thời lớn lao về tư cách làm Mẹ của Mẹ và sự sẵn sàng nơi đức tin của Mẹ.

Lời ca tụng của bà Êlisabét nối tiếp lời ca ngợi của thiên thần. Cả hai đã được tiếp tục qua môi miệng Giáo Hội và môi miệng của tất cả những người thấm thía lời văn cũng như tinh thần của Kinh Thánh và của Giáo Hội, đã không bao giờ để cạn khô lời tán tụng Mẹ đồng trinh của Chúa Giêsu.

 

72. Chú giải của Noel Quesson

Hồi ấy

Trong Mùa Vọng này, với Tin Mừng của Luca, chúng ta đã đi ngược dòng thời gian. Vào Chúa nhật thứ I Mùa Vọng, ông đã yêu cầu chúng ta “ngẩng đầu lên” trước Đức Kitô vinh quang đang “hiện đến” trên đám mây trời: Đức Kitô Phục sinh hôm nay cũng là Đức Kitô ngày “cánh chung”. Chúa nhật II và III Mùa Vọng, Luca đã cho chúng ta quay lại 2000 năm về trước, vào thời rao giảng của Gioan Tẩy giả, chuẩn bị cho tác vụ công khai của Đức Giêsu Kitô Nadarét. Chúa nhật thứ IV này, chúng ta lời đi ngược lên 30 năm nữa, tới thời mà Đức Giêsu mới chỉ là một phôi thai trong lòng một trinh nữ, Đức Maria và chúng ta cũng ở trong thời gian.

Còn vài ngày nữa là tới lễ Giáng sinh. Những ngày này, đường phố của chúng ta nhộn nhịp tưng bừng đón lễ, những cửa hàng đua nhau quảng cáo. Trong những ngày tích cực chuẩn bị lễ hội cuối năm này, chúng ta có dành một thời gian thanh thản nội tâm, để cùng suy niệm với Đức Maria, đang chờ đợi người con của mình ra đời không?

Bà Maria vội vã lên đường, đến miền núi, vào một thành thuộc chi tộc Giuđa

Tên của Mẹ trong tiếng Hipri là Myriam, chắc chắn có nghĩa là “Công Chúa” hay “Bà lớn”.

Đoạn văn nói cho ta hay, “Bà hấp tấp chỗi dậy”, có thể nói ngay sau khi Thiên Thần báo tin. Sự phản ứng nhanh nhẹn này là một dấu chỉ. Đó là Lời Chúa đã thúc đẩy Bà lên đường. “Êlisabét, người họ hàng với Bà, tuy già rồi, mà cũng đang cưu mang một người con trai… và nay đã có thai được sáu tháng”. Maria lên đường ngay tức khắc. Chúng ta hình dung ra Bà trong dáng vẻ đầy nhiệt tình và trẻ trung. Thái độ vội vã đó là dấu chỉ đức tin của Bà. Bà phải đi bộ 150km, không có xe hơi tàu hỏa gì cả! Bà đi về Giêrusalem. Air Kharim là một địa danh ở ngoại ô phía Tây của thành phố, cách 6km. Ngày nay đó là khu đại học y khoa Giêrusalem với bệnh viện lớn là Hadassah.

Nhưng đó không đơn thuần là một sự di chuyển địa dư. Đó cũng là một dấu chỉ. Cuộc hành trình này sẽ mở đầu cho hàng loạt những cuộc hành trình chứa đầy trong các trình thuật của Luca, một cách tượng trưng. Đường đi là nơi mạc khải và thi hành sứ vụ. Lời Chúa đã từ trời xuống Nadarét. Nay Lời Chúa đi từ Nadarét đến Giêrusalem, mở đầu cho biến cố quan trọng “lên thành Giêrusalem” để kết thúc cuộc đời của Đức Giêsu. Và từ Giêrusalem Lời Chúa sẽ mở ra tới Samaria và đến tận cùng trái đất… đến cả tâm hồn tôi, nếu tôi biết lặng nghe Lời. Sự vội vã của Đức tin là một sự vội vã “thừa sai”. Luca là đệ tử của Thánh Phaolô, vị tông đồ đã đi dọc các con đường của đế quốc cùng với Luca (CVTĐ).

Bà vào nhà ông Dacaria và chào hỏi bà Êlisabét

Bước đường của Lời Chúa trước tiên ở giai đoạn thân mật nhất, và trong khung cảnh sống tự nhiên nhất: “ở nhà”… “giữa những bà con”, ở đây là giữa hai chị em bà con. Đức tin luôn được thông truyền như thế!

Ông Dacaria bị câm, vì ông đã không chịu tin (Lc 1,20 – 1,64). Đây lại là một dấu chỉ có ý nghĩa. Ông Dacaria đáng thương, sẽ không thể nói một tiếng nào với hai bà trong thời gian gặp gỡ suốt 3 tháng (Lc l,56) chỉ có các bà nói chuyện với nhau. Chính các bà là những người đầu tiên có đức tin.

Lời chào của Maria là: “Shalom” có nghĩa là bình an, trong ngôn ngữ của bà. Chào? Dacaria và Elisabét sáu tháng trước vẫn còn là một đôi vợ chồng già buồn bã. Buồn vì không có con (Lc l,7). Bà Maria đã biết điều đó. Bà đến để chúc mừng người chị bà con và chia sẻ niềm vui với bà.

Bà Êlisabét vừa nghe tiếng bà Maria chào, thì đứa con trong bụng nhảy lên.

“Đứa con nhảy lên trong bụng”. Đó là những từ cụ thể? Phaolô nói rằng, Luca là một y sĩ (Cl 4, 14). Chúng ta hiểu vì thế mà Luca đã lưu ý đến chi tiết này. Bất cứ phụ nữ nào đã làm mẹ, cũng đều nhớ đến giây phút khó quên đó giây phút mà hài nhi ra dấu hiệu đầu tiên về sự hiện diện của mình bằng cách cựa quậy. Có phải đó là biến cố tầm thường? Là hình ảnh văn chương ngây ngô? Là thứ tình cảm lỗi thời? Không, đối với Luca, đó là một quả quyết thần học, một “dấu chỉ” nữa? cũng như hai anh em sinh đôi Êsau và Giacóp đã nhảy múa trong bụng bà Rêbécca trước kia là vô sinh (St 25,22). Thiên Chúa đi trước con người, trong những ý định của Người: “ngay từ trong lòng mẹ”, ngôn sứ Giêrêmia đã biết rằng “Chúa biết mình” (Gr l,5). Cách nói này phải chăng là hạnh phúc?

Gioan Tẩy Giả bắt đầu vai trò của mình là ngôn sứ và nhân chứng cho Đức Giêsu Kitô! Chính ông báo trước cho mẹ ông biến cố vĩ đại đang sắp đến. Tại sao chúng ta lại cứ muốn hợp lý hóa mầu nhiệm? Đấy là một hiện tượng sinh học thông thường chăng? Phải, nhưng cũng là mầu nhiệm thần linh về sự hiện diện của Thiên Chúa, Đấng luôn luôn “đi trước” chúng ta.

Và bà được đầy tràn Thánh Thần

Đối với Luca, những trình thuật về thời thơ ấu của Đức Giêsu đã là một sự báo trước thời gian Phục sinh. Đó là Lễ Hiện Xuống cách tượng trưng, nhưng là một lễ Hiện xuống bên trong, không rực rỡ bên ngoài. Sau này Luca sẽ nói rằng, chính vùng Thần Khí Thiên Chúa đó sẽ “đổ xuống trên mọi xác thịt” (Cv 2,17-21 – Ge 3,l-5).

Chúng ta thấy rằng, Luca giúp chúng ta đọc lại biến cố Giáng sinh của Đức Giêsu theo ánh sáng của sự khai sinh Giáo Hội! Tuy nhiên, như thế không có nghĩa là những sự kiện trên là ‘không có thực: Luca đã nhận biết những sự kiện đó từ các giới tham dự nghi thức thanh tẩy và họ hàng của Mẹ Maria, Đấng đã “ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy trong lòng” (Lc 1,66 – 2,19-51).

Liền kêu lớn tiếng và nói rằng

Từ Hy Lạp Luca dùng ở đây (anéphonèsén) trong toàn bộ Kinh thánh chỉ thấy xuất hiện trong đoạn này mà thôi, còn trong sách Sử biên niên (1 Sb 15,21 – 16,4.5.42 2 Sb 5;13) từ này chỉ được dùng nhằm diễn tả những câu “tung hô phụng vụ” để chào mừng khám giao ước. Chúng ta có thể dịch là: “Bà Elisabét đã lớn tiếng hát lên bài thánh ca này”.

Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc.

Đa số các Kitô hữu đọc kinh Kính Mừng không biết rằng lời kinh của họ được trích từ đoạn Tin mừng này. Những từ này đã vượt qua nhiều thế kỷ trên mỗi tổ tiên của chúng ta, chúng ta sẽ để những từ này rơi vào lãng quên chăng? Chúng ta có thường đọc kinh Kính Mừng không? Có lần chuỗi Mân Côi? Những từ này cũng là một trích dẫn Kinh Thánh được dùng hai lần khác, đối với hai phụ nữ khác là Gia-en và Giuđitha (Tl 5,24 – Gđt 13,18). Hai phụ nữ đã cứu dân tộc họ vào những ngày nguy khốn nhất. Câu trích dẫn này có phải là ngẫu nhiên không?

“Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ”: đây là một lời khen tặng của một phụ nữ đối với một phụ nữ khác: Luca lấy làm sung sướng nhấn mạnh về một trong những đề tài của ông trong Tin Mừng. Bí mật đầu tiên về Thiên Chúa không được giao phó cho người nam. Ngày nay có những phong trào đấu tranh để giải phóng phụ nữ. Có một số người cho rằng những phong trào đó là nhập nhằng. Nhìn dưới khía cạnh tích cực, những phong trào đó là một dấu chỉ thời đại, một dấu chỉ của Thiên Chúa. Mới đây một phong trào phụ nữ tự cho mình có nhiệm vụ “dám sống như phái nữ…dám nói Đức Giêsu Kitô thuộc phái nữ”. Điều này đã bắt đầu trong Tin Mừng thánh Luca. Trước cả các thánh Tông Đồ vào ngày lễ Ngũ tuần (30 năm trước). Bà Elisabét đã được “đầy ơn Thánh Thần”. Ở đây trong bản văn Hy Lạp có dùng cùng một từ như trên. Ta có thể dịch là “‘quả trong lòng bà được chúc phúc”.

Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này?.

Ở đây Luca lại trích dẫn một câu Kinh Thánh (2 Sm 6,9) nói về Vua Đavit, đã không tin rằng hòm bia giao ước lại có thể đến nhà ông. Khám giao ước đó là nơi hiện diện của Thiên Chúa. Từ đó về sau Đức Giêsu sẽ nói (Ga 2,19) rằng Thiên Chúa quyết định không cư ngụ trong những “đồ vật” phượng tự nữa, những căn nhà bằng đá, nhưng hiện diện trong thân thể “sống động” của Đức Kitô. Bạn đang tìm một Đấng Cứu chuộc, hãy mở mắt ra mà nhìn ngắm: Thai nhi nhỏ bé và mảnh mai này, đang hiện diện trong bụng Mẹ người… “Có phải chính Người là Con Thiên Chúa, đầy ân sủng và chân lý không” (Ga l,14). Mầu nhiệm của Thiên Chúa còn đang giấu ẩn. Đó cũng là mầu nhiệm Thánh Thể.

Vì này đây, tai tôi vừa nghe tiếng em chào, thì đứa con trong bụng đã nhảy lên vui sướng

Nếu dịch từng chữ theo bản văn Hy Lạp thì sẽ là: “Khi lời chào mừng của em vừa đến tai tôi, thai nhi trong bụng tôi đã nhảy lên vì vui mừng (Cùng một từ “Koilia” thế mà ba dịch giả lại dịch ba cách khác nhau!).

Từ “giật mình” hay “nhảy lên”, gợi cho ta nhớ tới một vũ điệu bước khiêu vũ của Vua Đavit trước khám giao ước (2 Sm 6,15-16). Từ “vui mừng” (“agalhasis”) chỉ được dùng trong những Thánh Vịnh (90 lần!) và không bao giờ được dùng trong ngôn ngữ cổ điển Hy Lạp. Đó là sự vui mừng trước sự hiện diện của Thiên Chúa. Sự vui mừng của Chúa ban cho, không giống như những lạc thú trên đời. Đó là chủ đề vui mừng mà Thánh Thần ban cho, chủ đề điển hình của Thánh Lu ca “các người sẽ nhảy nhót như những chú bê bé nhỏ thoát ra khỏi chuồng” như ngôn sứ đã nói như thế (Mt 3,10). Còn chúng ta những người Kitô hữu thì sao?

Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em.

Rõ ràng, toàn thể trình thuật này chìm đắm trong đức tin và chỉ có thể giải thích theo đức tin. Đức Maria đã được gọi là “có phúc”, vì Bà có đức tin: Bà đã tin. Đức Giêsu sẽ nói lại về “mối phúc” này, mối phúc hàng đầu. Khi nghe người ta ca tụng mẹ mình, Đức Giêsu nói ngay: “Nhưng đúng hơn: Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ Lời Chúa” (Lc 11,28).

Mối phúc này có thể dành cho chúng ta. Trong đời sống, tôi có dùng thời giờ cho việc suy niệm Lời Chúa không? Giờ đây tôi bắt đầu kinh “Magnificat anima mea Dominum” “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, thần trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa Đấng cứu độ tôi”.

home Mục lục Lưu trữ