Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 35
Tổng truy cập: 1379052
NỀN VĂN MINH TÌNH THƯƠNG
Nền văn minh tình thương
(Suy niệm của Lm. Giuse Đỗ Vân Lực, OP)
Ngày Valentine vừa qua tạo bao nhiêu rạo rực cho những người đang yêu nhau. Tình yêu là một sức mạnh vô hình nối kết những người không quen biết vào một thực tại. Thực tại đó là cộng đồng tình yêu. Tình yêu không hề biết đến giới hạn. Nhưng thực tế, nhiều thách đố vẫn đến với tình yêu. Thách đố lớn nhất chính là kẻ thù bị đặt ra ngoài vòng tình yêu và cũng là dấu chứng tỏ tình yêu cũng biết đến giới hạn. Nhưng dưới mắt Đức Giêsu, tự bản chất, tình yêu không có giới hạn, vì chính Người đã phá tung giới hạn đó.
THÁCH ĐỐ
Cuộc sống tự bản chất là một cuộc giao lưu giữa những người đang sống. Từ đó biết bao thái độ và tình cảm đã đưa đẩy con người tới chỗ hợp tan tan hợp. Hỉ nộ ai cụ ái ố dục là thất tình trong nhịp sống trần hoàn. Có cách nào vượt qua những tình cảm đó mà vẫn còn là con người không? Tình cảm có thể đẩy đưa con người vào hố sâu diệt vong hay nâng cao con người tới đỉnh cao hạnh phúc. Làm cách nào Đức Giêsu giúp con người vượt qua những cái tầm thường và sống anh hùng trong tình yêu?
Khi nói “hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em” (Lc 6:27), Đức Giêsu đã đụng tới một điểm yếu sâu xa nhất của lòng người. Ai có thể chấp nhận được một khuyên nhủ xa rời thực tế như vậy? Nhưng đó lại là đặc điểm trổi vượt nhất của Tin Mừng Cứu Độ. Không chấp nhận đòi hỏi đó, không thể trở nên môn đệ Đức Kitô. Bình thường ai cũng yêu kẻ thương mình, ghét kẻ thù mình. Không ai muốn nhìn chứ đừng nói yêu kẻ thù mình. Đời có vay có trả. Ân oán giang hồ. Không ai có thể xây dựng với kẻ thù. Bởi thế chỉ có hủy hoại, chết chóc, chém giết, giận hờn. Không thể đội trời chung với kẻ thù.
Đức Giêsu không dạy chúng ta cách nhận dạng kẻ thù. Nhưng muốn chúng ta nhận dạng người anh em ngay giữa những kẻ thù đang tìm cách hại chúng ta. Đó là một nghịch lý! Nhưng Tin Mừng thường được thành hình giữa những nghịch lý như thế. Tai chúng ta không vui chút nào khi nghe: “Hãy chúc lành cho kẻ nguyền rủa anh em, và cầu nguyện cho kẻ vu khống anh em. Ai vả anh má bên này, thì hãy giơ cả má bên kia nữa. Ai đoạt áo ngoài của anh, thì cũng đừng cản nó lấy áo trong” (Lc 6:28-29). Nhưng Tin Mừng không phải là một thứ văn chương hoa mỹ nhằm thỏa mãn thị hiếu người nghe. Tin Mừng đặt vấn đề rất hắc búa, có sức thức tỉnh lòng người. Ý chí lớn lao đang ngủ yên trong lòng người. Đức Giêsu muốn lôi con người vùng dậy khỏi giấc ngủ ngàn năm đó. Người muốn con người đối diện với kẻ thù với một thái độ cao cả. Kẻ thù có thể là một vấn đề hóc búa nhất. Nhưng nếu không giải quyết được vấn đề đó, Tin Mừng cũng chẳng có sức mang lại ơn cứu độ.
Tại sao Đức Giêsu lại đưa ra một đòi hỏi quá gắt gao như vậy? Trước hết, “Đức Giêsu không nói về tình cảm đối với kẻ thù, nhưng về một hành động của ý chí. Bạn không thể hiểu được loại tình yêu này – Nó đòi một nỗ lực đầy ý thức. Yêu thương kẻ thù có nghĩa là hành động vì lợi ích tối đa cho họ. Chúng ta có thể cầu nguyện cho họ, và có thể tìm cách giúp đỡ họ” (Life Application Study Bible 1991:1807).
Cần nhận diện rõ khuôn mặt kẻ thù. Chắc chắn kẻ thù cũng là tha nhân, nhưng là một thứ tha nhân đặc biệt. Không thể vì yêu kẻ thù, chúng ta lại tiết lộ hết bí mật và liều mạng trước âm mưu thâm độc của họ. Yêu kẻ thù một cách thiếu khôn ngoan sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Đối với kẻ thù, Chúa cũng dạy chúng ta “phải khôn như rắn” (Mt 10:16) trước những âm mưu thâm độc. Nhưng đồng thời cũng không nên đề phòng quá đến nỗi kẻ thù luôn giữ một khoảng cách nguy hiểm đối với ta. Trái lại, phải cho họ thấy tất cả sức mạnh Tin Mừng. Chỉ có Tin Mừng mới lấp đầy khoảng cách giữa kẻ thù và chúng ta. Phải cho họ thấy tất cả những nét hào hùng của Tin Mừng trong thái độ và hành động của môn đệ Chúa Kitô. Chỉ có Tin Mừng mới có thể tạo nổi “những hướng dẫn giúp xây dựng Văn Minh Tình Thương bắt đầu từ việc sám hối cá nhân” (Gioan Phaolô II, Catholic World News Service, 14/2/2001). Quả thực, kẻ thù hiện diện như một dấu chỉ hối thúc chúng ta phải sám hối. Đừng mong đợi kẻ thù thay đổi, nếu chúng ta không thay đổi trước.
Khi vấn đề kẻ thù đã được giải quyết bằng tình yêu thương lớn lao đó, tình yêu trở thành sức mạnh vô song. Lịch sử Giáo hội cho thấy Thày Chí Thánh đã vạch ra con đường dẫn kẻ thù vào sự sống đích thực, bình an và hạnh phúc. Muốn đạt đến mục tiêu lớn lao, Kitô hữu cần phải đi bước trước. Bước đầu tiên Thày chí thánh đã thực hiện khi bước lên thập giá. Thày đã xin Chúa Cha tha thứ cho kẻ giết mình. Sở dĩ Thày làm được như thế, vì Thày đã noi gương Chúa Cha “là đấng nhân từ” (Lc 6:36). “Người vẫn nhân hậu với cả phường vô ân và quân độc ác” (Lc 6:35). Còn hành vi nào vô ân và độc ác bằng việc giết Chúa không? Nhưng chính ở hành vi tha thứ, Đức Giêsu cho thấy tình yêu Thiên Chúa mạnh hơn tội ác.
NOI GƯƠNG THÀY CHÍ THÁNH
Chỉ một mình Thiên Chúa mới có thể tha thứ cho kẻ thù. Chúng ta chỉ là phàm nhân, làm sao có một tấm lòng đại lượng như Thiên Chúa? Đòi hỏi của Đức Giêsu thật gắt gao. Nhưng nếu đòi hỏi một điều gắt gao đó, tất nhiên Đức Giêsu muốn nhìn thẳng vào thực tế. Thực tế đó, chính Đức Phật cũng đã vạch ra: “lấy oán báo oán, oán oán chập chùng”. Ngày xưa chính vua Đavít có một hành vi anh hùng chỉ vì ông nhận ra Saulê là “đấng Đức Chúa đã xức dầu tấn phong” (1 Sm 26: 11). “Đó là một nhận thức về trách nhiệm thánh, chứ không phải là một hành vi tha thứ hay xót thương” (Faley 1994:177). Cao hơn một bậc, Đức Giêsu đã tha thứ cho kẻ thù ngay khi đang quằn quại trong vũng máu đào. Chính sự tha thứ ấy cho thấy không còn lý do gì khiến chúng ta phải trả miếng cho kẻ thù. Không ai là kẻ thù đối với những người tin tưởng tuyệt đối vào Thiên Chúa. Tất cả mọi người đều là hình ảnh Thiên Chúa và đều đáng được xót thương. Ngay chính khi tha thứ, chúng ta cũng cần được tha thứ. Thực tế chúng ta cần được tha thứ nhiều hơn mức ta tưởng. Tất cả đều là con cái của Đấng giàu lòng thương xót. Là hình ảnh Thiên Chúa, chúng ta không thể nào không có tấm lòng bao dung trước những lỗi lầm tha nhân. Nói khác, mỗi lần đối xử tệ hại với người khác, nhất là với kẻ thù, vô tình chúng ta đã làm mờ hình ảnh Thiên Chúa nơi chúng ta. Vả lại, nếu không biết thương xót, chúng ta cũng sẽ chẳng được Thiên Chúa xót thương. Đó là điều Chúa nói: “Anh em hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên Chúa thứ tha” (Lc 6:37).
Không những là hình ảnh Thiên Chúa, “chúng ta cũng sẽ mang hình ảnh Đấng từ trời mà đến” (1 Cr 15:49) cứu độ muôn dân. Chính Người là hiện thân của lòng Chúa xót thương. Đó là động lực mạnh nhất giúp ta thắng vượt những xung động hay quyền lợi nhất thời, để hết sức hoạt động phục vụ quyền lợi thiết thực của kẻ thù. Quyền lợi đó chính là ơn cứu độ Chúa đã dầy công tạo lập cho họ. Tất cả sự nghiệp của Người là qui tụ muôn dân. Nếu còn phân biệt bạn với thù, làm sao sự nghiệp của Người có thể hoàn thành trong trần gian? Làm sao chúng ta có thể hoàn thành được những gì còn dở dang trong công cuộc cứu chuộc của Chúa?
Một hoạt động ngoạn mục của Giáo hội đang diễn ra tại Ấn độ. Giữa lúc bị một tổ chức Ấn giáo cực đoan cản trở, Giáo Hội vẫn hiên ngang đến cứu giúp 50,000 gia đình nạn nhân vụ động đất tàn khốc vừa xảy ra ngày 26/01/2001. Tổ chức đó đã từng là thủ phạm giết nhiều linh mục, giáo dân và tấn công nhiều giáo xứ Công giáo tại Ấn độ (VietCatholic, 15/02/2001). Chắc chắn Giáo hội đã vượt qua những ranh giới thường tình để thực hiện đòi hỏi Tin Mừng hôm nay. Giáo hội đã cống hiến cho nhân loại một tình yêu tròn đầy của Thiên Chúa ngay trên mặt đất này.
32. Nền văn minh tình thương
(Suy niệm của Lm. Giuse Đỗ Vân Lực, OP)
Ngày Valentine vừa qua tạo bao nhiêu rạo rực cho những người đang yêu nhau. Tình yêu là một sức mạnh vô hình nối kết những người không quen biết vào một thực tại. Thực tại đó là cộng đồng tình yêu. Tình yêu không hề biết đến giới hạn. Nhưng thực tế, nhiều thách đố vẫn đến với tình yêu. Thách đố lớn nhất chính là kẻ thù bị đặt ra ngoài vòng tình yêu và cũng là dấu chứng tỏ tình yêu cũng biết đến giới hạn. Nhưng dưới mắt Đức Giêsu, tự bản chất, tình yêu không có giới hạn, vì chính Người đã phá tung giới hạn đó.
THÁCH ĐỐ
Cuộc sống tự bản chất là một cuộc giao lưu giữa những người đang sống. Từ đó biết bao thái độ và tình cảm đã đưa đẩy con người tới chỗ hợp tan tan hợp. Hỉ nộ ai cụ ái ố dục là thất tình trong nhịp sống trần hoàn. Có cách nào vượt qua những tình cảm đó mà vẫn còn là con người không? Tình cảm có thể đẩy đưa con người vào hố sâu diệt vong hay nâng cao con người tới đỉnh cao hạnh phúc. Làm cách nào Đức Giêsu giúp con người vượt qua những cái tầm thường và sống anh hùng trong tình yêu?
Khi nói “hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em” (Lc 6:27), Đức Giêsu đã đụng tới một điểm yếu sâu xa nhất của lòng người. Ai có thể chấp nhận được một khuyên nhủ xa rời thực tế như vậy? Nhưng đó lại là đặc điểm trổi vượt nhất của Tin Mừng Cứu Độ. Không chấp nhận đòi hỏi đó, không thể trở nên môn đệ Đức Kitô. Bình thường ai cũng yêu kẻ thương mình, ghét kẻ thù mình. Không ai muốn nhìn chứ đừng nói yêu kẻ thù mình. Đời có vay có trả. Ân oán giang hồ. Không ai có thể xây dựng với kẻ thù. Bởi thế chỉ có hủy hoại, chết chóc, chém giết, giận hờn. Không thể đội trời chung với kẻ thù.
Đức Giêsu không dạy chúng ta cách nhận dạng kẻ thù. Nhưng muốn chúng ta nhận dạng người anh em ngay giữa những kẻ thù đang tìm cách hại chúng ta. Đó là một nghịch lý! Nhưng Tin Mừng thường được thành hình giữa những nghịch lý như thế. Tai chúng ta không vui chút nào khi nghe: “Hãy chúc lành cho kẻ nguyền rủa anh em, và cầu nguyện cho kẻ vu khống anh em. Ai vả anh má bên này, thì hãy giơ cả má bên kia nữa. Ai đoạt áo ngoài của anh, thì cũng đừng cản nó lấy áo trong” (Lc 6:28-29). Nhưng Tin Mừng không phải là một thứ văn chương hoa mỹ nhằm thỏa mãn thị hiếu người nghe. Tin Mừng đặt vấn đề rất hắc búa, có sức thức tỉnh lòng người. Ý chí lớn lao đang ngủ yên trong lòng người. Đức Giêsu muốn lôi con người vùng dậy khỏi giấc ngủ ngàn năm đó. Người muốn con người đối diện với kẻ thù với một thái độ cao cả. Kẻ thù có thể là một vấn đề hóc búa nhất. Nhưng nếu không giải quyết được vấn đề đó, Tin Mừng cũng chẳng có sức mang lại ơn cứu độ.
Tại sao Đức Giêsu lại đưa ra một đòi hỏi quá gắt gao như vậy? Trước hết, “Đức Giêsu không nói về tình cảm đối với kẻ thù, nhưng về một hành động của ý chí. Bạn không thể hiểu được loại tình yêu này – Nó đòi một nỗ lực đầy ý thức. Yêu thương kẻ thù có nghĩa là hành động vì lợi ích tối đa cho họ. Chúng ta có thể cầu nguyện cho họ, và có thể tìm cách giúp đỡ họ” (Life Application Study Bible 1991:1807).
Cần nhận diện rõ khuôn mặt kẻ thù. Chắc chắn kẻ thù cũng là tha nhân, nhưng là một thứ tha nhân đặc biệt. Không thể vì yêu kẻ thù, chúng ta lại tiết lộ hết bí mật và liều mạng trước âm mưu thâm độc của họ. Yêu kẻ thù một cách thiếu khôn ngoan sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Đối với kẻ thù, Chúa cũng dạy chúng ta “phải khôn như rắn” (Mt 10:16) trước những âm mưu thâm độc. Nhưng đồng thời cũng không nên đề phòng quá đến nỗi kẻ thù luôn giữ một khoảng cách nguy hiểm đối với ta. Trái lại, phải cho họ thấy tất cả sức mạnh Tin Mừng. Chỉ có Tin Mừng mới lấp đầy khoảng cách giữa kẻ thù và chúng ta. Phải cho họ thấy tất cả những nét hào hùng của Tin Mừng trong thái độ và hành động của môn đệ Chúa Kitô. Chỉ có Tin Mừng mới có thể tạo nổi “những hướng dẫn giúp xây dựng Văn Minh Tình Thương bắt đầu từ việc sám hối cá nhân” (Gioan Phaolô II, Catholic World News Service, 14/2/2001). Quả thực, kẻ thù hiện diện như một dấu chỉ hối thúc chúng ta phải sám hối. Đừng mong đợi kẻ thù thay đổi, nếu chúng ta không thay đổi trước.
Khi vấn đề kẻ thù đã được giải quyết bằng tình yêu thương lớn lao đó, tình yêu trở thành sức mạnh vô song. Lịch sử Giáo hội cho thấy Thày Chí Thánh đã vạch ra con đường dẫn kẻ thù vào sự sống đích thực, bình an và hạnh phúc. Muốn đạt đến mục tiêu lớn lao, Kitô hữu cần phải đi bước trước. Bước đầu tiên Thày chí thánh đã thực hiện khi bước lên thập giá. Thày đã xin Chúa Cha tha thứ cho kẻ giết mình. Sở dĩ Thày làm được như thế, vì Thày đã noi gương Chúa Cha “là đấng nhân từ” (Lc 6:36). “Người vẫn nhân hậu với cả phường vô ân và quân độc ác” (Lc 6:35). Còn hành vi nào vô ân và độc ác bằng việc giết Chúa không? Nhưng chính ở hành vi tha thứ, Đức Giêsu cho thấy tình yêu Thiên Chúa mạnh hơn tội ác.
NOI GƯƠNG THÀY CHÍ THÁNH
Chỉ một mình Thiên Chúa mới có thể tha thứ cho kẻ thù. Chúng ta chỉ là phàm nhân, làm sao có một tấm lòng đại lượng như Thiên Chúa? Đòi hỏi của Đức Giêsu thật gắt gao. Nhưng nếu đòi hỏi một điều gắt gao đó, tất nhiên Đức Giêsu muốn nhìn thẳng vào thực tế. Thực tế đó, chính Đức Phật cũng đã vạch ra: “lấy oán báo oán, oán oán chập chùng”. Ngày xưa chính vua Đavít có một hành vi anh hùng chỉ vì ông nhận ra Saulê là “đấng Đức Chúa đã xức dầu tấn phong” (1 Sm 26: 11). “Đó là một nhận thức về trách nhiệm thánh, chứ không phải là một hành vi tha thứ hay xót thương” (Faley 1994:177). Cao hơn một bậc, Đức Giêsu đã tha thứ cho kẻ thù ngay khi đang quằn quại trong vũng máu đào. Chính sự tha thứ ấy cho thấy không còn lý do gì khiến chúng ta phải trả miếng cho kẻ thù. Không ai là kẻ thù đối với những người tin tưởng tuyệt đối vào Thiên Chúa. Tất cả mọi người đều là hình ảnh Thiên Chúa và đều đáng được xót thương. Ngay chính khi tha thứ, chúng ta cũng cần được tha thứ. Thực tế chúng ta cần được tha thứ nhiều hơn mức ta tưởng. Tất cả đều là con cái của Đấng giàu lòng thương xót. Là hình ảnh Thiên Chúa, chúng ta không thể nào không có tấm lòng bao dung trước những lỗi lầm tha nhân. Nói khác, mỗi lần đối xử tệ hại với người khác, nhất là với kẻ thù, vô tình chúng ta đã làm mờ hình ảnh Thiên Chúa nơi chúng ta. Vả lại, nếu không biết thương xót, chúng ta cũng sẽ chẳng được Thiên Chúa xót thương. Đó là điều Chúa nói: “Anh em hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên Chúa thứ tha” (Lc 6:37).
Không những là hình ảnh Thiên Chúa, “chúng ta cũng sẽ mang hình ảnh Đấng từ trời mà đến” (1 Cr 15:49) cứu độ muôn dân. Chính Người là hiện thân của lòng Chúa xót thương. Đó là động lực mạnh nhất giúp ta thắng vượt những xung động hay quyền lợi nhất thời, để hết sức hoạt động phục vụ quyền lợi thiết thực của kẻ thù. Quyền lợi đó chính là ơn cứu độ Chúa đã dầy công tạo lập cho họ. Tất cả sự nghiệp của Người là qui tụ muôn dân. Nếu còn phân biệt bạn với thù, làm sao sự nghiệp của Người có thể hoàn thành trong trần gian? Làm sao chúng ta có thể hoàn thành được những gì còn dở dang trong công cuộc cứu chuộc của Chúa?
Một hoạt động ngoạn mục của Giáo hội đang diễn ra tại Ấn độ. Giữa lúc bị một tổ chức Ấn giáo cực đoan cản trở, Giáo Hội vẫn hiên ngang đến cứu giúp 50,000 gia đình nạn nhân vụ động đất tàn khốc vừa xảy ra ngày 26/01/2001. Tổ chức đó đã từng là thủ phạm giết nhiều linh mục, giáo dân và tấn công nhiều giáo xứ Công giáo tại Ấn độ (VietCatholic, 15/02/2001). Chắc chắn Giáo hội đã vượt qua những ranh giới thường tình để thực hiện đòi hỏi Tin Mừng hôm nay. Giáo hội đã cống hiến cho nhân loại một tình yêu tròn đầy của Thiên Chúa ngay trên mặt đất này.
33. Yêu thương
Có một chị nữ tu nọ đặc trách quán cơm bình dân trong một trường học, vào những giờ đông người đến mua thức ăn cho bữa trưa hoặc bữa chiều thì chị phải chịu nghe không biết bao nhiêu là những lời than phiền, trách móc, đòi hỏi và cả khi bị mắng chửi trước mặt mọi người, vì không đáp ứng được nhu cầu bất chợt của những người mua thức ăn. Nhưng, dù vậy lúc nào chị cũng luôn luôn vui tươi phục vụ như không có gì xảy ra.
Một hôm có người tò mò hỏi chị cho biết lý do tại sao chị vẫn vui tươi phục vụ như vậy? Chị trả lời như sau: Thường tình thái độ sống của chúng ta chịu ảnh hưởng hay đúng hơn bị lèo lái bởi ảnh hưởng của những kẻ khác. Phần tôi thì tôi đã cố gắng không sống theo tâm thức thường tình này, họ bất kính vô lễ đối với tôi, nhưng đó không phải là lý do để tôi trở thành bất kính vô lễ đáp lại họ. Chúng ta dễ dàng theo luật trả thù “mắt đền mắt, răng đền răng”, nhưng Chúa Giêsu trong bài Phúc âm của Chúa nhật VII mùa thường niên năm C hôm nay nhắc lại cho ta một việc quan trọng, chúng ta không dùng lửa để chống lại lửa, nhưng là lấy sự lành đáp lại sự dữ.
Chúa Giêsu, Người giảng dạy và đã sống nêu gương cho ta. Chúng ta có thể đọc lại đoạn Phúc âm Chúa nhật hôm nay như sau:
Tổng thống Abraham Lincol đã bị những người hầu cận phê bình là tỏ ra quá lịch thiệp vui vẻ cả đến những kẻ thù chính trị đã từng lăng nhục ông, nhưng ông thường trả lời họ như sau: Với thái độ thân thiện, tôi đã loại được kẻ thù và biến họ thành bạn của tôi. Các anh không thấy sao? Thật ra, đây là điều dễ nói hơn là làm. Tình yêu thương tự nhiên của chúng ta thường bị giới hạn trong những kẻ thân hay những ai tốt với chúng ta. Chúa Giêsu biết vậy nên Ngài không ngừng khuyến khích chúng ta hãy can đảm đi xa hơn: “Nếu anh em yêu thương ai yêu thương anh em thì có gì đặc biệt hơn đâu? Những kẻ thu thuế cũng làm như vậy”.
Chúa Giêsu muốn chúng ta hãy bắt chước mẫu gương của Đức Chúa Cha trên trời. Chúng ta không thể nào hy vọng mình có thể làm được, nếu không nhờ sự trợ giúp và sức mạnh của Chúa để vượt qua được vòng luẩn quẩn là lòng hận thù triền miên qua việc trả thù cách này hay cách khác. Cần phải phá bỏ vòng luẩn quẩn này như Chúa Giêsu đã thực hiện qua thập giá, qua cái chết hy sinh chính mình.
Chúng ta hãy xin Chúa giúp chúng ta canh tân đời sống, yêu thương, tha thứ theo Tin Mừng. Thánh Augustinô đã nói: “Có nhiều cách thức để làm việc bố thí, để giúp ta lãnh nhận ơn tha thứ của Chúa, nhưng không có cách nào cao cả hơn là cách chúng ta tha thứ thật lòng cho người anh em đã xúc phạm đến ta”.
Chúng ta hãy nhớ lại lời kinh Lạy Cha, hãy nghiêm chỉnh xét mình và nhất là hãy xin Chúa ban cho ta sức mạnh thực hành lời xin tha thứ: “Lạy Cha, xin tha nợ cho chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con”.
34. Yêu thương
Phụng vụ lời Chúa hôm nay nêu bật chủ đề đức dung thứ Kitô giáo. Bài Tin Mừng thánh Luca được trích từ những giáo huấn của Chúa Giêsu đã giảng dạy. Cấu trúc song song của Tin Mừng thánh Luca và Tin Mừng thánh Matthêu xếp các qui luật cộng đoàn này sau bài giảng “Tám mối phúc thật”, hay còn được gọi là “Hiến Chương Nước Trời”. Vì đó là những qui tắc nền tảng như một bản hiến pháp để thành lập dân Chúa và định hình cho Hội thánh, thì phần qui luật cộng đoàn cũng có thể được coi là bộ luật luân lý hướng dẫn mọi lãnh vực sinh hoạt, xã hội, tôn giáo của những người tin Đức Kitô.
Một yếu tố không thể không nhấn mạnh, đó là cộng đoàn Hội thánh được qui tụ do niềm tin nơi Đức Kitô Phục Sinh và nhận được sinh khí mới do Thánh Thần của Đấng Phục sinh. Chính trong bối cảnh của cộng đoàn Phục sinh này xuất hiện cảm nghiệm sâu sắc về sức mạnh Thánh Thần, Đức Kitô đã và còn đang biến đổi những gì phàm tục, tội lụy và giới hạn nơi con người cũ xưa thành một con người mới, thụ tạo mới với mọi sức vóc sung mãn theo mô hình của chính Đức Kitô.
Cũng chính trong cộng đoàn nhuệ khí bừng bừng ấy, các quyển Tin Mừng hình thành không như tác phẩm của lý trí suy luận, hoặc của óc sáng tạo giàu chất lãng mạn, nhưng như là tinh hoa tích tụ lại từ vốn sống rất hiện thực, rất sinh động và thánh thiêng. Nói cách khác, cộng đoàn Kitô hữu như được mô tả trong Tin Mừng không chỉ thuần là một lý tưởng, một mẫu mực được phác họa cho một nỗ lực sẽ thành đạt trong tương lai, càng không thể là dấu hiệu của nỗi hoài vọng và một cõi địa đàng trải ra trước mắt, song đúng hơn đây chính là bức tranh xác thực của một nếp sống đã và vẫn còn tiếp diễn xuyên suốt thời gian và không gian, nếp sống của những người được đón nhận thực tại vào Nước Thiên Chúa.
Thánh Phaolô viết cho tín hữu Côrintô: “Những ai thuộc về trời thì giống như Đấng từ trời mà đến”. Nhờ lãnh nhận Thánh Tẩy trong mầu nhiệm Tử Nạn và Phục Sinh của Đức Kitô, Kitô hữu đã hoàn toàn chết đi với con người cũ tội lỗi, nô lệ của thế gian để sống lại trong con người mới của ân sủng, tự do, chia sẻ chiến thắng vinh quang bất diệt của Đấng Phục sinh. Do đó, có thể nói qui luật sống của cộng đoàn Kitô hữu được trình bày trong Tin Mừng không thể bị giản lược thành một số lời khuyến thiện đẹp đẽ để ai nấy tùy nghi, tùy sức thực hiện, nhưng phải coi đó là những đức độ tất yếu phải có, phải thi hành nơi mỗi cá nhân và toàn thể cộng đoàn tín hữu Kitô.
Thật vậy, có một sự khác biệt sâu xa giữa hành vi anh hùng mã thượng của bậc trượng phu quân tử, như việc chàng dũng sĩ Đavid tha mạng cho kẻ cựu thù là vua Saolê, mặc dù cơ hội báo oán đang nằm trong tay, so với đức dung thứ của Kitô hữu khi họ bỏ qua cho kẻ xúc phạm hoặc hãm hại mình. Hành vi dẫu cao thượng của chàng Đavid có lẽ do nhiều động lực tình cảm gia đình và chính trị, vua Saolê là nhạc phụ của anh, nên anh phải cân nhắc những hậu quả có thể xảy ra trong cuộc sống gia đình giữa anh và công chúa Micam, nếu như anh sát hại phụ vương của nàng. Mặt khác, vì anh đang rất cần hậu thuẫn của đám quần chúng vốn còn nặng ân tình với Saolê. Chàng Đavid không muốn cho phe bảo hoàng ghép cho mình cái tội thí chúa, và tận thâm tâm chàng Đavid còn muốn ngăn ngừa một điều lệ đe dọa cho chính bản thân mình sau này khi anh tuyên bố: “Vua là thiên tử, là bất khả xâm phạm, vì đã được Giavê Đức Chúa xức dầu tấn phong”.
Trong khi đó, người tín hữu Kitô không toan tính so đo một điều gì khác, trong việc thực thi đức dung thứ ngoài ước muốn được xứng danh là con cái Thiên Chúa, Đấng từ bi nhân hậu, chỉ có vậy và đơn giản như vậy: “Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”. Được trở nên hoàn thiện như Hiền Phụ trên trời chính là động lực, là chuẩn mực luân lý Kitô giáo. Kitô hữu thực thi đức dung thứ và yêu thương kẻ thù, đó là một trong những nét độc đáo của Kitô giáo. Không điều kiện, không mong bất kỳ một hình thức đáp trả bồi hoàn nào, họ hành động và ứng xử như thể đó chính là bản chất của họ, là ơn gọi của họ.
Kitô hữu không bận tâm đến việc luận công phạt tội, vì tin đã có Thiên Chúa công minh cầm cân nẩy mực. Được thưởng công và trắng án trước pháp đình Thiên Chúa không thể coi là lý do của đời sống luân lý Kitô hữu, những người đã được giải thoát khỏi gông ách của tội lỗi, những người đã nắm trọn quyền thừa kế Nước Thiên Chúa, những người sẽ ngồi ghế thẩm phán xét xử thế gian. Bằng không, họ vẫn còn sống trong tội lỗi, chung đụng với những kẻ tội lỗi, hành xử như những kẻ tội lỗi: “Nếu anh em yêu thương những kẻ yêu thương mình thì có ơn nghĩa gì đâu, ngay cả người tội lỗi cũng yêu thương kẻ yêu thương họ”.
Giả như nói đến phần thưởng dành cho trọn một đời thủy chung với giáo huấn của Chúa, Kitô hữu sẽ chẳng mong mỏi nhận được một phần thưởng nào khác hơn là chính Thiên Chúa, là tình yêu hiền phụ của Người.
35. Yêu thương
Phụng vụ các bài đọc Lời Chúa hôm nay đã phác thảo nên một bức tranh đẹp về lòng yêu thương và tha thứ.
– Bài đọc 1 kể lại câu chuyện xưa giữa vua Saulê và Đavid: vua Saulê vì ganh ghét đã luôn tìm hại Đavid, nhưng Đavid là một con người có tâm hồn cao thượng và lòng đại độ đã tha thứ và thậm chí tha chết cho vua Saulê mặc dù mạng sống của vua Saulê đã được trao vào tay Đavid.
– Bài trích thư của thánh Phaolô đã tô điểm rõ nét hơn về sự sống yêu thương và tha thứ nơi mỗi Kitô hữu, đó là sự sống mới trong Đức Kitô, là sự sống của những người được nhận lãnh và sống bởi Thánh Thần của Đức Kitô Phục sinh.
– Trọng tâm mà hai bài đọc muốn dẫn đến chính là lời mời gọi yêu thương và tha thứ, là nội dung đoạn Lời Chúa trong Phúc âm Luca chúng ta vừa nghe đọc.
Đức Giêsu lên tiếng dạy các tông đồ: “Các con hãy yêu thương kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét các con”.
Quả thực, những lời này mới nghe qua, chúng ta thấy thật là vô lý và khó có thể chấp nhận theo như lẽ thường trong cuộc sống con người: Làm sao tôi có thể yêu thương và tha thứ cho kẻ hay gây rối và luôn tạo nên những phiền phức cho tôi; thật là nhục nhã vô lý và không công bằng chút nào khi phải yêu thương và tha thứ cho kẻ đã hạ nhục tôi, hạ nhục gia đình tôi, những người thân quen của tôi… Chắc hẳn mỗi người hiện diện nơi đây còn có thể đặt ra rất nhiều câu hỏi nữa: tại sao, vì sao tôi phải yêu thương và tha thứ cho kẻ thù nghịch với tôi như lời Đức Giêsu dạy các tông đồ mà chúng ta vừa nghe.
Bình tâm lại, chúng ta thấy đây không chỉ là lời dạy mà còn là lệnh truyền, là lời mời gọi tha thiết của Đức Giêsu mời gọi các tông đồ và những kẻ theo Ngài phải có một tấm lòng yêu thương tha thứ vượt lên trên cách suy nghĩ và hành xử như lối người đời vẫn hằng cư xử với nhau. Quả thật, Đức Giêsu đã nhấn mạnh: Nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình thì có ân nghĩa gì đâu? ngay cả người tội lỗi cũng yêu thương kẻ yêu thương họ… nếu anh em làm ơn cho những kẻ yêu mình, thì người tội lỗi cũng làm được như thế. Như vậy, Đức Giêsu mời gọi mọi người hãy biết mở lòng mình ra cho tình yêu của Thiên Chúa được thấm nhập hầu biến đổi để chúng ta cũng biết mở rộng tâm hồn để mến yêu và tha thứ những lỗi lầm cho anh em đồng loại như ta được Thiên Chúa yêu mến và thứ tha.
Chúa Giêsu đã không dạy chúng ta một cách bâng quơ hời hợt bên ngoài của lời nói, nhưng Ngài còn đi xa hơn, Ngài lấy chính Thiên Chúa làm khuôn mẫu cho chúng ta về lòng yêu thương và tha thứ, Ngài nói: “Các con hãy có lòng nhân từ như Cha các con là Đấng nhân từ”.
Lần giở lại lịch sử cứu độ, chúng ta có thể bắt gặp được vô số chứng cứ và hình ảnh về lòng yêu thương và tha thứ của Thiên Chúa.
Trong Cựu ước, lòng yêu thương và tha thứ của Thiên Chúa đối với loài người bày tỏ qua một chuỗi các sự kiện:
. Thiên Chúa đã yêu thương sáng tạo ban lời hứa ơn cứu độ cho nguyên tổ.
. Một Abraham, một Mosê đã được Thiên Chúa tuyển chọn và mạc khải cho biết chính Ngài là Thiên Chúa nhân hậu, từ bi, hay nén giận, giàu nhân nghĩa và thành tín.
Còn rất nhiều chứng cứ và hình ảnh mà các tác giả Cựu ước dùng đến để nói lên Thiên Chúa là Đấng yêu thương, bởi vì Ngài là Đấng thánh không thích hủy diệt, không thích tội nhân phải chết nhưng muốn họ hoán cải để được sống và đón nhận ơn tha thứ của Thiên Chúa… như lời sách Ezêkiel đã viết: “… vì đường lối của Ngài không giống đường lối của chúng ta, và tư tưởng của Ngài vượt xa tư tưởng của chúng ta một trời một vực”.
Lòng yêu thương và tha thứ của Thiên Chúa không chỉ dừng lại trước những tội lỗi của nhân loại để chờ đợi họ hoán cải thống hối hầu sửa trị và nhắc nhở họ biết tin tưởng và quay về với Thiên Chúa. Nhưng Thiên Chúa đã đi bước trước đến với con người, tình yêu tuyệt đỉnh của Thiên Chúa đã được biểu lộ qua việc trao ban người Con Một cho thế gian là chính Đức Giêsu.
Đức Giêsu đã đến trong thế gian, đó là một hành động, là một hồng ân mà Chúa Cha ban tặng. Ngài đến để loan báo lòng yêu thương nhân hậu của Thiên Chúa. Quả thật, suốt cuộc đời tại thế, trọng tâm lời rao giảng của Đức Giêsu là tình yêu của Thiên Chúa, Đức Giêsu thường dạy dỗ các tông đồ: “… các con hãy thương yêu nhau như Thầy đã yêu thương các con”.
… Cao điểm của việc rao truyền lòng yêu thương và tha thứ đó chính là Hy tế thập giá, Đức Giêsu đã đổ máu mình ra để hoàn tất công trình cứu độ hầu ban phát tình thương và ơn tha thứ của Thiên Chúa cho toàn thể nhân loại.
Qua Đức Giêsu, chúng ta đã được nhận lãnh lòng yêu thương và tha thứ của Thiên Chúa. Vậy mỗi Kitô hữu phải làm gì đây để tiếp nối vào sứ mạng yêu thương và tha thứ trong thế giới hôm nay?
Hằng ngày, mỗi người chúng ta vẫn dâng lên Thiên Chúa lời cầu nguyện mà Chúa Giêsu đã dạy: Lạy Cha chúng con ở trên trời… xin Cha tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con… Quả thật, đây là lời thú tội và cầu xin trước Thiên Chúa, mỗi người chúng ta cầu xin Thiên Chúa tha thứ cho mình thì chính bản thân cũng phải biết tha thứ cho anh em khi họ lỗi phạm đến chúng ta.
Lòng yêu thương và tha thứ quả thật là một thách đố lớn lao cho tất cả mọi người nhưng đó vẫn là điều khả thi. Một cách cụ thể trong cuộc sống hôm nay, để có thể hóa giải những tranh chấp, hận thù, oán hờn… thiết nghĩ mỗi người phải tự giác đi bước trước: hãy học biết quảng đại, hãy tôn trọng, chấp nhận nhau trong những khác biệt của cuộc sống, thậm chí trái ngược nhau; đừng tìm cách hạ bệ, tranh chấp thắng thua, nhưng hãy biết cho và đón nhận, hãy cùng nhau nhìn về một hướng và giúp nhau đạt tới chân lý là chính Thiên Chúa. Muốn được như thế, thiết nghĩ mỗi cá nhân với sức riêng thì khó mà thực thi nhưng hãy cậy dựa vào ơn Chúa qua việc cầu nguyện và đến với các bí tích, đặc biệt là bí tích Thánh thể để nhờ việc kết hiệp này, chúng ta cũng biết yêu thương và tha thứ theo gương Chúa Giêsu hầu biết hoán cải nội tâm trở nên người môn đệ đích thực và xứng đáng lãnh nhận lòng yêu thương và tha thứ của Thiên Chúa.
Chúng ta vừa cùng nhau điểm qua một số nét về lòng yêu thương và tha thứ. Quả thật, yêu thương và tha thứ là ý muốn là lệnh truyền của Thiên Chúa vì nó bắt nguồn từ chính Thiên Chúa. Lòng yêu thương tha thứ của Thiên Chúa được biểu lộ cách tột đỉnh qua hành động ban tặng chính Con Một là Đức Giêsu Kitô, và nhờ mầu nhiệm Tử Nạn Phục Sinh, Đức Giêsu đã hoàn tất công trình cứu độ hầu ban phát tình thương và ơn tha thứ của Thiên Chúa cho toàn thể nhân loại. Ước mong nhờ việc chiêm ngắm và suy niệm mầu nhiệm Tử Nạn Phục Sinh của Đức Giêsu trong cuộc sống mỗi ngày, chúng ta học được nơi Ngài bài học yêu thương và tha thứ như lời Ngài vẫn hằng dạy bảo các tông đồ xưa kia: Nếu các con không biết tha thứ cho nhau, thì Cha trên trời cũng sẽ không tha thứ cho các con, nhưng nếu các con biết tha thứ cho nhau, thì Cha trên trời cũng sẽ tha thứ cho các con.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 5 PHỤC SINH (17/05/2025) .: TÌNH YÊU ĐIỀU RĂN MỚI (17/05/2025) .: LỜI TRĂN TRỐI YÊU THƯƠNG (17/05/2025) .: HÃY GIEO YÊU THƯƠNG (17/05/2025) .: PHÙ HIỆU CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ CHÚA GIÊSU (17/05/2025) .: AI YÊU THƯƠNG ĐỀU LÀ KITÔ HỮU (17/05/2025) .: TÔI LÀ MÔN ĐỆ CỦA ÁI? (17/05/2025) .: YÊU NGƯỜI NHƯ CHÚA (17/05/2025) .: YÊU NHƯ THẦY ĐÃ YÊU (17/05/2025) .: GIỚI RĂN MỚI (17/05/2025) .: HÃY YÊU NHƯ LÒNG DẠ THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA (17/05/2025) .: CÁC CON HÃY THƯƠNG YÊU NHAU (17/05/2025) .: PHỤC VỤ NHIỀU HƠN VÀ ÍT XÉT ĐOÁN HƠN (17/05/2025) .: ĐIỀU MÀ YÊU THƯƠNG LÀM ĐƯỢC (17/05/2025) .: QUA YÊU THƯƠNG, MỌI SỰ TRỞ NÊN MỚI (17/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam