Flag Counter

Tìm hiểu giáo lý

Thống kê truy cập

Đang online: 52

Tổng truy cập: 1377607

NHƯ ĐẤNG CÓ QUYỀN

NHƯ ĐẤNG CÓ QUYỀN- Lm. Giuse Đinh Tất Quý

“Người giảng dạy như một Ðấng có thẩm quyền, chứ không như các kinh sư.”(Mc 1,22)

Trong cuộc sống có một số người được Thiên Chúa ban cho một sự hấp dẫn làm cho những người khác muốn đi theo mình.

Vua Napoléon xưa là một thí dụ. Có lần ông đã tự hào nói về mình như thế này: “Người ta chỉ cần nhìn ánh sáng nơi mắt của tôi, nghe âm giọng của tôi và chỉ cần nghe một lời từ miệng tôi nói ra thì lập tức ngọn lửa linh thiêng sẽ bùng cháy lên trong lòng họ. Thực sự tôi đã nắm được bí quyết của một năng lực ma thuật có thể lay chuyển được tâm hồn những người khác”

Quả đúng là Napoléon đã chiếm hữu được quyền năng ấy.

Những rồi cũng chính ông ta đã thích thú thêm vào những lời lẽ đầy tự hào trên câu này: “Đức Kitô cũng đã có được quyền năng ấy nhưng ở một cấp độ vô cùng to lớn hơn”

Chúng ta không có được cái diễm phúc sống vào thời đại của Chúa Giêsu

– để được thấy cái nhìn của Chúa

– để được nghe những âm kỳ diệu từ miệng Chúa nói ra

– để được nghe thấy những lời rất ngọt nào nhưng đôi khi cũng rất đanh thép của Chúa Giêsu.

– để được thấy cách Chúa cư xử

– để được cảm nghiệm thấy một sức lôi cuốn đến lạ lùng của Chúa…một sự lôi cuốn mà những người khác không ai có được.

Chúng ta không có phúc nhưng có những người khác đã có phúc. Bài Tin Mừng hôm nay thuật lại: Sau khi được nghe Chúa giảng họ đã có cảm nghĩ như thế này: “Người giảng dạy như một Đấng có uy quyền chứ không như những luật sĩ”(Mc 1,27)

Tại sao thế?

Vậy lời dạy dỗ của Chúa Giêsu khác với lời dạy dỗ của các luật sĩ.

Khác ở chỗ nào? Vì Ngài giảng dạy cách có quyền.

Các luật sĩ không ai có được uy quyền như Chúa.

Họ không có quyền để tự quyềt định một điều gì cả. Những điều họ dạy, họ nói đều phải “căn cứ theo những lời dạy có sẵn trong luật” .

Gặp một điều gì không có trong luật hay có nhưng chưa được rõ ràng thì họ phải cậy dựa vào những bậc thầy về luật pháp mà thiên đã coi trọng trong quá khứ tức là những tập tục của tiền nhân để giải quyết.

Việc cuối cùng mà họ chẳng bao giờ làm được là đưa ra một phán đoán có tính cách cá nhân, độc lập.

Rõ ràng là họ khác xa với Chúa Giêsu.

Còn Chúa khi Chúa giảng dạy, Ngài nói như trên Ngài không có một quyền nào khác cao hơn nữa. “Mọi quyền năng trên trời dưới đất đã được ban cho Thầy”(Mt 28,18)

Ngài hoàn toàn độc lập khi phát biểu.

Ngài không trích dẫn, không dựa vào quyền uy của một chuyên viên nào cả, Ngài nói bằng giọng dứt khoát của chính Thiên Chúa.

Dân chúng khi nghe những lời giảng dạy như vậy thì chẳng khác nào họ được hưởng một làn gió dịu mát từ Thiên Đàng thổi tới. Những lời lẽ hết sức khẳng định và tích cực của Chúa Giêsu trái ngược hẳn lời trích dẫn của các luật sĩ của người Do thái

Giọng nói đầy uy quyền với sắc thái cá nhân cứ ngân vang, và chính giọng nói ấy đã bắt người nghe phải qui phục.

a/ Như vậy chúng ta thấy vì các luật sĩ chỉ là những con người cho nên họ chỉ có thể gây cho người khác sự phấn kích – chỉ có thể ảnh hưởng về tâm lý.

Còn Chúa thì khác. Ngài là Đấng thánh của Thiên Chúa. Chính ma quỉ cũng phải run sợ mà thốt lên: “Hỡi Ông Giêsu Nagiareth, giữa chúng tôi và Ông có chuyện gì – Ông đến để tiêu diệt chúng tôi sao? Chúng tôi biết Ông là ai rồi – Là Đấng Thánh của Thiên Chúa” (Mc 1,24) cho nên lời dạy của Chúa đầy ắp uy quyền, điều đó cũng không lạ lùng gì.

b/ Các luật sĩ chỉ là những con người, cho nên họ chỉ có thể

– hâm nóng nhiệt tình

– kích động lòng hăng say

– khơi dậy niềm cảm xúc

– kích thích trí tưởng tượng

Họ không thể ban năng lực và sức mạnh riêng của họ cho người khác.

Nếu thực sự có một sự thay đổi nào nơi những người nghe họ thì sự thay đổi đó không phải là do họ mà là do năng lực và gắng sức của những người nghe.

+ Còn đối với Chúa thì sao?

Thật hoàn toàn khác xa

Chúa có thể đặt tinh thần của Ngài vào trong mỗi người

Chúa có thể chia sẻ quyền năng của Ngài cho họ

Chúa có thể bước vào tâm trí người ta để giúp người ta làm được những điều mà tự sức họ họ không thể nào làm được.

Đây là câu chuyện của thánh Grêgôriô Tử Đạo năm 1314:

Nhà Vua cho xiềng xích và giam ngài vào ngục.

Ngài coi như không có chuyện gì xẩy ra.

Nhà Vua cho cột ngài vào bánh xe có mũi nhọn và dao bén rồi cho xoay vòng.

Ngài vẫn hân hoan vui sướng.

Nhà vua truyền ném ngài vạc dầu sôi,

Chúa đã làm phép lạ để cứu ngài.

Thấy nhục hình đều vô hiệu, nhà vua thay đổi chiến thuật….dụ ngọt rồi khuyên nhủ.

Thánh nhân xin được đưa đến đền thờ.

Tưởng là thành công cho nên nhà vua cho triệu tập dân chúng lại, dọn sẵn lễ vật cho Grêgôriô dâng kính các ngẫu thần.

Grêgôriô đến trước tượng thần Appolo và nói:

– Ngươi có phải là Thiên Chúa để cho chúng tôi dâng lễ vật không?

– Không! Tôi không phải là Thiên Chúa.

Grêgôriô làm dấu Thánh giá và tượng thần sụp đổ vỡ ra tan tành từng mảnh trước mặt mọi người.

Mọi người run sợ. Để khỏi mất mặt với thần dân, nhà vua cho chém đầu thánh nhân.  

Vâng, đúng là như thế. Và đó là cái khác to lớn giữa Chúa và người con người …luật sĩ hay bất cứ một nhà lãnh đạo nào với Chúa Giêsu

C- Phần ta

Làm sao mà cuộc sống của tôi được trở nên tốt hơn?.

Trong một thiên khảo luận, Ralp Waldo Emerson có ghi: “Điều cần thiết chính yếu trong cuộc sống của mỗi người chính là tìm được một ai đó có khả năng giúp ta làm được những gì ta muốn làm”

Và những lời sau đây nữa: có nhiều việc ta muốn làm nhưng 1/2 việc đó là ta muốn làm cho cuộc sống của ta có một ý nghĩa và được sống thực sự hạnh phúc hơn.

Nhưng thử hỏi: Ai?

Không ai khác ngoài Chúa Giêsu

Nhưng làm sao để ta có thể có được Ngài?

Điều duy nhất mà Chúa không thể làm được cho ta đó là Ngài không thể cởi mở tâm hoàn toàn cho ta nếu ta không muốn.

Nhìn hình ảnh của Ngài ở giữa đám đông quần chúng vây quanh – dọc theo bờ biển – Edward Farrel đã phải thốt lên những lời như thế này: “Người là ai? Trông sáng ngời đến kinh khiếp – đang nhìn chúng tôi bằng đôi mắt mỏi mòn, đôi mắt như tìm kiếm chính linh hồn chúng tôi. Người là ai mà thấy được tư tưởng, đọc được tâm hồn sâu kín của chúng tôi bằng ánh mắt yêu thương, thông suốt…như muốn nói rằng: “Ta chẳng muốn gì ngoài bản thân của con”

Vâng hãy để Chúa chiếm lĩnh tâm hồn bạn chiếm lĩnh một cách trọn vẹn, bạn sẽ thấy được được những điều kỳ diệu mà Ngài làm cho bạn, đẹp đến tuyệt vời. Amen.

CHÚA NHẬT IV THƯỜNG NIÊN- Năm B

NGƯỜI GIẢNG DẠY NHƯ ĐẤNG CÓ UY QUYỀN – Lm Giuse Nguyễn Văn Nam

Phụng vụ Lời Chúa hôm nay hướng chúng ta về Đức Giêsu chính là vị ngôn sứ ưu việt mà ông Môsê đã tiên báo cho dân tộc Israel ở trong sa mạc: “Từ giữa anh em, Thiên Chúa sẽ cho xuất hiện một ngôn sứ để giúp anh em”.

Trong Tin mừng, thánh sử Marco trình bày Đức Giêsu là một Đấng rất uy quyền trong lời nói cũng như trong hành động: “Người giảng dạy như Đấng có uy quyền, chứ không như các kinh sư” (Mc, 1, 21).

– Uy quyền trong lời nói, vì lời rao giảng của Đức Giêsu là tin mừng giải thoát con người khỏi tội lỗi và sự chết. Lời nói của Ngài rất thực tế và hấp dẫn có thể thay đổi tâm hồn con người, biến cải con người nên thánh thiện đạo đức. Hơn nữa những gì Chúa rao giảng thì Chúa đã thực hành trong cuộc sống chứ không như các kinh sư “nói mà không làm; nói một đàng làm một nẻo”. Điều này đã được dân chúng, các thính giả của Ngài xác nhận; “Ngài giảng dạy người ta như một Đấng có uy quyền”.

– Uy quyền trong hành động, lời giảng dạy của Chúa Giêsu kèm theo các phép lạ, cụ thể qua việc Chúa chữa người bị quỷ ám. Hơn nữa chính ma quỷ phải công nhận “Đức Giêsu là Đấng Thánh của Thiên Chúa”. Trước lời rao giảng và phép lạ trừ quỷ thì “dân chúng kinh ngạc về giáo lý của Người… Ngài dùng uy quyền mà trừ thần ô uế”.

Lời giảng của Đức Giêsu là giáo lý mới mẻ! Sự mới mẻ đó làm cho người ta tin nhận Đức Giêsu là Đấng Cứu Thế, làm cho danh tiếng Người lan tràn khắp vùng lân cận Galilê.

Lời giảng của Đức Giêsu là “lệnh truyền cho cả các thần ô uế và chúng phải vâng theo” (Mc 1, 27). Chính thái độ vâng phục của ma quỷ trước uy quyền của Chúa Giêsu, đã nói lên thời cứu độ đã tới, thời đại của Đấng Thiên Sai đã đến.

Là tín hữu Kitô, chúng ta cần học hỏi, suy niệm và sống Lời Chúa để khám phá ra sự mới mẻ của Lời Chúa, đồng thời nhạn ra quyền năng của Chúa bày tỏ trong vũ trụ vạn vật để ca tụng ngợi khen và yêu mến Chúa.

Coutois khẳng định: “Nếu chúng ta khiêm tốn sống Lời Chúa trong môi trường của mỗi người, chúng ta sẽ âm thầm trở nên “muối men” cho cả nhân loại vì “ánh sáng” của những người sống lời Chúa chiếu tỏa xa hơn người ta tưởng rất nhiều”.

Tokichi Ishii, một tên sát nhân không gớm tay đã đạt kỷ lục hạ sát nhiều nạn nhân nhất bằng những phương thế dã man không thể tưởng tượng nổi. Hắn tàn sát đàn ông, phụ nữ, trẻ em với bàn tay khát máu, hắn đã thủ tiêu bất cứ người nào tình cờ hắn gặp và muốn giết. Nhưng cuối cùng hắn bị bắt và bị kết án tử hình.

Lúc ở nhà tù chờ ngày hành quyết, hai phụ nữ công tác tông đồ khuyên nhủ hắn, tất cả những lời thăm hỏi, trò chuyện của họ không làm cho hắn mảy may động tâm, trái lại hắn nhìn thẳng vào họ với cặp mắt dữ tợn như một hung thủ.

Cuối cùng, mất hết kiên nhẫn, hai phụ nữ ra về. Họ chỉ để lại cho hắn cuốn Tân ước với hy vọng mỏng manh hắn sẽ đọc và Lời Chúa sẽ hoạt động… Niềm hy vọng đã trở thành sự thật. Ishii đã đọc, Lời Chúa thu hút anh khiến anh tiếp tục đọc trình thuật cuộc tử nạn của Chúa Giêsu… Đọc đến câu: “Lạy Cha, xin Cha tha cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm”! (Lc 23, 34), anh dừng lại, suy nghĩ. Anh tâm sự: “Đọc đến câu này, con tim tôi bị đánh động, bị đâm thâu bằng một con dao dài. Tôi có thể gọi đó là tình yêu của ông Giêsu, là lòng thương xót của Ngài. Điều duy nhất tôi biết là sự hung dữ, tàn bạo nơi tôi đã tan biến và tôi đã tin vào Chúa”.

Các nhân viên nhà giam dẫn đưa anh đi hành quyết, họ rất ngạc nhiên thấy tử tôi Ishii hòa nhã, lễ độ, chứ không phải một tên sát nhân hung bạo. Ishii, tên tử tội đã được lời Chúa tái sinh (Trích Lẽ Sống, Radio Veritas).

“Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước

Là ánh sáng chỉ đường con đi” (Tv 119, 105).

home Mục lục Lưu trữ