Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 57
Tổng truy cập: 1379600
NHỮNG ĐỒNG XU NHỎ BÉ
NHỮNG ĐỒNG XU NHỎ BÉ- Trích Logos B
Một trong những bộ phim nổi tiếng của Mỹ được sản xuất năm 1959 do đạo diễn William Wyler dàn dựng, là bộ phim mang tên Benhur. Nhân vật chính của bộ phim là Benhur, một chàng trai La Mã bị bắt làm nô lệ khổ sai vì tội mưu sát.
Một lần kia, Benhur bị áp giải đi cùng các tù nhân khác giữa trời nắng như thiêu như đốt. Cơn khát đã giày vò thể xác chàng, khiến chàng gục xuống. Ngay lúc ấy, một bóng người đã tiến đến nhẹ nhàng trao cho chàng chén nước. Uống nước xong, Benhur ngước mắt lên và nhìn thấy người cho nước là một người Do Thái có khuôn mặt rất nhân từ.
Trải qua những năm tháng làm nô lệ, Benhur vượt qua những thử thách, trở thành một nô lệ tài giỏi, có sức lực hơn người, chiến thắng trong những cuộc tranh tài, nên được trả tự do.
Trên đường về quê, Benhur chứng kiến một đám quân lính đang dẫn một phạm nhân vác thập giá đi xử tử. Với cây thập giá nặng nề, với những đòn roi đau đớn, người tử tội ngã xuống đất. Benhur nhận ra đó chính là người đã cho mình nước uống trước đây. Chàng bèn đi kiếm một chén nước và chạy đến trao cho người ấy. Người tử tội uống nước xong, đã nhìn Benhur với ánh mắt đầy sự biết ơn. Người tội đồ đó chính là Chúa Giêsu thành Nagiarét.
Bộ phim “Benhur” đã dựa vào Phúc Âm để tạo ra một tình tiết hư cấu : Chúa Giêsu trao tặng cho Benhur chén nước và Benhur cũng trao lại cho Chúa Giêsu một chén nước. Hình ảnh chén nước được trao tay là một hình ảnh thật đẹp đẽ trong bộ phim. Nhưng qua hình ảnh đó, chúng ta còn nhận ra một điều khác : Chúa quý trọng những tặng vật của tấm lòng : chén nước lã chẳng là gì, nhưng thật cao quý vì nó xuất phát từ lòng thương cảm và sự từ tâm.
Những tặng vật cao quý
Phụng vụ lời Chúa hôm nay cũng đề cao hai tặng vật thật hèn mọn, nhưng cũng thật quý giá của hai bà góa : một là tấm bánh nhỏ của bà góa tại Sarephta đã trao tặng cho tiên tri Êlia trong cơn đói vì hạn hán (Bài đọc I, trích sách Các Vua quyển thứ nhất). Hai là hai đồng tiền nhỏ của bà góa đã bỏ vào hòm tiền trước sự chứng kiến của Chúa Giêsu và các môn đệ (Tin Mừng theo thánh Marcô).
Các tặng vật : tấm bánh và hai đồng tiền tuy thật nhỏ bé nhưng lại là những món quà lớn lao. Vì đó là những “của cho” xuất phát từ tấm lòng. Chúa Giêsu đã khen bà góa trong Tin Mừng đã cho nhiều hơn cả vì bà đã cho tất cả những gì mình có để nuôi sống bản thân. Đúng như thành ngữ đã nói : “Của cho không bằng cách cho”. Cả hai bà góa đã không thể cho những món quà to lớn vì họ nghèo khó. Nhưng các bà đã cho những vật hèn mọn với tất cả tấm lòng quảng đại. Các bà đã cho đi tất cả mà không giữ lại gì cho mình. Như thế, chính “cách cho” của các bà đã khiến “của cho” của các bà trở nên cao trọng và đáng quý.
Thiên Chúa đã không chịu thua tấm lòng quảng đại của con người. Nếu chúng ta dâng hiến cho Thiên Chúa và trao tặng cho tha nhân cách rộng rãi, Thiên Chúa cũng sẽ ban tặng lại cho chúng ta cách dồi dào chan chứa. Vì cho đi nắm bột và những giọt dầu cuối cùng, nên đổi lại, bà góa thành Sarephta đã được Thiên Chúa ban lại cho “Hũ bột không cạn và bình dầu không vơi”. Còn bà góa trong Tin Mừng đã trở thành mẫu gương và là “thước đo” cho mọi tấm lòng quảng đại.
Người ta nhìn bên ngoài, Thiên Chúa nhìn bên trong
Bài Tin Mừng hôm nay còn giúp chúng ta nhận ra Chúa Giêsu luôn có cái nhìn đặc biệt, cái nhìn hoàn toàn khác với cái nhìn của người đời. Người đời chỉ nhìn vẻ bên ngoài của con người, còn Chúa Giêsu lại nhìn vào nội tâm con người.
Bài Tin Mừng hôm nay nhắc đến những người luật sĩ là những người trước mắt dân chúng được đánh giá là những người am hiểu lề luật, thông giỏi Kinh Thánh, những kẻ “quyền cao chức trọng”. Tin Mừng đã mô tả họ rất rõ ràng : “Họ thích đi lại trong bộ áo thụng, ưa được bái chào ngoài công trường, chiếm những ghế nhất trong hội đường và trong đám tiệc”. Quả thật, dưới mắt dân chúng, họ là những người đáng kính trọng. Và có lẽ dân chúng cũng đánh giá cao họ vì dáng vẻ bên ngoài đầy sự phô trương đó.
Thế nhưng, Chúa Giêsu đã nhìn sâu vào thâm tâm họ để thấy được sự giả hình nơi họ. Vì thế, Ngài đã lên tiếng khiển trách họ : “Họ giả bộ đọc những kinh dài để nuốt hết tài sản của các bà góa. Họ sẽ bị kết án nghiêm ngặt hơn”. Điều đó cho chúng ta thấy : Chúa không đánh giá con người qua dáng vẻ bên ngoài, nhưng Ngài luôn nhìn sâu vào tâm can con người để định giá trị cho con người.
Chúa Giêsu không quan tâm đến những vị luật sĩ trong những bộ áo thụng trọng vọng. Nhưng Ngài lại quan tâm đến những người bé mọn nghèo hèn. Khi ngồi trước cửa đền thờ Giêrusalem, quan sát những người bỏ tiền vào hòm dâng cúng, Chúa Giêsu không nhìn vào những người giàu có “quần là áo lụa”, dâng cúng những khoản tiền to lớn, nhưng Chúa chỉ để mắt nhìn đến một bà góa nghèo hèn bỏ vào hòm hai đồng tiền nhỏ. Chúa đã khen ngợi bà dâng hiến nhiều nhất vì đã dâng hiến tất cả.
Những đồng tiền nhỏ bé trong cuộc sống hôm nay
Thiên Chúa luôn trân trọng và đánh giá cao những đồng tiền nhỏ bé xuất phát từ tấm lòng thành. Của lễ càng đơn sơ hèn mọn trước mặt người đời, nhưng nếu đó là của lễ xuất phát từ trái tim thì nó lại càng có giá trị lớn lao trước mặt Thiên Chúa.
Những đồng tiền nhỏ bé đó là gì nếu không phải là những hy sinh quên mình âm thầm mà chúng ta góp nhặt từng ngày trong cuộc sống ? Những đồng tiền nhỏ bé đó là gì nếu không phải những nghĩa cử yêu thương, chia sẻ, bác ái chúng ta thực hiện nơi tha nhân ? Chỉ có Chúa mới nhìn đến và đánh giá cao những đồng tiền nhỏ bé thiêng liêng đó mà thôi.
Trong một buổi xử tử, tên tử tội được dẫn đến trước mặt Đức vua trước khi bị treo cổ. Đức vua nói : “Ta cho ngươi một ân huệ cuối cùng. Vậy, trước khi chết ngươi ước muốn gì ?”. Tên tử tội rút trong túi ra 1 đồng tiền, trao cho nhà vua và nói : “Tâu Đức vua, khi tôi còn nhỏ, cha tôi đã cho tôi đồng tiền này và nói tôi hãy giữ lấy, vì nó sẽ đem lại may mắn cho tôi. Nhưng cho đến giờ phút cuối cùng của đời tôi đây, đồng tiền khốn khổ này cũng chưa giúp ích gì cho tôi. Xin Đức vua hãy cho người trao nó lại cho cha tôi và nói tôi vĩnh biệt ông ta”.
Vừa cầm lấy đồng tiền, nhà vua kêu lên mừng rỡ : “Ồ ! đây chính là đồng tiền cổ quý giá mà Ta đã nhọc công tìm kiếm bấy lâu nay. Nó chính là đồng tiền cuối cùng trong bộ sưu tập tiền cổ quý giá của Ta. Vậy, ngươi có muốn dâng hiến đồng tiền này cho Ta để đổi lấy mạng sống của ngươi không ?”. Tên tử tội đồng ý và án tử hình được hủy bỏ.
Cũng vậy, có những đồng tiền nhỏ bé tầm thường trong cuộc sống, chẳng được ai quan tâm, nhưng lại được Thiên Chúa qúi trọng. Nếu được hiến dâng cho Thiên Chúa và chia sẻ cho tha nhân cách quảng đại chân thành, những đồng xu nhỏ bé sẽ mua cho chúng ta cả sự sống đời đời.
CHÚA NHẬT XXXII THƯỜNG NIÊN- Năm B
CÕI LÒNG GÓA PHỤ- Lm. Giuse Đỗ Vân Lực
Cuộc sống có những giá trị khác nhau. Nhiều giá trị lớn lao được tạo lập trong những hoàn cảnh tầm thường. Không dễ gì nhìn thấy kim cương trong những đống cát. Thế mà Đức Giêsu đã nhìn thấy một giá trị vô cùng lớn lao nơi cử chỉ của một góa phụ tầm thường. Cái nhìn đó đã đảo lộn mọi giá trị và gây nhức nhối cho những người sống dựa trên những tiêu chuẩn bên ngoài. Chúng ta thử tìm lại giá trị và ý nghĩa đích thực của cuộc sống nơi bài học lịch sử sống động đó.
Giá trị đích thực
“Những ông kinh sư ưa dạo quanh, xúng xính trong bộ áo thụng, thích được người ta chào hỏi ở những nơi công cộng, ưa chiếm ghế danh dự trong hội đường, thích ngồi cỗ nhất trong đám tiệc.” (Mc 12:38-39) Đó là những giá trị bên ngoài nhưng đầy hấp dẫn đối với những người có chức vị trong xã hội như các kinh sư. Suốt đời họ chỉ tìm kiếm những cái bên ngoài đó để bù lấp khoảng trống lớn lao trong tâm hồn. Những giá trị hời hợt đó chỉ dừng lại ở đầu môi chót lưỡi, bộ áo thùng thình, chiếc ghế danh dự và mâm cao cỗ đầy. Không những thế ngay cả đời sống đạo đức cũng trở thành một trò hề. Họ “làm bộ đọc kinh cầu nguyện lâu giờ” (Mc 12,40) để khoe khoang sự đạo đức của mình. Vì nếu không có những kinh nguyện đó, làm cách nào trốn được bổn phận ngoài xã hội? Việc đạo đức trở thành bức màn che dấu tính hèn nhát, lười biếng, thích ăn bám xã hội. Nhờ thế họ mới có lý do để “nuốt hết tài sản của các bà góa.” (Mc 12,40) Từ những hào nhoáng thế gian đến những việc thánh thiêng đạo đức, họ đều đóng kịch. Còn gì là sự thật nơi những nét kịch nghệ đó chăng?
Hình ảnh vị kinh sư cao ngạo đó chẳng khác những “người giàu bỏ thật nhiều tiền” (Mc 12,41) với một thái độ ngông nghênh, khinh thế ngạo vật. Đồng tiền trở thành một phương tiện để họ khoe cái tôi của mình. Tất cả những nét thời đại đó trở thành một vấn đề lớn trước cái nhìn của Đức Giêsu. Nếu Giáo Hội của Người cũng chỉ toàn những hạng người như thế, hỏi nhân loại còn mong chờ gì nơi Giáo Hội? Thế nên, Người phải hết sức chú ý để moi lên từ đám đông quần chúng một gương mẫu cho các môn đệ và cả Giáo Hội sau này. Giữa một rừng người đang thi nhau bỏ vào “thùng tiền dâng cúng cho Đền Thờ” những đống tiền kếch sù, “cũng có một bà góa nghèo đến bỏ vào đó hai đồng tiền kẽm, trị giá một phần tư đồng xu Rôma.” (Mc 12,42) So với số tiền của người giàu, hai đồng tiền kẽm có nghĩa lý gì? Mua được mấy viên gạch? Thế mà bà lại được Đức Giêsu đề cao: “Thầy bảo thật anh em: bà góa này đã bỏ vào thùng nhiều hơn ai hết.” (Mc 12,43) Giá trị không căn cứ trên số lượng. Cái không đáng kể mới đáng kể!
Phải có một cái nhìn thật sâu sắc, một quan tâm rất lớn mới thấy được vấn đề quá lớn trong một hành vi nhỏ mọn như vậy! Chính hành vi nhỏ mọn đó đã lột tả tất cả những hy sinh thật lớn lao vì “bà này đã túng thiếu, lại còn bỏ vào đó tất cả những gì bà có, tất cả những gì để nuôi thân.” (Mc 12,44) Tại sao bà có thể làm được như thế, nếu không phải vì bà đã cảm nhận được hồng ân cao cả và tin vào Thiên Chúa. Cõi lòng bà đã mở ra để hồng ân tràn trề qua việc hy sinh lớn lao bằng một số lượng rất hạn hẹp. Cả Tân lẫn Cựu Ước đều nêu lên mẫu gương bà góa thật cảm động. Lúc ngôn sứ Eâlia lên tiếng cầu cứu, bà góa Xarépta đã trả lời: “Có Đức Chúa, Thiên Chúa hằng sống của ông, tôi thề là tôi không có bánh. Tôi chỉ còn nắm bột trong hũ và chút dầu trong vò.” (1 V 17,12) Vì tin tưởng nơi lời Thiên Chúa hứa, “bà đi và làm như ông Eâlia nói.” (1 V 17,15) Hai bà đều có một lòng tin như nhau. Nhưng khác với bà góa Tân Ước không được đền bù rõ ràng, bà góa Xarépta được chứng kiến cảnh “hũ bột đã không vơi, vò dầu đã chẳng cạn, đúng như lời Đức Chúa đã dùng ông Eâlia mà phán.” (1 V 17,16)
Phải có một đức tin mạnh mẽ vô cùng mới có thể hy sinh tất cả như thế. Cả hai bà góa chỉ là hình ảnh của Đức Giêsu Kitô, Đấng “đã tự hiến tế chỉ một lần, để xóa bỏ tội lỗi muôn người.” (Dt 9,28) Sự hy sinh của Người lớn lao tới mức nào mà có thể xóa bỏ tội lỗi muôn người? Chắc chắn hy sinh đó không thể thua kém hai bà góa trên. Hy sinh của hai bà chỉ là hình bóng so với hy sinh thật sự của Đức Giêsu trên thập giá. Đúng hơn, hai bà xuất hiện vào những thời kỳ khác nhau, với những hy sinh khác nhau, tuy cùng một mức độ, để chuẩn bị cho một cao điểm, một hy sinh tột cùng. Quả thực, “vào kỳ kết thúc thời gian, Người đã xuất hiện chỉ một lần, để tiêu diệt tội lỗi bằng việc hiến thân chính mình.” (Dt 9,26) Dầu sao, hũ bột và dầu hay hai đồng tiền kẽm vẫn chỉ là những thứ vật chất bên ngoài, chứ chưa phải là chính mạng sống. Còn Đức Giêsu hy sinh chính mạng sống mình. Không còn hy sinh nào lớn hơn!
Những hy sinh hôm nay
Đức Giêsu đã hy sinh để giải thoát nhân loại và đem lại vinh dự làm con Chúa cho đàn em đông đúc. Đàn em đông đúc đó đã làm thành Giáo Hội tiếp tục sứ mạng cứu độ qua muôn ngàn thế hệ. Anh cả Giêsu đang nhìn đàn em tiến lên tiếp nối sứ mệnh hòa bình cho toàn thể nhân loại. Sứ mệnh hòa bình cũng là một mối phúc lớn nhất trong tám mối phúc. Lớn nhất vì chỉ có mối phúc này mới đem lại hồng ân làm “con Thiên Chúa” (Mt 5:9). Lớn nhất vì đòi hỏi nhiều nhất và đụng chạm tới tất cả các mối phúc khác. Muốn trở nên kẻ xây dựng hòa bình, không thể nào không sống công chính (Mt 5:6,10). Muốn sống công chính, chắc chắn phải có “tâm hồn nghèo khó.” (Mt 5:3), phải cố tạo một mọi điều kiện cho công lý ngự trị trên trái đất. Vì theo công đồng Vatican II, công lý là danh hiệu mới của hòa bình. Bà góa Xarépta đã biết thương đến người đói khát hơn mình, đã biết chia sẻ với người đói khát hơn mình. Chỉ biết hưởng một mình, sống chết mặc bay, chắc chắn sẽ tạo ra một hố sâu ngăn cách giàu nghèo vùi lấp tất cả trong cảnh hòa bình nghĩa trang. Muốn tránh khỏi thảm trạng đó, Kitô hữu phải noi gương “hiền lành” (Mt 5:4) của Đức Kitô. Hiền lành và bình an như bóng với hình.
Nhưng trên hết, muốn xây dựng hòa bình, tâm hồn Kitô hữu phải đầy ắp tình yêu thương. Làm sao yêu thương người khác được, nếu chúng ta không sống coi người khác là anh em? Làm sao có thể nhìn người khác như anh em, nếu mình không thấy hình ảnh Thiên Chúa nơi tha nhân? Thực tế, chỉ có những “tâm hồn trong sạch” mới “nhìn thấy Thiên Chúa” (Mt 5:8) nơi tâm hồn người khác mà thôi. Bà góa tại Xarépta hay tại cửa đền Giêrusalem đều có tâm hồn trong sạch, vì đã nhìn thấy Thiên Chúa trong tâm hồn Eâlia hay nơi công trình Thiên Chúa. Thời đại hôm nay cũng có thể kiếm thấy những chứng tá hòa bình rất chói sáng. Chẳng hạn Tổng thống Nam Hàn, ông Kim Đại Trọng là một người Công giáo rất nhiệt thành. Theo giáo sư Han Hong Soon, “Kim tổng thống đã làm chứng cho đức tin Công giáo của ông trong các hoạt dộng chính trị mà tiêu biểu nhất là hành vi ân xá cho hai công Chun Doo Hwan và Roh Tanh em Woo, những người đã nhiều lần âm mưu giết ông.” (VietCatholic 10.11.2000) Oâng đã kéo chú ý của toàn thể thế giới khi sang thăm viếng Bắc Hàn và nhất là khi lãnh giải thưởng Nobel Hòa Bình. Kim Đại Trọng là niềm hãnh diện chung cho người Công giáo Á châu nói chung, chứ không phải riêng cho dân Đại Hàn vì đã sống theo đúng Tin Mừng.
Nơi phần đất Á Châu đó, hôm nay còn cần rất nhiều chứng tá Phúc Aâm như Kim Đại Trọng. Có thể nói, không lục địa nào trên thế giới cần đến công lý hơn Á Châu. Tranh đấu cho công bình cần thiết hơn làm công tác bác ái. Xoa dịu nỗi khổ đau bên ngoài không bằng tiêu diệt mầm mống bất công nằm sẵn trong tâm hồn con người và cơ chế xã hội. Hơn nơi nào và bất cứ lúc nào, Á Châu đang cần đến những bước chân người rao giảng Tin Mừng hòa bình. Nhưng Tin Mừng hòa bình chỉ được rao giảng bằng sức mạnh tình yêu và chứng từ công lý nơi đời sống Kitô hữu.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 5 PHỤC SINH (17/05/2025) .: TÌNH YÊU ĐIỀU RĂN MỚI (17/05/2025) .: LỜI TRĂN TRỐI YÊU THƯƠNG (17/05/2025) .: HÃY GIEO YÊU THƯƠNG (17/05/2025) .: PHÙ HIỆU CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ CHÚA GIÊSU (17/05/2025) .: AI YÊU THƯƠNG ĐỀU LÀ KITÔ HỮU (17/05/2025) .: TÔI LÀ MÔN ĐỆ CỦA ÁI? (17/05/2025) .: YÊU NGƯỜI NHƯ CHÚA (17/05/2025) .: YÊU NHƯ THẦY ĐÃ YÊU (17/05/2025) .: GIỚI RĂN MỚI (17/05/2025) .: HÃY YÊU NHƯ LÒNG DẠ THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA (17/05/2025) .: CÁC CON HÃY THƯƠNG YÊU NHAU (17/05/2025) .: PHỤC VỤ NHIỀU HƠN VÀ ÍT XÉT ĐOÁN HƠN (17/05/2025) .: ĐIỀU MÀ YÊU THƯƠNG LÀM ĐƯỢC (17/05/2025) .: QUA YÊU THƯƠNG, MỌI SỰ TRỞ NÊN MỚI (17/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam