Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 51
Tổng truy cập: 1376885
NÓI MỘT ĐÀNG LÀM MỘT NẺO
Xin Đừng Nói Một Đàng Làm Một Nẻo
Có một so sánh vui như sau: Cả thế giới đều phải kiêng nể người Mỹ vì người Mỹ đã nói là làm. Nhưng người Mỹ lại sợ người Nhật vì người Nhật làm rồi mới nói. Người Nhật lại sợ Trung Quốc vì Trung Quốc không nói mà làm. Người Trung Quốc lại sợ Việt Nam vì Việt Nam nói một đằng làm một nẻo…
Dẫu rằng cha ông ta vẫn dạy con cháu rằng: “Nói chín thì nên làm mười. Nói mười làm chín kẻ cười người chê”. Thế nhưng, “nói nhiều, làm ít” đang là một căn bệnh khá phổ biến trong xã hội chúng ta. Từ quan lớn đến quan bé đều hứa nhiều mà làm chẳng bao nhiêu. Ngay trong gia đình cũng thiếu đi gương sáng khi lời nói không nhất quán với việc làm. Ngoài xã hội người ta dễ dàng thất tín, thất hứa khi cái lợi chẳng còn, thì người ta sẵn sàng “nói một đàng làm một nẻo” để tìm an toàn cho bản thân.
Tin mừng hôm nay, Chúa quở trách người Pha-ri-sêu nói mà không làm. Giữa lời nói và hành động thì luôn mâu thuẫn. Họ đọc kinh nhưng không có lòng mến Chúa mà chỉ để phô trương. Họ thích được chào hỏi nhưng lại thiếu lòng khiêm cung. Họ sống giả hình. Họ sống hai mặt. Họ hô hào làm việc nhân nghĩa nhưng bản thân thì chẳng buồn động ngón tay. Vì thế, Chúa Giê-su đã không ngần ngại vạch trần lối sống giả hình ấy. Người nói: “Họ bó những gánh nặng mà chất lên vai người ta nhưng chính họ thì lại không buồn động ngón tay vào” (Mt 23,4). Người giả hình còn nhiều tật xấu khác mà Đức Giêsu không tiếc lời chỉ trích. Như tính khoe khoang công đức, thích ăn trên ngồi trước, ưa được kính trọng chào hỏi nơi công cộng, và muốn người ta gọi mình là “thầy”.
Xã hội hôm nay cũng có rất nhiều người mang dáng dấp của những người biệt phái. Cũng háo danh, cũng khoa trương. Làm ít nói nhiều, đôi khi chẳng làm nhưng vẫn thích kể công. Ở nơi này nơi kia ta vẫn thấy có người thích được làm ông này bà kia nhưng không để phục vụ cộng đoàn mà chỉ lấy tiếng khen ở đời. Có những cộng đoàn thích khoa trương bằng lễ hội linh đình nhưng lại bỏ rơi người nghèo, người bất hạnh. Có những người nói rất hay, lên kế hoạch rất giỏi nhưng chẳng bao giờ thực thi lời mình đã nói, đôi khi còn sống ngược lại những lời mình rao giảng. Có lẽ chúng ta cần phải lắng nghe lời của Đức thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo 2 đã nhắc nhở: “Con người ngày nay không cần những thầy dạy nói suông, nhưng cần những chứng nhân sống điều họ nói”. và Đức Thánh Cha Phanxico cũng nói: “Mục tử tốt lành là người đến với những người bị loại bỏ hất hủi, là người có lòng thương xót và không xấu hổ khi đụng chạm đến các thân thể bị thương tích. Ngược lại, những người theo chủ nghĩa giáo sĩ trị thì luôn tìm cách tiếp cận với quyền lực hoặc là tiền bạc. Họ chỉ nghĩ đến việc leo lên nắm quyền cao hơn, nghĩ đến làm bạn với quyền lực và thỏa hiệp với mọi thứ hoặc nghĩ đến túi tiền của họ (bài giảng Thánh lễ 30/10 tại nhà nguyện thánh Marta).
Vâng, đời sống của người ky-tô cần phải thể hiện đức tin của mình qua hành động. Hành động bác ái yêu thương tha nhân. Hành động tìm vinh danh Chúa chứ không phải làm để lấy tiếng khen, tiếng thơm để đời. Hành động vì lòng mến Chúa và cứu rỗi các linh hồn chứ không đơn thuần là việc bác ái làm qua loa, chiếu lệ.
Chính Chúa Giêsu đã làm gương trước khi dạy. Tuy Người là Chúa và là Thầy, nhưng Người luôn coi mình như bạn hữu, như anh em, và nhất là như đầy tớ phục vụ và yêu thương các môn đệ cho đến cùng. Như thế, “làm lớn” theo quan điểm của Đức Giêsu chính là cúi xuống trước anh em để chân tình phục vụ họ trong yêu thương.
Ước gì người ky-tô hữu chúng ta đang sống trong một xã hội có rất nhiều người nói một đàng làm một nẻo chúng ta hãy sống chứng nhân bằng hành động và lời nói luôn đi đôi với nhau. Xin cho niềm tin của chúng ta luôn được xây dựng bằng lòng mến nồng nàn, bằng đức tin kiên vững để nhờ đó chúng ta luôn tìm vinh danh Chúa trong từng lời nói việc làm của mình. Amen
Lm.Jos Tạ Duy Tuyền
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 5 PHỤC SINH (17/05/2025) .: TÌNH YÊU ĐIỀU RĂN MỚI (17/05/2025) .: LỜI TRĂN TRỐI YÊU THƯƠNG (17/05/2025) .: HÃY GIEO YÊU THƯƠNG (17/05/2025) .: PHÙ HIỆU CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ CHÚA GIÊSU (17/05/2025) .: AI YÊU THƯƠNG ĐỀU LÀ KITÔ HỮU (17/05/2025) .: TÔI LÀ MÔN ĐỆ CỦA ÁI? (17/05/2025) .: YÊU NGƯỜI NHƯ CHÚA (17/05/2025) .: YÊU NHƯ THẦY ĐÃ YÊU (17/05/2025) .: GIỚI RĂN MỚI (17/05/2025) .: HÃY YÊU NHƯ LÒNG DẠ THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA (17/05/2025) .: CÁC CON HÃY THƯƠNG YÊU NHAU (17/05/2025) .: PHỤC VỤ NHIỀU HƠN VÀ ÍT XÉT ĐOÁN HƠN (17/05/2025) .: ĐIỀU MÀ YÊU THƯƠNG LÀM ĐƯỢC (17/05/2025) .: QUA YÊU THƯƠNG, MỌI SỰ TRỞ NÊN MỚI (17/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam