Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 201
Tổng truy cập: 1376496
NƯỚC TRỜI HAY TIẾN BẠC
NƯỚC TRỜI HAY TIẾN BẠC– Lm. GB. Trần Văn Hào
Người ta vẫn thường nói: “Có tiền mua tiên cũng được” hoặc “Miệng người sang có gang có thép!” Đồng tiền trở thành chiếc chìa khóa vạn năng, có thể mở ra mọi cánh cửa. Người ta dùng tiền để mua bằng cấp, để chạy chọt tìm những vị thế cao trong xã hội, để tậu nhà cao cửa rộng và ngay cả để có được vợ đẹp con khôn. Điều này chúng ta thấy rất rõ trong cuộc sống hiện tại. Nhưng, trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa mạnh mẽ khẳng quyết: “Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa lẫn tiền của được”. Có vẻ như Chúa Giêsumuốn mạnh mẽ tuyên chiến với tiền bạc, như một đối thủ không đội trời chung. Cả ba bài đọc hôm nay gợi lên một thách đố xem chúng ta chọn cái gì, tiền bạc hay nước trời?
Sự khôn ngoan của Nước Trời
Để minh họa cho giáo huấn trên, Chúa kể dụ ngôn về người quản lý bất lương. Tay quản lý này rất khôn khéo, toan tính để thu lợi cho mình. Có thể nói, anh ta rất quỷ quyệt và gian manh, khi nghĩ về hậu vận tương lai, ‘cuốc đất thì không nổi, ăn mày thì hổ ngươi’. Ông chủ trong câu chuyện khen tên quản gia đó là một người khôn khéo (c.8). Nhưng đó chỉ là khôn ngoan theo kiểu thế gian. Chúa kết luận với nhận định: “Quả thật, con cái đời này khôn hơn con cái sự sáng”. Như vậy, Chúa Giêsu muốn đưa dẫn chúng ta đến sự khôn ngoan đích thực, không theo kiểu thế gian nhưng theo hướng đích của Tin mừng.
Không phải Chúa khen ngợi sự quỷ quyệt ma mãnh của người quản lý bất lương kia, nhưng từ câu chuyện, Ngài mời gọi các môn sinh hãy biết ‘dùng tiền bạc bất chính mà tạo lấy bạn bè’, tức là phải biết sử dụng của cải đời này theo tiêu chuẩn khôn ngoan Ngài vạch dẫn.
Ông Jean Paul Satre, một triết gia hiện sinh vô thần đã viết tác phẩm khá nổi tiếng tựa đề ‘La nausée’. Ông chủ trương một lối sống hiện sinh, lấy tiền bạc làm chuẩn mực và làm thước đo mọi giá trị để kiến tạo hạnh phúc. Nhưng cuối cùng, tiền bạc cũng không thể làm ông thỏa mãn những khao khát. Ông chỉ thấy cuộc sống mình hoàn toàn vô nghĩa khiến ông muốn nôn mửa ra. ‘La nausée’ có nghĩa là ‘Cơn buồn nôn’. Chắc chắn mỗi người chúng ta đều đã kinh qua những kinh nghiệm thương đau và phũ phàng về tiền bạc. Điều quan trọng là chúng ta phải hành xử khôn ngoan theo hướng của Tin Mừng. Đây là sự khôn ngoan được Chúa nhấn mạnh qua dụ ngôn hôm nay.
Cũng tương tự trong bài đọc 1, tiên tri Amos nặng nề cảnh cáo những kẻ dùng tiền bạc để mua người cơ hàn, đổi lấy phẩm giá của những người cùng khổ. Ngạn ngữ phương Tây có viết: “Tiền bạc là một tên đầy tớ tốt, nhưng lại là một ông chủ xấu”, hoặc như câu nói của một triết gia người Pháp: “Tiền là phương tiện của kẻ khôn ngoan nhưng lại là mục đích của kẻ ngu xuẩn”. Cách sử dụng tiền bạc cho đúng mục đích, là điều Chúa muốn nói tới hôm nay.
Có một truyền thuyết kể lại một phong tục kỳ lạ tại một vương quốc kia. Trong vương quốc nhỏ bé ấy, ai cũng có thể làm vua, nhưng chỉ được trị vì trong một năm, sau đó sẽ bị đày ra một hòn đảo xa xôi và sống ở đó cho đến chết. Một ông vua nọ đã rất khôn khéo. Trong một năm cai trị vương quốc, ông đã thu tích rất nhiều của cải để chuyển ra hòn đảo mà sau này ông ta sẽ đến ở. Truyền thuyết này cũng phần nào tương hợp với dụ ngôn về người quản lý bất lương mà bài Tin Mừng hôm nay nói đến.
Không ai có thể làm tôi hai chủ
Tiền bạc hay nước trời, chúng ta chọn cái gì? Đây là câu kết luận mà Chúa muốn nhắm đến. Chúa không dạy chúng ta phải ghê tởm và xa tránh tiền bạc, nhưng biết sử dụng nó để mua lấy nước trời. Trong ba năm rao giảng, chính Chúa Giêsu cũng đã dùng đến tiền bạc. Ngài đã cắt đặt Giuđa làm người quản lý. Ngài cũng nhận sự trợ giúp vật chất từ những phụ nữ giàu có. Chúa cũng mượn ngôi nhà của một người giàu để ăn bữa vượt qua với các môn đệ trước khi lên đường thụ nạn. Điều Chúa Giêsu muốn nói là chúng ta đừng trở nên nô lệ cho tiền bạc. ‘Không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi tiền của được’.
Trong sinh hoạt của Giáo hội, Giáo hội cần những nguồn tài chính để xây dựng những nơi thờ phượng hay để tổ chức những hoạt động tông đồ, nhưng cũng dễ xảy ra lạm dụng. Anh em Tin lành, đặc biệt ông tổ Lutherô và Calvinô rất dị ứng với việc dùng tiềnđể xin lễ. Giáo luật vẫn cho phép các linh mục nhận và hưởng bổng lễ, nhưng phải tuân thủ kỷ luật cách nghiêm túc. Bổng lễ được nhận với hai mục đích, một mặt giúp nuôi sống các tư tế và mặt khác, cũng để đóng góp vào những thiện ích chung của Giáo hội. ‘Simonia’ (buôn thần bán thánh) là một thứ tội mà Giáo hội kiên quyết loại trừ.
Tiền bạc vẫn luôn là vấn đề muôn thuở, là tên cám dỗ khủng khiếp nhất tấn công tất cả mọi người. Lời cảnh báo của Chúa Giêsu hôm nay ‘Không ai có thể làm tôi hai chủ’ vẫn luôn mang tính thời sự, chạm đến ‘vùng cấm’ tế nhị nhất của mọi Kitô hữu, nhất là của các anh em linh mục.
Kết luận
Thánh Augustinô đã viết trong bộ sách Tự thuật của Ngài: “Cuộc đời của chúng ta là một cuộc tìm kiếm không ngừng”. Cái chúng ta đang kiếm tìm là gì? Tiền bạc hay nước trời? Ngài đã cầu nguyện với Chúa: “Lạy Chúa, linh hồn con khao khát Chúa cho đến khi được yên nghỉ trong Ngài”. Còn chúng ta, chúng ta đã cầu nguyện với Chúa ra sao? Chúng ta khát khao Thiên Chúa hay tiền bạc?
CHÚA NHẬT XXV THƯỜNG NIÊN- NĂM C
TRUNG TÍN– Lm. Giuse Trần Việt Hùng
Truyện kể: Ngày xưa có tên lái buôn gian xảo dùng mạt cưa pha vào cám đem bán. Nhưng có tên bán mướp, còn gian hơn. Hắn lấy mướp đắng, giả làm dưa leo bán giá đắt hơn. Ngày kia, hai gã gặp nhau. Cả hai người tưởng hàng của nhau là thật, liền thỏa thuận đổi cám lấy dưa về dùng. Cả hai người đều hí hửng. Nhưng tới lúc xài mới hay là của giả, rõ ràng gian lại gặp tham
Sự gian manh đã len lỏi đi vào lòng người từ rất xa xưa. Với lòng gian xảo, nhiều người tham lam đã dùng đủ mọi cách để làm lợi cho mình, bất chấp sự thiệt hại của tha nhân. Tiên tri Amos đã nêu ra những thói đời xấu xa: Các ngươi bảo: “Bao giờ qua tuần trăng mới để chúng tôi bán hàng? Khi nào hết ngày Sabbat để chúng tôi bán lúa mạch. Chúng tôi sẽ giảm lường đong, tăng giá và làm cân giả (Am 8, 5). Xưa cũng như nay, xã hội nào cũng có những người xấu chuyên môn lường gạt, gian dối, lừa lọc, xảo trá và dùng nhiều thủ đoạn để vun đắp phần lợi về mình. Họ dùng những đồ giả, đồ nhái hay đồ giả mạo che mắt người khác để bán kiếm lợi lộc cách bất công. Làm ít mà muốn hưởng nhiều, của giả mà đòi bán giá thiệt.
Mỗi thời đại đều có những tệ nạn xã hội khác nhau. Nơi đâu cũng có kẻ tốt và người xấu xuất hiện. Người tiểu tâm lại khéo nói và dễ gây cảm tình. Họ dùng rất nhiều mánh khóe để tìm lợi ích cho cuộc sống riêng tư. Họ khéo xử dụng miệng lưỡi để mua chuộc nhân tâm. Amos tố cáo âm mưu của họ. Họ nói: Chúng tôi sẽ lấy tiền mua người nghèo, lấy đôi dép đổi lấy người túng thiếu. Chúng tôi sẽ bán lúa mục nát” (Am 8, 6). Đối với họ, đồng tiền là trên hết. Họ có thể dùng tiền bạc đổi chác những gì mà họ ưa thích. Của cải không còn là phương tiện, mà trở thành chủ nhân và cùng đích cuộc đời. Cũng thế, khi say mê của cải phù vân ở đời, chúng ta dễ bị lệ thuộc và làm nô lệ cho của cải. Vì sự tham lam như chiếc túi không đáy. Đã có, lại muốn có thêm. Chúng ta chẳng khi nào cảm thấy đầy đủ.
Qua bài dụ ngôn Người Quản Lý, Chúa Giêsu vạch rõ cách cư xử khôn khéo của người đời. Tin rằng đời sống sẽ không bao giờ bị bế tắc, vì không ra được cửa này và sẽ luồn qua cửa kia. Người quản lý gian tham và bất tín đã tìm ra cách gian dối để cứu vãn đời mình. Đặt lợi ích đời sống của mình trước và bất chấp sự thiệt hại cho người chủ. Anh quản lý đã sửa đổi văn tự, giảm bớt giấy nợ và lấy của chủ cho đi để gây phúc cho mình. Phải nói rằng anh quản lý đã tính toán rất khôn ranh. Lương tâm của anh trở nên chai lì không còn nhậy bén về sự công bằng và ngay thật. Khi học biết sự việc đã xảy ra, ông chủ cũng thầm cảm phục sự khéo tính toán của anh ta: Và chủ khen người quản lý bất lương đó đã hành động cách khôn khéo: vì con cái đời này khi đối xử với đồng loại thì khôn khéo hơn con cái sự sáng (Lc 16, 8).
Chúa Giêsu dùng dụ ngôn để dạy chúng ta bài học về sự trung tín và ngay thẳng. Dù việc tư hay công, một hành động gian dối nhỏ, cũng sẽ làm thiệt hại lòng tin tưởng. Chúa nói: Ai trung tín trong việc nhỏ, thì cũng trung tín trong việc lớn; ai gian dối trong việc nhỏ, thì cũng gian dối trong việc lớn (Lc 16, 10). Đúng là một sự bất tín, vạn sự chẳng tin. Hình như sự gian dối cứ luẩn quẩn quanh cuộc sống của mỗi người chúng ta. Ở đời có mấy ai thoát khỏi sự dối trá, gian lận to hoặc nhỏ. Nói dối hoặc nói lối cách này hay cách khác để tránh nói sự thật. Có khi nói dối để tránh sự tò mò, vô thưởng vô phạt, không hại mình hay hại người. Người ta thường nói: Ra đường hỏi già, về nhà hỏi trẻ. Trẻ em thành thật hơn. Chúng ta ghi nhớ Giới răn Chúa dạy: Thứ Tám là chớ làm chứng dối.
Qua câu truyện trong dụ ngôn, Chúa Giêsu khuyên dạy chúng ta dùng tiền bạc cách khôn ngoan: Phần Thầy, Thầy bảo các con: Hãy dùng tiền của gian dối mà mua lấy bạn hữu, để khi mất hết tiền bạc, thì họ sẽ đón tiếp các con vào chốn an nghỉ đời đời (Lc 16, 9). Tiền bạc gian dối là của cải trần đời. Tiền được lưu truyền qua tay người này tới người khác. Đồng tiền lang thang khắp chốn. Chúng ta chẳng biết tiền sạch hay dơ. Nhờ tín dụng, của cải tiền bạc có giá trị trao đổi. Tờ giấy đồng tiền có giá trị khi chúng ta biết sử dụng đúng nơi đúng chỗ. Chúng ta có thể dùng tiền bạc đời này để sắm sửa gia tài đời sau. Với ý thức, tình yêu và lòng muốn, con người giúp hoán chuyển những giá trị của cải tạm thời hư không trở thành những món qùa vô giá. Những của cải mà chúng ta dâng cúng làm phúc, làm việc bác ái và giúp đỡ kẻ khó nghèo đã trở thành gia sản quí báu ở Nước Trời.
Truyện kể: Ngày kia, một cô hội viên từ thiện chuẩn bị gõ cửa để vào quyền tiền, thì nghe bà chủ nhà cằn nhằn cô tớ gái: Chị lại đốt phí một que diêm rồi đấy. Cô hội viên thầm nghĩ có lẽ mình sẽ quyên được rất ít. Tuy vậy, cô gõ cửa và cánh cửa mở ra. Bà chủ nhà tươi cười nói: Thưa cô, chắc cô vừa nghe tôi cằn nhằn, nhưng nếu tôi không tiết kiệm từng que diêm, thì ngày nay đâu có 500 quan tiền để giúp Hội Từ Thiện.
Tiền bạc của cải gắn liền với chúng ta suốt quãng đời trần thế. Của cải chỉ buông tha khi chúng ta nhắm mắt lìa đời. Biết rằng, cho dù chúng ta có gắng công làm giầu, gom góp và tích trữ của cải thật nhiều nhưng khi ra đi, chỉ có hai bàn tay trắng chẳng mang theo được gì. Khi đó của cải của chúng ta sẽ để lại cho người khác hưởng dùng. Nên biết cuộc đời của con người là một hành trình đi về cùng đích. Khởi đi từ trần thế và lữ hành về cõi sau. Cuộc sống trần gian chỉ là tạm thời đang hướng về cuộc sống vĩnh cửu. Chúng ta không thể dừng lại bám víu vào của cải phù hoa thế trần. Chúng ta cần dứt khoát chọn lựa thái độ sống để hưởng hạnh phúc. Chúa Giêsu nhắc nhở: “Không đầy tớ nào có thể làm tôi hai chủ: vì hoặc nó ghét chủ này và mến chủ kia; hoặc phục chủ này và khinh chủ nọ. Các con không thể làm tôi Thiên Chúa mà lại làm tôi tiền của được” (Lc 16, 13). Dĩ nhiên, chúng ta chọn làm tôi Thiên Chúa. Tiên vàn hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa, rồi mọi sự Ngài sẽ ban cho. Có Chúa, chúng ta sẽ có tất cả.
Thiên Chúa quan phòng yêu thương mọi loài thụ tạo. Kìa xem hoa qủa đồng nội, Thiên Chúa luôn chăm sóc thiên nhiên cho mưa thuận gió hòa tưới gội. Muông thú nơi rừng xanh và chim trời cá biển chẳng cần phải gieo vãi thu hoặch, Thiên Chúa vẫn nuôi chúng hằng ngày. Sự sống của con người đáng giá hơn chim sẻ bội phần. Chúng ta cần nhận biết sứ mệnh làm người rất là cao cả. Thiên Chúa an bài cho con người cuộc sống an vui đời này và hạnh phúc đời sau. Thánh Phaolô trong thơ gởi cho Timôthêo viết: Đó là điều tốt lành và đẹp lòng Đấng Cứu Độ chúng ta là Thiên Chúa. Người muốn cho mọi người được cứu rỗi và đến nhận biết chân lý (1Tm 2, 3-4). Cùng đích của cuộc đời là lãnh nhân ơn cứu rỗi và chung hưởng hạnh phúc quê trời. Chính Chúa Giêsu đã mở lối dẫn đường. Chúng ta không thể chọn lựa con đường nào khác. Một con đường duy nhất là chọn Thiên Chúa làm chủ và làm gia nghiệp đời chúng ta. Vì chỉ có một Thiên Chúa và một Đấng Trung Gian giữa Thiên Chúa và loài người, là Đức Giêsu Kitô, cũng là con người (1Tm 2, 5).
Lạy Chúa, rất nhiều khi chúng con đã xả thân tìm kiếm những của cải phù vân. Chúng con bán lương tâm để gom góp những của nợ hay hư nát của trần đời. Xin cho chúng con biết tỉnh ngộ, biết buông bỏ và nhận biết chân lý. Xin Chúa dủ thương dẫn dắt chúng con đến cùng Chúa và chọn Chúa làm gia nghiệp.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 5 PHỤC SINH (17/05/2025) .: TÌNH YÊU ĐIỀU RĂN MỚI (17/05/2025) .: LỜI TRĂN TRỐI YÊU THƯƠNG (17/05/2025) .: HÃY GIEO YÊU THƯƠNG (17/05/2025) .: PHÙ HIỆU CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ CHÚA GIÊSU (17/05/2025) .: AI YÊU THƯƠNG ĐỀU LÀ KITÔ HỮU (17/05/2025) .: TÔI LÀ MÔN ĐỆ CỦA ÁI? (17/05/2025) .: YÊU NGƯỜI NHƯ CHÚA (17/05/2025) .: YÊU NHƯ THẦY ĐÃ YÊU (17/05/2025) .: GIỚI RĂN MỚI (17/05/2025) .: HÃY YÊU NHƯ LÒNG DẠ THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA (17/05/2025) .: CÁC CON HÃY THƯƠNG YÊU NHAU (17/05/2025) .: PHỤC VỤ NHIỀU HƠN VÀ ÍT XÉT ĐOÁN HƠN (17/05/2025) .: ĐIỀU MÀ YÊU THƯƠNG LÀM ĐƯỢC (17/05/2025) .: QUA YÊU THƯƠNG, MỌI SỰ TRỞ NÊN MỚI (17/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam