Flag Counter

Tìm hiểu giáo lý

Thống kê truy cập

Đang online: 45

Tổng truy cập: 1379198

ƠN GỌI

ƠN GỌI- Trích Logos C

Trước đây có một Bài hát giới trẻ rất yêu thích mang tựa đề “Chuyện Tình” (Love Story) với những lời ca rất quen thuộc :

Biết dùng lời rất khó để mà nói rõ, ôi Biết nói gì cuộc tình lớn quá. Cuộc tình quý giá như những ngọc ngà nàng dành cho ta…”.

Đó là Bài hát trong Bộ phim nổi tiếng của điện ảnh Mỹ cũng mang tên “Chuyện Tình”. Nội dung của Bộ phim như sau :

Một chàng sinh viên con nhà giàu yêu một người con gái học cùng trường. Nàng là con của một người làm Bánh nghèo. Hai người yêu nhau tha thiết và quyết định tiến tới hôn nhân. Nhưng cha chàng trai không chấp nhận cuộc hôn nhân này, vì ông không muốn con trai ông lấy một cô gái nhà nghèo. Ông tuyên Bố : nếu con trai ông lấy cô gái làm vợ, ông sẽ từ Bỏ chàng và chàng sẽ mất quyền thừa kế gia sản to lớn của ông. Nghe theo tiếng gọi của tình yêu, chàng trai đã từ Bỏ tất cả để cùng với người yêu đi xây tổ uyên ương. Thật éo le, chung sống với nhau một thời gian, cô gái mắc một chứng Bệnh nan y không thể sống được. Chàng trai đành mất tất cả.

Đoạn kết của Bộ phim rất cảm động : trước khi cô gái chết, chàng trai đã Bồng nàng trên tay. Cô gái hỏi chàng trai:“Anh có hối tiếc về chuyện tình của chúng ta không?”. Chàng trai trả lời : “Trong tình yêu, không có sự hối tiếc”.

Pascal nói rằng : Trái tim có những lý lẽ mà lý trí không thể hiểu được. Chàng trai đã nghe theo tiếng gọi của trái tim, đã từ Bỏ tất cả để đi theo lời mời gọi của tình yêu. Chàng đã chọn lựa tình yêu và hạnh phúc cho đời mình nên đã hy sinh tất cả. Nhưng “trong tình yêu không có sự hối tiếc”.

Phụng vụ lời Chúa hôm nay giới thiệu cho chúng ta câu chuyện về những ơn gọi. Đây cũng chính là những “câu chuyện về tình yêu”.

Bài đọc I (Is 6, 1-8) thuật lại ơn gọi của Isaia. Khi đứng trước một Thiên Chúa cao cả và thánh thiện, ông cảm thấy mình quá thấp hèn và tội lỗi. Thiên Chúa đã sai một thiên thần Bỏ than hồng vào lưỡi ông để thanh tẩy ông nên trong sạch. Sau đó, Thiên Chúa mời gọi ông làm ngôn sứ. Isaia đã mạnh dạn đáp lời.

Bài đọc II (1Cr 15, 1-11) thuật lại ơn gọi của thánh Phaolô. Thánh Phaolô cảm thấy mình hèn mọn và Bất xứng vì đã Bách hại Đạo Chúa. nhưng Thiên Chúa đã mời gọi ngài làm Tông Đồ và ngài đã đáp lại lời mời gọi ấy, sẵn sàng chịu mọi gian khó để rao giảng Tin Mừng.

Bài Tin Mừng (Lc 5, 1-11) kể lại việc Chúa Giêsu kêu gọi các môn đệ đầu tiên là Simon Phêrô, GiacôBê và Gioan làm tông đồ đang lúc họ giặt lưới sau một đêm đánh cá mà không được con nào. Chúa Giêsu Bảo họ chèo thuyền đi đánh cá thêm một lần nữa. Phêrô vâng lời ra khơi thả lưới và họ đã kéo được một mẻ lưới rất nhiều cá. Trước mẻ lưới lạ lùng, Phêrô và các Bạn nhận ra sự cao cả của Chúa và thân phận hèn mọn tội lỗi của mình. Chúa đã mời gọi họ đi theo Ngài. Họ đã từ Bỏ mọi sự để đi theo Chúa.

Lời mời gọi của tình yêu

Lời mời gọi của Chúa là lời mời gọi của tình yêu. Chỉ có tình yêu mới cắt nghĩa được sự mời gọi của Chúa.

Chúa luôn đi Bước trước để tuyển chọn và mời gọi con người theo Chúa. Con người không chọn Chúa, nhưng Chúa chọn con người.

Chúa không chọn cho mình những môn đệ thánh thiện, tài giỏi, nhưng là những kẻ thấp hèn tội lỗi.

Chúa tuyển chọn và kêu gọi con người cách vô điều kiện. Đối với Chúa, người được kêu gọi không cần một tiêu chuẩn hay một sự chuẩn Bị nào. Chúa kêu gọi con người trong chính cuộc sống đời thường, trong chính những công việc hàng ngày, hoặc trong một Biến cố nào đó trong cuộc sống. Có khi Chúa thì thầm mời gọi con người qua một hoàn cảnh đặc Biệt mà con người không ngờ.

Chọn lựa và từ Bỏ

Lời mời gọi của Chúa luôn đặt con người đứng trước một sự lựa chọn căn Bản và dứt khoát : Thiên Chúa hay thế gian. Cũng giống như Isaia, Phaolô và các môn đệ đầu tiên, họ được Chúa mời gọi và họ đã chọn lựa đi theo Chúa và thi hành sứ vụ Chúa trao phó.

Chọn lựa luôn gắn liền với từ Bỏ : Chọn cái này thì phải từ Bỏ cái kia. Chọn Chúa thì phải từ Bỏ những gì không thuộc về Chúa. Chọn Chúa, chúng ta phải từ Bỏ lòng ham hố tiền tài của cải. Chọn Chúa, chúng ta phải từ Bỏ những đam mê dục vọng. Chọn Chúa, chúng ta phải từ Bỏ những thói hư tật xấu. Sự từ Bỏ khó nhất là từ Bỏ chính mình, là từ Bỏ ý riêng, là từ Bỏ cái tôi ích kỷ của mình để sống cho Chúa và cho mọi người.

Từ Bỏ luôn gắn liền với hy sinh : luôn luôn có sự ray rứt và khổ đau khi phải từ Bỏ một cái gì thân quen với mình. Vì thế, đã từ Bỏ thì phải chấp nhận hy sinh. Phêrô và các Bạn đã từ Bỏ gia đình, nghề nghiệp để đi theo Chúa. Đây chính là sự hy sinh rất lớn. Nhưng lại là sự hy sinh cao cả. Mỗi người chúng ta khi phải “từ Bỏ chính mình” thì có nghĩa là “phải vác thập giá” mà đi theo Chúa. Chỉ có sự hy sinh mới làm nên sự từ Bỏ. Chỉ có từ Bỏ mới gặp gỡ Chúa. Gặp gỡ Chúa là gặp gỡ chính hạnh phúc đích thực và trường cửu.

Tháng 9 năm 1843, một chàng thanh niên đã đến gõ cửa dòng thánh Bernard để xin đi tu. Cha Bề trên không chấp thuận và khuyên chàng nên về nhà. Cũng trong thời gian ấy, một thiếu nữ đến gõ cửa Dòng Nữ Tu Thánh Vinh Sơn Phaolô xin đi tu. Mẹ Bề trên cũng khuyên : “Chúa không muốn, con hãy về ở thế gian”.

Chàng thanh niên và cô thiếu nữ đã gặp nhau, thương nhau và cưới nhau vào ngày 13 tháng 8 năm 1858.

Chàng thanh niên ấy chính là Louis Martin và cô thiếu nữ ấy là Maria Guérin. Họ chung sống với nhau thật hạnh phúc và sinh được 9 người con. Trong số đó, 5 người con đã trở thành nữ tu. Và trong số những nữ tu đó, có một người đã trở thành một vị thánh lớn trong Giáo Hội :  Thánh Nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu.

Cuộc đời Kitô hữu chúng ta chính là một ơn gọi. Và ngay cả đời sống gia đình cũng là một ơn gọi. Chúa mời gọi chúng ta hãy sống trọn vẹn thiên chức của người cha, người mẹ, người con cái trong gia đình một cách tốt lành. Chúa cũng kêu gọi chúng ta “hãy ra khơi” để thả lưới Bắt cá. Chúa kêu gọi chúng ta hãy ra khơi để loan Báo Tin Mừng. Chúng ta hãy đáp lại lời mời gọi của Chúa, dù chúng ta phải gian nan vất vả suốt “năm canh” cuộc đời mà vẫn không gặt hái được thành công. Nhưng Chúa sẽ Ban ơn trợ lực vào chính lúc chúng ta thất Bại ê chề.

Hôm nay, chúng ta hãy hăng say với việc rao giảng Tin Mừng, hãy mạnh dạn chèo thuyền vào giữa Biển đời và hãy nói như thánh Phêrô : “Vâng lời Thầy, con xin thả lưới”.

CHÚA NHẬT V THƯỜNG NIÊN- NĂM C

MẺ CÁ LẠ– Lm.Giacôbê Phạm Văn Phượng OP

Chúa Giêsu là một người đã sinh ra ở trần gian thì Chúa chỉ có thể sống ở trần gian một thời hạn nào đó, và chúng ta đã biết là 33 năm, rồi Chúa đã về trời. Nhưng đạo lý của Ngài, sự nghiệp của Ngài, cần phải được duy trì và loan truyền khắp nơi, nên Chúa phải nghĩ đến chuyện tuyển chọn những người cộng tác, để ở với Ngài, đi theo Ngài, tham dự vào sinh hoạt của Ngài, tiếp thu giáo huấn của Ngài và chứng kiến các việc Ngài làm…để sau này trở thành những người tiếp tục duy trì và truyền bá công cuộc cứu độ mà Ngài đã khởi đầu.

Chính vì thế khi bắt đầu công khai giảng dạy, chúng ta thấy việc trước hết Chúa làm là kêu gọi một số môn đệ. Những môn đệ đầu tiên đó là Phêrô, Anrê, Giacôbê và Gioan. Các ông này đã đi theo Chúa nhưng chưa một ai quyết định dứt khoát bỏ mọi sự đi theo luôn. Nên theo Chúa được một thời gian các ông lại trở về nghề nghiệp cũ là chài lưới đánh cá. Vậy là các ông chưa hiểu ơn gọi và sứ mạng cao cả Chúa muốn trao phó cho các ông.

Hôm nay, một lần nữa, Chúa lại kêu gọi các ông và nói cho các ông biết sứ mạng quan trọng Chúa muốn trao phó. Để các ông vững tin vào Chúa, Chúa đã cho các ông chứng kiến một phép lạ, và qua phép lạ này các ông sẽ hiểu sứ mạng của mình hơn. Phép lạ này xảy ra vào quãng đầu cuộc đời công khai giảng dạy của Chúa Giêsu, tức là khoảng đầu năm 28, xảy ra ở bờ hồ Ti-bê-ri-a, gần Bết-sai-đa, quê hương của bốn tông đồ đầu tiên. Đó là phép lạ Chúa Giêsu cho các môn đệ bắt được nhiều cá.

Hồ Ti-bê-ri-a còn được gọi là hồ Ghen-nê-xa-rét, có nhiều cá. Người ta thường đánh cá về đêm. Nhưng đêm ấy, các tông đồ đã thả lưới thâu đêm mà không bắt được gì cả. Nghề đánh cá có nhiều may rủi, cay cực. Nghề đánh cá phải chấp nhận sống giữa thiên nhiên với cuồng phong bão tố sóng cả. Phải chấp nhận sống bồng bềnh trên chiếc thuyền tròng trành tối ngày. Cuộc sống phải lấy đêm làm ngày là chuyện thường. Các môn đệ cũng thế, sau một đêm vất vả nhọc mệt mà chẳng được gì. Giờ đây các ông ngồi giặt lưới, rũ lưới, rồi đợi chờ chiều tối thuận tiện sẽ lại ra khơi.

Nhưng giữa lúc ấy Chúa bảo : “Hãy chèo ra chỗ nước sâu mà thả lưới bắt cá”. Các ông vâng lời Chúa ngay và bắt được rất nhiều cá quá sức mong tưởng, là hai thuyền đầy đến nỗi gần chìm. Dù là các tay chài thiện nghệ đến đâu cũng phải kinh ngạc và công nhận đó là phép lạ. Một điều này thôi cũng đủ minh chứng Chúa Giêsu là Thiên Chúa, là Đấng quyền phép vô cùng. Trước phép lạ tỏ tường này, Chúa Giêsu bảo các môn đệ : “Từ nay các anh sẽ là người thu phục người ta”, nghĩa là những người có sứ mạng đi thu họp người ta để đưa vào Nước Thiên Chúa. thế là từ lần kêu gọi này các ông quyết định dứt khoát từ bỏ mọi sự đi theo Chúa để thực thi sứ mạng đó.

Bài Tin Mừng này rất phù hợp với khẩu hiệu của đại hội giới trẻ Công giáo toàn cầu tổ chức tại Ma-ni-la, Phi-líp-pin, từ ngày 10 đến 15 tháng một năm 1995. Khẩu hiệu duy nhất của đại hội do chính Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II chọn là “Như Cha đã sai Thầy đi thế nào, Thầy cũng sai chúng con đi như vậy”. Đức Giáo hoàng đã dùng lời Chúa Giêsu làm khẩu hiệu như một lời hô hào gửi đến giới trẻ Công giáo toàn cầu, và cũng cho tất cả mọi Kitô hữu nữa.

Đức Kitô được Chúa Cha sai đến trần gian để công bố và thiết lập Nước Trời. Đức Kitô đã hoàn thành sứ mạng đó. Và trước khi về trời Ngài lại trao sứ mạng đó cho các tông đồ : “Các con hãy đi khắp nơi giảng dạy cho muôn dân”. Các tông đồ đã đóng vai trò chài lưới người. Các ngài đã ra đi rao giảng và cũng đã chu toàn sứ mạng Chúa trao phó. Nối tiếp các tông đồ, hiểu theo sát nghĩa, đã có biết bao người hiến thân làm tông đồ, rao giảng Tin Mừng để phụng sự Chúa và phục vụ tha nhân. Nhưng hiểu một cách rộng rãi, tất cả chúng ta đều là tông đồ của Chúa. Điều này Công đồng Va-ti-ca-nô II đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần : mỗi Kitô hữu là một tông đồ của Chúa. Tất cả chúng ta đều được Chúa truyền phải làm mọi cách để chinh phục người ta về cho Chúa.

Người giáo dân thực thi mệnh lệnh này có hiệu quả hơn các linh mục, tu sĩ. Bởi vì các linh mục, tu sĩ đâu có đến các gia đình hay gặp gỡ được những người không có đạo, và họ cũng đâu có đến nhà thờ để nghe các linh mục giảng. Chính các giáo dân là những tông đồ cụ thể, trực tiếp và hữu hiệu nhất. Vậy anh chị em hãy suy nghĩ, hãy cố gắng hơn nữa, để đời sống của anh chị em, cách giao tiếp, gặp gỡ của anh chị em vừa làm chứng cho Chúa, cho đạo, vừa là động lực lôi kéo hay thúc đẩy người ta đến với Chúa.

Riêng các bạn trẻ, các bạn cũng hãy sẵn sàng muốn được sai đi xây dựng Nước Trời. Đối với phần đông giới trẻ Công giáo hiện nay, Nước Trời được nhìn như một cuộc sống hạnh phúc phần xác và phần hồn. Muốn dấu chỉ của Nước Trời được nhìn thấy trong cuộc sống, các bạn trẻ hãy cố gắng làm sao để cái tốt, cái đẹp của Nước Trời được thể hiện ngay trong đời sống cá nhân và gia đình các bạn. Nếu mỗi người chúng ta cố gắng sống được như thế thì Nước Trời đang ở giữa chúng ta.

CHÚA  NHẬT V THƯỜNG NIÊN- NĂM C

LỢI ÍCH CỦA VÂNG LỜI-  Lm. Jos. Tạ Duy Tuyền

Người ta vẫn thường nói: “sau đêm dài là ánh bình minh”. Cuộc đời không phải lúc nào cũng tối tăm. Có những lúc tưởng như vô vọng nhưng dịp may lại đến với chúng ta. Có những lúc tưởng như không còn lối thoát nhưng bàn tay kỳ diệu của Đấng Tạo hoá đã kịp thời mở lối cho chúng ta.

Lời Chúa hôm nay kể về một câu chuyện rất đời thường của những người dân nghèo thuyền chài miền Galilêa. Họ vật vã với sóng gió biển cả suốt đêm. Họ luôn phải đối mặt với biết bao hiểm nguy. Thế nhưng lưới vẫn nhẹ, thuyền vẫn rỗng vì chẳng bắt được con cá nào. Ánh bình minh hôm nay không đem lại cho họ niềm vui. Niềm hân hoan của ngày mới không đến với họ. Họ thất vọng nhiều hơn vui. Một đêm vất vả chẳng được gì là dấu chỉ cho một ngày cơm bữa no bữa đói. Lòng buồn vời vợi. Họ ngồi giặt lưới trong tâm trạng nặng trĩu những âu lo. Thuyền lứơi của họ xem ra đã vô dụng. Bỗng dưng Thầy Giêsu lại muốn sử dụng chiếc thuyền của họ. Chúa mượn thuyền của Phêrô. Con thuyền mà Phêrô tưởng chừng như chẳng giúp ích gì cho ông. Thuyền đánh cá nhưng có được con cá nào đâu? Chúa mượn thuyền Phêrô không phải để đánh cá mà dùng làm phương tiện rao giảng tin mừng. Cuối đoạn tin mừng Chúa lại mượn luôn con người Phêrô làm kẻ chuyên lo chài lưới người.

Xem ra những thất bại trong cuộc đời luôn là cơ hội để chúng ta thay đổi cuộc sống. Vì Thất bại là mẹ thành công. Thất bại để hiểu rõ sự thật, để hiểu rõ con người và lượng giá sức người cho phù hợp với khả năng để tiến tới thành công. Phêrô đã thay đổi phận số đời mình từ ngày ông cho Chúa mượn chiếc thuyền làm phượng tiện rao giảng Tin mừng. Từ ngày Phêrô vâng lời Thầy Giêsu chèo ra chỗ sâu mà thả lưới bắt cá xem ra đã thay đổi mọi suy nghĩ của Phêrô. Phêrô từ đó đã đi theo Chúa. Phêrô từ đó càng hiểu hơn về giá trị của vâng lời. Vâng lời Thầy là tin tưởng hoàn toàn vào Thầy. Vâng lời là nhìn nhận sự yếu kém bất toàn của mình để làm theo lời Thầy chí thánh mà có lần ông đã tuyên xưng: “Thầy là Con Thiên Chúa”. Vâng lời Thầy là làm tất cả những gì Thầy muốn Phêrô làm. Phêrô đã thành công khi vâng lời thầy chèo ra chỗ nước sâu mà thả lưới. Ông đã được một mẻ cá quá lớn, lớn đến nỗi một mình Phêrô không mang về hết phải nhờ đến các bạn đồng nghiệp. Mẻ cá này là hình ảnh tiên báo cho lời giảng thuyết đầu tiên của Phêrô sau ngày Chúa Thánh Thần hiện xuống. Phêrô đã mang về cho Giáo hội hơn 3000 người tin theo Chúa.

Vâng, những thất bại trong cuộc đời. Những cay đắng trong cuộc sống đôi khi thật cần thiết để hoàn thiện con người chúng ta. Có những người suốt đời gặp toàn điều may lành có lẽ họ không cảm thấy sự bất toàn của mình để khiêm tốn sống đúng với con người thật của mình. Vì “biết người biết ta trăm trận trăm thắng”. Không biết rõ mình nên khó có thể đứng vững trước nguy nan, trước sóng gió cuộc đời. Khi con người biết rõ giới hạn của mình là lúc con người sống khiêm tốn để cần sự trợ giúp của tha nhân, nhất là của Thiên Chúa.

Nhà bác học Archimède đã từng nói: “Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nhấc bổng trái đất này lên”. Kinh nghiệm cho thấy: cho dù phiến đá đồ sộ to lớn mấy chăng nữa! nếu đòn bẩy có điểm tựa sẽ dễ dàng lăn tảng đá rời khỏi vị vị. Archimède đã dựa vào kinh nghiệm rất đời thường để xác tín điều đó. Ở đời cũng vậy, có nhiều việc tưởng chừng như sẽ bỏ dở dang, thế nhưng nhờ ơn trời và sự trợ giúp của nhiều người công việc đã tiếp diễn thật tốt đẹp, ngoài sức tưởng tượng. Và đôi khi cũng có nhiều ngừơi xem ra bất tài vô dụng nhưng họ vẫn thành công khiến chúng ta sững sờ ngạc nhiên. Sự thành công đến với họ không do tài trí của họ mà do sự trợ giúp của những người thân, của đồng nghiệp. Và trên hết đó chính là ơn ban của Chúa dành cho những ai biết tin tưởng cậy trông vào Chúa. Simon Phêrô đã dựa vào Lời Chúa mà ông đã bắt được một mẻ cá thật kỳ diệu. Các tông đồ đã dựa vào sức mạnh của Chúa để ra đi loan báo tin mừng. Các ngài đa phần là dân chài nghèo hèn thế mà đã thay đổi cả thế giới. Văn hoá kytô giáo đã phủ khắp năm châu bốn biển không do tài trí của con người, mà do quyền năng Chúa thực hiện trên những con người yếu hèn như khí cụ của Chúa.

Ước gì mỗi người chúng ta luôn biết cậy dựa vào Chúa để can đảm ra đi loan báo tin mừng. Ước gì mỗi người chúng ta dầu trong hoàn cảnh nào, cũng không bỏ cuộc nhưng luôn tin tưởng vào ơn trợ giúp của Chúa sẽ dẫn chúng ta đi qua những thăng trầm của cuộc đời. Cuộc đời luôn có những khó khăn. Dòng đời luôn có những bấp bênh nhưng chúng ta hãy tin tưởng, Chúa sẽ luôn kịp thời nâng đỡ và giải cứu chúng ta khỏi những nguy nan, bất trắc và hiểm nguy. Xin Chúa giúp chúng ta luôn biết chạy đến với Chúa và kêu cầu Chúa trong những lúc nguy nan. Amen

home Mục lục Lưu trữ