Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 222
Tổng truy cập: 1378167
SỢ HÃI
Sợ hãi
Chúa Giêsu và một thanh niên cùng đồng hành trên một bãi cát dài ven biển. Bốn vết bàn chân hằn in rõ trên mặt cát. Nhưng khi chàng thanh niên chẳng may gặp phải khó khăn thử thách, anh ta liền nhìn xuống mặt cát thì thì thấy còn lại hai dấu bàn chân. Anh kinh ngạt thất vọng kêu lên: “Thưa Thầy, lúc nãy Thầy trốn đi đâu để con bước đi một mình?”. Chúa Giêsu nhỏ nhẻ bảo anh ta: “Con thử nhìn kỹ lại xem, coi đó là những vết của ai?”. Nghe lời Chúa, anh thanh niên nhìn kỹ lại thì mới tỉnh ngộ ra đó là những dấu chân của Chúa. Anh ta vội thắc mắc la lên: “Vậy thưa Thầy, lúc đó con ở đâu?” Chúa âm yếm trả lời: “Con ạ, những lúc con gặp khó khặn gian nan, chính khi đó Thấy biết con không đủ sức chịu đựng nên Thầy đã vác con trên vai Thầy để cứu giúp con khỏi họạ nạn đấy”.
Dĩ nhiên, đây là một câu chuyện tưởng tượng, nhưng lại là một câu chuyện đầy ý nghĩa vì nó nói lên được một sự thật mà có lẽ ngày xưa các Tông đồ cũng như ngày nay chúng ta đều không nhận ra hoặc chưa tìm hiểm cặn kẽ: đó là Chúa luôn luôn hiện diện bên ta để bênh vực giúp đỡ ta.
Một chân lý thật đơn giản và rõ ràng. Vì suốt trong thời gian truyền đạo, riêng tư cũng như công khai, Chúa Giêsu luôn nhắc đi nhắc lại câu nói: “Thầy ở với các con mọi ngày cho đến tận thế”. Thế thì tại sao trong cuộc sống hằng ngày, nhất là những lúc gặp gian nan khốn khó chúng ta hầu như quên sự hiện diện của Chúa, thậm chí đôi lúc có những người đối xử, ăn nói kiểu như không có Chúa nữa? Sở dĩ có tình trạng đau buồn này do nhiều nguyên nhân gây nên, nhưng tựu trung tóm gọn lại trong hai nguyên nhên chính yếu sau đây:
Thiếu một đức tin sâu sắc. Bởi vì, để nhận ra được sự hiện diện huyền diệu, đích thực của Chúa ở bên ra và sống kết hiệp mật thiết với Ngài thì ta cần phải có một đức tin mạnh mẽ, siêu việt. Trong khi phần đông chúng ta cứ lầm lạc duy trì một thứ đức tin vụ hình thức, công nạn hoặc thứ đức tin ấu trí, non nớt.
Thật vậy, nếu khi đức tin của chúng ta chỉ dựa trên những sự kiện bên ngoài như thị kiến phi thường, nhưng phép lạ hiển nhiên hoặc dựa trên những hình thức rầm rộ như lễ nghi long trọng, rước xách linh đình, đông đúc vui vẻ mới cho là có Chúa hiện diện. Còn khi bình thường, thầm lặng, riêng tư, buồn sầu thì dường như cuộc sống của chúng ta vắng bóng Chúa, không can hệ gì tới Ngài. Như Chúa đã phán: “Phúc cho ai không thấy mà tin”, điều đó có nghĩa là Đấng Phục Sinh đã từ bỏ đời sống trần thế, vượt qua giới hạn không gian và thời gian, Ngài khuất mắt ta để từ đây luôn hiện diện bên ta theo cách thế hiện hữu bao quát hơn. Cho nên, chúng ta không chỉ dựa vào khả giác để nhận ra Chúa mà phải dựa vào một đức tin sâu sắc để có thể vượt qua những trở ngại, khó khăn mà không mất niềm tin tưởng nơi Ngài. Hơn nữa, nếu một đức tin quá no nớt, nghĩa là khi bình an vô sự thì dễ dàng tin Chúa, còn khi gặp gian nan thử thách thì hoảng sợ lao đao, thất vọng buông xuôi, thì cũng không thể tìm gặp được Chúa.
Thiếu lòng mến nồng nàn. Cứ nhìn vào trường đời, chúng ta sẽ thấy nhiều cảnh huống đến khó tin: có nhiều người sống gần nhau xem ra thương nhau thắm thiết, nhưng khi xa nhau thì hững hờ nhạt nhẽo, chóng quên nhau; lại có những bề ngoài cứ anh anh em em luôn miệng, tưởng như sống chết có nhau, nhưng khi gặp hoạn nạn thì nghoảnh mặt làm ngơ, coi như không quen biết. Cũng thế, cõ lẽ khi chúng ta yêu Chúa với một tình yêu đã bôi bên ngoài, giả dối hời hợt, thay lòng đổi dạ mau chóng thì thử hỏi làm sao còn nhớ đến Chúa, muốn ở bên Chúa?
Thêm vào đó, nhiều khi chúng ta cứ lầm tưởng rằng tuân giữ các giới răn một cách máy móc hay tham dự các nghi thức lễ lạy với một tâm hôn trống rỗng đã đủ yêu Chúa rồi, không có gì đáng phàn nàn chê trách. Sồng và yêu Chúa như thế thì mãi mãi chúng ta là kẻ xa lạ với Chúa. Do đó, để thấy được Chúa, để sống nhờ Ngài với Ngài, ta phải biết thiếp lập mỗi tương quan với Ngài bằng một tình yêu cao độ. Tình yêu này được thể hiện cách sống động nhờ việc tuân giữ và thực hành lời Chúa với cả quết tâm nhiệt thành và tôn kính. Bởi vì, lời nói là một điều cụ thể, một biểu thị rõ nét nhất của một người còn sống hay khuất bóng. Và nó cũng còn là một bảo chứng sống động cho mối giây liên hệ giữa người này với người khác. Cho nên, muốn kết hiệp với Chúa, muốn tìm thấy sự hiện diện gần gũi của Ngài, mỗi người chúng ta ra sức yêu mến và sống lời Ngài hết tình.
Tóm lại, với một đức tin sâu sắc, trưởng thành và với một tình mến thắm thiết, cao độ thì cuộc đời mỗi người đâu còn cô đơn, xao xuyến, sợ hãi giữa bao thử thách gian nan, đâu còn lung lay, sa ngã giữa bao đam mê quyến rũ vì có Chúa luôn đồng hành, nâng đỡ ta.
11. "Bình an cho các con"
(Suy niệm của Lm. Giuse Nguyễn Hữu An)
Trên những chuyến xe khách, xe buýt, các bến xe… người ta thường thấy những hàng chữ “chúc quý khách thượng lộ bình an”. Người tài xế Công giáo treo hình Đức Mẹ trên xe có kèm theo hàng chữ “Nữ Vương ban sự bình an”. Người tài xế Phật giáo treo hình Đức Phật, dù có hay không có hàng chữ nào, trong lòng họ vẫn cầu mong Đức Phật ban bình an.
Theo Hán tự, chữ “bình” có nghĩa là bằng phẳng, đều hòa, hòa hợp, thoải mái, chữ “an”, theo cách viết là “người nữ ở trong nhà”, có nghĩa là được bảo vệ, an toàn. Như vậy, bình an nói lên trạng thái tâm hồn, trạng thái nội tâm thư thái, an hòa, vui tươi, bình thản, vững chắc. Do đó, bình an khác với hòa bình. Hòa bình nói lên trạng thái bên ngoài: không còn cạnh tranh, không còn chinh chiến, xô xát, súng đạn, gươm đao. Cho nên có khi có hòa bình nhưng không có bình an. Nhân loại thì khao khát hòa bình, còn mỗi người thì khao khát bình an.
Chúa Giêsu sống lại từ ngày thứ nhất trong tuần đã hiện ra với các môn đệ và ban bình an cho các ông. Lời đầu tiên của Chúa Phục Sinh là: “ Bình an cho anh em” (Ga 20,19-21). Bình an là hồng ân của Chúa Phục Sinh ban cho các môn đệ (Ga 20,26; Lc 24,36).
Các sách Tin Mừng và Công vụ Tông đồ thuật lại: mỗi lần Chúa Giêsu hiện đến đều thấy các môn đệ hội họp trong nhà, cửa đóng then cài vì sợ người Do thái. Khi Chúa hiện diện, sự sợ hãi của các môn đệ tan biến và các ông có được niềm vui, bình an, can đảm.
Thầy ban bình an của Thầy cho anh em… anh em đừng xao xuyến, đừng sợ hãi” (Ga14,27). Có một sự khác biệt cơ bản giữa bình an “thế gian ban tặng” và “bình an Đức Giêsu ban tặng”.
1. Bình an Chúa Giêsu là bình an trong tâm hồn.
Chúa Giêsu Phục sinh là niềm vui lớn lao nhất của các Tông Đồ và của các phụ nữ đạo đức. Niềm vui nhân lên gấp bội khi Chúa trao quà tặng Bình an.
"Bình an cho các con". Khi tâm hồn của các Tông Đồ hoang mang lo lắng buồn vui lẫn lộn về sự việc Chúa chết và sống lại, thì lời chúc lành của Chúa Giêsu rất đúng lúc để củng cố đức tin và đem lại an bình cho tâm hồn của các ông.
"Bình an cho các con". Sự bình an này không giống bình an của người đời ban tặng. Sự bình an của người đời là tạm bợ và sẽ không tồn tại, bởi vì người đời chỉ dựa vào của cải vật chất để trấn an tâm hồn đầy bất an. Người ta chúc nhau được bình an, nhưng không ai tìm được bình an trong cuộc sống. Người giàu có thì cảm thấy bất an khi đêm về vì sợ kẻ trộm. Người có địa vị thì sợ kẻ khác chiếm đoạt, lật đổ. Người mạnh khoẻ thì sợ đau ốm.v.v... tất cả đều ở trong trạng thái mất bình an.
Có câu chuyện kể rằng: trong triều của một vua nọ có hai họa sĩ rất tài ba nhưng luôn ganh ghét đố kỵ nhau. Một hôm nhà vua phán: “Ta muốn phán quyết một lần dứt khoát ai trong hai ngươi là người giỏi nhất. Vậy hai ngươi hãy vẽ mỗi người một bức tranh theo cùng một đề tài, đó là bình an”.
Hai họa sĩ đồng ý. Một tuần sau họ trở lại, mỗi người mang theo bức vẽ của mình. Bức họa của người thứ nhất vẽ một khung cảnh thơ mộng: những ngọn đồi nhấp nhô bao quanh một cái hồ rộng với mặt nước phẳng lì không một gợn sóng. Toàn cảnh gợi lên một cảm giác thanh thản, thoải mái. Sau khi xem xong, nhà vua nói: “Bức họa này rất đẹp, nhưng trẫm chưa hài lòng.” Bức họa của người thứ hai vẽ một thác nước. Hình ảnh rất sinh động đến nỗi nhìn nó người ta như nghe được tiếng nước đổ ầm ầm xuống vực thẳm. Nhà vua nói: “Đây đâu phải là một cảnh bình an”. Họa sĩ thứ hai bình tĩnh đáp: “Xin bệ hạ nhìn kỹ hơn một chút nữa xem”. Nhà vua nhìn kỹ và khám phá một chi tiết mà ông chưa chú ý: Trong một nhành cây nép mình sau dòng thác lũ, có một tổ chim. Trong tổ, chim mẹ đang ấp trứng, đôi mắt nửa nhắm nửa mở. Chim mẹ đang bình thản chờ các con mình nở ra. Nhà vua nói: “Ta rất thích bức tranh này. Nó đã chuyển tải được một ý tưởng độc đáo về bình an, đó là vẫn có thể sống bình an ngay giữa những xáo trộn của cuộc đời”. Và nhà vua đã trao giải nhất cho tác giả bức hoạ này.
Bình an không phải giống như yên ổn, vì yên ổn là ở bên ngoài còn bình an thì ở bên trong.
Bình an là tình trạng của một tâm hồn đang có tương quan tốt với Thiên Chúa và với tha nhân. Thành tố quan trọng của bình an là sự công chính. Bởi thế, không có bình an cho kẻ dữ.
Bình an là kết quả của lòng trông cậy vào Chúa và khi ước muốn làm đẹp lòng Chúa là điều quan trọng bậc nhất trong đời. Đây là điều mà ta có thể có ngay giữa những xáo trộn, xung đột và những vấn đề rắc rối chưa giải quyết được.
Chỉ có Bình An của Chúa mới làm cho chúng ta được hạnh phúc. Bởi vì bình an là thông hiệp với Thiên Chúa. Chúa Giêsu đang hiệp thông mật thiết với Thiên Chúa nên Ngài vẫn có thể nói về bình an ngay cả khi kẻ thù của Ngài đã đến gần và sắp giết chết Ngài.
"Bình an cho các con". Thế giới như đang sống trên một lò lửa. Chiến tranh, khủng bố, thiên tai, động đất… Thế gian chưa có bình an. Cho nên sự Bình An của Chúa Giêsu vẫn luôn có giá trị đích thực cho nhân loại, cho những tâm hồn khắc khoải tìm kiếm bình an trong cuộc sống.
2. Hoa quả của Bình An.
Có nhân thì có quả. Có tranh chấp thì sinh ra hận thù, có ghét ghen thì sinh ra mưu mô thủ đoạn. Đó chính là chuyện nhân quả mà hằng ngày chúng ta đều thấy và biết. Việc lành cũng như việc xấu, mọi thứ đều có nhân quả của nó.
Hoa quả của Bình An là: yêu thương, tha thứ, bao dung, quảng đại, khiêm tốn, nhẫn nại, nhịn nhục...
Khi trong tâm hồn có sự bình an của Chúa Giêsu Phục Sinh, thì chúng biết thông cảm với người làm ta bực mình, dễ dàng cảm thông với những người không yêu mến, sẽ khiêm tốn hơn trong lời nói trong cử chỉ thái độ của mình... Hoa quả của bình an chính là tình yêu của Chúa Kitô thúc bách chúng ta làm việc thiện, thúc bách chúng ta vì anh em mà phục vụ như Chúa Kitô đã phục vụ, như các thánh Tông Đồ đã phục vụ Giáo Hội.
Hoa qủa bình an thể hiện bằng tiếng cười, niềm vui, hạnh phúc trong gia đình, an hoà thư thái trong tâm hồn.
Hoa quả bình an cũng chính là sự thật. Ta cảm thấy bình an khi mình sống ngay thẳng, sống theo sự thật.
Con người ta ai cũng muốn có bình an trong tâm hồn, nên luôn cầu chúc cho nhau được bình an. Nhưng sẽ không có bình an thật, nếu tâm hồn không có tinh thần Phục Sinh của Chúa Kitô, tinh thần đổi mới con người cũ trở nên con người mới sống theo hướng dẫn của Thánh Thần.
Con người ta ai cũng cần sự bình an, có khi còn cần hơn cả cơm ăn áo mặc nữa. Chúa luôn muốn ban bình an cho chúng ta. Giáo hội cũng mong muốn như vậy. Cho nên mỗi khi tham dự thánh lễ, linh mục thay mặt Chúa và Giáo hội cầu chúc: “Bình an của Chúa ở cùng anh chị em”, rồi linh mục nói với chúng ta: “Anh chị em hãy chúc bình an cho nhau”. Có bình an của Chúa ở nơi mình, chúng ta mới có bình an để chia sẻ cho nhau.
Bình an là một hồng ân Chúa ban và cũng là một trách nhiệm. Không phải chúng ta chỉ cầu khẩn và tìm kiếm bình an cho mình mà còn phải là “khí cụ bình an của Chúa”, góp phần tạo nên bình an cho mọi người và cho toàn xã hội.
Ước gì cuộc đời của tôi của bạn, trong mọi nơi mọi lúc, nhất là lúc cam go sợ hãi thử thách luôn nghe được lời chúc bình an của Chúa Phục Sinh: Bình an cho anh em.
12. Phúc cho ai lắng nghe và giữ lời Chúa
(Suy niệm của Lm Giuse Nguyễn Hữu An)
Tháng Năm về, một tháng trong năm với tên gọi thật thơ mộng, thật tươi vui: Tháng Hoa. Mỗi độ tháng Hoa, các Nhà thờ rộn rã mùa dâng hoa kính Đức Mẹ. Phụng vụ Mùa Hoa tưng bừng nhộn nhịp với nhiều thể loại phong phú Rước hoa và Dâng hoa tuỳ mỗi tập quán mỗi đặc trưng văn hoá địa phương.
Nói tới hoa là nghĩ về một kỳ công của Thiên Chúa. Hoa muôn màu muôn sắc, hoa tươi xinh, hoa thơm ngào ngạt. Hoa tô thắm vũ trụ nên xinh tươi. Hoa mời gọi ong bướm đến hút mật. Hoa khoe sắc thắm, nhoẻn cười với con người. Lời của hoa thật diệu huyền giữa thiên nhiên. Hoa hòa vào lòng người dâng lời cảm tạ Thiên Chúa.
Hoa đã trở thành một người bạn thật thân thiết với con người. Khi vui người ta tặng hoa để chúc mừng nhau. Khi buồn người ta cũng trao gởi lẵng hoa như trao gởi tấm lòng đồng cảm thân thương. Hoa khích lệ lòng người. Hoa hướng con người nhớ tới Đấng tạo hoá đã xoay vần vũ trụ bốn mùa xinh tươi. Hoa mơn man lòng người đau khổ. Hoa khích lệ những ai thất bại. Hoa chúc mừng những ai chiến thắng. Hoa ca vang kỳ công kiệt tác của Thiên Chúa. Đôi khi chỉ một cánh hoa đủ trào dâng lòng mến của Thánh Têrêxa Hài Đồng. Nhiều lần một dàn hoa làm tâm hồn Thánh Phanxicô ngây ngất tình Chúa.
Lắng nghe tiếng nói huyền diệu của hoa, Thánh Bênađô biết được tâm trạng của hoa. Chẳng hạn, Hoa Hồng giàu lòng yêu mến. Hoa Huệ biểu tượng đức Khiết trinh, Hoa Tím là duyên đức đoan trang khiêm tốn. Thánh nhân ca ngợi các nhân đức Đức Mẹ qua ý nghĩa các loài hoa. Hoa Hồng đức mến, Hoa Huệ đức Khiết trinh, Hoa Tím đức Khiêm nhường. Đức Mẹ là Hoa Huệ khiết trinh. Đức Mẹ là Hoa Hồng yêu mến. Hương thanh khiết và tình yêu của Mẹ đã làm cho mùa xuân trần gian được hồi sinh. Ơn cứu độ được ban tặng cho trần đời nhờ hoa lòng của Mẹ hằng đẹp lòng Thiên Chúa.
Sứ Thần Gabriel đã cung kính thưa với Mẹ rằng: "Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ơn phước, Thiên Chúa ở cùng bà!" (Lc 1,28). "Đấng đầy ơn phước" là tên gọi đẹp nhất của Mẹ Maria, tên gọi mà Thiên Chúa đã ban cho Đức Mẹ, để chỉ cho biết rằng từ muôn thuở và cho đến muôn đời, Đức Mẹ là Đấng được yêu thương, được Thiên Chúa tuyển chọn, được tiền định để đón nhận hồng ân quý giá nhất, là Chúa Giêsu, "tình thương nhập thể của Thiên Chúa" (x.Thông điệp Thiên Chúa là tình yêu, số 12).
Chúa nhật thứ hai trong Tháng Năm là ngày Hiền Mẫu, Mother's Day. Xin chúc mừng và tôn vinh tất cả những người nữ nhận từ Thiên Chúa thiên chức làm Mẹ. Xin tạ ơn Chúa. Xin tạ ơn người Mẹ của chúng con, dù sống hoặc đã về bên Chúa.
Mỗi người chúng ta đều có một người mẹ. Tình yêu của mẹ bao la hơn biển cả, cao vời hơn các tầng mây, vĩ đại hơn những rặng núi, mênh mông vô tận. Một văn sĩ đã viết: "Thơ viết về mẹ bao giờ cũng đạt, nhạc viết về mẹ bao giờ cũng hay, tranh vẽ về mẹ bao giờ cũng tuyệt, cũng đẹp. Bởi hiển nhiên, mẹ là nguồn xúc cảm sâu xa, vô tận và nhiệm mầu nhất trong mọi nguồn sáng tạo". Tình yêu của mẹ là một nguồn cảm hứng không bao giờ cạn vơi, là những tư tưởng vô tận của các thi sĩ, văn sĩ và nghệ sĩ.
Tình mẹ thương con bao la như trời như biển. Nói đến tình mẹ, không có thứ tình cảm nào đậm đà và cao quý như tình mẹ thương con. Đã có biết bao nhiêu vần thơ, bao nhiêu câu hò, điệu hát ca tụng tình mẹ thiêng liêng.
"Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào,
Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào."
Với giai điệu mượt mà, sâu lắng, với ca từ thấm đẫm chất thơ gợi lên những hình ảnh bình dị, gần gũi, nhạc sĩ Y Vân đã viết thành một bài hát tuyệt vời ca ngợi tình mẹ. Thương con mẹ nào có quản nắng mưa, có ngại gì sớm khuya vất vả... Tình mẹ mãi mãi là như thế, dẫu ở thời nào, dẫu thuộc nền văn minh văn hóa nào và dẫu ở đâu tình mẹ cũng vẫn cứ mãi mãi là như thế.
Ngôi Lời Thiên Chúa đã nhập thể làm người cũng nhận lấy tình mẫu tử trân quý ấy. Mẹ Maria đã đảm nhận trọn vẹn thiên chức cao quý nhưng không thiếu khổ đau như bất cứ người mẹ nào trong nhân loại. Trong lòng tin, người mẹ ấy đã âm thầm vâng phục, đón nhận, lắng nghe và bước theo Con của mình suốt hành trình cứu độ.
Trang Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu dạy rằng: "Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy". Yêu mến và giữ lời Đức Kitô, mỗi tín hữu được đón nhận sự sống của Ba Ngôi Thiên Chúa. Trong tình yêu này, thiên đàng chớm nở. Thiên đàng thật gần, ngay trong lòng mỗi người. Thiên đàng ấm áp nơi tâm hồn những ai biết yêu Đức Kitô và tuân giữ lời Ngài. Các bí tích đều nhằm mục đích làm cho tình yêu giữa mỗi người với Đức Kitô được lớn lên.
Đức Maria là mẫu gương yêu mến và tuân giữ Lời Chúa. Tin Mừng (Lc 11,27-28) kể câu chuyện: Một người phụ nữ nghe Chúa giảng dạy, bà nghe say mê. Với tính nhạy cảm của một người nữ, bà cảm nghiệm niềm hạnh phúc của người mẹ có một người con tuyệt vời như Chúa Giêsu. Giữa đám đông, bà bày tỏ niềm thán phục Chúa, bà tán dương Mẹ Maria là "người mẹ có phúc đã cưu mang Thầy và vú đã cho Thầy bú mớm". Đáp lại lời tán dương ấy, Chúa nói đến hạnh phúc cho ai nghe và giữ lời Thiên Chúa: "Bà ơi, đúng hơn phải nói rằng: phúc thay kẻ biết lắng nghe và giữ lời Thiên Chúa".
Người phụ nữ kia đã tán dương Đức Mẹ là có phúc vì Mẹ có các vinh dự làm Mẹ của một người con tài ba kỳ diệu là Chúa Giêsu. Đây mới chỉ là vinh dự trần gian. Mẹ Maria còn có một hạnh phúc lớn lao hơn là "nghe và giữ lời Thiên Chúa". Khi biết lắng nghe, đón nhận và giữ lời Thiên Chúa thì thiên đàng đã ở trong người ấy, vinh phúc đời đời ở trong người ấy, Thiên Chúa ở trong người ấy. Đó là vinh phúc của Mẹ Maria.
Bởi đó, Chúa nói với người phụ nữ kia, không chỉ dừng lại nơi lời khen Mẹ Maria có phúc vì đã có vinh dự cứu mang, nuôi dưỡng một người con tuyệt vời, mà cần hướng đến ý nghĩa cao cả hơn. Phúc thay cho ai biết lắng nghe và giữ lời Thiên Chúa. Đó là hạnh phúc cao quý nhất của Đức Mẹ.
Đức Mẹ nghe và giữ lời Thiên Chúa như thế nào? Đây là bài học chúng ta cần học hỏi trong Năm Tin.
Vào ngày Thiên Thần Gabriel đến truyền tin, Đức Mẹ đã đứng trước một mầu nhiệm lạ lùng. Mẹ cưu mang con Thiên Chúa. Mẹ suy nghĩ và trao đổi. Mẹ biết đây là thánh ý của Thiên Chúa. Mẹ đáp trả lời "Xin Vâng". Mẹ đã lắng nghe, Mẹ đã tin và chấp nhận dấn thân. Ngôi Hai Thiên Chúa nhập thể trong lòng Mẹ. Chính Ngài là Ngôi Lời Thiên Chúa đang đến với nhân loại và trở nên Emmanuel.Lời đó đang đến gõ cửa lòng ta hằng ngày. Chúa mong ta cưu mang Ngài, sống với Ngài, thực hiện lời Ngài. Hôm nay Chúa Phục Sinh đang ở với chúng ta qua Bí Tích Thánh Thể, qua Lời Ngài mà Giáo Hội đang rao giảng.
Ngày kia, Chúa đang rao giảng, có người tin cho Chúa biết: "có Mẹ và anh em Thầy đang chờ gặp Thầy". Chúa nói ngay với họ: "ai là Mẹ tôi, ai là anh em tôi? Ai nghe và giữ lời Thiên Chúa, người đó là anh chị em tôi, là mẹ tôi". Lại một lần nữa Chúa nói lời với hai ý nghĩa. Ý nghĩa thứ nhất là tán dương Mẹ Maria là người diễm phúc luôn lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa. Ý nghĩa thứ hai, Chúa mời gọi mọi người trở nên những người thân thuộc của gia đình mới, gia đình thiêng liêng của Ngài, bằng cách lắng nghe, tin yêu và tuân giữ lời Thiên Chúa.
Có lẽ, chúng ta đã nghe Lời Chúa nhiều, ít là hằng tuần, nhưng đã thực hiện lời Chúa thế nào? Chúng ta có thói quen đọc Lời Chúa trong gia đình không?
Mục tiêu hàng đầu của đời sống tín hữu là biết lắng nghe và giữ Lời Thiên Chúa, là đem Lời Chúa ra thực hành hằng ngày. Trước mọi biến cố xảy đến, Đức Mẹ đều coi là thánh ý Thiên Chúa nên Mẹ ghi nhớ và suy đi nghĩ lại trong lòng để xin vâng thánh ý Chúa.
Tại tiệc cưới Cana, Mẹ xin Chúa giúp đỡ gia đình tân hôn đang hết rượu. Với một lời đề nghị tế nhị: "Con ơi, họ hết rượu rồi". Chúa đáp lại như một lời từ chối: "Thưa bà, việc đó liên can chi đến bà và tôi? Giờ của tôi chưa đến". Mẹ tin nơi tình thương của Chúa. Chúa sẽ làm những gì tốt nhất, đẹp nhất cho con người. Vì thế, Mẹ dặn dò người giúp vịêc: "Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo".
Trong cuộc thương khó của Chúa, Mẹ đau đớn và luôn vâng theo thánh ý Chúa. Dưới chân thập giá, Mẹ hịêp thông trọn vẹn trong lễ tế hiến dâng với con.
Hỡi các bà mẹ, cuộc đời của người mẹ nào cũng đầy cam go, truân chuyên vất vả. Gian truân hơn bất cứ bà mẹ nào trong chúng ta đây. Nhưng Mẹ Maria đã vượt qua tất cả trong niềm tin yêu vào Lời Chúa. Mẹ luôn tín thác vào tình thương của Ngài. Hãy vững tin vào Lời Chúa. Hãy để Lời Chúa hướng dẫn cuộc sống sẽ tốt đẹp mỗi ngày.
Mỗi dịp tháng Năm về, mỗi lần thưởng thức hương hoa, ta hãy hướng theo nhân Đức Mẹ, xin Mẹ tỏa hương thiên đàng của người, ấp ủ ta biến thành những đóa hoa tươi thắm của Mẹ. Mỗi khi hái hoa dâng tiến Đức Mẹ, ta hãy mượn hương sắc và lời huyền diệu của hoa để ca tụng và khấn xin. Dâng Hoa Hồng, xin Mẹ cho ta được yêu mến Mẹ nhiều hơn. Dâng Hoa Huệ, ta ca ngợi đức khiết trinh của Mẹ. Xin Mẹ lấy hương huệ trinh nguyên của hồn Mẹ ướp hồn ta nên trong trắng.
Những ngày Tháng Năm này, nếu thiếu những bông hoa hữu hình, ta hãy hái hoa hồng thiêng là kinh Mân Côi để dâng lên Mẹ. Nhưng thế nào đi nữa, nguyện ước trái tim chúng ta hãy biến thành một dàn hoa kết đủ những hương hoa thơm ngát nhân đức dâng kính Mẹ.
Trong cuộc hành hương nội tâm hay lữ hành nơi dương thế, chúng ta tin có Mẹ Maria luôn cầu bầu che chở, yêu thương nâng đỡ. Chúng ta nhìn lên Mẹ như mẫu gương của bậc thầy lắng nghe và tuân giữ Lời Chúa. Hãy luôn vững lòng cậy trông với niềm tin yêu. Đức Mẹ hằng yêu thương phù trợ mỗi người chúng ta.
Xin dâng lên Mẹ những sắc hoa của cuộc đời chúng con. Ước gì cuộc đời chúng con luôn là những bông hoa tươi thắm dâng tặng cho đời xuân sắc, lan toả hương thơm bác ái trong môi trường sống của chúng con. Amen.
13. Bình an
Cuộc chuyển biến vừa qua tại Thái Lan đã làm cho thế giới chú ý đến vai trò của nhà vua nước này. Một trong những hình ảnh đáng chú ý và cảm động nhất hẳn phải cảnh tượng của thủ tướng và đối thủ của ông là tướng Chamlon cùng ra trước mặt quốc phủ phục và lắng nghe những khuyên nhủ của ông. Những lời lẽ của một ông vua được toàn dân yêu mến và tuân phục đã có sức thuyết phục tướng Chamlon từ bỏ con đường tham vọng của ông. Cơn khủng khoảng của Thái Lan xem ra đã kết thúc, mọi người ca ngợi sự dàn xếp của quốc vương Thái Lan. Trong lịch sử Thái Lan, quốc vương vẫn được dân chúng xem như là một nguyên thủ hợp lý của đất nươc. Theo truyền thống, các vua Thái Lan trước khi lên ngôi phải tu luyện cho đủ mười điều đức hạnh của đạo Phật về khoan nhượng và vị tha, họ phải trở thành điều mà dân Thái Lan gọi là “ vua của mọi giai cấp, mọi nhóm xã hội và mọi chủng tộc”.
Hình ảnh của quốc vương Thái Lan trên đây hẳn phải mời gọi chúng ta suy nghĩ về sứ mệnh hòa bình, sứ mệnh hòa giải của người Kitô hữu. Lời Chúa trong bài tin mừng hôm có thể tóm gọn trong cả chủ đề của lời Chúa trong Chúa nhật thứ 6 Phục Sinh: “Thầy để lại bình an cho các con. Thầy ban bình an của Thầy cho các con. Thầy ban bình an của Thầy không như thế gian ban tặng”. Chúa Giêsu không chỉ trao ban bình an cho chúng ta như là một quà tặng mà Ngài còn ủy thác cho chúng ta một sứ mệnh, đó là sứ mệnh xây dựng “ Hòa Bình”. Ngôn ngữ Việt Nam chúng ta có lẽ đủ thâm thúy để diễn tả điều Chúa Giêsu muốn nói với chúng ta. Thật thế, hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới đều có một danh từ để chỉ hòa bình. Nhưng ngôn ngữ Việt Nam chúng ta ít nhất có hai từ để nói về ý niệm này, chúng ta nói: “ Bình an” để chỉ một trạng thái của tâm hồn. Chúng ta dùng hai chữ “ Hòa Bình” để chỉ mối tương quan giữa người với người hoặc quốc gia với quốc gia.
Chúa Giêsu đã phân biệt hai bình diện ấy của hòa bình khi Ngài nói với ra rằng, bình an mà Ngài ban tặng cho chúng ta không phải là thứ hòa bình của thế giới vẫn thường nói đến. Khi nói đến hòa bình của thế giới thì ám chỉ đến một trật tự không có chiến tranh, không có tiếng súng, không có xung khắc, một thứ hòa bình lén lút, giải tạo và chóng qua. Đàng sau một thứ trật tự như thế còn có biết bao nhiêu suy tính của tham vọng, của thù hận, của đe dọa chỉ chờ đợi để bùng nổ. Chiến tranh lạnh giữa hai khối Đông-Tây đã chấm dứt, thế nhưng thế giới đã thực sự hưởng được hòa bình chưa?
“ Bình an”hay “ Hòa bình” đích thực mà Chúa Giêsu hứa ban cho chúng ta thiết yếu là sự bình an trong tâm hồn. Chỉ khi nào con người có được sự bình an đích cho thì mới có thể xây dựng được hòa bình với người khác. Bình an nội tâm là điều tiên quyết để xây dựng hòa bình. Bao lâu tâm hồn chúng ta vẫn còn cưu mang hận thù, tham lam, ích kỷ, đố kỵ, ghen ghét… thì bấy lâu bình an không thể có trong chúng ta và hòa bình ấy cũng không thể đến với người xung quanh được, dù ở bất quy mô nào cũng không bao giờ có được sự hòa bình đích thực ấy.
“Bình an” hay “ hòa bình” đích thực là một công trình xây dựng không ngừng đòi hỏi hy sinh và phấn đấu trong chính nội tâm của mỗi người, nó đòi hỏi con người chiến đấu để thắng vượt những nhỏ nhen ích kỷ của mình để trung thành với những cam kết của mình, để ra khỏi chính mình và đến với tha nhân nhiều hơn.
“Bình an” hay “ hòa bình” đích thực thiết yếu là quà tặng của Chúa, quà tặng ấy cũng chính là Chúa. Thiên Chúa tự trao ban cho chúng ta khi tâm hồn con người được Chúa chiếm trọn, khi tâm hồn người chọn được chính Chúa. Khi con người chọn chính Chúa làm gia nghiệp của mình thì lúc đó con người sẽ có được bình đích thực. Hiểu như thế thì sứ mệnh xây dựng hòa bình của người Kitô hữu chúng ta chính là chia sẻ quà tặng ấy với mọi người xung quanh.
Trong một xã hội mất định hướng thì người Kitô hữu thực thi sứ mệnh thiên định của mình, và thể hiện bằng những việc làm cụ thể. Trong một xã hội băng hoại vì giành giật, ích kỷ, người tín hữu Kitô thực thi sứ mệnh hòa bình bằng một niềm tín thác kiên vững vào tình yêu của Thiên Chúa.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 5 PHỤC SINH (17/05/2025) .: TÌNH YÊU ĐIỀU RĂN MỚI (17/05/2025) .: LỜI TRĂN TRỐI YÊU THƯƠNG (17/05/2025) .: HÃY GIEO YÊU THƯƠNG (17/05/2025) .: PHÙ HIỆU CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ CHÚA GIÊSU (17/05/2025) .: AI YÊU THƯƠNG ĐỀU LÀ KITÔ HỮU (17/05/2025) .: TÔI LÀ MÔN ĐỆ CỦA ÁI? (17/05/2025) .: YÊU NGƯỜI NHƯ CHÚA (17/05/2025) .: YÊU NHƯ THẦY ĐÃ YÊU (17/05/2025) .: GIỚI RĂN MỚI (17/05/2025) .: HÃY YÊU NHƯ LÒNG DẠ THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA (17/05/2025) .: CÁC CON HÃY THƯƠNG YÊU NHAU (17/05/2025) .: PHỤC VỤ NHIỀU HƠN VÀ ÍT XÉT ĐOÁN HƠN (17/05/2025) .: ĐIỀU MÀ YÊU THƯƠNG LÀM ĐƯỢC (17/05/2025) .: QUA YÊU THƯƠNG, MỌI SỰ TRỞ NÊN MỚI (17/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam