Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 57
Tổng truy cập: 1377505
SỐNG MẦU NHIỆM BA NGÔI TRONG THÁNH THẦN
Sống mầu nhiệm Ba Ngôi trong Chúa Thánh Thần
Là con người có nhiều giới hạn, chắc hẳn chúng ta phải công nhận là chúng ta không thể nào hiểu hết tất cả mọi sự trên thế gian này. Huống chi đối với những điều cao siêu mầu nhiệm. Hôm nay cùng với Giáo hội chúng ta mừng trọng thể một trong ba mầu nhiệm chính trong đạo Công giáo. Ðó là mầu nhiệm một Thiên Chúa duy nhất trong ba ngôi vị.
Làm sao chúng ta có thể hiểu thấu mầu nhiệm này cũng như sống mầu nhiệm này được nếu không được hướng dẫn bởi ơn trên. Trong đoạn Tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu nói với chúng ta: "Khi nào Thần Khí sự thật đến, Ng ười sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn " (Ga 16, 13). Sự thật toàn vẹn ấy là chúng ta đang sống trong tình yêu của mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi. Ðồng thời, trong Chúa Thánh Thần chúng ta cũng được kêu mời sống mầu nhiệm ấy trong cuộc sống hằng ngày.
Chúng ta đã được học giáo lý: Chúa Cha tạo dựng, Chúa Con cứu chuộc và Chúa Thánh Thần thánh hóa. Có vẻ như Ba Ngôi làm việc riêng lẽ, nhưng nhờ mạc khải của Chúa Giêsu dưới sự soi sáng của Chúa Thánh Thần chúng ta biết được trong Cha có Con, trong Con có Cha và Thánh Thần chính là tình yêu giữa Cha và Con.
Do đó, mỗi người chúng ta đang được may mắn sống trong tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi. Tình yêu ấy đưa con người lên địa vị làm con trong Chúa Con. Qua Bí tích Rửa tội chúng ta được đón nhận ơn vô cùng cao quý ấy. Rồi qua Bí tích Hòa giải chúng ta lấy lại được ơn ấy do tội lỗi mà chúng ta đánh mất.
Ba Ngôi cùng một uy quyền, cùng một bản thể và cùng một mục tiêu duy nhất. Mục tiêu đó làđem tình yêu và hạnh phúc đến cho con người. Là con của Chúa chúng ta hãy hết sức hãnh diện về điều ấy.
Ðể rồi với niềm hãnh diện đó, mỗi ngày chúng ta cố gắng sống mầu nhiệm này cho thật tốt trong cuộc sống hằng ngày. Ðây là mầu nhiệm độc đáo của người con Chúa. Càng sống yêu thương nhau bao nhiêu chúng ta càng làm cho mầu nhiệm ấy được sáng tỏ bấy nhiêu.
Nguyện xin tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi luôn ở cùng chúng ta và xin Người ban thêm sức mạnh để chúng ta biết sống mầu nhiệm cao cả này cho thật tốt trong cuộc sống.
27. Mầu nhiệm Tình Yêu
Là người Công giáo chắc hẳn ai cũng biết và thuộc nằm lòng ba mầu nhiệm chính trong đạo. Một trong ba mầu nhiệm chính đó là mầu nhiệm một Chúa Ba Ngôi. Mầu nhiệm mà Giáo hội cho chúng ta mừng cách trọng thể hôm nay. Đây là mầu nhiệm căn bản và nền tảng cho đức tin cho mọi tín hữu.
Chúng ta biết, mầu nhiệm là cái gì đó vượt quá trí khôn con người. Cho nên với sức tự nhiên, chúng ta không thể hiểu nổi. Dầu vậy, với mầu nhiệm một Chúa Ba Ngôi, chúng ta có thể hiểu được phần nào khi dựa vào những gì Chúa Giêsu đã mạc khải. Hơn nữa, dựa vào kinh nghiệm tình yêu chúng ta sẽ nhận biết mầu nhiệm này một cách dễ dàng.
Ba Ngôi tuy riêng biệt nhưng luôn hiệp nhất, yêu thương và nên một với nhau. Trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa chúng ta đã biết: Chúa Cha tạo dựng, Chúa Con cứu chuộc và Chúa Thánh Thần thánh hóa. Thông thường chúng ta nghĩ Ba Ngôi tách biệt nhau và hành động riêng lẽ. Thế nhưng dựa vào mạc khải chúng ta thấy Ba Ngôi luôn hành động cùng nhau.
Ngay từ trang đầu của Sách Sáng thế đã cho thấy: " Lúc khởi đầu, Thiên Chúa sáng tạo trời đất. Đất còn trống rỗng, chưa có hình dạng, bóng tối bao trùm vực thẳm, và Thần Khí Thiên Chúa bay lượn trên mặt nước " (St 1, 1- 2). Như vậy, lúc sáng tạo thì Ba Ngôi đã cùng hoạt động rồi. Thiên Chúa phán: " Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta " (St 1, 26). Hình ảnh của Thiên Chúa chính là yêu thương nhau. Mà Chúa có một ngôi thì làm sao nói là yêu thương nhau được.
Mạc khải ấy được nên trọn vẹn hơn vào thời Tân ước. Khi Chúa Giêsu chịu phép rửa thì cùng lúc ấy có tiếng Chúa Cha phán cũng như có Chúa Thánh Thần hiện diện với hình chim bồ câu (Mc 1, 9 - 11). Đặc biệt, chính Chúa Giêsu là hiện thân của Chúa Cha. Người đã trả lời cho ông Philipphê: "Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha. Sao anh lại nói: Xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha? Anh không tin rằng Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy sao? Các lời Thầy nói với anh em, Thầy không tự mình nói ra. Nhưng Chúa Cha, Đấng luôn ở trong Thầy, chính Người làm những việc của mình. Anh em hãy tin Thầy: Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy" (Ga 14, 9 - 11)
Từ những điều trên, chúng ta thấy vì tình yêu Ba Ngôi đã đi đến mức tuyệt đỉnh nên không còn là Ba nhưng là Một. Chúng ta có thể lấy hình ảnh tình yêu vợ chồng để minh họa. Khi anh thanh niên yêu cô gái và ngược lại thì cả hai luôn muốn nên một với nhau về mọi phương diện. Dù là hai cá nhân riêng biệt nhưng họ không muốn là hai nữa nhưng chỉ là một. Cả hai mong ước trao hiến trọn vẹn cho nhau đến nổi không còn tha thiết giữ lại gì riêng cho mình. Trong tình yêu con người với nhau đã là vậy huống chi là với tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi. Bởi vì tình yêu của con người luôn là phản ảnh của tình yêu Thiên Chúa.
Mỗi người chúng ta luôn được ở trong tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi. Khi lãnh Bí tích Rửa tội, vị đại diện Giáo hội đã nhân danh Thiên Chúa Ba Ngôi đón nhận ta vào cộng đoàn Giáo hội. Rồi mỗi khi làm dấu thánh giá, Giáo hội muốn chúng ta vừa tuyên xưng vừa tự nhắc mình đang sống trong tình yêu cao đẹp ấy. Đồng thời Chúa và Giáo hội cũng muốn mỗi người chúng ta làm sao cho tình yêu ấy luôn được triển nở qua cách sống của mình. Đó là cách sống vị tha, quảng đại và hiệp nhất với nhau. Xin tình yêu Thiên Chúa Ba Ngôi thương chúc lành cho mỗi người chúng ta.
28. Mầu nhiệm đức tin
Thánh Tôma, một nhà thần học nổi tiếng, đã nói:
- Sống trên trần gian, chúng ta chỉ biết rằng Thiên Chúa vượt lên trên tất cả những gì trí khôn chúng ta có thể mường tượng ra.
Bất kỳ một ai suy nghĩ, đều phải công nhận Thiên Chúa là một mầu nhiệm. Mà cái nhân của mầu nhiệm này chính là Ba Ngôi. Một điều trí khôn chúng ta chẳng bao giờ có thể khám phá ra.
Trong Cựu ước, chúng ta không tìm thấy một dấu vết nào về mầu nhiệm cao siêu này. Chỉ mình Đức Kitô mới tỏ lộ cho chúng ta hay mà thôi. Thực vậy, Tân ước đã trình bày cho chúng ta thấy mối liên hệ mật thiết giữa Ba Ngôi cực thánh. Tín điều này là nền tảng, là khung cửa dẫn chúng ta vào miền đất của đức tin Kitô giáo.
Từ thưở đời đời, Thiên Chúa đã không cô độc lẻ loi, đã không khép kín, nhưng luôn ngập tràn yêu thương, mở ra và và chuyển thông sự sống. Cách riêng là đối với con người, Thiên Chúa đã dành cho chúng ta một đặc ân cao quí, đó là được tham dự vào cuộc sống của Ba Ngôi Thiên Chúa.
Nhờ bí tích rửa tội, Chúa Cha ban cho chúng ta quyền được làm con Ngài, cũng như quyền được thừa kế nước trời, do công nghiệp tử nạn của Đức Kitô, người anh cả của gia đình nhân loại.
Hơn thế nữa, Chúa Cha và Chúa Con còn ban Chúa Thánh Thần cho chúng ta. Ngài là sợi dây tình yêu liên kết chúng ta lại với Chúa và với nhau. Chính vì thế, bí tích rửa tội là một ơn huệ vô cùng trọng đại. Nối kết chúng ta lại với Đức Kitô và qua Đức Kitô nối kết chúng ta lại với Chúa Ba Ngôi.
Ngoài ra, bí tích rửa tội còn giúp chúng ta nhận biết bản tính đích thực của Thiên Chúa, bản tính ấy chính là tình yêu. Thánh Gioan, vị tông đồ có diễm phúc tựa đầu vào ngực Chúa trong bữa tiệc ly, không ngừng nói với chúng ta rằng:
- Thiên Chúa là tình yêu.
Thực vậy, tất cả mọi yêu thương của chúng ta chỉ là một mảnh nhỏ tách ra từ trái tim ngập tràn yêu thương của Thiên Chúa. Tất cả mọi yêu thương của chúng ta chỉ là một phản ảnh yếu ớt cho tình yêu của Ngài. Tất cả mọi yêu thương liên kết chúng ta lại trong tình bác ái, rập theo khuôn mẫu của Thiên Chúa, nguồn mạch tình yêu tuyệt vời. Đó chính là đỉnh cao của sự thánh thiện, của địa vị và phẩm giá nơi con người.
Thế nhưng, chúng ta phải thành thật thú nhận rằng: Tình yêu là một danh từ quá mung lung và chúng ta chỉ là những kẻ mò mẫm đi tìm một cách thức diễn tả. Chúng ta chỉ có thể thấy được tình yêu đích thực trong việc chiêm ngắm, thờ lạy và vâng phục thánh ý Thiên Chúa mà thôi.
Kể từ năm 1934, Đức Thánh Cha Gioan 22 đã khuyến khích và phát động việc tôn thờ Chúa Ba Ngôi, một điểm quan trọng và nền tảng cho đức tin Kitô giáo, bằng cách mặc cho ngày lễ hôm nay một vẻ long trọng khác thường, đặt nó vào ngày Chúa nhật đầu tiên sau lễ Hiện Xuống, như một kết thúc cho chương trình của Thiên Chúa: tạo dựng, cứu chuộc và thánh hóa.
Hãy dâng lên Chúa Ba Ngôi tâm tình thờ lạy và ngợi khen, dù ngôn ngữ loài người chỉ là những lời bập bẹ trước vẻ cao siêu tuyệt vời của Thiên Chúa.
Giáo hội luôn thấy ở trước mặt mình mầu nhiệm Ba Ngôi, không phải chỉ trong ngày lễ hôm nay, mà hơn thế nữa, mọi bí tích được thực hiện, mọi lời kinh chính thức được kêu cầu…tất cả đều được làm nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.
Rồi mỗi khi làm dấu thánh giá cũng như mỗi khi đọc kinh sáng danh, chúng ta đều tuyên xưng mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi. Và nhiều lúc, Giáo hội đã mượn lời thánh Phaolô để cầu chúc cho chúng ta:
- Nguyện xin ơn sủng của Đức Kitô, tình yêu của Chúa Cha và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần hằng ở cùng anh chị em.
Hãy đáp lại lời mời gọi của Giáo hội bằng cách dâng lên Chúa Ba Ngôi những tâm tình thờ lạy và cảm tạ, đồng thời hãy cố gắng sống xứng đáng với tình yêu thương mà Chúa Ba Ngôi đã dành cho mỗi người chúng ta.
29. Ba Ngôi yêu thương hiệp nhất
1. Ngày hôm nay cho dù khoa tâm lý học rất phát triển nhưng không phải đơn giản để có thể hiểu được một con người. Cho nên câu nói của người xưa vẫn không kém giá trị:"Dò sông dò biển dễ dò, nào ai lấy thước mà đo lòng người". Vâng đúng thế, vì sự hiểu biết của con người giới hạn, cho nên con người không hiểu nổi chính mình, hay tha nhân, thì làm sao có thể hiểu biết đối với Đấng dựng nên con người. Trong đoạn Tin Mừng chúng ta vừa nghe, là một trong những đoạn Đức Giêsu mạc khải về Một Thiên Chúa, nhưng có Ba Ngôi riêng biệt, đây là mầu nhiệm chính yếu, nền tảng đối với người Kitô hữu.
2. Như người thầy không thể dạy cho các em học trò cấp lớp nhỏ về phép khai căn của một con số, mà chỉ dạy điều nầy ở cấp cao hơn khi các em đủ sức tiếp thu. Cũng vậy, trong Cựu Ước dân Do thái luôn sống gần gũi với những dân ngoại, với niềm tin đa thần... Vì vậy mạc khải về Thiên Chúa Ba Ngôi có thể làm cho người Do thái lầm tưởng là có ba Chúa, thay vì Thiên Chúa duy nhất! Có lẽ vì thế trong Cựu Ước mới ám chỉ, chứ chưa nói về Thiên Chúa Ba Ngôi. Chẳng hạn trong sách Sáng Thế, khi nói về tạo dựng, Thiên Chúa được dùng ở số nhiều, tức hơn một ngôi vị, để nói về mình: "Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta, giống chúng ta" (St 1,26). Sách Sáng thế cũng trình bày về việc "Thần Khí Thiên Chúa bay lượn trên mặt nước", và Thiên Chúa dùng "Lời" của mình, "Thiên Chúa phán", để tạo dựng vũ trụ vạn vật (x. St 1).
3. Đức Giêsu, Ngôi Lời của Thiên Chúa, Con Thiên Chúa, xuống thế làm người, mạc khải cách rõ ràng về Chúa Ba Ngôi, như đoạn Tin Mừng chúng ta vừa nghe, có thể tóm tắt như sau: Tất cả những gì Chúa Con mạc khải đều là do lãnh nhận từ Chúa Cha và Chúa Thánh Thần sẽ dạy các môn đệ hiểu rõ tất cả những gì Chúa Con dạy. Hay trước khi về trời, qua lệnh truyền của Đức Giêsu, Người nói rất rõ về Thiên Chúa Ba Ngôi: "Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần" (Mt 28,19).
4. Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi xem ra khô khan, vượt quá sự hiểu biết của con người! Suy niệm về Thiên Chúa Ba Ngôi có liên hệ gì đến đời sống ta hay không? Thưa có, tuy Ba Ngôi là Thiên Chúa cao vời, nhưng lại rất gần gũi với cuộc sống của chúng ta, chẳng hạn như:
- Đời sống của chúng ta trong sự liên kết mật thiết với Ba Ngôi Thiên Chúa: Chúa Cha tạo dựng, Chúa Con cứu chuộc và Chúa Thánh Thần thánh hoá ta, đó là giáo lý mà ai trong chúng ta cũng nằm lòng.
- Nhìn vào Chúa Ba Ngôi, chúng ta thấy mỗi Ngôi có phận vụ riêng, nhưng luôn gắn bó với nhau. Điều nầy cho chúng ta suy nghĩ nơi cộng đoàn, nơi gia đình mỗi người trong khả năng của mình cố gắng đảm nhận phần trách nhiệm riêng, nhưng trong tinh thần liên kết, nâng đỡ nhau để chu toàn bổn phận cách tốt nhất.
- "Ba Ngôi Một Chúa" cũng làm cho chúng ta suy nghĩ đến cộng đoàn mẫu về yêu thương hiệp nhất. Nơi Ba Ngôi tình yêu chia sẻ, trao ban: "Người (Chúa Thánh Thần) sẽ tôn vinh Thầy" (Ga 16,14), hay "Mọi sự Chúa Cha có đều là của Thầy" (Ga 16,15), Ngôi nầy hướng đến Ngôi kia, cho nên tuy ba mà thành một. Nếu đời sống cộng đoàn, gia đình theo gương Ba Ngôi chắc hẳn sẽ tạo nên cộng đoàn, gia đình yêu thương hiệp nhất. Trong phạm vi rộng lớn hơn đó là thế giới nầy sẽ yêu thương nhau bớt hận thù, chiến tranh; bớt chênh lệnh kiến thức, giàu-nghèo, nếu chúng ta biết chia sẻ những giá trị tinh thần, của cải vật chất cho nhau.
5. Tin tưởng, tuyên xưng Chúa Ba Ngôi thực ra không khó, nhưng cái khó là noi gương Ba Ngôi để sống, vậy mọi người hãy nhìn lại đời sống của mình:
- Chúng ta có sống trong tâm tình biết ơn Thiên Chúa Ba Ngôi: Đấng tạo dựng, cứu chuộc và luôn ban ơn nâng đỡ ta mọi giây phút trong cuộc sống?
- Chúng ta có theo gương Ba Ngôi để dám nhận lãnh trách nhiệm và cố gắng chu toàn bổn phận của mình cách tốt nhất đối với Giáo Hội, gia đình...?
- Chúng ta có theo gương Ba Ngôi sống yêu thương hiệp nhất? Đẩy lui hẹp hòi ích kỷ, thay vào đó biết chia sẻ những giá trị tinh thần, vật chất với nhau không? Hãy lắng nghe thánh Phaolô căn dặn: "Anh chị em hãy khuyến khích nhau, hãy đồng tâm nhất trí, và ăn ở thuận hoà. Như vậy, Thiên Chúa là nguồn yêu thương và bình an, sẽ ở cùng anh em" (2Cr 13,11).
Xin Thiên Chúa Ba Ngôi ban cho chúng ta biết sống tâm tình yêu mến Thiên Chúa và yêu thương tha nhân thực sự, nhờ đó chúng ta có được sự bình an hạnh phúc đời nầy và nhất là được hưởng niềm vui mãi mãi với Ba Ngôi mai sau. Amen.
30. Thiên Chúa là Cha – Lm Giacôbê Tạ Chúc
Tháng năm có ngày của Mẹ, tháng sáu có ngày của Cha. Cha Mẹ sinh con ra, qua bao tháng năm nhọc nhằn nuôi con khôn lớn. Ôi tình cha nghĩa mẹ bao là thiết tha.
Người công giáo gọi Thiên Chúa là Cha, nhưng trong bóng dáng của người cha đó, vẫn đong đầy tình mẹ chứa chan. Thiên Chúa là Phụ tử và Ngài cũng là Mẫu tử. Lễ Chúa Ba Ngôi diễn tả một cách tròn đầy một Thiên Chúa duy nhất nhưng phong phú trong đa dạng: Ngài là Cha-Con-Thánh Thần. Nơi Ngài vừa là tình yêu của một người Cha, nhưng không hề thiếu vắng tấm lòng bao la của một người Mẹ.
Như ánh mặt trời cùng lúc cho vạn vật ánh sáng, sức nóng dù nó cách chúng ta đến 150 triệu cây số. Thiên Chúa Ba Ngôi hoạt động và mang lại ân sủng cho con người. Chúa Cha tác thành vạn vật, Ngài sai Người Con nhập thể để cứu vạn chúng sinh. Chúa Thánh Thần được Chúa Giê-su sai đến để soi sáng và thánh hóa con người. Thật vậy, từ đầu lịch sử của công trình sáng tạo, Ba Ngôi Thiên Chúa đã cùng hoạt động, với nhau, cho nhau và vì nhau. Mặc dù trong cựu ước, chưa có một sự quả quyết rõ ràng về Thiên Chúa Ba Ngôi, bởi lẽ, não trạng của dân Do Thái là niềm tin độc thần. Hãy tưởng tượng người nhạc sỹ sáng tác một bản nhạc, anh ta viết ở cung đô trưởng, muốn đánh hợp âm đô trưởng cùng một lúc người ta phải kết hợp một loạt ba note: đô-mi-sol. Ba note tạo thành một hợp âm đô trưởng, khi hát lên bản nhạc nghe du dương vô cùng. Niềm tin vào Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi do chính Đức Giê-su truyền dạy. Giáo Hội qua rất nhiều công đồng đã khẳng định một cách xác tín về điều này. Các Công Đồng quan trọng nhất đã định tín về chân lý này là công đồng Ni-xê-a năm 325, Công Đồng Constantinopoli năm 381, công đồng Latran IV năm 1215, công đồng Lion II năm 1274, công đồng Floren năm 1439. Dùng lý lẽ hạn hẹp của mình để đào sâu chân lý về Thiên Chúa là điều khó khả thi, nhất là những ai có ý định đem khoa học để giải thích sự hiện diện của Thiên Chúa thì quả là một điều khó hơn “ mò kim đáy biển”. Cũng giống như một người muốn ôm hết biển cả vào lòng, nhưng khi nhảy vào đại dương và bơi vào trong biển khơi thì ngày càng mịt mù ngăn cách. Chỉ trong niềm tin và tình yêu, chúng ta mới có thể thấy Thiên Chúa không đơn độc, ở Ngài tình yêu làm phát sinh muôn điều thiện hảo, và điều thiện hảo lớn lao quá đỗi là khi Thiên Chúa đã ban chính con một mình cho chúng ta. Tình yêu có Ngôi vị của Ngài là nguồn cảm hứng dạt dào để Thiên Chúa như một họa sỹ tài ba, đã vẽ nên một bức tranh tuyệt vời là vũ trụ và con người, nó không ở thể tĩnh mà luôn động. Một khi đặt con người vào trong vũ trụ, Thiên Chúa muốn bộc bạch cho con người thấy, nơi Ngài, tình yêu chính là điểm phát xuất Mầu Nhiệm Ba Ngôi.
Tuyên xưng đức tin vào Chúa Ba Ngôi là nét đẹp của hiệp nhất trong những khác biệt. Mình với ta tuy hai mà một, ta với mình tuy một mà hai. Nhìn mầu nhiệm Ba Ngôi từ góc cạnh của đức mến, tức là nhìn từ lăng kính của tình yêu. Người tín hữu không biết đến yêu thương thì cũng hoàn toàn xa lạ với Thiên Chúa. Vì “Ai không yêu thì không biết Thiên Chúa". Chỉ những ai dám sống và dám chết cho tình yêu, mới được ở lại trong Thiên Chúa. Chỉ những ai dám tự hiến và trao ban cho anh em mới là những chứng nhân của một Thiên Chúa Tình Yêu.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 5 PHỤC SINH (17/05/2025) .: TÌNH YÊU ĐIỀU RĂN MỚI (17/05/2025) .: LỜI TRĂN TRỐI YÊU THƯƠNG (17/05/2025) .: HÃY GIEO YÊU THƯƠNG (17/05/2025) .: PHÙ HIỆU CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ CHÚA GIÊSU (17/05/2025) .: AI YÊU THƯƠNG ĐỀU LÀ KITÔ HỮU (17/05/2025) .: TÔI LÀ MÔN ĐỆ CỦA ÁI? (17/05/2025) .: YÊU NGƯỜI NHƯ CHÚA (17/05/2025) .: YÊU NHƯ THẦY ĐÃ YÊU (17/05/2025) .: GIỚI RĂN MỚI (17/05/2025) .: HÃY YÊU NHƯ LÒNG DẠ THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA (17/05/2025) .: CÁC CON HÃY THƯƠNG YÊU NHAU (17/05/2025) .: PHỤC VỤ NHIỀU HƠN VÀ ÍT XÉT ĐOÁN HƠN (17/05/2025) .: ĐIỀU MÀ YÊU THƯƠNG LÀM ĐƯỢC (17/05/2025) .: QUA YÊU THƯƠNG, MỌI SỰ TRỞ NÊN MỚI (17/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam