Flag Counter

Tìm hiểu giáo lý

Thống kê truy cập

Đang online: 54

Tổng truy cập: 1376980

SỐNG THỰC

Sống thực

Anh chị em thân mến.

Thời buổi ngày hôm nay con người thường dùng sự hào nhoán bên ngoài để đối xử với nhau, nên nhiều khi hết sức giả tạo, vì bên ngoài như thế nhưng bên trong hoàn toàn khác. Cũng như hằng ngày chúng ta nhìn thấy những mẫu quảng cao trên Tivi, cái gì cũng tốt, cũng đẹp cũng hay, nhưng thực chất khi mang về xử dụng thì biết bao nhiêu điều không như lời quảng cáo, làm cho người tiêu dùng phải khó chịu. Thực chất con người phải chấp nhận những gì mình đã mang lấy, có những lúc cay đắng chấp nhận những gì đã mua mà không dùng được vì mình đã bị lừa. Chính vì thế mà Việt Nam chúng ta có câu:

Dò sông dò biển dể dò,

Nào ai lấy thước mà đo lòng người.

Lòng người khó mà biết được, không chỉ nhìn bên ngoài mà đoán được lòng người. Nhưng Chúa Giêsu đòi buộc những ngươi theo Ngài có một tâm hồn trung thực trong cuộc sống. Cử chỉ bên ngoài thể hiện được tâm tình bên trong và sống chân thành với nhau. Ngài không chấp được cuộc sống hình thức bên ngoài khác với bên trong tâm hồn của con người, Ngài không thể nào chấp nhận cuộc sống giả hình nên Ngài mới nói: "Các lật sĩ và những người biệt phái ngồi trên toà Môisen mà giảng dạy. Vậy những gì họ nói, các con hãy làm và tuân theo, nhưng đừng noi theo hành vi của họ, vì họ nói mà không làm ..."

Chúa Giêsu muốn dạy bảo cho mọi người sống theo thánh ý Chúa bằng cuộc sống của mình, bằng cả lời nói và hành động, bằng những gì phát xuất tự tâm hồn chứ không phải chỉ là những hình thức bên ngoài để che dậy những gì bên trong, vì Thiên Chúa nhìn thấy tận bên trong tâm hồn con người.

Một học giả đã nói thật chí lý: trong cuộc sống đời thường, con người thích làm cái đầu con gà hơn là làm cái đít con voi.

Mọi người đều thích được nhiều người biết đến, thích được mọi người kính trọng, thích được mọi người khen tặng. Nhiều khi thực chất không có gì, mà vẫn thích được có địa vị, nên cố làm ra vẻ cho mọi người lầm tưởng để kính trọng, để rồi dùng mọi biện pháp mọi thủ đoạn để đạt được mục đích mà mình không xứng đáng để được. Chính vì thế mà có nhiều chuyện không hay htường xảy ra trong cuộc sống.

Chúng ta là những người công giáo, là những người đã được nghe những lời chỉ dạy của Chúa Giêsu, nhưng cuộc sống hiện tại của mỗi người cho đến giờ phút này như thế nào? Mỗi người để một ít phút, nhìn lại mình:

Chúng ta bảo rằng mình không như những luật sĩ và biệt phái của ngày xưa: chúng ta nói nhưng cũng có làm những việc tốt, cũng thi hành những việc bác ái, cũng biết giúp người khác trong nhiều việc. Coi chừng, chúng ta là những luật sĩ và biệt phái của ngày hôm nay. Những việc làm của mình có phải là thi hành thánh ý Chúa, vì bác ái yêu thương, hay làm cho người ta nhìn thấy, làm để rồi tự mãn kiêu căng và ngũ quên trên những việc làm mà chúng ta cho là đạo đức thánh thiện để không còn biết cố gắng.

Nếu chúng ta nhìn thấy được những lần mình khó chịu với người khác vì họ đến quấy rầy, nếu chúng ta nhớ đến bao nhiêu lần mình không thể chấp nhận được người khác khi họ dám nói thẳng vào những sai phạm của mình, còn những lần mình không thể giúp đở người khác khi họ cần đến. Những lúc đó là những lúc mà chúng ta trốn tránh, cho người khác phải vát những bó nặng mà không muốn dùng ngón tay của mình để thử xem như thế nào.

Còn những lúc chúng ta muốn dạt được mục đích mà mình cho là danh vọng, lợi nhuận? Những lúc đó chúng ta không từ một thủ đoạn nào, cũng không nhìn thấy được những đau khổ của người khác, không lắng nghe những lời oán than kêu trách, vì chỉ biết đạt mục đích nên bỏ ngoài tai tất cả. Những lúc đó chúng ta đang noi theo hành vi của những luật sĩ và biệt phái, noi theo hành vi của những người mà Chúa Giêsu bảo đừng noi theo.

Nếu chúng ta nhìn thấy được những người chung quanh đang cần đến chúng ta và không ngần ngại để làm cho họ những gì cần thiết, nếu chúng dùng con tim yêu thương mà hành động thì thật là hạnh phúc cho chúng ta.

Xin Chúa ban mỗi người chúng ta có một con tim chân thành để biết sống theo những gì Chúa dạy bảo.

 

23. Trách kẻ giả hình

Sự kiện có nhiều tín hữu lấy việc phải đóng góp như là cớ để rời bỏ Giáo Hội, vén mở cho thấy một vấn đề khác đang gây âu lo không ít cho Hội Đồng Giám mục các nước Âu Châu. Đó là nhiều Kitô hữu đánh mất đi niềm tin của họ trong một xã hội bị tục hoá nặng nề. Chính vì nhiều tín hữu Âu Châu không sống đạo và không liên hệ gì với Giáo Hội nữa, nên họ thấy việc đóng góp cho Giáo Hội trở thành một gánh nặng vô lý.

Trong một xã hội đang đánh mất đi các giá trị Kitô của mình như Giáo Hội Âu Châu, thì chỉ một Giáo Hội sinh động với một số tín hữu sống lòng tin trung thực và xác tín mới có sức trao ban hy vọng cho con người đang lạc hướng bơ vơ ấy. Đây là lý do giải thích tại sao Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã khẩn thiết khuyến khích công tác "tái truyền giảng Tin Mừng" và kêu gọi các quốc gia tái khám phá ra nền văn hóa Kitô của mình.

Nhưng thế nào là sống lòng tin trung thực cho một Giáo Hội sinh động? Các bài đọc Phụng vụ của Chúa Nhật 31 Thường Niên hôm nay cống hiến cho chúng ta một số tư tưởng, giúp chúng ta duyệt xét lại lòng tin của mình vào Giáo Hội.

Bài Tin Mừng hôm nay được thánh Matthêu ghi lại cuộc đụng độ trầm trọng giữa Chúa Giêsu và hàng lãnh đạo Do Thái, đồng thời nó cũng diễn tả tình trạng căng thẳng sự đổ bể liên hệ giữa cộng đoàn Do Thái và cộng đoàn Kitô giáo trong thời sơ khai.

Cuộc đụng độ ấy cho thấy hai loại Giáo Hội đối nghịch nhau: Thứ nhất là một Giáo Hội đầy dẫy những tín hữu thủ cựu huênh hoang, phách lối, ham hố quyền bính, vụ luật và dùng luật lệ làm bình phong che đậy cuộc sống giả dối tội lỗi của mình. Thứ hai là một Giáo Hội sống theo tinh thần Tin Mừng của Chúa Giêsu, trong đó hàng lãnh đạo là những người khiêm tốn, thánh thiện, biết hy sinh xả kỷ phục vụ và sống nêu gương cho người khác.

Vậy, khi mạnh mẽ chỉ trích hàng lãnh đạo Do Thái, Chúa Giêsu đã phản đối quyền lãnh đạo hợp pháp của họ, nhưng đồng thời Ngài cũng vạch trần những thái độ sống đạo sai lạc của giới lãnh đạo, của hàng tư tế, của giới luật sĩ và biệt phái, giới ký lục và các bô tão. Họ là những người thông hiểu luật Chúa, đáng lý ra họ phải nêu gương cho tín hữu thì ngược lại họ lại gây nên gương mù, gương xấu cho dân chúng.

Vì thế, Chúa Giêsu đã tố cáo thái độ sống đạo lệnh lạc của họ là không trung thực, sống phản chứng. Họ nói mà không làm, rao giảng mà không sống các điều mình rao giảng. Họ dạy tín hữu phải biết sống đơn sơ khó nghèo, trong sạch, liêm chính, không ham danh ham lợi, không chạy theo của cải vật chất trần gian, biết chia sẻ với người túng thiếu. Nhưng họ lại quan liêu hống hách, bê tha dục vọng, tranh giành chức vị, chạy theo tiền bạc của cải, quyền bính và sống ích kỷ, gian ác và tội lỗi, sống sa đọa hơn giáo dân rất nhiều. Thái độ nói một đàng làm một nẻo ấy của họ bôi nhọ và giảm uy tín Giáo hội, khiến cho giáo dân từ bỏ Giáo Hội và làm cho những người chưa biết Chúa xa rời tình yêu của Ngài.

Chúa Giêsu không chỉ tố cáo thái độ sống đạo lệch lạc của họ, mà Ngài còn tố cáo việc sống đạo vụ hình thức nặng nề của họ. Họ chủ trương tuân giữ luật lệ một cách tỉ mỉ, rườm rà theo bề ngoài mà quên đi tinh thần nòng cốt của luật. Tâm thức luật lệ ấy khiến cho hàng lãnh đạo Do Thái gia tăng số luật lệ, cam đoan đủ điều và biến luật lệ trở thành dụng cụ áp chế, bóp nghẹt sự tự do tinh thần trong cuộc sống lòng tin, khiến cho liên hệ giữa tín hữu với Thiên Chúa trở thành một gánh nặng đè bẹp, ngột ngạt khó thở, vì bị các luật lệ cột buộc bao vây tư bề.

Thật ra, các liên hệ với Thiên Chúa phải giúp cho tín hữu cảm nhận được lòng yêu thương nhân thứ và quan phòng ấp ủ của Ngài đối với mình. Vì thế, cuộc sống lòng tin phải là cuộc sống vui tươi, hạnh phúc tràn đầy hy vọng và an bình, chứ không phải là nhắm mắt tuân hành các luật lệ trống rỗng vô hồn.

Hơn nữa, kiểu sống đạo giả hình và phô trương của họ mang tính cách háo danh, thích ăn trên ngồi trốc, thích được nịnh hót, thích được xưng tụng và chào hỏi bằng tước hiệu trọng vọng.

Mặc dù không thi hành các luật Chúa, nhưng hàng lãnh đạo Do Thái khi giảng dạy ở Hội đường thì họ lại nới rộng thẻ kinh, may dài tua áo, huênh hoang, vạch đường chỉ lối cho người khác phải theo. Nhưng khi trở về đời sống riêng tư thì chui đầu vào ngõ bí, làm những điều mà phải đóng cửa tắt đèn mới dám làm. Vậy, những kẻ giả hình đó phải coi chừng, vì Chúa Giêsu sẽ chỉ mặt điểm tên mà bảo rằng: "Ngươi là cái mả tô vôi, ở ngoài thì trắng trẻo sạch sẽ, bên trong thì đầy thây ma xác chết thối tha, là những phường nói một đàng làm một nẻo".

Nếu chúng ta không ý thức những điều đó, để rồi chúng ta lại rơi vào bánh xe xa lầy của những kẻ giả hình, lúc đó Chúa cũng trách chúng ta như vậy. Không trách sao được, khi chúng ta mở miệng dạy đạo đức cho người khác mà đời sống mình lại không đạo đức chút nào? Không trách làm sao được khi mình mở miệng răn bảo người khác không nên trộm cắp, phải tôn trọng tài sản của kẻ khác, mà chính mình lại là kẻ hối lộ, tham nhũng, ăn gian ăn bớt đủ thứ. Tha làm sao được khi mình dạy người khác phải chung thủy trong gia đình, thanh tịnh trong đấng bậc mình, còn mình thì đưa người cửa trước, đón người cửa sau.

Tin Mừng hôm nay nhắc nhở cho chúng ta biết rằng, Chúa Giêsu luôn luôn hiện diện với từng người trong chúng ta trong cuộc sống, diện đối diện, mắt nhìn mắt, chúng ta hãy để cho lời Ngài xoáy vào tâm can, vào tâm hồn chúng ta. Vậy chúng ta đừng sợ chi cả vì bao lâu chúng ta còn sợ Lời Chúa, thì bấy lâu chúng ta còn bào chữa để che giấu cho con người thứ hai trong chúng ta, con người chỉ thích bóng tối. Hãy lôi cổ con người thứ hai đó ra ánh sáng Lời Chúa để định bệnh cho nó. Hãy mổ xẻ nó và với ơn Chúa hãy băng bó cho nó, tạo lại những nếp sống hài hòa trong mọi lãnh vực của đời sống chúng ta.

Thật vậy, sự hài hoà mọi lãnh vực trong đời sống của mình không phải là chuyện dễ, vì con người chúng ta đều có giới hạn. Nhưng Thiên Chúa đã đặt vào trong con người chúng ta những ý nghĩ của điều thiện hảo, giúp chúng ta hướng đến sự sống vô biên. Vậy chắc chắn điều Chúa muốn là chúng ta cố gắng trong khả năng, trong địa vị của mình để trở thành một mẫu gương sống cho người khác, nhất là những người mà chúng ta có trách nhiệm hướng dẫn dạy dỗ họ.

Có như thế, chúng ta mới giảng dạy cho người khác một cách xác tín, mạnh dạn khuyên bảo người khác mà không đớ lưỡi, mà không ngượng miệng, không cứng họng, nhất là người khác đó là con cháu của mình. Và như thế, mỗi người chúng ta mới thực hiện được lời khuyên tha thiết của Chúa Giêsu: "Chúng con phải sống thế nào để người khác nhìn vào chúng con mà ngợi khen Cha chúng con ở trên trời".

Chúng ta cũng nên biết rằng, đối với thời đại chúng ta đang sống, nếp sống gương mẫu của các Kitô hữu là một phương thế hữu hiệu nhất để mở đường cho người khác tin vào Thiên Chúa. Có thể nói được rằng, con người ngày nay cần phải có đời sống gương mẫu để củng cố đức tin. Vì chính nhờ đời sống ngay lành, thánh thiện, công bình và bác ái của những người tin Chúa sẽ làm cho những người khác phải đặt câu hỏi. Nhờ đó mới khơi dậy trong họ một ước nguyện đi tìm Chân Thiện Mỹ mà Chân Thiện Mỹ tuyệt đối chính là Thiên Chúa vậy.

 

24. Lãnh đạo: là lãnh đạn – Như Hạ

Hiện tại Việt Nam được xếp vào một trong 20 nước tham nhũng nhất thế giới. Bệnh tham nhũng đã thành nan y. Trong khi Công giáo'Việt Nam chỉ chiếm 8% dân số, có tới 30% giới trẻ ghiền ma túy là người Công giáo. Tất cả những dữ kiện ấy tố cáo Việt Nam tràn ngập những con người chỉ thích hưởng thụ ít biết phục vụ.

Trước sự kiện đó chúng ta phải lành gì? Tại sao có tình trạng trầm trọng như vậy? Chẳng lẽ giới trẻ bị bỏ rơi, không còn là đối tượng cho Giáo hội phục vụ sao? Thực tế Giáo hội có vạch nổi hướng đi cho giới trẻ hôm nay không?

CÁI TÔI ĐÁNG GHÉT

Chính khi đức Giêsu thấy đám đông, Người chạnh lòng thương, vì họ lầm than vất vưởng, như bầy chiên không người chăn dắt (Mt 9:36). Lý do vì thời đó các kinh sư và người Pharisêu chỉ tìm cái tôi trong việc lãnh đạo quần chúng. Họ ưa ngồi cỗ nhất trong đám tiệc, chiếm hàng ghế đầu trong hội đường, ưa được người ta chào hỏi ở những nơi công cộng và được thiên hạ gọi là ráp-bi (Mt 23:6-7). Suốt ngày luẩn quẩn với cái tôi như thế họ không thể nào biết được nhu cầu quần chúng.

Cái tôi kệch cỡm ấy bị phơi bày ra ánh sáng: Họ làm mọi việc cốt để cho thiên hạ thấy. Quả vậy họ đeo những hộp kinh thật lớn, mang những tua áo thật dài (Mt 23:5). Đúng là mầu mè. Họ thích khoe khoang cái tôi hơn là bắt tay hanh động cùng với người khác. Quyền bính trở thành cứu cánh mọi đam mê thống trị, chứ không phải là phương tiện phục vụ quần chúng. Họ bó những gánh nặng mà chất lên vai người ta, nhưng chính họ lại không buồn động ngón tay vào (Mt 23:4). Cần gì phải bận tâm tới những điều tầm thường! Bọn dân đen ngu dốt mới phải cúi đầu khuất phục. Còn ta thuộc hàng lãnh đạo phải sống trên lề luật chứ?

Bên ngoài các kinh sư và người Pharisêu rất đạo đức và uy quyền, vì họ ngồi trên tòa ông Mô sê mà giảng dạy (Mt 23:2). Họ không phải là những người ngu dốt. Trái lại họ giảng rất hay, chủ yếu gây thanh thế và danh vọng cá nhân, chứ không nhằm làm sáng danh Thiên Chúa. Họ đưa ra những lề luật và giải thích luật rất thông suốt để khai sáng quần chúng. Đức Giêsu cũng công nhận như thế: Những gì họ nói thì anh em hãy làm, hãy giữ ; nhưng đừng theo hành động của họ mà làm, vì họ nói mà không làm (Mt 23:3).

Có một khoảng cách ghê gớm giữa lý thuyết và thực hành. Đức Giêsu không thể chấp nhận một kiểu mẫu lãnh đạo như thế trong cộng đồng Người. Thật vậy đối với Đức Giêsu, lãnh đạo không phải là ngồi văn phòng ra chỉ thị. Nhưng lãnh đạo là lãnh đạn. Chính Đức Giêsu là người lãnh đạn đầu tiên khi trở thành đối tượng cho mũi dùi dư luận đầy hiềm khích của các kinh sư và người Pharisêu. Chúa đã thi hành trước tiên điều Chúa căn dặn môn đệ: Trong anh em, người làm lớn hơn cả, phải làm người phục vụ anh em (Mt 23:l l). Mức phục vụ anh em nơi Đức Giêsu đã lên tới tột đỉnh, vì Người đã hi sinh cả mạng sống. Chính nhát giáo đâm thấu tim Người đã mạc khải chân lý lãnh đạo là lãnh đạn.

Tại sao Đức Giêsu có thể phục vụ tới mức đó? Chắc chắn Người chẳng bao giờ nghĩ tới cái tôi như các kinh sư và người Pharisêu. Người không nghênh ngang, màu mè. Trái lại Người đã quỳ gối rửa chân cho các môn đệ. Thày ở giữa anh em như một người tôi tớ''.

Mặc dù tài giảng thuyết vô cùng lôi hút quần chúng, Người không tìm hư danh, nhưng chỉ lo cho danh thánh Cha vinh hiển (Mt 6:9; Lc l l:2).

THẾ GIỚI ĐẠI ĐỒNG

Sống theo tinh thần Đức Giêsu, người môn đệ làm thành một cộng đồng huynh đệ, không còn giai cấp, địa vị. Trong cộng đồng thiêng liêng, mọi người đều bình đẳng. Thật vậy tất cả anh em đều là anh em với nhau (Mt 23:8). Quyền bính chỉ có nghĩa là phục vụ anh chị em (Faley:1994). Bởi đó ngay giám mục và linh mục cũng chỉ là những thừa tác viên trong cộng đồng dân Chúa. Thật ý nghĩa khi một linh mục ghi trên tấm ảnh kỷ niệm ngày lãnh tác vụ linh mục, thay vì ghi nhớ ngày chịu chức. Phục vụ đã được Chúa nhấn mạnh như dấu chỉ đặc biệt của cộng đồng Ki tô giáo (Faley: 1994).

Khác hẳn với mẫu mực Đức Giêsu đã nêu cao, cộng đồng Do thái giáo ngày xưa gồm toàn những người lãnh đạo đi trệch đường và làm cho nhiều người lảo đảo trên đường Luật dạy không tuân giữ đường lối Thiên Chúa, và hay nể vì khi áp dụng Luật (MI 2:8-9). Họ không dám giáo hóa dân chúng đúng nhức. Có lẽ xôi oản đã lành cho thầy ngọng miệng rồi chăng?

Trái lại ngay từ đầu trong cộng đồng Ki tô giáo, Chúa đã nêu cao nhiều mẫu gương phục vụ Trong khi thi hành sứ mệnh, các tông đồ đã không hống hách hay ăn trên ngồi trốc, trái lại các ngài luôn khoan dung và quan tâm tới mọi người (Faley: 1994). Trong số đói thánh Phao lô nổi bật như một vị lãnh đạo xuất chúng vì đã cư xử thật dịu dàng, chẳng khác nào mẹ hiền ấp ủ con thơ (lTx 2:7). Người xả thân vì Chúa và anh em: Chúng tôi đã quý mến anh em, đến nỗi sẵn sàng hiến cho anh em, không những Tin Mừng của Thiên Chúa, mà cả mạng sống của chúng tôi nữa (lTx 2:8). Rõ ràng nếu thừa tác vụ hay việc phục vụ trong tinh thần thương yêu là một dấu hiệu môn đệ đích thực, thì phải làm cho con người dấn thân toàn diện, chứ không thuần túy như làm một công tác trong Giáo hội (Doohan: 1993).

ĐƯỜNG HƯỚNG LÃNH ĐẠO HÔM NAY

Đức Thánh Cha Gioan Phao lô II càng lành sáng tỏ chân lý lãnh đạo là lãnh đạn khi Người bị bắn gục trên quảng trường thánh Phêrô năm 198l. Đó là hình ảnh nói lên tất cả sự thật bên trong của việc lãnh đạo dân Chúa. Sự thật bên trong là tình yêu Chúa Ki tô thúc đẩy chúng tôi (2Cr 5: 14) phải xây dựng Nước Thiên Chúa bằng con đường phục vụ.

Con đường phục vụ lớn lao và gian truân nhất là đến với người nghèo. Vị lãnh đạo Hội Thánh hôm nay cho thấy: Bảo vệ người nghèo là làm vinh danh Thiên Chúa, là Cha của người nghèo (VietCatholic 28/10/1999). Đó là hướng đi Chúa đã vạch ra cho Giáo hội từ 2000 năm trước: Kẻ nghèo được nghe Tin Mừng (Mt l l:5; x.Lc 4.: 18). Đức Thánh Cha giải thích': Trong Tân Ước, sứ điệp phấn khởi vui mừng được loan báo cho người nghèo... Nghèo khó của Phúc Âm luôn luôn hàm ý phải có sẵn một tình yêu vĩ đại cho nhĩmg người nghèo nhất trên thế giới (VietCatholic 28/10/1999).

Người nghèo là nạn nhân trực tiếp của bất công. Chúng ta không thể bình chân như vại trước cảnh anh em đang chết đói cả về vật chất lẫn tinh thần. Cứu được con người khỏi cảnh đói khổ, Hội Thánh sẽ trở nên niềm hi vọng cho muôn dân, Ki tô hữu thực hiện được sứ mệnh do niềm tin đòi hỏi. Chỉ có phục vụ vô điều kiện mới biến cải thế giới. Phục vụ như thế không tránh khỏi búa rìu dư luận và hi sinh quyền lợi lẫn mạng sống. Nhưng có sẵn sàng lãnh đạn, chúng ta mới trở thành lãnh đạo trong Đức Giêsu Kitô. Một tinh thần dấn thân cho công lý sẽ lôi hút giới trẻ và người nghèo hôm nay vào Nước Thiên Chúa, một Nước công chính, bình an và hoan lạc trong Thánh Thần (Rm 14:17).

home Mục lục Lưu trữ